Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020

8 cách trị giảm béo phì theo y học cổ truyền

  Theo y học cổ truyền, có 8 cách để làm giảm béo phì như cách hóa thấp, khử đờm, lợi thủy, thông thông phủ, tiêu đạo,...

Y học cổ truyền cho rằng, béo phì phần lớn là bệnh “trong hư ngoài thực”. Giữa hư và thực, bên trong bên ngoài cũng có đan xen, nặng nhẹ rất phức tạp. Khám triệu chứng lâm sàng cần kiểm tra kỹ triệu chứng, lưỡi, mạch, nắm vững trọng điểm, tìm nguyên nhân, kết hợp phân biệt triệu chứng với phân biệt bệnh.

Theo y học cổ truyền, có 8 cách để làm giảm béo phì.

Cách hoá thấp để giảm béo phì :

Dùng cho trường hợp vị, tỳ hoạt động yếu, tích tụ “thấp” dẫn đến béo phì. Triệu chứng bệnh thường thấy là bụng trướng, đốm lưỡi nhờn, mạch trì hoặc trầm mảnh.

Cách khử đờm để giảm béo phì :

Dùng cho trường hợp đờm đục, mập phì. Triệu chứng thường thấy là khí hư, ngực bức bối, thèm ngủ, lười vận động, đốm lưỡi trắng nhờn lưỡi mập, mạch hoạt.

Cách lợi thủy để giảm béo phì :

Triệu chứng thường thấy là béo phì, phù thũng, tiểu ít, bụng trướng, đốm lưỡi trắng, mạch mảnh trầm.

Cách thông thông phủ để giảm béo phì :

Phần lớn dùng cho béo phì vì thèm ăn những món ăn béo ngọt. Triệu chứng thường thấy: bụng phệ, đại tiện táo bón, cử động khó khăn, hễ cử động là thở hổn hển, đốm lưỡi dày vàng, mạch thực.

Cách tiêu đạo (đạo: dẫn) để giảm béo phì :

Dùng cho mập phì loại ngày càng thèm ăn. Triệu chứng bệnh thường là mập phì, lười hoạt động, bụng đầy tích thức ăn, lưỡi đốm dày vàng.

Cách thủ gan lợi mật để giảm béo phì 

Dùng cho béo phì kèm theo các chứng bệnh như gan trầm uất, khí ngưng trệ hoặc máu tụ. Triệu chứng thường thấy là béo phì kèm theo sườn đau, bứt rứt, chóng mặt, mệt mỏi, bụng trướng, lưỡi đỏ đốm vàng, mạch huyền.

Cách kiện tỳ để giảm béo phì :

Là cách dùng kiện tỳ để trị béo phì. Triệu chứng thường thấy là tỳ hư, khí nhược vị thu nhận giảm thiểu, có thể mệt mỏi uể oải, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, mạch yếu.

Cách ôn dương để giảm béo phì :

Dùng cho người khí hư, dương hư béo phì kèm theo đổ mồ hôi trộm, khí đoản, hễ cử động là thở hổn hển, kém sức, lưng đau, mệt mỏi, sợ lạnh...


Bài Dương nuy nặng theo đông y

 Nhiều trường hợp nam giới bị chứng dương nuy (liệt dương) theo thể âm dương lưỡng hư. Đây là thể bệnh nặng. 

Vài nét lý luận về bệnh Dương nuy

Trong lý luận của Đông y, mọi chứng bệnh đều do mất quân bình âm - dương. Việc điều trị bệnh chủ yếu là lập lại trạng thái âm dương quân bình. Ở chứng bệnh dương nuy thể âm dương lưỡng hư, người bệnh bị rối loạn ở cả hai mặt: âm và dương. Cụ thể:

Thận âm:

 chủ về tinh huyết là vật chất dinh dưỡng để đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh, làm việc được lâu, có âm khí để làm cho độ cương cứng tốt. Vì vậy, thận âm hư thường gây ra bệnh di tinh, mộng tinh, hoạt tinh hoặc vẫn còn ham muốn nhưng không giao hợp được vì dương vật không cương cứng.

Triệu chứng: sắc mặt ảm đạm, tóc dễ rụng, răng lung lay, miệng khô, tâm phiền, mồ hôi trộm, sợ rét, chi lạnh, di tinh, đái dầm, lưỡi nhạt hoặc có rãnh nứt, rêu mỏng, mạch trầm tế hoặc nhược.

Thận dương:

 chủ về hưng phấn của cơ thể, làm cho người ta nhanh nhẹn, ham muốn nhiều, cơ thể ấm áp, khỏe mạnh. Nếu thận dương hư yếu, người và chân tay sẽ lạnh, lờ đờ, chậm chạp, trông người vẫn bình thường nhưng sự ham muốn tình dục sẽ yếu, giảm dần rồi mất hẳn. Nguyên nhân của chứng trạng này có thể là do tuổi cao thận yếu, dương suy; phòng dục bừa bãi; bệnh lâu ngày liên lụy đến thận.

Như trên đã nói, âm và dương là hai mặt của một thể thống nhất. Do vậy, âm hư lâu ngày dẫn đến dương hư, dương hư cũng dẫn đến âm hư, cuối cùng dẫn đền âm dương lưỡng hư: bệnh nặng, khó chữa.

Người bệnh thể bệnh thận âm dương lưỡng hư thường sợ lạnh, nhưng lòng bàn chân, bàn tay nóng; miệng khô khát, thường chóng mặt, ù tai, lưng gối đau mỏi, đi tiểu trong mà dài, đái rắt…; mạch bộ xích tế nhược. Nam giới mắc chứng bệnh này ngoài việc bị dương nuy còn bị di tinh, hoạt tinh, tinh trùng thiếu và yếu khó có con.

Phép chữa chữa chứng thận âm dương lưỡng hư 

lập lại quân bình âm dương, bồi bổ sức khỏe, giúp người bệnh lấy lại “bản lĩnh” đàn ông, qua đó dồi dào “tinh binh” để có thể giúp thụ thai.

Bài trị viêm mủ cấp tuyến vú theo đông y

 Viêm mủ cấp tuyến vú

Đông y còn gọi là nhũ ung, tắc tia sữa... Bệnh phát sinh nhiều vào thời kỳ cho con bú, và thường gặp ở những bà mẹ sinh con đầu lòng vào thời kỳ sau sinh 3 - 4 tuần.

Nguyên nhân Viêm mủ cấp tuyến vú

Nguyên nhân bệnh sinh có thể do sữa ứ đọng bởi trẻ bú không hết hoặc do mẹ thiếu kinh nghiệm khiến cho lạc mạch ở vú bị bế tắc, sinh nhiệt mà thành nhũ ung. Cũng có thể là can khí uất trệ khiến tinh thần không thư thai lam cho can khí uât kêt ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tỳ, sữa ứ đọng hóa thành ung. Song còn do vị nhiệt ngưng trệ; theo học thuyết kinh lac thì kinh dương minh vị chu bâu vu, sữa là do khí huyết sinh hóa thành. Ăn uống thất thường gây tổn thương tỳ vị, vị bị nhiệt ủng trệ, nhiệt tích tại nhũ lạc, nhũ lạc mất tuyên thông sinh vú sưng đau mà thành nhũ ung hay nhiễm độc tà do sau khi sinh, cơ thể suy nhươc , dê  nhiêm đôc ta  xâm nhâp nhũ lạc mà sinh bệnh. Các nguyên nhân như vừa nêu có thể ảnh hưởng lẫn nhau mà phát bệnh.

Biện chứng luận trị Viêm mủ cấp tuyến vú

 Viêm mủ cấp tuyến vú mới phát (khí trệ huyết ngưng):

 biểu hiện các dấu hiệu như: vú sưng đầy đau, da đỏ nhẹ hoặc không đỏ, có hoặc không có hòn cục, sữa ra không thông, kèm theo sốt sợlạnh, đau đầu, cơ thể đau, ngực tức, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, mạch huyền sác hoặc phù sác.

 Phép trị Viêm mủ cấp tuyến vú mới phát (khí trệ huyết ngưng):

 là sơ can, thanh nhiệt,thông nhũ, tán kết. 

 Viêm mủ cấp tuyến vú giai đoạn làm mủ (nhiệt độc thịnh): 

biểu hiện bầu vú sưng to, da đỏ, nóng, đau tăng, sốt tăng cao, miệng khát muốn uống nước, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.

 Phép trị Viêm mủ cấp tuyến vú giai đoạn làm mủ (nhiệt độc thịnh)

là thanh nhiệt, giải độc, thác lý, thấu nùng.

 Viêm mủ cấp tuyến vú giai đoạn vỡ mủ (chính khí hư, độc tà thịnh): 

biểu hiện do tự vỡ hoặc rạch tháo mủ, hạ sốt, sưng đau giảm, miệng liền dần. Nếu mủ đã vỡ mà sưng đau không giảm, thân nhiệt còn cao là nhiệt độc còn thịnh, đó là dấu hiệu mủ lan sang các nhũ lạc khác hình than h truyên nang nhu  ung. Nêu sữa hoặc mủ tiếp tục chảy lâu ngày không hết gọi là nhũ lậu.

Phép trị Viêm mủ cấp tuyến vú giai đoạn vỡ mủ 

 điều hòa khí huyết, thanh giải nhiệt độc.

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2020

Bài trị viêm xoang dị ứng theo đông y

Viêm xoang dị ứng

 Viêm xoang dị ứng hay gặp quanh năm, nhất là khi giao mùa, thường xuất hiện sau khi có nhiễm virut (cảm cúm), do dị ứng hoặc nhiễm nấm đường hô hấp, làm màng nhày viêm và sưng lên, vì thế dịch từ các xoang không thoát ra được. Bệnh hay tái phát, người bệnh thường xuyên ngạt mũi chảy nước mũi... Nếu không điều trị tốt có thể gây viêm tai giữa, viêm phế quản, phổi hoặc biến thành viêm xoang mạn tính.

Nguyên nhân Viêm xoang dị ứng theo Đông y 


là do phế khí và vệ khí không khống chế được phong hàn xâm nhập gây ra bệnh. Chảy nước mũi là dấu hiệu đặc trưng, có nhày hoặc có mủ, ngạt mũi thường xuyên; giảm hoặc mất khứu giác. Niêm mạc mũi phù nề, nhợt nhạt, cuốn mũi nề mọng; sàn mũi và các khe có chất xuất tiết ứ đọng.

 Phương pháp chữa Viêm xoang dị ứng


là bổ khí cố biểu, khu phong tán hàn. 

Bài chữa đau thần kinh liên sườn theo đông y

 Đau thần kinh liên sườn

 thường do 2 nguyên nhân chính: một là do can khí uất kết, kinh mạch khí huyết trì trệ, bế tắc. Hai là do phong hàn lưu trú làm cho khí huyết trở trệ, gây đau đớn, các bộ phận lân cận bị ảnh hưởng, sinh ra một loạt những triệu chứng: đau tức, trướng đầy, chân tay lạnh, cử động khó khăn, tinh thần dễ căng thẳng, ăn uống kém, khả năng lao động bị giảm sút... trong đó biểu hiện rõ nhất là đau, đau tức 2 bên sườn, khi ho, khi nấc thì đau tăng lên.

Theo Đông y, hai bên sườn là vùng mà 2 kinh Can và Đởm đi qua nên khi khám bệnh cần phải chú ý đến 2 kinh mạch này. Từ những triệu chứng rất cụ thể, Đông y đã đề ra phương pháp chữa trị cho từng thể lâm sàng. 

Đau thần kinh liên sườn Thể can uất kết

Triệu chứng Đau thần kinh liên sườn Thể can uất kết:

 Đau tức vùng liên sườn, cảm giác trướng đầy, da vàng, tiểu đỏ, khi ho, khi nấc thì đau tăng lên, ăn uống kém, đắng miệng, tính tình dễ bị gắt gỏng, khó ngủ, ngủ chập chờn...

Điều trị Đau thần kinh liên sườn Thể can uất kết:

 Sơ can, hòa can lý khí, trục ứ thông lạc, an thần giảm đau

Đau thần kinh liên sườn Thể phong hàn thấp

Triệu chứng Đau thần kinh liên sườn Thể phong hàn thấp:

 Đau âm ỉ 2 bên sườn, người lạnh, chân tay lạnh, khi ho, khi nấc thì đau tăng lên, khó cử động, chậm chạp, ưa nằm, lồng ngực có cảm giác đầy trướng, miệng đắng, ăn ngủ kém...

Điều trị Đau thần kinh liên sườn Thể phong hàn thấp:

 Khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết, kết hợp an thần và bổ thần kinh.


Bài trị chứng nấc theo đông y

 Nấc tuy đơn giản thường tự hết nhưng cũng có khi dai dẳng khó chữa. Theo Đông y, chứng nấc là do khí uất gây bất hòa trong nội tạng, làm ảnh hưởng tới cơ chế khí, sự điều hòa tân dịch không thuận, không đủ dinh dưỡng, phát sinh đờm đục, can khí lấn át vị khí.

Nấc y học cổ truyền gọi là ách nghịch. 

 Nấc do hàn:

Tiếng nấc mạnh, thưa, trong dạ dày cảm thấy lạnh, ợ ra nước trong, tiểu tiện trong và nhiều, chườm nóng thì đỡ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tiểu khẩn.

Phép chữa Nấc do hàn:

Dùng thuốc ấm để tán hàn.

 Nấc do nhiệt: 

Miệng hôi, khát nước, tiểu tiện đỏ sẻn, đại tiện táo kết, trong người nóng bứt rứt, lưỡi vàng, mạch hoạt sác.

Phép chữa Nấc do nhiệt: 

Thanh nhiệt giáng hỏa (làm cho mát để hạ hỏa).

 Nấc do khí uất (bệnh can):

Đau tức ngực và sườn, miệng đắng, mạch huyền.

Phép chữa Nấc dkhí uất (bệnh can):

 Điều khí hư uất (làm cho điều hòa khí, để giải uất).

 Nấc do thực tích:

Ợ hăng, không muốn ăn, dưới ngực tức khó chịu, hoặc bụng đầy, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt.

Phép chữa Nấc dthực tích:

Tiêu tích trệ (làm tiêu hết các thứ tích đọng trong dạ dày).

 Nấc do đờm ngưng đọng:

Dưới ngực tức ách khó chịu, đờm nhiều hoặc có ho, mạch hoạt sác.

Phép chữa Nấc dđờm ngưng đọng:

Tiêu đờm giáng nghịch (làm tiêu tán đờm và không cho khí nghịch lên).

Bài kinh nguyệt không mãn theo đông y

 Thông thường, phụ nữ bước vào tuổi 49-50 thì vào giai đoạn mãn kinh. Tuy nhiên, có người vào lứa tuổi này vẫn còn kinh đúng kỳ đều đặn, như vậy là trạng thái sinh lý bình thường. Nhưng với những người vào độ tuổi này kinh lại thất thường, lúc có lúc không, hết rồi lại có, kéo dài dây dưa đó là dấu hiệu bệnh lý, được gọi là “Kinh nguyệt không mãn” hay còn gọi là “Niên lão kinh thủy phục hành” mà trong y học hiện đại cho đó là hiện tượng “Niêm mạc tử cung quá sản”.

Theo Đông y biện chứng

Đông y cho rằng, chứng bệnh này là tuổi lớn làm cho kinh mạch bị suy yếu, khiến mệt nhọc quá sức dẫn đến tính tình vui giận thất thường, song khí bên ngoài xâm nhập vào làm cảm phải tà khí mà sinh bệnh. Mặt khác, ở tuổi 49-50 trở lên thường thận khí hư yếu, kinh nguyệt kiệt, mạch thái xung giảm, địa đạo không thông, vì vậy làm hết kinh nguyệt. Nếu như cơ thể vốn lại bị khí và âm hư, tà khí phục sẵn bên trong làm cho mạch xung nhâm không vững cũng gây thành bệnh. Do vậy mà bệnh chứng thường thấy dưới dạng khí hư, âm hư, huyết hư, huyết nhiệt và huyết ứ mà thường biểu hiện các dấu hiệu riêng biệt của tùng loại như.

Kinh nguyệt không mãn do Khí hư: 

cơ thể suy yếu, lao mệt quá sức làm tổn thương trung khí, đồng thời khí hư bị mạch xung nhâm không vững, huyết không được sơ nhiếp mà gây ra tình trạng kinh nguyệt hết rồi lại có.

Kinh nguyệt không mãn do Âm hư: 

thường gặp ở những người lập gia đình sớm, sinh nở sớm làm cho âm huyết bị suy kiệt, lại sinh hoạt tình dục không điều độ làm ảnh hưởng đến thận tinh, cũng có thể do lớn tuổi hay ưu tư suy nghĩ nhiều làm hao tổn doanh huyết.

Kinh nguyệt không mãn do Huyết nhiệt:

 do cơ thể vốn dương thịnh, lại ăn nhiều thức cay, nóng làm táo nhiệt uất kết bên trong hoặc cảm nhiệt tà hay giận dữ khiến can hỏa động, hỏa nhiệt, làm tổn thương mạch xung, nhâm làm huyết bất thường sinh ra kinh khi hết khi có.

Kinh nguyệt không mãn do Huyết ứ:

 phụ nữ lớn tuổi vốn bị hư yếu, khí huyết vận hành không thoải mái lại kèm nội thương do tình chí gây nên, làm can khí bị uất kết, khí trệ huyết ngưng, làm ngưng lại ở mạch sung, nhâm, làm huyết đi không đúng mà sinh ra bệnh kinh nguyệt không mãn.