Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

Bài trị bệnh thương hàn theo đông y

 Bệnh thương hàn 

(gồm thương hàn và phó thương hàn) là một bệnh truyền nhiễm, lây lan, tán phát hay gây thành dịch; do trực khuẩn thương hàn Salmonella typhi và trực khuẩn phó thương hàn Salmonella paratyphi A, B, C gây nên. Trực khuẩn thương hàn lây từ người này qua người khác, do tay bị bẩn, nước hồ, ao, sông có phân của người bệnh; quần áo, chăn, giường nhiễm khuẩn; ăn sò huyết chưa chín. Trực khuẩn khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa vào hạch bạch huyết từ đó xâm nhập vào máu đi toàn thân. Bệnh thường xuất hiện vào mùa thu, đông. Đặc biệt vùng lụt lội là yếu tố thuận lợi để bệnh bùng phát.

Thời kỳ ủ bệnh thương hàn: 

Từ khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể đến khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng đầu tiên (từ 10-15 ngày) là thời kỳ ủ bệnh.

Thời kỳ khởi phát bệnh thương hàn:

 Độ 7 ngày. Sốt tăng dần, mạch chậm so với nhiệt độ nên mạch và nhiệt độ phân ly, mạch thường chậm hơn. Người mệt nhọc, nhức đầu, mất ngủ, có khi đổ máu cam. Bệnh nhân không muốn ăn, đi ngoài táo, lưỡi khô trắng, mặt lưỡi rạn nứt. Bệnh đang ở biểu.

Phép điều trị Thời kỳ khởi phát bệnh thương hàn:

Giải biểu, tiêu thực.

Thời kỳ toàn phát bệnh thương hàn:

 Khoảng 2 tuần. Bệnh nhân mệt lả và mê sảng, hai tay sờ soạng như bắt chuồn chuồn, đại tiện không tự chủ. Bụng trướng, tháo dạ, đau ở hố chậu phải, sờ bụng vùng hố chậu và ấn vào có tiếng ọc ạch, lách sưng, tim đập mờ và yếu. Phát ban vài nốt ở vùng ngang bụng. Lưỡi khô và đỏ như da lợn quay, môi khô nứt nẻ. Trường hợp bệnh nặng: lưỡi, môi, lợi và răng đều đau. Thời kỳ này là bệnh ở kinh dương minh chuyển vào 3 kinh âm.

Phép trị Thời kỳ toàn phát bệnh thương hàn: 

Thanh nhiệt, giải độc, khai khiếu, tư âm.

Thời kỳ lui bệnh thương hàn: 

Sốt bớt dần hoặc dao động rồi trở về nhiệt độ bình thường. Các triệu chứng lui dần, bệnh nhân tỉnh táo hơn, đi tiêu nhiều, lưỡi sạch.

Phép trị Thời kỳ lui bệnh thương hàn:  

Bổ tỳ, tư âm.

Biến chứng của bệnh thương hàn :

 Các biến chứng của bệnh thương hàn có thể xảy ra ở tất cả các mô cơ thể và tất cả các triệu chứng bình thường có thể tiến triển nặng lên, ngang hàng như biến chứng. Thường gặp các biến chứng sau:

 Biến chứng của bệnh thương hàn gây chảy máu ruột: 

Biến chứng này phần nhiều phát sinh vào tuần thứ 3 sau thời kỳ phát bệnh. Khi bị chảy máu ruột có các triệu chứng thiếu máu cấp tính, phân màu đen.

 Biến chứng của bệnh thương hàn gây thủng ruột:  

phát sinh vào tuần thứ 3, thứ 4. Biến chứng này rất nguy hiểm, dễ tử vong do viêm phúc mạc, cần phải được phẫu thuật sớm.

 Biến chứng của bệnh thương hàn gây trụy tim mạch: 

Thường phát sinh vào tuần thứ 3, thứ 4, do nội độc tố của vi khuẩn tiết ra nhiều. Triệu chứng xuất hiện đột ngột. Huyết áp không đo được, nhiệt độ hạ xuống 36o hay thấp hơn nữa. Mạch không bắt được, tim đập nhanh tới 140-150 lần trong 1 phút. Bệnh nhân da tím, vã mồ hôi, lả đi. Các chi lạnh và mặt hóp lại. Đông y gọi là chứng vong dương.

