Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2020

Bài trị viêm xoang dị ứng theo đông y

Viêm xoang dị ứng

 Viêm xoang dị ứng hay gặp quanh năm, nhất là khi giao mùa, thường xuất hiện sau khi có nhiễm virut (cảm cúm), do dị ứng hoặc nhiễm nấm đường hô hấp, làm màng nhày viêm và sưng lên, vì thế dịch từ các xoang không thoát ra được. Bệnh hay tái phát, người bệnh thường xuyên ngạt mũi chảy nước mũi... Nếu không điều trị tốt có thể gây viêm tai giữa, viêm phế quản, phổi hoặc biến thành viêm xoang mạn tính.

Nguyên nhân Viêm xoang dị ứng theo Đông y 


là do phế khí và vệ khí không khống chế được phong hàn xâm nhập gây ra bệnh. Chảy nước mũi là dấu hiệu đặc trưng, có nhày hoặc có mủ, ngạt mũi thường xuyên; giảm hoặc mất khứu giác. Niêm mạc mũi phù nề, nhợt nhạt, cuốn mũi nề mọng; sàn mũi và các khe có chất xuất tiết ứ đọng.

 Phương pháp chữa Viêm xoang dị ứng


là bổ khí cố biểu, khu phong tán hàn. 

Bài chữa đau thần kinh liên sườn theo đông y

 Đau thần kinh liên sườn

 thường do 2 nguyên nhân chính: một là do can khí uất kết, kinh mạch khí huyết trì trệ, bế tắc. Hai là do phong hàn lưu trú làm cho khí huyết trở trệ, gây đau đớn, các bộ phận lân cận bị ảnh hưởng, sinh ra một loạt những triệu chứng: đau tức, trướng đầy, chân tay lạnh, cử động khó khăn, tinh thần dễ căng thẳng, ăn uống kém, khả năng lao động bị giảm sút... trong đó biểu hiện rõ nhất là đau, đau tức 2 bên sườn, khi ho, khi nấc thì đau tăng lên.

Theo Đông y, hai bên sườn là vùng mà 2 kinh Can và Đởm đi qua nên khi khám bệnh cần phải chú ý đến 2 kinh mạch này. Từ những triệu chứng rất cụ thể, Đông y đã đề ra phương pháp chữa trị cho từng thể lâm sàng. 

Đau thần kinh liên sườn Thể can uất kết

Triệu chứng Đau thần kinh liên sườn Thể can uất kết:

 Đau tức vùng liên sườn, cảm giác trướng đầy, da vàng, tiểu đỏ, khi ho, khi nấc thì đau tăng lên, ăn uống kém, đắng miệng, tính tình dễ bị gắt gỏng, khó ngủ, ngủ chập chờn...

Điều trị Đau thần kinh liên sườn Thể can uất kết:

 Sơ can, hòa can lý khí, trục ứ thông lạc, an thần giảm đau

Đau thần kinh liên sườn Thể phong hàn thấp

Triệu chứng Đau thần kinh liên sườn Thể phong hàn thấp:

 Đau âm ỉ 2 bên sườn, người lạnh, chân tay lạnh, khi ho, khi nấc thì đau tăng lên, khó cử động, chậm chạp, ưa nằm, lồng ngực có cảm giác đầy trướng, miệng đắng, ăn ngủ kém...

Điều trị Đau thần kinh liên sườn Thể phong hàn thấp:

 Khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết, kết hợp an thần và bổ thần kinh.


Bài trị chứng nấc theo đông y

 Nấc tuy đơn giản thường tự hết nhưng cũng có khi dai dẳng khó chữa. Theo Đông y, chứng nấc là do khí uất gây bất hòa trong nội tạng, làm ảnh hưởng tới cơ chế khí, sự điều hòa tân dịch không thuận, không đủ dinh dưỡng, phát sinh đờm đục, can khí lấn át vị khí.

Nấc y học cổ truyền gọi là ách nghịch. 

 Nấc do hàn:

Tiếng nấc mạnh, thưa, trong dạ dày cảm thấy lạnh, ợ ra nước trong, tiểu tiện trong và nhiều, chườm nóng thì đỡ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tiểu khẩn.

Phép chữa Nấc do hàn:

Dùng thuốc ấm để tán hàn.

 Nấc do nhiệt: 

Miệng hôi, khát nước, tiểu tiện đỏ sẻn, đại tiện táo kết, trong người nóng bứt rứt, lưỡi vàng, mạch hoạt sác.

Phép chữa Nấc do nhiệt: 

Thanh nhiệt giáng hỏa (làm cho mát để hạ hỏa).

 Nấc do khí uất (bệnh can):

Đau tức ngực và sườn, miệng đắng, mạch huyền.

Phép chữa Nấc dkhí uất (bệnh can):

 Điều khí hư uất (làm cho điều hòa khí, để giải uất).

 Nấc do thực tích:

Ợ hăng, không muốn ăn, dưới ngực tức khó chịu, hoặc bụng đầy, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt.

Phép chữa Nấc dthực tích:

Tiêu tích trệ (làm tiêu hết các thứ tích đọng trong dạ dày).

 Nấc do đờm ngưng đọng:

Dưới ngực tức ách khó chịu, đờm nhiều hoặc có ho, mạch hoạt sác.

Phép chữa Nấc dđờm ngưng đọng:

Tiêu đờm giáng nghịch (làm tiêu tán đờm và không cho khí nghịch lên).

Bài kinh nguyệt không mãn theo đông y

 Thông thường, phụ nữ bước vào tuổi 49-50 thì vào giai đoạn mãn kinh. Tuy nhiên, có người vào lứa tuổi này vẫn còn kinh đúng kỳ đều đặn, như vậy là trạng thái sinh lý bình thường. Nhưng với những người vào độ tuổi này kinh lại thất thường, lúc có lúc không, hết rồi lại có, kéo dài dây dưa đó là dấu hiệu bệnh lý, được gọi là “Kinh nguyệt không mãn” hay còn gọi là “Niên lão kinh thủy phục hành” mà trong y học hiện đại cho đó là hiện tượng “Niêm mạc tử cung quá sản”.

Theo Đông y biện chứng

Đông y cho rằng, chứng bệnh này là tuổi lớn làm cho kinh mạch bị suy yếu, khiến mệt nhọc quá sức dẫn đến tính tình vui giận thất thường, song khí bên ngoài xâm nhập vào làm cảm phải tà khí mà sinh bệnh. Mặt khác, ở tuổi 49-50 trở lên thường thận khí hư yếu, kinh nguyệt kiệt, mạch thái xung giảm, địa đạo không thông, vì vậy làm hết kinh nguyệt. Nếu như cơ thể vốn lại bị khí và âm hư, tà khí phục sẵn bên trong làm cho mạch xung nhâm không vững cũng gây thành bệnh. Do vậy mà bệnh chứng thường thấy dưới dạng khí hư, âm hư, huyết hư, huyết nhiệt và huyết ứ mà thường biểu hiện các dấu hiệu riêng biệt của tùng loại như.

Kinh nguyệt không mãn do Khí hư: 

cơ thể suy yếu, lao mệt quá sức làm tổn thương trung khí, đồng thời khí hư bị mạch xung nhâm không vững, huyết không được sơ nhiếp mà gây ra tình trạng kinh nguyệt hết rồi lại có.

Kinh nguyệt không mãn do Âm hư: 

thường gặp ở những người lập gia đình sớm, sinh nở sớm làm cho âm huyết bị suy kiệt, lại sinh hoạt tình dục không điều độ làm ảnh hưởng đến thận tinh, cũng có thể do lớn tuổi hay ưu tư suy nghĩ nhiều làm hao tổn doanh huyết.

Kinh nguyệt không mãn do Huyết nhiệt:

 do cơ thể vốn dương thịnh, lại ăn nhiều thức cay, nóng làm táo nhiệt uất kết bên trong hoặc cảm nhiệt tà hay giận dữ khiến can hỏa động, hỏa nhiệt, làm tổn thương mạch xung, nhâm làm huyết bất thường sinh ra kinh khi hết khi có.

Kinh nguyệt không mãn do Huyết ứ:

 phụ nữ lớn tuổi vốn bị hư yếu, khí huyết vận hành không thoải mái lại kèm nội thương do tình chí gây nên, làm can khí bị uất kết, khí trệ huyết ngưng, làm ngưng lại ở mạch sung, nhâm, làm huyết đi không đúng mà sinh ra bệnh kinh nguyệt không mãn.

Chứng phế khí hư theo đông y

 Chứng phế hư 

thường gặp ở người cao tuổi, thể lực suy kém, là do công năng của tạng phế bị giảm sút, phế mất chức năng tự tiết và tuyên giáng, làm cho tông khí suy yếu, phế khí nghịch lên, làm cho sự đóng mở của phế bị tổn thương, sự bảo vệ bên ngoài không bền, nguyên nhân là do phú bẩm bất túc, nội thương quá mệt mỏi, hoặc do bệnh tật lâu ngày làm cho thể trạng hư yếu mà sinh ra bệnh.

Sách Linh Khu viết: "Phế khí hư thì tắc mũi khó thở, thiếu khí, phế khí thực thì bị suyễn, ngực tức nghẽn, phải ưỡn người mà thở".

