Đông y cho rằng: Tai là ngoại khiếu của thận “Thận khai khiếu ở tai”, thuộc kinh túc thiếu âm thận, khí của thận thông lên tai, khi thận khí điều hòa thì tai nghe được ngũ âm (từ tiếng to đến tiếng nhỏ nhất).
Cơ chế sinh bệnh tai ù, tai điếc theo đông y:
Não là cái bể chứa tủy, thận sinh ra xương tủy. Tinh của thận hư tổn thì trí não kém không thông minh sáng suốt. Can (gan) và thận có quan hệ mật thiết với nhau: Khi can hỏa bốc lên cũng làm cho tai ù, tai điếc, đầu óc choáng váng, đau nhức đầu”. Khi thận hư, tinh thoát ra nhiều thì tai điếc, khi tân dịch bị tổn thương thì tai ù. Do uất ức lâu ngày, làm khí của can nóng, hỏa bốc lên che lấp thanh khiếu thì long óc ù tai, tai điếc đau đầu khó chịu đó là do tinh và khí của can và thận không điều hòa.
Tai ù:
Là khi người bệnh tự cảm thấy tiếng ve kêu trong tai, khi mệt mỏi thì trong tai có tiếng ù khó chịu. Nếu thuộc hư chứng: đầu choáng váng, mắt hoa, tim hồi hộp, eo lưng đau mỏi, lưỡi đỏ nhạt, mạch hư tế. Nếu thuộc thực chứng: mặt đỏ tai nóng, có khi đau nhức, hay tức giận, trong người luôn thấy bứt rứt, ngủ kém hoặc ngủ không sâu giấc, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền
Tai điếc:
Thường do tai ù mà không nghe tiếng động bên ngoài nên gọi là điếc. Cũng có các triệu chứng như tai ù nhưng nặng hơn. Nếu do tuổi già mà tai điếc là do tinh khí bị suy kém, phần nhiều thấy hạ nguyên suy kém. Người thành niên tự nhiên điếc phần nhiều do can đởm tích nhiệt hỏa bốc lên.
Tùy từng trường hợp mà dùng thuốc cho thích hợp.
tai ù, tai điếc do thận âm hư:
phương pháp trị tai ù, tai điếc do thận âm hư:
bổ âm tiềm dương.
tai ù, tai điếc do hạ nguyên hư tổn,
phương pháp trịtai ù, tai điếc do hạ nguyên hư tổn,
ôn bổ thận dương.
tai ù, tai điếc do can khí uất, can hỏa bốc lên,
phương pháp trị tai ù, tai điếc do can khí uất, can hỏa bốc lên,
thanh can tả hỏa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét