Mất tiếng (Đông y gọi là thất âm)
là triệu chứng thường gặp đi kèm với các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Bệnh nhân thấy tiếng nói thều thào khó nghe có khi mất tiếng không nói được nữa. Khàn tiếng thường xuất hiện trong thời gian ngắn rồi sẽ tự khỏi. Nhưng đôi khi cũng kéo dài dẫn đến mất tiếng nếu không chú ý điều trị lúc khàn tiếng.
Theo lý luận Đông y thì phổi là cửa của thanh âm; thận là gốc của thanh âm. Do đó bệnh thất âm (mất tiếng) có quan hệ mật thiết với phổi và thận.
Khi điều trị bệnh mất tiếng cần phân biệt rõ chứng hư, chứng thực. Chứng thực phần nhiều do ngoại tà làm trở ngại công năng của phổi; còn chứng hư phần nhiều do khí của tân dịch không đủ.
Mất tiếng thể Chứng thực:
Mất tiếng do Ngoại cảm phong hàn:
Tiếng nói khàn không rõ, nóng sốt ít, sợ lạnh, ho có đờm, mũi tịt, nặng tiếng, rêu lưỡi trắng mỏng. Nếu có cả khát nước, đau họng, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác thì đó là chứng hỏa bị hàn bao bọc.
Phép chữa mất tiếng do Ngoại cảm phong hàn:
Sơ tán phong hàn:
Mất tiếng do Đàm và nhiệt ngăn trở:
Tiếng nói nặng không phát ra được, đờm nhiều màu vàng đặc, miệng đắng, họng khô, rêu lưỡi vàng nhợt. Mạch hoạt sác.
Phép chữa mất tiếng do Đàm và nhiệt ngăn trở:
Thanh phế hóa đàm.
Mất tiếng thể Chứng hư:
Mất tiếng do Phế âm hư:
Người gầy, họng ráo, ho khan, khản tiếng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít. Mạch tế sác.
Phép chữa Mất tiếng do Phế âm hư:
tư âm dưỡng phế.
Mất tiếng do Thận âm hư:
Họng khô, khàn tiếng, hư phiền không ngủ, đau lưng, mỏi gối, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, lòng bàn tay, bàn chân nóng, chất lưỡi đỏ sẫm. Mạch hư, tế sác.
Phép chữa Mất tiếng do Thận âm hư:
Bổ thận âm, nạp phế khí, tuyên phế
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét