Nấc tuy đơn giản thường tự hết nhưng cũng có khi dai dẳng khó chữa. Theo Đông y, chứng nấc là do khí uất gây bất hòa trong nội tạng, làm ảnh hưởng tới cơ chế khí, sự điều hòa tân dịch không thuận, không đủ dinh dưỡng, phát sinh đờm đục, can khí lấn át vị khí.
Nấc y học cổ truyền gọi là ách nghịch.
Nấc do hàn:
Tiếng nấc mạnh, thưa, trong dạ dày cảm thấy lạnh, ợ ra nước trong, tiểu tiện trong và nhiều, chườm nóng thì đỡ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tiểu khẩn.
Phép chữa Nấc do hàn:
Dùng thuốc ấm để tán hàn.
Nấc do nhiệt:
Miệng hôi, khát nước, tiểu tiện đỏ sẻn, đại tiện táo kết, trong người nóng bứt rứt, lưỡi vàng, mạch hoạt sác.
Phép chữa Nấc do nhiệt:
Thanh nhiệt giáng hỏa (làm cho mát để hạ hỏa).
Nấc do khí uất (bệnh can):
Đau tức ngực và sườn, miệng đắng, mạch huyền.
Phép chữa Nấc do khí uất (bệnh can):
Điều khí hư uất (làm cho điều hòa khí, để giải uất).
Nấc do thực tích:
Ợ hăng, không muốn ăn, dưới ngực tức khó chịu, hoặc bụng đầy, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt.
Phép chữa Nấc do thực tích:
Tiêu tích trệ (làm tiêu hết các thứ tích đọng trong dạ dày).
Nấc do đờm ngưng đọng:
Dưới ngực tức ách khó chịu, đờm nhiều hoặc có ho, mạch hoạt sác.
Phép chữa Nấc do đờm ngưng đọng:
Tiêu đờm giáng nghịch (làm tiêu tán đờm và không cho khí nghịch lên).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét