Thứ Tư, 2 tháng 9, 2020

Bài điều trị đau răng lợi theo Y học cổ truyền

Hầu như ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua các cơn đau răng lợi, gây nhiều khó chịu cũng như phiền toái trong việc ăn uống. Nặng có thể kèm theo sốt, ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc.

Y học cổ truyền cho rằng răng là phần dư của xương cốt, do thận làm chủ. Các đường kinh mạch túc dương minh vị và thủ dương minh đại trường đi qua lợi.

Đau răng lợi theo y học cổ truyền 

có quan hệ với các tạng thận, vị, đại trường. 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau răng lợi 

như vị hỏa thượng nhiệt, phong hỏa thượng công, thận âm bất túc, hàn nhiệt kích thích và sâu răng, vì vậy việc chẩn đoán và điều trị phải dựa trên các nguyên nhân khác nhau.

Đau răng do Vị hỏa thượng nhiệt

Bệnh nhân có triệu chứng lợi sưng lên, má cùng bên sưng, thậm chí không thể nhai, tại chỗ có cảm giác nóng hoặc bỏng rát, đau miệng, hơi thở hôi, táo bón, lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng.

 Điều trị Đau răng do Vị hỏa thượng nhiệt

thanh nhiệt tả hỏa, tiêu sưng chỉ thống.

 Đau răng do Phong hỏa thượng công

Bệnh nhân có triệu chứng lợi hơi sưng đỏ, đau liên miên, răng lung lay, có thể có chảy máu chân răng.

Điều trị Đau răng do Phong hỏa thượng công

tư âm giáng hỏa, bổ thận chắc răng.

Đau răng do phong hàn

Bệnh khởi phát đột ngột, đau lan ra trán và hai bên đầu, lợi không sưng đỏ. Nếu đau di chuyển, đau như điện giật lan ra trán và hai bên má gọi là đau do phong. Nếu đau xuất phát khi tiếp xúc với lạnh, điểm đau cố định gọi là đau do lạnh.

Điều trị Đau răng do phong hàn

 khu phong tán hàn chỉ thống.


Bài chứng rụng tóc theo y học cổ truyền

  YHCT gọi rụng tóc là “thốc sang”. 

Bệnh do nhiều nguyên nhân làm thận hư kết hợp với công năng ngoại vệ của phế suy giảm làm bì phu, tấu lý không nuôi dưỡng được tóc gây ra tóc rụng không mọc lại. 

Phép trị chứng rụng tóc

Bổ phế thận, dưỡng huyết.

Bài trị chứng thận dương hư phù thũng theo đông y

 Chứng thận dương hư thủy tràn lan 

là do thận dương hư suy, khí hóa của bàng quang mất chức năng, làm cho thủy thấp đọng lại, phần nhiều do ốm lâu ngày chăm sóc không chu đáo hoặc thể trạng vốn hư yếu. Làm thận dương hư hao mà sinh ra bệnh.

Biểu hiện Chứng thận dương hư thủy tràn lan:

 tiểu tiện ít, phù thũng từ lưng trở xuống, hai chân phù nặng hơn. Ấn vào ngập ngón tay, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối mỏi lạnh, bụng trướng đầy, lưỡi nhợt bệu, có vết răng, rêu lưỡi trắng trơn. Mạch trầm trì. Chứng thận dương hư thủy tràn lan, thường gặp trong các thể thủy thũng và đàm ẩm.

Thận dương hư dẫn đến chứng thủy thũng:

Biểu hiện Thận dương hư dẫn đến chứng thủy thũng:

 phù thũng toàn thân, từ lưng trở xuống nặng hơn, ấn vào ngập ngón tay, chất lưỡi non bệu…

Phép trị Thận dương hư dẫn đến chứng thủy thũng:

ôn thận làm ấm phần dương, hóa khí hành thủy.

Chứng thận dương hư sinh ra bệnh đàm ẩm:

Biểu hiện Chứng thận dương hư sinh ra bệnh đàm ẩm:

ngực sườn nghẽn đầy, vùng bụng có tiếng nước óc ách, khạc, nôn ra đờm giải và nước trong, bụng dưới căng tức dưới rốn rung động, tiểu tiện không lợi, rêu lưỡi xạm nhớt, mạch huyền hoạt.

Phép trị Chứng thận dương hư sinh ra bệnh đàm ẩm:

 ôn dương lợi thủy.

Bài trị hiếm muộn do lạc nội mạc tử cung theo đông y

 Lạc nội mạc tử cung 

thuộc phạm trù thống kinh, trưng hà, bất dựng của y học cổ truyền

Lạc nội mạc tử cung có các triệu chứng như: 

đau bụng dữ dội trong chu kỳ kinh nguyệt, bệnh càng lâu ngày thì đau càng nặng và đặc biệt là gây vô sinh nếu không được điều trị kịp thời. Đồng thời, bệnh nhân thường bị đau trong và sau khi giao hợp, khi đi vệ sinh.

Nguyên tắc điều trị của Đông y Lạc nội mạc tử cung 

chủ yếu bằng phương pháp hoạt huyết hóa ứ đã đem lại hiệu quả cao; thuốc có tác dụng điều hòa miễn dịch, điều hòa kinh nguyệt và khí huyết, cân bằng âm dương, giúp cơ thể phụ nữ khỏe mạnh hơn và có thể có thai.

Hình ảnh giải phẫu cơ quan sinh sản nữ.

 Lạc nội mạc tử cung Thể khí trệ huyết ứ

Pháp điều trị Lạc nội mạc tử cung Thể khí trệ huyết ứ

Sơ can lý khí, hoạt huyết khứ ứ.

 Lạc nội mạc tử cung Thể hàn ngưng huyết ứ

Pháp điều trị Lạc nội mạc tử cung Thể hàn ngưng huyết ứ

Ôn kinh tán hàn, hoạt huyết khứ ứ.

 Lạc nội mạc tử cung Thể khí hư huyết ứ

Pháp điều trị Lạc nội mạc tử cung Thể khí hư huyết ứ: 

Bổ dương ích khí, hoạt huyết khứ ứ.

 Lạc nội mạc tử cung Thể nhiệt uất huyết ứ

Pháp điều trị Lạc nội mạc tử cung Thể nhiệt uất huyết ứ: 

Thanh nhiệt hòa dinh, hoạt huyết khứ ứ.

 Lạc nội mạc tử cung Thể thận hư huyết ứ

Pháp điều trị Lạc nội mạc tử cung Thể thận hư huyết ứ: 

Ích thận điều kinh, hoạt huyết khứ ứ.


Bài khí hư bạch đới theo đông y

 biểu hiện khí hư bạch đới 

ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới.

Âm đạo phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng sinh lý bình thường.  Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.

Khí hư bạch đới do can khí uất kết: 

Khí hư dai dẳng đau tức hông sườn, người gầy, ăn ngủ kém, nước tiểu đỏ, lượng ít. 

Khí hư bạch đới do tỳ vị hư hàn: 

Khí hư bạch đới ra nhiều, nhiều chất nhầy, ăn uống kém, phân lỏng, chân tay lạnh. 

Khí hư bạch đới do thận dương suy tổn:

 Đau lưng mỏi gối, cơ thể mệt mỏi, khí hư ra, da xanh xao, hai chân lạnh, tiểu ít. 

Bài trị tiêu chảy do thấp nhiệt bằng Đông y

 Tiêu chảy do thấp nhiệt thường xảy ra vào mùa hè.

 Nguyên nhân Tiêu chảy do thấp nhiệt 

do ăn uống phải thức ăn để lâu, bị ôi thiu, nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng gây độc cho đường ruột và cơ thể. 

Người bệnh có triệu chứng Tiêu chảy do thấp nhiệt 

đau bụng, đại tiện lỏng, hậu môn nóng, phân thối màu vàng thâm, sốt, nước tiểu vàng đỏ, vật vã không yên, khát nước, đôi khi nôn mửa.

Khi tiêu chảy nặng (hơn 8 lần trong ngày) làm mất nước, mất chất điện giải, có biến chứng nhiễm độc thần kinh (bệnh tả,...) nhất thiết phải đến bệnh viện và phải chữa trị theo y học hiện đại.

Đông y có thể điều trị tiêu chảy cấp tính đơn thuần và tiêu chảy mạn tính, 

điều trị Tiêu chảy do thấp nhiệt 

là thanh nhiệt lợi thấp, phương hương hóa trọc.

Bài chữa chứng vị âm hư theo đông y

 Chứng vị âm hư 

thường gặp ở những người có cơ thể gầy còm, rất ít khi gặp ở người có cơ thể béo mập. Ở lứa tuổi trung niên...

người có chứng vị âm hư phần nhiều là do bệnh mạn tính: vị quản thống, bệnh tiêu khát... 

Biểu hiện chứng vị âm hư

sốt nhẹ, miệng khô, lưỡi ráo về buổi chiều hoặc buổi tối. Bệnh biểu hiện rõ ràng hơn: Khi trời nắng lâu ngày không mưa, khí hậu khô ráo, thì bị táo nhiệt cả trong lẫn ngoài, ăn uống kém, hoặc không muốn ăn, có lúc thấy đói mà vẫn không muốn ăn, miệng khô, họng ráo, đại tiện táo bón, tâm phiền, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.

Vị âm hư thường sinh chứng đại tràng bí kết

Triệu chứng Vị âm hư thường sinh chứng đại tràng bí kết:

 Bệnh nhân không thấy đói, kém ăn, ăn uống không thấy ngon miệng, môi miệng khô, đại tiện táo bón, chất lưỡi đỏ ít rêu, mạch hư tế sác. 

Điều trị Vị âm hư thường sinh chứng đại tràng bí kết:

 Dùng các vị thuốc có vị ngọt, tính mát để dưỡng vị.

Vị âm hư sinh chứng vị quản thống

Triệu chứng Vị âm hư sinh chứng vị quản thống

Bệnh nhân vị quản đau âm ỉ, ăn kém, thích ăn các loại thức ăn mềm lỏng. Do vị ráo khí nghịch lên mà nôn khan, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Điều trị Vị âm hư sinh chứng vị quản thống: 

Dưỡng âm hòa vị, giảm đau.

Vị âm hư xuất hiện bệnh tiêu khát (tiểu đường)

Triệu chứng Vị âm hư xuất hiện bệnh tiêu khát (tiểu đường): 

miệng khô, lưỡi ráo, khát nước không chịu được, thích uống nhiều nước trong ngày.

Điều trị Vị âm hư xuất hiện bệnh tiêu khát (tiểu đường)

thanh phế vị nhiệt, bổ khí và âm.

Vị âm hư xuất hiện chứng ế cách (nấc cụt)

Biểu hiện Vị âm hư xuất hiện chứng ế cách (nấc cụt): 

Thể trạng gầy còm, nôn khan, miệng khô, ăn uống kém, chất lưỡi đỏ xạm.

Điều trị Vị âm hư xuất hiện chứng ế cách (nấc cụt)

Tư nhuận, dưỡng âm vị.