Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

THẦN KINH SINH BA ĐAU (Đau thần kinh số V)

THẦN KINH SINH BA ĐAU

(Tam Thoa Thần Kinh Thống - Nevralgie Trijumeau - Nevralgia Trigeminal)

Đại Cương
Dây thần kinh Sinh Ba (Tam Thoa) đau là chứng đau từng cơn kèm co rút ở vùng dây thần kinh tam thoa ở mặt. Thường đau 1 bên mặt. Thường gặp ở phụ nữ trung niên.
Thuộc phạm vi chứng Diện Thống, Đầu Phong, Đầu Thống, Thiên Đầu Thống, Quyết Nghịch của YHCT.
Phân Loại
Sách ‘Châm Cứu Học Thượng Ha?i’ phân làm 2 loại:
+ Nguyên Phát: có liên hệ với việc bị lạnh, bệnh độc hoặc răng bị nhiễm trùng, một số bệnh truyền nhiễm.
+ Kế Phát: Thường có quan hệ với bệnh ở mắt, mũi, răng....
Thần kinh tam thoa gồm 3 nhánh:
. Nhánh ở mắt
. Nhánh ở hàm trên.
. Nhánh ở hàm dưới.
Trên lâm sàng, nhánh thứ 1 ít khi bị đau, chỉ thấy nhánh 2 và 3 cùng đau nhức một lúc.
Nguyên Nhân
- Do phong tà xâm nhập các kinh dương ở mặt. Chủ yếu do phong hàn hoặc phong nhiệt xâm nhập vào các kinh dương ở mặt, nhất là kinh Đại trường và kinh Vị, làm cho khí huyết bị bế tắc không thông gây nên. Thường gặp nhất là do Tỳ khí hư do tuổi già, nhân đó tà khí dễ xâm nhập vào.
- Do ứ huyết làm khí huyết bị bế tắc. Tà khí xâm nhập, nếu không được điều trị, lâu ngày sẽ làm cho khí huyết bị đình trệ không thông được, gây nên bệnh.
- Do tình chí bị uất ức, không thoải mái, giận dữ… làm tổn thương Can, khiến cho Can mất chức năng sơ tiết, hoá thành hoả. Hoả là dương, Can là âm, vì vậy dương hoả sẽ dẫn tà khí vào kinh Dương. Nhiệt tà ở Thiếu dương sẽ xâm nhập vào các kinh dương gây nên bệnh.
- Ở lứa tuổi 40, phần âm đã bị giảm đi phân nửa, huyết không còn nuôi dưỡng được Can, Can mất chức năng sơ tiết. Âm suy không kềm chế được dương, Can dương bốc lên. Ngoài ra, Can hoạt động nhờ Thận dương ôn dưỡng, tuổi già, chức năng này cũng bị suy giảm, đây là lý do tại sao chứng Can uất gặp nhiều ở tuổi già. Hai chứng này thường gặp nơi phụ nữ đang hành kinh, có thai và cho con bú.
Khí hư, khí trệ, âm hư hoặc dương hư sẽ làm cho huyết ứ, trong khi đó Tỳ khí hư, dinh dưỡng suy kém hoặc khí trệ làm cho đờm ngừng trệ lại ở trong kinh mạch gây nên bệnh.
Triệu Chứng
- Loại Nguyên Phát: đau nhức từng cơn như thiêu đốt hoặc như kim đâm, mỗi lần lên cơn đau vài giây hoặc 1-2 phút. Mỗi ngày có thể lên cơn nhiều lần, có khi kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng. Cơn đau có thể kèm theo co rút, da đo? ư?ng, cha?y nước mắt, nước miếng. Sờ ấn vào một số điểm đau ở mặt như hố trên mắt (Dương bạch), lỗ dưới mắt (Tứ Bạch), lỗ cằm (Thừa tương), 2 bên cánh mũi (Nghênh hương), mép miệng (Địa thương).... có thể làm cơn đau phát ra.
- Loại Kế Phát: đau liên tục, da mặt cảm thấy tê bì, mất pha?n xạ, cơ thái dương và cơ nhai bị tê, co rút.
Tuy nhiên, trên lâm sàng, cần lưu ý đến biện chứng bệnh:
. Nếu bị bệnh mà kèm chứng trạng ngoại cảm là do phong tà xâm nhập.
. Nếu kèm phiền táo, hay giận, miệng khát, táo bón là do Tỳ Vị có thực Hoả.