Sách Chư bệnh nguyên hậu luận lại viết: "Phế khí bất túc thì khí ít không đủ để thở, tai điếc họng khô, đó là phế khí hư, khi điều trị thì phải dùng phép bổ".

Chứng phế khí hư 

thường gặp trong các bệnh khái thấu, hư hao, háo suyễn. Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng:  suyễn, đoản hơi, tiếng nói nhỏ, sợ gió, tự ra mồ hôi, rất dễ cảm mạo, mặt nhợt nhạt, hay mệt mỏi, lưỡi bệu, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch hư nhược, cần phân biệt chẩn đoán với các chứng: Phế dương hư, tâm phế khí hư, chứng phế tỳ khí hư, chứng phế khí âm đều hư, chứng phế không nạp khí.

Do phế khí hư sinh ra chứng ho.

Nguyên nhân Do phế khí hư sinh ra chứng ho:

 Do phế khí hư yếu mất vai trò làm chủ, mất chức năng túc giáng mà sinh ra bệnh.

Triệu chứng Do phế khí hư sinh ra chứng ho

Ho nhiều đoản hơi, chất đờm trong, loãng , tiếng nói nhỏ, mặt nhợt nhạt, mệt mỏi, tự ra mồ hôi.

Phép trị Do phế khí hư sinh ra chứng ho:

 Bổ phế khí, kiện tỳ, hóa đàm.

Do phế khí hư xuất hiện chứng háo suyễn.

Nguyên nhân Do phế khí hư xuất hiện chứng háo suyễn:

 Do phế khí bất túc, phế mất chức năng túc giáng, phế khí nghịch lên mà sinh bệnh.

Triệu chứng Do phế khí hư xuất hiện chứng háo suyễn

Có triệu chứng đặc trưng về hư suyễn, suyễn gấp, đoản hơi, khi có cơn suyễn thì há miệng so vai do thiếu khí để thở.

Phép trị Do phế khí hư xuất hiện chứng háo suyễn:

 Bổ phế khí, liễm phế, bình suyễn.

Chứng tự ra mồ hôi do phế khí hư.

Nguyên nhân Chứng tự ra mồ hôi do phế khí hư

Do phế khí hư yếu, tấu lý không kín đáo, sự đóng mở kém mà sinh ra bệnh.

Triệu chứng Chứng tự ra mồ hôi do phế khí hư

Sợ gió, không chịu được phong hàn nên dễ cảm mạo, tự ra mồ hôi, hễ lao động thì suyễn tăng.

Phép trị Chứng tự ra mồ hôi do phế khí hư

Ích khí, cổ biểu, liễn hãn, chỉ hãn.

Do hư lao xuất hiện chứng phế khí hư.

Nguyên nhân Do hư lao xuất hiện chứng phế khí hư:

 Do phú bẩm bất túc, ốm lâu ngày nguyên khí bị hao tổn, dẫn đến phế khí bất túc, tấu lý không kín đáo mà sinh bệnh.

Triệu chứng Do hư lao xuất hiện chứng phế khí hư:

 Cơ thể lúc rét lúc nóng, tự ra mồ hôi, đoản hơi, ho, tiếng nói nhỏ, hay cảm mạo, bệnh thường kéo dài không khỏi.

Phép trị Do hư lao xuất hiện chứng phế khí hư:

 Bổ phế khí.


Bài gan nhiễm mỡ theo đông y

 Bệnh chứng gan nhiễm mỡ 

có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em nhưng hay gặp nhất ở tuổi trung niên thừa cân hay béo phì, người bệnh đái tháo đường, những người có nồng độ cholesterol và triglyceride cao. Có rất nhiều phương cách để hỗ trợ chữa trị gan nhiễm mỡ, tùy theo triệu chứng.

Gan nhiễm mỡ Thể chứng can khí uất

Biểu hiện tức ngực, trướng bụng, đau tức hạ sườn phải, ăn chậm tiêu, ợ hơi, người bực dọc, dễ cáu gắt. 

Gan nhiễm mỡ Thể khí trệ huyết ứ

Đau tức hạ sườn phải, gan sưng to có thể sờ thấy được, lưỡi đỏ tía, mạch căng như dây đàn.

Gan nhiễm mỡ Thể bệnh chứng đàm thấp

Thường gặp ở người béo phì, bụng to, tay chân nặng nề, yếu mỏi không có sức, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng dày.

Gan nhiễm mỡ Thể chứng tì khí suy

Biểu hiện cơ thể suy nhược, mệt mỏi không có sức, hơi thở ngắn, ăn uống kém, bụng đầy, đại tiện phân lỏng.

Gan nhiễm mỡ Thể can thận âm hư

Biểu hiện đau tức vùng hạ sườn phải, chóng mặt, ù tai, đau lưng, mỏi gối. Lòng bàn tay, bàn chân và ngực đều nóng, người gầy, da khô, khát nước, tiểu tiện vàng.

Gan nhiễm mỡ Thể thấp nhiệt, đàm ứ

Biểu hiện gan sưng to đau tức; mắt vàng; da vàng; miệng khô, đắng; nước tiểu vàng; người buồn bực, dễ cáu gắt; rêu lưỡi vàng, dơ. Thường gặp ở người bị viêm gan vàng da, viêm gan siêu vi (B, C), người nghiện rượu.



Bài trị bệnh quáng gà theo đông y

 Quáng gà đông y gọi là: 

Tước mục kê manh hoặc cao phong tước mục, can hư tước mục, hoàng hôn bất kiến, tiểu nhi tước mục... Tùy theo từng cách nhìn nhận về thời gian biểu hiện bất thường hay bệnh lý mà có tên khác nhau nhưng đều thống nhất các chứng trạng lâm sàng là: Mắt nhìn mà không phát hiện chính xác vật vào lúc hoàng hôn.

Nguyên nhân gây ra chứng quáng gà 

chủ yếu là do thận hư gây ra khô mà nhãn mục bị hôn vậng, hoặc do tửu sắc quá độ khiến cho thận tạng suy tổn nhân đó mà việc cảm thụ khí của tiên thiên bị ảnh hưởng, chân khí không cố được kim tinh, thận tinh đến đồng nhân ít làm cho thủy thần không cố được tinh mục mà gây ra nhãn hoa; Thận hư lâu ngày làm cho can âm bị ảnh hưởng, tinh khí của can thận đều suy kém; Can âm suy tổn, can huyết thiếu nghiêm trọng do đó không nuôi dưỡng được mục hệ một cách thường xuyên mà gây ra.

Đối với trẻ nhỏ nguyên nhân chủ yếu do can hư cảm thụ tà nhiệt làm tổn thương kinh lạc làm cho âm dương không giao hòa, ngũ luân, bát quách không thông (dạ chí) dẫn đến hôn vậng tước mục.

Khi trời gần tối (hoàng hôn) thiên nhiên âm dương giao hòa, dương cực sinh âm, dương cực làm phần âm trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng theo, can huyết càng thiếu hụt, khi dương tiêu âm bắt đầu trưởng, chuyển đổi trong khoảng thời gian ngắn, nhanh làm cho mục hệ vốn đã bị không còn được bình thường nên không điều tiết kịp thời gây ra mắt hoa, có quầng đen, nhìn không rõ vật.

Khi về đêm tối mịt là lúc mà phần âm của thiên nhiên đầy đủ do đó cơ thể cũng được bổ sung phần âm mà làm cho can âm có phần được cải thiện do đó nhìn rõ dần.

 Quáng gà Thể thận hư

- Triệu chứng  Quáng gà Thể thận hư:

Bệnh ban ngày nhìn mọi vật bình thường, đến lúc hoàng hôn nhìn không rõ vật, khi trời tối hẳn lại nhìn bình thường, người gầy, ngũ tâm phiền nhiệt, thỉnh thoảng choáng váng, nhức đầu, đau ngang lưng, ù tai; mạch tế sác.

- Phương pháp điều trị Quáng gà Thể thận hư: 

Bổ thận minh mục.

 Quáng gà Thể can thận âm hư

- Triệu chứng Quáng gà Thể can thận âm hư

Bệnh ban ngày nhìn mọi vật bình thường, đến lúc hoàng hôn nhìn không rõ vật, mắt nhìn thấy nhiều quầng đen vàng, loang loáng trước mắt, bước đi không chuẩn xác; khi trời tối hẳn lại nhìn bình thường, người gầy, bốc nóng lên mặt từng cơn, choáng váng, ngực sườn đầy tức, đau đầu cắn nhức hai thái dương, đau ngang lưng; Mạch tế sác.

- Phương pháp điều trị Quáng gà Thể can thận âm hư:

 Tư bổ can thận minh mục.

Tiểu nhi tước mục (trẻ em cam tích tước mục)

- Triệu chứng Tiểu nhi tước mục (trẻ em cam tích tước mục):

 Trẻ em người gày bụng ỏng đít beo, mắt kèm nhèm, ăn kém, rối loạn tiêu hóa, ỉa lỏng. Trẻ em ban ngày nhìn mọi vật bình thường, đến lúc hoàng hôn nhìn không rõ vật đi lại không chuẩn xác hay vấp ngã, khi trời tối hẳn lại nhìn bình thường.

- Phương pháp điều trị Tiểu nhi tước mục (trẻ em cam tích tước mục)

Tư bổ can thoái nhiệt, minh mục.