Thứ Năm, 17 tháng 9, 2020

Bài trị động kinh theo đông y

Động kinh  của y học cổ truyền.

 Động kinh

 thuộc phạm vi chứng điên giản của y học cổ truyền. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra: do di truyền, do thất tình, tình chí bị thương tổn hoặc uất ức quá độ, hoặc tham vọng quá mức không đạt được làm công năng của các tạng tâm, can, tỳ thận hư yếu dẫn tới sự mất thăng bằng âm dương, khí nghịch, đàm ủng trệ tắc các khiếu, hỏa viêm gây phong động sinh ra chứng hôn mê, co giật.

Cơn động kinh tái phát nhanh hay chậm tùy theo tình trạng nặng nhẹ của bệnh, có những cơn động kinh liên tục là trường hợp phải cấp cứu bằng thuốc và phương tiện của y học hiện đại. Trong y học cổ truyền, động kinh được chia ra 2 thể: Thực chứng (bệnh mới mắc do phong đàm ủng trệ) và hư chứng (bệnh mạn tính gây tổn thương nhiều đến tâm thận).

 Động kinh thể phong đàm ủng trệ:

Biểu hiện Động kinh thể phong đàm ủng trệ:

 Cơn động kinh xảy ra đột ngột, người bệnh bất tỉnh, chân tay co giật, sắc mặt xanh nhợt, 2 hàm răng cắn chặt, sùi bọt mép, thở khò khè, đại tiểu tiện không biết, hôn mê, tỉnh dần sau một thời gian ngắn. Sau đó bệnh nhân mệt mỏi.

Điều trị Động kinh thể phong đàm ủng trệ:

Hóa đàm tức phong, khai khiếu.

Động kinh thể tâm thận tỳ hư:

Biểu Động kinh thể tâm thận tỳ hư:

 động kinh đã lâu ngày, tái phát đã nhiều lần, khi lên cơn đầu tối, ngã bất tỉnh, chân tay run, sau khi tỉnh mệt mỏi, trí lực giảm sút, sắc mặt không tươi, lưng gối yếu mỏi, ăn uống kém, đờm nhiều, rêu lưỡi mỏng, mạch tế hoãn.

Điều trị Động kinh thể tâm thận tỳ hư:

Bổ tâm thận, kiện tỳ, hóa đàm.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét