Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2020

Bài trị xơ gan cổ trướng theo đông y

 Xơ gan là một bệnh thường có ở Việt Nam, là một bệnh nặng, nhất là đã có cổ trướng hoặc đã vàng da. Bệnh được ổn định lâu hay mau phụ thuộc chủ yếu vào chế độ làm việc, chế độ dinh dưỡng và việc phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc... Nhưng nói chung xơ gan tiên lượng rất xấu. Tuy đã điều trị ở bệnh viện, nhưng tỷ lệ tử vong khá cao. Vì vậy việc phòng bệnh để tránh mắc bệnh viêm gan, dẫn đến xơ gan là rất quan trọng, cần hiểu biết để phòng tránh.

Xơ gan 

thường tiếp theo sau một viêm gan mạn tính. Rất khó xác định được lúc nào viêm gan mạn đã chuyển sang xơ gan nếu không quản lý bệnh nhân, theo dõi định kỳ và nhất là soi ổ bụng hoặc sinh thiết.

Cổ trướng 

thường được coi là một biểu hiện mất bù của xơ gan, tiến triển dần dần. Khi to nhiều, bệnh nhân mới để ý đến. Nước cổ trướng màu vàng chanh, còn nước màu hồng hay đỏ là có ý nghĩa xấu: xơ gan đã ung thư hóa, hoặc có áp lực tĩnh mạch cửa tăng nhiều, lách to, cứng chắc, có khi đến tận rốn.

Theo y học cổ truyền, xơ gan cổ trướng là do viêm gan, sốt rét, uống rượu, kém dinh dưỡng.

Căn cứ vào triệu chứng và phương pháp chữa, các thầy thuốc Đông y chia làm 3 thể bệnh với phép điều trị như sau:

Thể xơ gan do can uất, tỳ hư, can tỳ bất hòa

Triệu chứng Thể xơ gan do can uất, tỳ hư, can tỳ bất hòa

Sắc mặt xạm tối, đầu choáng, mệt mỏi, ăn kém, đau vùng gan, tức vùng thượng vị, ợ hơi, bụng trướng, đại tiện lỏng, rêu lưỡi mỏng, mạch huyết tê.

 Phép chữa Thể xơ gan do can uất, tỳ hư, can tỳ bất hòa

 xơ can kiện ty:

Xơ gan do khí trệ huyết ứ: 

Triệu chứng Xơ gan do khí trệ huyết ứ:

đau nhiều vùng mạng sườn, bụng trướng, người gầy, lách to, môi lưỡi tím, mạch tế. 

Phép chữa Xơ gan do khí trệ huyết ứ:

hành khí hóa ứ:

Thể xơ gan cổ trướng: 

Thể này có 3 loại:

Thể xơ gan cổ trướng do Âm hư thấp nhiệt: 

Thể này thường kèm theo chảy máu.

 Triệu chứng Thể xơ gan cổ trướng do Âm hư thấp nhiệt:  

sắc mặt vàng tối, chảy máu cam, chảy máu chân răng, chân phù, sốt hâm hấp, hoặc sốt cao, phiền táo, miệng khát, họng khô, lợm giọng, tiểu tiện đỏ, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch huyền tế sác. 

Phép chữa Thể xơ gan cổ trướng do Âm hư thấp nhiệt: 

 thanh nhiệt, hóa thấp, dưỡng âm, lợi thủy:

Thể xơ gan cổ trướng do thận dương hư: 

Triệu chứng Thể xơ gan cổ trướng do thận dương hư:

mệt mỏi, ăn kém, bụng trướng, chân phù, tiểu tiện ít, đại tiện lỏng, sợ lạnh, sắc mặt vàng hoặc xanh nhợt, chất lưỡi nhạt hoặc bệu, rêu trắng mỏng, mạch trầm tế. 

Phép chữa Thể xơ gan cổ trướng do thận dương hư:

 ôn thận tỳ dương, hành thủy.

Thể xơ gan cổ trướng do Thể cổ trướng nhiều, thủy khí tương kết: 

Triệu chứng  xơ gan cổ trướng do thể cổ trướng nhiều, thủy khí tương kết: 

cổ trướng tăng nhanh, không nằm được, tiểu tiện ít, đại tiện không thông, mạch huyền sác. 

Phép chữa  xơ gan cổ trướng do Thể cổ trướng nhiều, thủy khí tương kết: 

công hạ, trục thủy. Chú ý theo dõi mạch, huyết áp tránh trụy mạch do mất nước và điện giải quá nhiều.

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2020

Bài trị tử giản ở thai phụ theo đông y

  Bệnh tử giản

 nặng thì cơn phát dài hơn, phát nhiều lần, có thể chết cả mẹ lẫn con. Đó là một bệnh rất nguy hiểm trong thời kỳ thai nghén.

Có thai 6-7 tháng hoặc lúc đẻ, lúc thời gian ở cữ, bỗng nhiên tay chân co giật, hàm răng nghiến chặt, hai mắt trực thị, mê man không biết gì. Nặng thì toàn thân co cứng, giống như điên giản, 1-2 phút sau thì tỉnh, phần nhiều hay lên cơn, trở đi trở lại, gọi là tử giản.

 Trước khi phát bệnh, thường thấy có các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, người mệt mỏi, sốt cơn; chân, mặt, mắt, hơi thũng (phù), tim hồi hộp, thở ngắn, lợm giọng, nôn ọe, vùng bụng trên thũng đầy, tiểu tiện nhiều lần. Thấy những hiện tượng trên cần đề phòng bệnh tử giản. 

Tử giản: 

Trước khi phát thấy nhức đầu, xây xẩm, mắt mờ, trông mọi vật không rõ, không thật, nhìn cái nọ hóa cái kia, người mỏi mệt, 2 chân hoặc mặt, mắt phù, có sốt cơn đi tiểu luôn rồi bỗng ngã vật mê man không biết gì, hàm răng cắn chặt, mắt trực thị, tay chân co quắp, sùi bọt mép, chốc lát tự tỉnh, tỉnh một chốc lại lên cơn khác. Hay lên cơn vào lúc gần đẻ hoặc sau đẻ. Không có di chứng.

Đông y chia tử giản theo các nguyên nhân

Tử giản do chứng ngoại cảm phong hàn:

 Có thai vài tháng, tay chân mình mẩy đau nhức, ghê rét, sợ gió, đầu nhức, ngực bứt rứt, bỗng nhiên nôn mửa, toàn thân phát nóng, da thịt nổi gai, hôn mê bất tỉnh, tay chân co giật, bệnh nặng thì uốn ván, lưỡi nhạt rêu trắng mà ướt. Mạch phù khẩn, hoạt.

Nếu kèm có đờm thì trong họng khò khè, miệng sùi bọt, dãi, rêu trắng nhớt. Mạch huyền hoạt.

Nguyên nhân Tử giản do chứng ngoại cảm phong hàn:

 Chủ yếu là âm huyết hư kém (do nuôi thai), khi bị ngoại cảm hoặc can kinh uất nhiệt đều có thể làm cân mạch mất sự bồi dưỡng sinh ra co quắp mà thành bệnh tử giản.

Khi cảm phong hàn, tà khí làm thương tổn kinh thái dương, tân dịch không đủ làm nhu nhuận được kinh mạch mà sinh co rút. Phép chữa tử giản là phải dưỡng huyết, khu phong, trừ đờm làm chính. Nếu phát bệnh sau khi đẻ nên đại bổ khí huyết.

Phép chữa Tử giản do chứng ngoại cảm phong hàn:

chứng ngoại cảm phong hàn thì phải trừ phong, tán hàn.

Tử giản do chứng can nhiệt sinh phong: 

Có thai vài tháng, có lúc thấy đầu choáng, mắt hoa, mặt đỏ phát sốt, tính tình nóng nảy, hay tức giận; phát bệnh thì tự nhiên hôn mê, ngã quay ra, tinh thần không tỉnh táo, tay chân co giật, mặt đỏ, môi hồng, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng sẫm. Mạch huyền sác hữu lực.

Nguyên nhân Tử giản do chứng can nhiệt sinh phong: 

Người sẵn có nhiệt uất, có thai mà huyết hư thì uất nhiệt lại nặng thêm, nhiệt đến cực độ thì hại âm, âm bị hư thì mất sự nhu nhuận mà sinh can phong động ở trong.

Phép chữa Tử giản do chứng can nhiệt sinh phong:  

phải thanh can, tả nhiệt hoạt huyết bài phong. Dùng bài Linh dương giác tán.

Tử giản do chứng hư phong nhiễu động bên trong: 

Có thai vài tháng, ngày thường sắc mặt úa vàng, đầu choáng, mắt mờ nổ đom đóm, tim hồi hộp, thở ngắn, 2 chân và mặt, mắt hơi phù, khi bệnh phát thì đầu choáng váng, mê không biết gì, tay chân co giật, lưỡi nhợt không rêu. Mạch hư, tế mà hoạt.

Nguyên nhân Tử giản do chứng hư phong nhiễu động bên trong: 

Lúc thường vốn đã huyết hư, khi có thai, huyết phải nuôi dưỡng thai nên âm huyết không đủ; âm hư ở dưới, dương nhiễu loạn ở trên nên nội phong phát ra mạnh.

Phép chữa Tử giản do chứng hư phong nhiễu động bên trong: 

 phải dưỡng huyết, trừ phong.


Bài chứng rối loạn tiền mãn kinh theo đông y

 Tuổi mãn kinh trung bình ở người phụ nữ là khoảng 50 tuổi, một số ít mãn kinh xảy ra sớm ở tuổi 42 và mãn kinh muộn ở tuổi 55. Trước khi mãn kinh thực sự, có khoảng 5 năm là giai đoạn chuyển tiếp, còn gọi giai đoạn tiền mãn kinh. Đây cũng là thời kỳ người phụ nữ dễ mắc nhiều loại bệnh khác ngoài các rối loạn kinh nguyệt, kinh kỳ đến sớm muộn không đều, lượng nhiều hoặc ít hơn trước đó hoặc đột ngột tắt kinh... 

Theo Đông y, hội chứng tiền mãn kinh

 là một bệnh nội thương chủ yếu do chức năng của tạng thận suy giảm, âm dương mất cân bằng sinh ra sự rối loạn chức năng các tạng phủ trong cơ thể.

Chứng tiền mãn kinh thể thận âm hư:

 Gồm 3 chứng âm hư nội nhiệt, âm hư can vượng và tâm thận bất giao.

Tiền mãn kinh do chứng âm hư nội nhiệt:

Biểu hiện Tiền mãn kinh do chứng âm hư nội nhiệt:

 Kinh nguyệt đến sớm, lượng ít hoặc trễ, ra nhiều hoặc tắt kinh đột ngột, đau đầu chóng mặt, hoa mắt, nóng bừng ra mồ hôi, miệng khô táo bón, lưng gối nhức mỏi, lưỡi đỏ rêu ít, mạch tế sác.

Tiền mãn kinh do chứng âm hư can vượng:

Biểu hiện Tiền mãn kinh do chứng âm hư can vượng:

Kinh nguyệt rối loạn, tính tình bứt rứt, nóng nảy, dễ cáu gắt, mắt khô, chóng mặt, đau đầu, ngực sườn đau tức, chân tay run, tê rần hoặc cảm giác kiến bò, lưỡi ria đỏ, mạch huyền sác.

Tiền mãn kinh do chứng tâm thận bất giao:

Biểu hiện Tiền mãn kinh do chứng tâm thận bất giao:

Rối loạn kinh nguyệt người nóng ra mồ hôi, hồi hộp, hay quên, mất ngủ, ngủ hay mộng, tư tưởng không tập trung, hay buồn vô cớ, lưỡi thon đỏ ít rêu.

Tiền mãn kinh thể thận dương hư

Biểu hiện Tiền mãn kinh thể thận dương hư: 

Kinh nguyệt ra nhiều hoặc đến sớm, người mập, chân tay lạnh, mệt mỏi hoặc phù, tiểu trong, lưỡi trắng nhợt, rêu trắng mạch trầm nhược.

Tiền mãn kinh thể huyết ứ đàm trệ

Biểu hiện Tiền mãn kinh thể huyết ứ đàm trệ

Phụ nữ sắp hết kinh người mập, lên cân, tinh thần mệt mỏi, bứt rứt, chân tay nặng nề hoặc tê dại, đầu nặng, ngực đau, hồi hộp mất ngủ, lưỡi bệu rêu dày, mạch trầm hoạt.

Bài chứng hay quên theo đông y

 Chứng kiện vong trong Đông y biểu hiện là bệnh chóng quên. 

Vừa nói xong đã quên, việc vừa làm xong bỗng chốc lại quên. Kiện vong cũng là trí nhớ kém, dễ quên việc và khó nhớ ra. Nguyên nhân do lo nghĩ thái quá tổn thương đến tâm, tâm đã thương tổn thì huyết hao kiệt, tâm thần không vững lại hại đến tỳ, làm vị khí suy yếu không nuôi dưỡng được não tốt làm cho chóng quên.

Chóng quên do tâm tỳ hư

Biểu hiện Chóng quên do tâm tỳ hư

tim đập hồi hộp, mất ngủ, mộng mị, ăn uống kém, bụng trướng, người mệt, lưỡi nhợt, mạch tế hư.

Chóng quên do tâm thận bất giao

Biểu hiện Chóng quên do tâm thận bất giao:

chóng quên, hoảng hốt, thần trí không yên, ngủ ít, tâm phiền, tai ù, mạch tế.

Chóng quên do tâm khí suy yếu

Biểu hiện Chóng quên do tâm khí suy yếu

chóng quên, tim đập hồi hộp, đạo hãn.

Chóng quên do tỳ hư

Biểu hiện Chóng quên do tỳ hư

tân dịch ngưng đọng (đờm trọc) âm thịnh, dương hư, nước tràn lên (đờm ẩm).

Bài trị động kinh theo đông y

Động kinh  của y học cổ truyền.

 Động kinh

 thuộc phạm vi chứng điên giản của y học cổ truyền. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra: do di truyền, do thất tình, tình chí bị thương tổn hoặc uất ức quá độ, hoặc tham vọng quá mức không đạt được làm công năng của các tạng tâm, can, tỳ thận hư yếu dẫn tới sự mất thăng bằng âm dương, khí nghịch, đàm ủng trệ tắc các khiếu, hỏa viêm gây phong động sinh ra chứng hôn mê, co giật.

Cơn động kinh tái phát nhanh hay chậm tùy theo tình trạng nặng nhẹ của bệnh, có những cơn động kinh liên tục là trường hợp phải cấp cứu bằng thuốc và phương tiện của y học hiện đại. Trong y học cổ truyền, động kinh được chia ra 2 thể: Thực chứng (bệnh mới mắc do phong đàm ủng trệ) và hư chứng (bệnh mạn tính gây tổn thương nhiều đến tâm thận).

 Động kinh thể phong đàm ủng trệ:

Biểu hiện Động kinh thể phong đàm ủng trệ:

 Cơn động kinh xảy ra đột ngột, người bệnh bất tỉnh, chân tay co giật, sắc mặt xanh nhợt, 2 hàm răng cắn chặt, sùi bọt mép, thở khò khè, đại tiểu tiện không biết, hôn mê, tỉnh dần sau một thời gian ngắn. Sau đó bệnh nhân mệt mỏi.

Điều trị Động kinh thể phong đàm ủng trệ:

Hóa đàm tức phong, khai khiếu.

Động kinh thể tâm thận tỳ hư:

Biểu Động kinh thể tâm thận tỳ hư:

 động kinh đã lâu ngày, tái phát đã nhiều lần, khi lên cơn đầu tối, ngã bất tỉnh, chân tay run, sau khi tỉnh mệt mỏi, trí lực giảm sút, sắc mặt không tươi, lưng gối yếu mỏi, ăn uống kém, đờm nhiều, rêu lưỡi mỏng, mạch tế hoãn.

Điều trị Động kinh thể tâm thận tỳ hư:

Bổ tâm thận, kiện tỳ, hóa đàm.


Bài chứng tâm can huyết hư theo đông y

 Chứng tâm can huyết hư

 thường do nguồn sinh hóa bất túc, huyết trong mạch máu hao tổn, tâm can mất tác dụng tàng chứa, các khiếu lưu thông không được nuôi dưỡng, làm tinh thần không yên, hoặc do ốm đau lâu ngày, hoặc do già yếu mệt nhọc, hoặc do chứng xuất huyết kéo dài. Chứng tâm can huyết hư thường xuất hiện các bệnh như: mất ngủ, hồi hộp, chóng mặt...

Đông y cho rằng, tâm chủ huyết, can tàng huyết cho nên những chứng bệnh thuộc về âm huyết đều ảnh hưởng đến công năng của tâm và can. Trong Đông y, tâm thuộc hỏa, can thuộc mộc, khi tâm huyết không đủ khiến cho can mất chỗ chứa hoặc hóa nguyên không nuôi dưỡng được tâm, đó là nguyên lý sinh ra chứng này. Sau đây là một số thể bệnh:

Do tâm can huyết hư, hư hỏa bốc lên quấy rối ở trong 

làm tâm phiền không ngủ được sinh chứng mất ngủ. Can huyết bất túc thì hồn không yên, đêm ngủ thấy chiêm bao sợ hãi.

Triệu chứng: Trong người hay bứt rứt, ngủ kém, khi vừa thiếp đi thì thấy chiêm bao sợ hãi, đầu choáng váng, tim hồi hộp.

Do tâm, can huyết hao tổn, làm tâm can huyết hư, sinh chứng tim hồi hộp.

Triệu chứng: Tim hồi hộp khi xúc động hoặc có việc bất cập, vì can và đởm bị tổn thương nên dễ kinh sợ, đầu choáng váng, hoa mắt. Mạch là phủ của huyết, khi huyết kém thì mạch không dồi dào, huyết đi không lưu lợi nên mạch tế mà sác, có khi mạch kết đại.

Do mệt nhọc, ốm đau lâu ngày, phòng thất quá độ làm tâm can huyết hư. Gọi là chứng hư lao.

Triệu chứng: Huyết hư toàn thân rõ rệt, đầu choáng váng, mất ngủ, tai ù, hoa mắt, hồi hộp, hay sợ hãi, ăn kém, bụng trướng đầy, đoản hơi, mệt mỏi, mặt xanh nhợt, móng tay móng chân, mạch máu và lưỡi có hiện tượng ứ huyết. Nếu là phụ nữ thì mắc chứng bế kinh hoặc lượng kinh ra ít.

Do tâm can huyết hư, huyết không làm tươi tốt não tủy sinh chứng huyễn vựng (chóng mặt).

Triệu chứng: Bệnh nhân chóng mặt từng cơn, đầu choáng váng, khi mệt nhọc bệnh tăng lên, có các kiêm chứng khác. Điều trị: Bổ huyết, bình can, giáng hỏa.

Do ốm đau lâu ngày, hoặc sau khi sinh mất nhiều huyết, làm tâm can huyết hư, không nuôi dưỡng được gân mạch mà sinh co giật.

Triệu chứng: Bệnh nhân tay chân co giật, hoặc mềm yếu có kiêm chứng hoa mắt chóng mặt, hồi hộp, sắc mặt úa vàng hoặc trắng nhợt, rêu lưỡi ít, mạch tế vô lực.

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020

Bài chữa hiếm muộn nam theo đông y

Đông y cho rằng, chứng hiếm muộn ở nam giới chủ yếu do thận khí hư suy. 

Do ăn uống nhiều chất cay nóng uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá làm tổn thương thận âm, tinh khô kiệt không sinh ra tinh trùng hoặc có sinh ra nhưng tinh trùng bị chết; Do sinh hoạt tình dục quá độ làm cả thận âm và thận dương đều hư sinh chứng di tinh, hoặc mắc chứng dương nuy; Do mắc bệnh quai bị biến chứng làm teo các ống sinh tinh trong tinh hoàn... Để điều trị chứng này, người thầy thuốc phải biện luận để tìm ra nguyên nhân để điều trị 

Hiếm muộn nam do tiên thiên bất túc: 

Thận là gốc của tiên thiên, bên trong có mệnh môn chân hỏa, thường gọi là chân dương, phần dương của 5 tạng phải nhờ chân dương của thận mới sinh phát được, khi thận dương bị hư suy, các tạng khác đều có liên lụy.

Điều trị Hiếm muộn nam do tiên thiên bất túc: 

 Bổ thận tráng dương cố tinh.

Hiếm muộn nam do sinh hoạt tình dục quá độ

 làm thận tinh suy tổn, mệnh môn hỏa suy, tinh khí hư lạnh mà mắc chứng hiếm muộn.

Triệu chứng Hiếm muộn nam do sinh hoạt tình dục quá độ: 

Dương vật không cương cứng, hoặc có cương nhưng không bền, lưng gối đau mỏi, hoạt tinh, số lượng tinh trùng giảm sút.

Điều trị Hiếm muộn nam do sinh hoạt tình dục quá độ : 

Bổ thận tráng dương sinh tinh.

Hiếm muộn nam do ăn uống nhiều chất cay nóng, uống nhiều rượu bia.

 Làm thận dương hư suy. Thận mất đi sự chế hóa mà không sinh ra tinh trùng, hoặc có sinh ra nhưng bị hủy diệt.

Triệu chứng Hiếm muộn nam do ăn uống nhiều chất cay nóng, uống nhiều rượu bia:

 Âm tà đọng lại trong cơ thể làm ngực sườn đầy nghẽn, bụng dưới căng đầy, nhiều đờm dãi.

Điều trị Hiếm muộn nam do ăn uống nhiều chất cay nóng, uống nhiều rượu bia:

 Ôn dương, tiêu đàm giáng khí lợi thủy.

Hiếm muộn nam do thận âm hư 

liên lụy đến thận dương không sinh ra tinh trùng, hoặc có tinh trùng nhưng không đủ số lượng hoặc chất lượng kém, không có khả năng thụ thai.

Triệu chứng: Có thể người khỏe mạnh, sinh hoạt tình dục bình thường nhưng khi xuất tinh chỉ có tinh dịch không có tinh trùng. Hoặc có tinh trùng nhưng ít rời rạc.

Triệu chứng: Thường hay mỏi lưng, người có cảm giác lạnh, hay mộng tinh hoặc hoạt tinh.

Điều trị Hiếm muộn nam do thận âm hư: 

Ôn bổ thận, tráng dương tư âm sinh tinh.

 Hiếm muộn nam do mắc quai bị biến chứng

 làm các ống sinh tinh trong tinh hoàn bị teo thì điều trị ít kết quả.