Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Trị chứng tâm dương hư ở người cao tuổi

Chứng tâm dương hư

là do dương khí trong tâm bất túc, khí huyết vận chuyển không sung mãn đầy đủ, phần nhiều do tuổi cao tạng khí hư suy. Nguyên nhân: do ốm lâu ngày thể lực suy yếu, hoặc ra mồ hôi quá nhiều làm hao tổn dương khí; phú bẩm bất túc dẫn đến tâm dương không mạnh, nên sự vận chuyển khí huyết không đầy đủ, do suy nghĩ quá nhiều, làm tổn hao tâm thần dẫn đến tâm dương suy kém hoặc do tâm âm bất túc làm liên lụy đến tâm dương, sự hao tổn của dương khí mà sinh bệnh.
Theo Đông y, chứng tâm dương hư thường gặp trong các chứng: Tâm quý (tim hồi hộp), hung tý (đau vùng ngực), hư lao (cơ thể suy nhược mỏi mệt). Bệnh nhân luôn luôn thấy tim hồi hộp, có cảm giác vùng ngực trống rỗng khó chịu, hay sợ sệt, thở gấp, tự ra mồ hôi, tay chân lạnh, sắc mặt trắng bệch, mỏi mệt, sức yếu, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, lưỡi bệu, mạch tế nhược hoặc kết đại, hoặc trì. Tuỳ từng thể mà dùng bài thuốc thích hợp.
Chứng tâm dương hư sinh chứng suy tim, co thắt mạch vành tim.

Tâm dương hư sinh chứng tâm quý (rối loạn nhịp tim). 

Do khí và âm của tâm đều hư liên lụy đến dương, dẫn đến tâm dương bất túc, thần không có nơi ở yên ổn, hoặc do âm tà nghịch lên làm tổn hại tâm dương mà sinh bệnh.

Biểu hiện Tâm dương hư sinh chứng tâm quý (rối loạn nhịp tim):

 Trong tâm có cảm giác trống rỗng nên hồi hộp sợ hãi.

Phép trị  Tâm dương hư sinh chứng tâm quý (rối loạn nhịp tim)

ôn thông tâm dương.

Tâm dương hư sinh chứng hung tý (co thắt mạch vành tim). 
Do tâm khí bất túc dương khí trong hung cách không mạnh, làm vít lấp tắc nghẽn tâm khiếu (động mạch vành) hoặc do đàm trọc làm nghẽn tâm dương, dương khí ở vùng ngực không thông, khí huyết vận hành bị trở ngại, mạch ở tâm tắc nghẽn mà sinh bệnh.

Biểu hiện Tâm dương hư sinh chứng hung tý (co thắt mạch vành tim): 

Vùng ngực khó chịu, đau từng cơn, đoản hơi, người mệt mỏi...

Phép trị Tâm dương hư sinh chứng hung tý (co thắt mạch vành tim): 

Ôn trung tán hàn.

Tâm dương hư sinh chứng hư lao (suy tim)

Do tâm dương bất túc, huyết đi không lưu lợi, tâm khí không đầy đủ mà sinh bệnh.
Biểu hiện Tâm dương hư sinh chứng hư lao (suy tim)
Bệnh nhân sắc mặt trắng bệch, tự ra mồ hôi, người mệt mỏi, sức yếu, lưỡi nhạt, mạch nhược.

Phép trị Tâm dương hư sinh chứng hư lao (suy tim) :

 Ôn dương ích khí.




Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Chứng phong ôn

Phong ôn là loại bệnh ôn nhiệt do cảm nhiễm bệnh độc phong nhiệt gây ra. Khí hậu mùa đông trái thường đáng lẽ lạnh mà lại ấm, chính khí trong cơ thể suy yếu cũng có thể cảm nhiễm bệnh độc phong nhiệt; vì phát ra bệnh trong mùa đông nên cũng còn gọi là đông ôn nhưng chúng khác nhau ở nguyên nhân gây bệnh và thời gian cảm thụ tà khí.
Bệnh biểu hiện một số triệu chứng ở phế như: sốt, sợ gió, ho... Nếu tà ở phế không giải sẽ phát triển theo hai xu hướng: thuận truyền xuống vị gây ra chứng dương minh nhiệt thịnh, nghịch truyền vào tâm bào gây ra chứng mê man nói nhảm. Dưới đây là một số bài thuốc điều trị chứng phong ôn tùy thể bệnh:
Tà ở phần vệ
Biểu hiện: sốt, hơi sợ gió lạnh, không có mồ hôi hoặc ít mồ hôi, nhức đầu, ho, hơi khát nước, rêu lưỡi trắng mỏng.
Nhiệt uất ở ngực
Biểu hiện: sốt, bực dọc, bứt rứt, nằm ngồi không yên, rêu lưỡi vàng.
Nhiệt tà ở dương minh
Biểu hiện: sốt, mắt đỏ, sợ nóng, bực dọc, ra nhiều mồ hôi, rêu lưỡi vàng khô, khát muốn uống nước mát.
Hữu hình nhiệt kết
Biểu hiện: sốt cơn vào buổi chiều, có lúc nói lảm nhảm, táo bón hoặc tiêu chảy toàn nước, ấn vào bụng đau, rêu lưỡi vàng khô.
Phế nhiệt phát chẩn
Biểu hiện: sốt, ho, tức ngực, mọc chẩn đỏ.
Nhiệt hãm tâm bào
Biểu hiện: sốt cao, mê man, nói nhảm hoặc nói ngọng, chân tay lạnh.
Nhiệt thịnh làm động phong
Biểu hiện: sốt cao, đầu váng, chân tay buồn, giật hoặc run giật, cuồng loạn, kinh quyết, lưỡi đỏ, rêu khô. Mạch huyền sác.

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

Đông y điều trị rối loạn nhịp tim

Theo y học cổ truyền, loạn nhịp tim tùy theo triệu chứng lâm sàng có thể phân các thể bệnh sau đây để điều trị: khí âm lưỡng hư, âm hư hỏa vượng, tâm tỳ lưỡng hư và tỳ thận dương hư. Phương pháp thường dùng trị liệu là bổ ích khí huyết, điều lý âm dương, hóa đờm địch ẩm, hoạt huyết hóa ứ, dưỡng tâm an thần. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, ăn uống là yếu tố quan trọng để điều trị rối loạn nhịp tim.
Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh
- Với thể khí âm lưỡng hư thì có triệu chứng người mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều, hồi hộp, đánh trống ngực, ăn uống ít, bụng đầy, người bứt rứt, khó ngủ hoặc ngủ hay mơ không ngon giấc. Phép trị là “bổ khí, dưỡng tâm”
- Với thể âm hư hỏa vượng có triệu chứng hồi hộp, khó ngủ, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nhức mỏi lưng... phép trị là “tư âm, giáng hỏa”
 Với thể tâm tỳ đều hư người mệt mỏi, sắc mặt không tươi, ăn uống ít, hồi hộp, mất ngủ, hay quên, hoa mắt... 
- Với thể tỳ thận dương hư da khô kém tươi nhuận, phù toàn thân, người mệt mỏi, sắc mặt tái, các khớp đau nhức, lưng gối đau mỏi, ăn uống kém... 


Bài thuốc trị chóng mặt

Chóng mặt Đông y gọi là chứng huyễn vựng, biểu hiện là mắt hoa, đầu váng. Người nhẹ triệu chứng đó đến một lát rồi qua ngay, người bị nặng mọi vật trước mặt quay cuồng có khi đứng không vững, còn kèm theo nôn ọe, vã mồ hôi, chân tay bủn rủn, sắc mặt trắng bệch... Chóng mặt là một bệnh thường gặp và rất dễ sinh ra với người béo phì, người thể chất kém và tuổi già.
Nguyên nhân là do ngoại cảm tà khí xâm nhập vào các thanh khiếu vùng đầu mặt làm bế tắc vận hành kinh mạch gây huyễn vựng. Do đàm thấp, do can thận âm hư, do tâm huyết và tỳ khí suy yếu lâu ngày, do mệnh môn hỏa suy... các kinh dương không được nuôi dưỡng sinh ra huyễn vựng.
Bài thuốc trị chóng mặt
Bán hạ.
Tùy theo từng nguyên nhân mà dùng bài thuốc phù hợp sau đây:
Chóng mặt do đàm thấp:
Biểu hiện: đầu choáng, mắt hoa, lồng ngực đầy tức, nôn ọe không muốn ăn, người ậm ạch, béo phì, mệt mỏi, ngủ nhiều, rêu lưỡi trắng nhợt. Mạch hoạt.

Phương pháp điều trị: Bổ tỳ tiêu đàm thấp.
Chóng mặt do can thận âm hư:
Biểu hiện: đau đầu, choáng váng, hoa mắt, căng cắn buốt hai thái dương, lưng đau, ù tai, phiền khát, ít ngủ, ra mồ hôi trộm, miệng đắng. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác.
Phương pháp điều trị: Bình can tiềm dương .
Chóng mặt do tâm huyết và tỳ khí hư:
Biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, chân tay bủn rủn, sắc mặt trắng bệnh, môi nhợt, ăn kém, ngại nói, thở ngắn, tim hồi hộp, tiểu tiện sẻn, đại tiện lỏng, nặng thì choáng ngất. Rêu lưỡi trắng, chất lưỡi bệu.
Phương pháp điều trị: bổ khí huyết, an thần.
Chóng mặt do mệnh môn hỏa suy:
Biểu hiện: đầu choáng, hoa mắt, đau đầu từng cơn, chân tay lạnh, đầu nóng, mặt nóng bừng bừng, ăn uống kém, sôi bụng. Nặng thì choáng váng có thể ngã ngất kèm theo ngũ canh tiết tả, chất lưỡi bệu. Mạch trầm tế vô lực.
Phương pháp điều trị: Bổ thận dương dẫn hỏa quy nguyên.


Bài thuốc chữa chứng ra mồ hôi trộm

Ra mồ hôi trộm là chứng bệnh khi ngủ thì ra mồ hôi, khi thức dậy thì mồ hôi không ra nữa, sau khi mồ hôi ráo người bệnh không sợ lạnh mà lại cảm thấy phiền nhiệt. Đông y gọi là "đạo hãn", hay "tẩm hãn". Nguyên nhân phần nhiều do âm hư, nội nhiệt, tân dịch không thu liễm được.
Trường hợp tâm hư ra mồ hôi trộm
Trường hợp tỳ  hư ra mồ hôi trộm
Trường hợp ra mồ hôi trộm phong hư, đau đầu
Trường hợp hồi hộp, mất ngủ, mỏi lưng hay mê, táo bón, lưỡi đỏ, ít tân dịch, bệnh thuộc thể âm hư, tâm thận bất giao phải tư dưỡng nguyên âm giao tâm thận.
Trường hợp nội nhiệt nặng hoặc hỏa của ngũ chí khuấy động phải tư âm dưỡng huyết thanh nhiệt, tả hỏa