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

Bài chữa bệnh mất tiếng theo đông y

 Mất tiếng (Đông y gọi là thất âm)

 là triệu chứng thường gặp đi kèm với các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Bệnh nhân thấy tiếng nói thều thào khó nghe có khi mất tiếng không nói được nữa. Khàn tiếng thường xuất hiện trong thời gian ngắn rồi sẽ tự khỏi. Nhưng đôi khi cũng kéo dài dẫn đến mất tiếng nếu không chú ý điều trị lúc khàn tiếng.

Theo lý luận Đông y thì phổi là cửa của thanh âm; thận là gốc của thanh âm. Do đó bệnh thất âm (mất tiếng) có quan hệ mật thiết với phổi và thận.

Khi điều trị bệnh mất tiếng cần phân biệt rõ chứng hư, chứng thực. Chứng thực phần nhiều do ngoại tà làm trở ngại công năng của phổi; còn chứng hư phần nhiều do khí của tân dịch không đủ.

Mất tiếng thể Chứng thực:
Mất tiếng do Ngoại cảm phong hàn:

 Tiếng nói khàn không rõ, nóng sốt ít, sợ lạnh, ho có đờm, mũi tịt, nặng tiếng, rêu lưỡi trắng mỏng. Nếu có cả khát nước, đau họng, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác thì đó là chứng hỏa bị hàn bao bọc.

Phép chữa mất tiếng do Ngoại cảm phong hàn:

Sơ tán phong hàn:

Mất tiếng do Đàm và nhiệt ngăn trở: 

Tiếng nói nặng không phát ra được, đờm nhiều màu vàng đặc, miệng đắng, họng khô, rêu lưỡi vàng nhợt. Mạch hoạt sác.

Phép chữa mất tiếng do Đàm và nhiệt ngăn trở: 

 Thanh phế hóa đàm. 

Mất tiếng thể Chứng hư:

Mất tiếng do Phế âm hư: 

Người gầy, họng ráo, ho khan, khản tiếng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít. Mạch tế sác.

Phép chữa Mất tiếng do Phế âm hư:  

tư âm dưỡng phế.

 Mất tiếng do Thận âm hư: 

Họng khô, khàn tiếng, hư phiền không ngủ, đau lưng, mỏi gối, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, lòng bàn tay, bàn chân nóng, chất lưỡi đỏ sẫm. Mạch hư, tế sác.

Phép chữa Mất tiếng do Thận âm hư: 

Bổ thận âm, nạp phế khí, tuyên phế

Bài ù tai theo đông y

 Chứng ù tai, tai điếc 

phần nhiều đều có liên quan đến can và thận mà quan hệ với thận thì nhiều hơn.

Người cao tuổi thường bị ù tai, điếc tai, tai nghễnh ngãng. Tai là khiếu bên ngoài của thận thuộc về kinh túc thiếu âm. Sách Linh khu nói: “khí của thận thông lên tai, thận điều hòa thì tai nghe được ngũ âm. Nếu bể tủy không đủ thì long óc, ù tai”. Não là bể của tủy. Ngoài ra hỏa của can bốc lên cũng làm ù tai.

Chứng tai ù, tai điếc phần nhiều đều có liên quan đến can và thận mà quan hệ với thận thì nhiều hơn.

Tai ù thì nghe như tiếng ve kêu hoặc nhỏ hoặc to; 

khi mệt quá hoặc giận dữ thì tai càng ù mạnh. Chứng này có hư, có thực; hư thì thấy có triệu chứng đầu choáng, mắt hoa, tim rung động, eo lưng nhức, lưỡi đỏ nhợt, mạch tế; thực thì có cả các hiện tượng đau nhức, mặt đỏ, hay giận, lòng buồn bực, ít ngủ, lưỡi đỏ hoặc rêu vàng nóng. Mạch huyền.

Tai điếc phần nhiều do tai ù lâu mà thành ra không nghe tiếng động bên ngoài. 

Tai điếc cũng có chứng hư, chứng thực khác nhau, còn chứng trạng kèm theo cũng giống như tai ù.

Người già tai điếc là vì tinh khí không đủ, phần nhiều do hạ nguyên suy yếu. Còn như tự nhiên bị điếc, phần nhiều thuộc can đởm bị hỏa nhiễu động lấp thanh khiếu.


Bài trị chứng đau lưng theo đông y

 Đau lưng y học cổ truyền gọi là yêu thống,

là một trong những chứng bệnh thuộc phạm vi chứng tý. 

Nguyên nhân đau lưng

 là do hàn thấp xâm nhập vào hệ cân cơ kinh lạc gây bế tắc vận hành kinh khí gây đau hoặc do lao động quá sức mất thăng bằng khí cơ hoặc tổn thương cân cơ xương khớp gây đau; Mặt khác do công năng thận quá suy giảm không nuôi dưỡng được xương khớp, tinh tủy hoặc thận bị trở trệ đình tích lâu ngày gây đau.

Đau lưng bao gồm nhiều chứng trạng khác nhau, do nhiều nguyên nhân khác nhau tùy từng thể bệnh mà dùng bài thuốc thích hợp sau đây:

Đau lưng do hàn thấp hoặc lao động quá sức:

Biểu hiện đau lưng do hàn thấp hoặc lao động quá sức:

đau lưng đột ngột, hai thăn thịt cứng lại do mang vác quá nặng hoặc do thay đổi tư thế mạnh, đột ngột, ngoài đau dữ dội còn không cúi được, có khi ho, thở, vận động nhẹ cũng đau, không vặn mình được.

 Đau lưng do thận quá suy tổn:
Biểu hiện Đau lưng do thận quá suy tổn:

 Đau lưng âm ỉ, liên miên, vận động đau tăng, kèm theo ù tai, hoa mắt, tóc bạc sớm. Nếu đau lâu ngày đứng ngồi đau tăng kèm theo đau đầu, người mệt mỏi; có thể di tinh, liệt dương, mạch trầm tế.

Bài trị đái tháo đường bằng đông y

 Trong những năm gần đây, đái tháo đường và các biến chứng của nó đã và đang có xu hướng gia tăng và thực sự đã trở thành mối lo ngại trên phạm vi toàn thế giới. Trong bài viết này, chúng tôi xin được giới thiệu những nét cơ bản nhất về Đông y trị liệu đái tháo đường để độc giả có thể tham khảo.

Biểu hiện chủ yếu của đái tháo đường

người xưa gọi là “tam đa, nhất thiểu”, nghĩa là ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều và sút cân nhanh. Về trị liệu, cổ nhân thường lấy biện chứng “tam tiêu” làm cơ sở, nghĩa là phân chia thành 3 thể: thượng tiêu (phần trên cơ thể, gồm tâm và phế), trung tiêu (phần giữa cơ thể, gồm tỳ và vị) và hạ tiêu (phần dưới của cơ thể, gồm can, thận, tiểu trường, đại trường và bàng quang).

Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh đái tháo đường 

Theo cổ nhân, tiêu khát phát sinh chủ yếu do các nguyên nhân như bẩm thụ tiên thiên bất túc, ẩm thực bất điều (ăn uống bất hợp lý), tình chí thất điều (yếu tố tâm thần kinh), ngoại cảm lục dâm (yếu tố môi trường, nhiễm khuẩn), cửu phục đan dược (dùng thuốc bất hợp lý), trường kỳ ẩm tửu, phòng lao bất điều (tửu sắc và lao lực quá độ)... Các nguyên nhân này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm rối loạn công năng các tạng phủ, trong đó đặc biệt là ba tạng: tỳ, phế và thận, từ đó mà phát sinh tiêu khát.

Nguyên tắc trị liệu bệnh đái tháo đường 

- Điều trị toàn diện, nguyên tắc này xuất phát từ quan điểm chỉnh thể, coi nhân thể là một khối thống nhất. Toàn diện nghĩa là: (1) trong trị liệu phải luôn luôn chú ý xem xét và điều chỉnh công năng tạng phủ bị bệnh trong mối quan hệ ràng buộc và tác động qua lại với tất cả các tạng phủ khác; (2) sử dụng tổng hợp các biện pháp: dùng thuốc và không dùng thuốc, thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện khí công dưỡng sinh...

- Biện chứng luận trị, nghĩa là phải căn cứ vào bệnh cảnh lâm sàng cụ thể và giai đoạn bệnh, đặc điểm về thể chất, giới tính, tuổi tác... của từng người bệnh mà lựa chọn thuốc và các biện pháp trị liệu cho phù hợp.

- Chú ý vận dụng các liệu pháp có tính tự nhiên như dược thiện (món ăn – bài thuốc), trà dược, xoa bóp, bấm huyệt, khí công, dưỡng sinh... Nguyên tắc này dựa trên quan điểm “thiên nhân hợp nhất”: con người và tự nhiên là thống nhất, con người khởi nguồn từ tự nhiên, dựa vào tự nhiên, phát triển cùng với tự nhiên.

Phương pháp cụ thể Trị đái tháo đường 

Có thể chia làm hai biện pháp lớn là dùng thuốc và không dùng thuốc

Dùng thuốc: Thường theo 3 phương thức biện chứng luận trị, chuyên bệnh chuyên phương và vận dụng kinh nghiệm dân gian.

- Biện chứng luận trị bệnh đái tháo đường : 

Tùy theo từng thể bệnh mà lựa chọn các vị thuốc và bài thuốc cho phù hợp. Ví như: với thể táo nhiệt thương phế biểu hiện bằng các triệu chứng phiền khát, uống nhiều, ăn nhiều, họng khô miệng táo, tiểu tiện nhiều lần, đại tiện táo, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô... thì chọn dùng bài thuốc Tăng dịch thừa khí thang gia giảm; với thể thận âm khuy hư biểu hiện bằng các triệu chứng người gầy, tiểu tiện nhiều lần, đầu choáng mắt hoa, tai ù, tai điếc, hay có cảm giác sốt nóng về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, đổ mồ hôi trộm, họng khô, miệng khát, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ không có rêu... thì chọn dùng bài thuốc Tả quy hoàn gia giảm, với thể tỳ hư đàm trệ biểu hiện bằng các triệu chứng người béo trệ, hay chướng bụng, ăn kém, chậm tiêu, đầu nặng, tay chân rã rời, lưỡi bệu có vết hằn răng... thì chọn dùng bài thuốc Hoắc phác hạ linh thang gia giảm...

Trị đái tháo đường theo Chuyên bệnh chuyên phương:

 Là phương pháp sử dụng một bài thuốc cố định dùng chung cho tất cả các thể bệnh, cũng có thể gia giảm nhưng số lượng không nhiều. Ví như: Ở Trung Quốc, các nhà y học cổ truyền đã nghiên cứu và xây dựng hàng chục phương thuốc trị liệu tiểu đường khác nhau như: tiêu khát linh, thủy điệt tam hoàng thang, giáng đường tụy phúc khang, phức phương tam tiêu thang, ích khí tư thận thang, sinh tân ngọc dịch cao, giáng đường kháng niêm phương, bối qua ẩm, ích nhân đường, giáng đường ẩm II... Thực chất, đây là phương pháp trị liệu theo phương thức “biện bệnh luận trị”.

- Vận dụng kinh nghiệm dân gian trị đái tháo đường :

 Đây là phương pháp trị liệu thường rất đơn giản, dễ kiếm, dễ dùng, rẻ tiền và có hiệu quả ở các mức độ khác nhau. Kinh nghiệm trị liệu tiểu đường trong dân gian là rất phong phú nhưng chưa được chú ý đúng mức và khai thác hết. Ví như: dùng lá ổi, rễ cây dâm bụt, rễ cây dâu tằm, mướp đắng, thiên hoa phấn, củ mài, hoàng liên... sắc uống; dùng dưa hấu, cà rốt, lê, dưa chuột, bí đao, mướp đắng... ép lấy nước uống hằng ngày; dùng con gián hoặc cương tàm sao vàng tán bột uống...

Trị đái tháo đường không dùng thuốc:

 Là sử dụng các liệu pháp tự nhiên như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, dược thiện, trà dược, cháo thuốc, dán thuốc vào huyệt, tắm thuốc, tập luyện khí công dưỡng sinh... Ví như, chế độ ăn nên trọng dụng các loại thực phẩm như râu ngô, các chế phẩm của đậu tương và đậu đen, xích tiểu đậu, bạch biển đậu, mướp đắng, bí đỏ, bí đao, dưa hấu, tỏi, hoài sơn, hành tây, rau cần, cà rốt, củ cải, măng, hẹ, ngân nhĩ, hải tảo, tụy lợn, cá quả, cá trạch, hải sâm...; thường xuyên dùng các loại trà dược như khổ qua trà, nam qua phấn giáng đường trà, ngọc mễ tu trà, la hán quả trà, mạch môn hoàng liên trà, hoàng tinh ngọc trúc trà, mạch đông sinh địa tiêu khát trà, cát phấn ngọc tuyền trà, dương sâm hoa phấn tiêu khát trà...; có thể dùng các loại cháo thuốc như cháo tụy lợn, cháo khổ qua, cháo nhị phấn trư đỗ, cháo địa cốt bì ngọc mễ tu, cháo đông qua dĩ nhân...

Bài trị tăng huyết áp theo đông y

 Tăng huyết áp

 là một tình trạng phổ biến, trong đó áp lực của máu đối với thành động mạch cao và có thể gây ra vấn đề sức khỏe như bệnh tim. Bệnh khó nhận biết, chỉ phát hiện qua đo huyết áp (chỉ số huyết áp trên 140/90mmHg). Có khi huyết áp dao động nhiều, người bệnh thấy chóng mặt, hoa mắt, ù tai, hồi hộp, mất ngủ, hay quên... Nếu không được điều trị, sau một thời gian bệnh diễn biến phức tạp và nguy hiểm

Biểu hiện của tăng huyết áp 

rất âm thầm, chủ yếu được phát hiện qua đo huyết áp.

Tăng huyết áp thuộc phạm vi chứng “huyễn vựng” của y học cổ truyền.

 Nguyên nhân gây bệnh theo y học cổ truyền

 là do tinh thần căng thẳng lâu ngày, lo nghĩ tức giận khiến can khí uất, hóa hỏa làm hao tổn can âm, can dương nhiễu loạn lên đầu; do ăn uống không điều độ, nhiều đồ béo ngọt, uống nhiều rượu sinh đờm trọc làm trở ngại kinh lạc; do nội thương hư tổn, lao động nhiều hoặc tuổi cao thận yếu, can không được nuôi dưỡng khô nóng, nội phong dễ động.

Tăng huyết áp do can hỏa cang thịnh:

 Người bệnh đau đầu chóng mặt, mặt và mắt đỏ, lưỡi đỏ miệng đắng, buồn bực hay kinh sợ, đại tiện bí, tiểu vàng tiểu dắt, mạch huyền. 

Tăng huyết áp do âm hư dương cang: 

Người bệnh chóng mặt, đau đầu, nặng đầu, ù tai, buồn bực hay quên, lòng bàn tay và vùng tim nóng, lưỡi trắng, mạch huyền tế sác. 

Phép chữa tăng huyết áp do âm hư dương cang:

 bổ âm tiềm dương. 

Tăng huyết áp do âm dương đều hư:

Tăng huyết áp do âm hư:

 Người bệnh chóng mặt, đau nặng đầu, ù tai, buồn bực, hay quên, lòng bàn tay và vùng tim nóng, miệng khô họng ráo, lưỡi trắng, mạch huyền tế sác.

Tăng huyết áp do dương hư: 

Người bệnh đau đầu chóng mặt, ù tai, đau lưng mỏi gối, chân và lưng lạnh, ngủ ít hay mơ, đêm đi tiểu nhiều, hay run, lưỡi đỏ nhợt, mạch huyền tế. 

Tăng huyết áp do đàm thấp ủng thịnh: 

Người bệnh đau đầu chóng mặt, nặng đầu hồi hộp, đầy bụng, ăn ít, thường nôn ra đờm dãi, lưỡi trắng nhợt, mạch hoạt.

 Phép chữa Tăng huyết áp do đàm thấp ủng thịnh: 

 khử thấp hóa đờm.

Bài bệnh trĩ theo đông y

 Bệnh trĩ 

phát sinh do tình trạng phồng giãn và sung huyết đám rối tĩnh mạch hậu môn trực tràng, hình thành một hay nhiều búi trĩ; tùy theo vị trí giải phẫu và mức độ sung huyết của đám rối tĩnh mạch trĩ trong hoặc trĩ ngoài mà phân thành trĩ nội, trĩ ngoại. Bệnh hay gặp ở cả nam và nữ, lứa tuổi chủ yếu là trung niên và người cao tuổi. Ở Việt Nam bệnh trĩ có tỷ lệ mắc bệnh khá cao từ 30-35% dân số, đứng hàng thứ 3 trong cơ cấu bệnh hậu môn trực tràng.


Có nhiều nguyên nhân và những yếu tố thuận lợi sinh ra bệnh, được tập trung vào 4 nhóm chính:

- Nhóm bệnh lý đường tiêu hóa: Hội chứng lỵ, viêm đại tràng mạn tính, rối loạn tiêu hóa kéo dài, táo bón... khiến cho người bệnh đi ngoài phải rặn nhiều, thời gian đại tiện lâu tạo điều kiện phát sinh bệnh trĩ.

- Sự suy yếu tổ chức nâng đỡ tại chỗ: Do lớp cơ ở dưới niêm mạc hậu môn trực tràng, hệ thống co thắt, dây chằng, cơ nâng bị suy yếu, hệ thống đám rối tĩnh mạch suy yếu sa giãn hình thành búi trĩ.

- Yếu tố cơ học: Thai sản ở phụ nữ, các khối u vùng tiểu khung (u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u phì đại tuyến tiền liệt...), bệnh lý tăng áp lực tĩnh mạch cửa, chủ, gây ứ máu ở đám rối tĩnh mạch trĩ.

- Các nguyên nhân khác gây bệnh trĩ:

Chế độ ăn: Ăn nhiều thức ăn cay nóng, kích thích như ớt, hạt tiêu, rượu...

Nghề nghiệp: Ngồi lâu, đứng lâu, lao động nặng nhọc, ngồi xổm, thói quen nhịn đại tiện.

Ngoài ra bệnh trĩ còn mang yếu tố gia đình.

Người mắc bệnh trĩ có các biểu hiện lâm sàng:

Chảy máu:

Đặc điểm: Chảy máu tươi khi đại tiện, tự cầm khi kết thúc cuộc đi ngoài.

Chảy máu là biểu hiện sớm nhất, hay gặp nhất, hình thức chảy máu và số lượng máu chảy rất khác nhau. Lúc đầu chảy máu kín đáo, máu dính theo phân, về sau chảy máu nhỏ giọt hoặc phun thành tia sau mỗi khi rặn đi ngoài. Bệnh diễn biến mạn tính lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng suy nhược thiếu máu.

Trĩ sa: Trĩ độ II trở lên, búi trĩ sa ra ngoài hậu môn tạm thời hoặc thường xuyên, đôi khi còn chảy dịch ẩm ướt khó chịu.

Đau: Trĩ nội bình thường không đau mà có cảm giác tức nặng ở hậu môn, chỉ đau khi có biến chứng: trĩ tắc mạch, trĩ nghẹt, trĩ viêm hoặc trĩ kết hợp với một bệnh khác như nứt kẽ, áp xe, rò hậu môn, viêm ống hậu môn...

Trĩ có nhiều thể khác nhau, được chia thành trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ biến chứng:

Kết quả điều trị phụ thuộc vào chỉ định cho từng loại trĩ và mức độ nặng, nhẹ của bệnh.

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ 

không chỉ do bệnh lý tại chỗ mà còn do yếu tố toàn thân như âm dương thiếu cân bằng, tạng phủ, khí huyết hư tổn, cùng với thấp, nhiệt, phong, táo, ăn uống, nghề nghiệp... gây ra.

Trĩ có nhiều thể tùy thể bệnh với các chứng trạng mà dùng bài thuốc chữa khác nhau:

Bệnh trĩ do thể thấp nhiệt ở đại tràng

Triệu chứng bệnh trĩ do thể thấp nhiệt ở đại tràng:

 Đại tiện ra máu, sắc đỏ tươi, số lượng nhiều hoặc ít, trĩ sa theo độ, đau nóng rát hậu môn, đại tiện táo hoặc đau quặn bụng, mót rặn, đại tiện bí khó đi, tiểu tiện vàng, sẻn. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch huyền, tế, sác.

Bệnh trĩ do thể tỳ hư không nhiếp huyết

Triệu chứng bệnh trĩ do thể tỳ hư không nhiếp huyết

Đại tiện ra máu tươi, sắc nhạt màu, lượng có thể nhiều ít khác nhau, kèm theo sắc mặt kém tươi nhuận, hồi hộp mệt mỏi, ăn ngủ kém, phân táo lỏng thất thường, trĩ sa. Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế vô lực.

Bệnh trĩ do thể khí hư hạ hãm

Triệu chứng bệnh trĩ do thể khí hư hạ hãm

 Thường thấy ở bệnh nhân có tuổi, mắc bệnh lâu ngày, trĩ sa không tự co, kèm theo sa niêm mạc trực tràng. Chảy máu tươi khi đại tiện ít hơn, sắc nhạt màu, kèm theo tinh thần mệt mỏi suy nhược, hụt hơi, ngại nói, sắc mặt kém tươi nhuận, hồi hộp, váng đầu, ăn ngủ kém, đại tiện phân nát, tiểu tiện trong dài. Chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch trầm tế nhược