. Nếu cơ thể vốn suy yếu, gầy ốm, gò má đo?, mạch Tế Sác, mỗi khi mệt nhọc thì bệnh phát nhiều hơn, là do âm hư dương vượng, hư Hoả bốc lên.
Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:
+ Phong Nhiệt Đờm Trở Kinh Mạch: Có cảm giác đau, rát, nóng không chịu được ở một bên đầu hoặc mặt, da mặt đỏ, lúc đau thì ra mồ hôi, gặp nóng khó chịu hơn, thích chườm mát, kèm theo sốt, miệng khô, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác.
Nếu Đờm nhiệt ngăn trở trong kinh mạch thì thấy chóng mặt, ngực đầy,tay chân tê, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền, Hoạt, Sác.
Điều trị: Khu phong, tiết nhiệt, khoát đờm, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Khung Chỉ Thạch Cao Thang gia vị: Thạch cao 20g, Xuyên khung, Cát căn, Bạch chỉ đều 15g, Bạch phụ tử, Nam tinh, Bán hạ, Cương tằm, Kinh giới, Cúc hoa, Khương hoạt, Cảo bản, Kim ngân hoa đều 9g.
(Xuyên khung, Thạch cao là hai vị thuốc đặc hiệu dùng trị đau ở đầu mặt do phong nhiệt gây nên. Xuyên khung khu phong, hoạt huyết, chỉ thống. Ngoài ra, nó dẫn Thạch cao và các vị thuốc khác đi lên đầu và mặt. Thạch cao còn thanh nhiệt, nhất là ở vùng cơ và tấu lý, giúp cho Bạch chỉ khu phong ở vùng mặt, nhất là ở kinh Đại trường và Vị. Một số thầy thuốc cho rằng Bạch chỉ cũng có tác dụng khai khiếu, thông kinh mạch. Kinh giới, Cương tằm, Cúc hoa, Khương hoạt, Cảo bản hỗ trợ tác dụng khu phong. Kinh giới giải cơ do ngoại phong gây nên; Cương tằm hoá phong đờm, giải cơ, trị đau lâu ngày; Cúc hoa trừ phong nhiệt ở mặt; Khương hoạt trị phong ở phần trên cơ thể, chỉ thống; Cảo bản trừ phong thấp, chỉ thống; Kim ngân hoa hỗ trợ thuốc để khu phong nhiệt, ngăn không cho nhiệt hoá thành độc; Cương tằm, Bạch phụ tử, Bán hạ, Nam tinh hoá đờm. Ngoài ra, Bạch phụ tử giỏi về trị phong đờm ở vùng đầu mặt, Nam tinh hoá được đờm ngoan cố ở trong kinh mạch.
Bệnh kéo dài hoặc huyết trệ nặng gây nên đau một chỗ, thêm Thổ miết trùng2g, Tam thất bột 3g (hoà vào nước thuốc, uống). Đau kéo dài, điều trị không đỡ, thêm Toàn yết (để cả đuôi), Ngô công đều 2g, Cương tằm 3g, tán bột, uống với nước thuốc sắc. Có cảm giác nóng nhiều ở mặt thêm Địa long 9g, Thăng ma 12g. Ăn kém, khó tiêu, nôn mửa do uống thuốc này, thêm Mạch nha, Chỉ xác đều 9g.
Châm Cứu: Hợp cốc, Ngoại quan, huyệt lân cận chỗ đau.
Nhánh I: Toàn trúc xuyên Ngư yêu, Ty trúc không xuyên Ngư yêu, Thái dương, Dương bạch, Nghinh hương, A thị huyệt. Mỗi lần điều trị chọn 2-3 huyệt, và thay đổi để châm.
Nhánh II: Tứ bạch, Cư liêu, Quyền liêu, Nghinh hương, Hạ quan, A thị huyệt. Mỗi lần điều trị chọn 2-3 huyệt, và thay đổi để châm.
Nhánh III: Giáp xa, Đại nghinh, Địa thương, Thừa tương, Giáp thừa tương, Hạ quan, A thị huyệt. Mỗi lần điều trị chọn 2-3 huyệt, và thay đổi để châm.
(Hợp cốc, Ngoại quan khu phong, tiết nhiệt; Hợp cốc một trong lục tổng huyệt trị vùng mặt, miệng. Châm tả huyệt cục bộ để thông kinh hoạt lạc, chỉ thống dựa theo ý ‘Thống tắc bất thống’).
Đau nhiều hoặc đau không ngủ được thêm Thần môn (Nhĩ huyệt), Thần đình. Có cảm giác nóng ở mặt, thêm Nội đình. Đau vùng trán thêm Đầu duy, Ấn đường. Đau quanh ổ mắt thêm Đồng tử liêu, Toàn trúc, Ngư yêu, Ty trúc không. Vùng mũi đau thêm Tỵ thông, Cư liêu xuyên Nghinh hương. Đau vùng trước tai thêm Nhĩ môn, Thính hội. Đau quanh vùng môi thêm Nhân trung, Thừa tương, Địa thương.
+ Phong Hàn Đờm Ngưng: Đau dạng co giật, nếu nặng thì đau không thể chịu được, khi đau da mặt xám như da chì, gặp lạnh đau tăng, thích chườm ấm, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch Khẩn.
Nếu hàn đờm ngăn trở kinh lạc, mặt có cảm giác như tê dại, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng dầy, mạch Nhu, Hoạt, Khẩn.
Điều trị: Khu phong, tán hàn, đạo đờm, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Xuyên Khung Trà Điều Tán gia giảm: Xuyên khung, Bạch chỉ đều 15g, Khương hoạt, Kinh giới, Phong phong đều 9g, Toàn yết, Ngô công, Nam tinh đều 6g, Cam thảo, Tế tân đều 3g.
Xuyên khung, Bạch chỉ, Khương hoạt, Phòng phong, Kinh giới khu phong, tán hàn. Ngoài ra, Xuyên khung khu phong, đưa khí lên trên, hoạt huyết, chỉ thống nhất là ở vùng đầu mặt; Bạch chỉ khu phong vùng mặt, đặc biệt ở kinh Đại trường và kinh Vị; Tế tân giảm đau rất hay, nhất là vùng bên trên cơ thể; Kinh giới và Phong phong giải cơ, chống co thắt; Toàn yết, Ngô công thông kinh, trị đau lâu ngày; Thiên nam tinh hoá đờm ngăn trở trong kinh mạch.
Lạnh nhiều thêm Phụ tử 9g. Ứ nhiều thêm Chỉ xác, Đan sâm, Ngũ linh chi đều 12g. có dấu hiệu biểu hàn rõ thêm Ma hoàng 9g. Có nội nhiệt kèm khát, táo bón, nướu răng sưng đỏ thêm Thạch cao 25g. sổ mũi hoặc nghẹt mũi thêm Thương nhĩ tử 9g, Kim ngân hoa. Ăn kém, khó tiêu, nôn mửa do uống thuốc này, thêm Mạch nha, Chỉ xác đều 9g.
Ghi chú: Phụ tử, Tế tân không nên dùng lâu dài.
Châm Cứu: Hợp cốc, Liệt khuyết. Huyệt cục bộ vùng đau.
(Tả Hợp cốc, Liệt khuyết để khu phong, tán hàn. Hợp cốc là một trong Lục tổng huyệt trị bệnh vùng đầu mặt, Liệt khuyết là lục tổng huyệt trị bệnh vùng đầu, gáy. Châm tả huyệt cục bộ để thông kinh, hoạt lạc, chỉ thống).
Nhánh I: Toàn trúc xuyên Ngư yêu, Ty trúc không xuyên Ngư yêu, Thái dương, Dương bạch, Nghinh hương, A thị huyệt. Mỗi lần điều trị chọn 2-3 huyệt, và thay đổi để châm.
Nhánh II: Tứ bạch, Cư liêu, Quyền liêu, Nghinh hương, Hạ quan, A thị huyệt. Mỗi lần điều trị chọn 2-3 huyệt, và thay đổi để châm.
Nhánh III: Giáp xa, Đại nghinh, Địa thương, Thừa tương, Giáp thừa tương, Hạ quan, A thị huyệt. Mỗi lần điều trị chọn 2-3 huyệt, và thay đổi để châm.
(Hợp cốc, Ngoại quan khu phong, tiết nhiệt; Hợp cốc một trong lục tổng huyệt trị vùng mặt, miệng. Châm tả huyệt cục bộ để thông kinh hoạt lạc, chỉ thống dựa theo ý ‘Thống tắc bất thống’).
Đau nhiều hoặc đau không ngủ được thêm Thần môn (Nhĩ huyệt), Thần đình. Có cảm giác nóng ở mặt, thêm Nội đình. Đau vùng trán thêm Đầu duy, Ấn đường. Đau quanh ổ mắt thêm Đồng tử liêu, Toàn trúc, Ngư yêu, Ty trúc không. Vùng mũi đau thêm Tỵ thông, Cư liêu xuyên Nghinh hương. Đau vùng trước tai thêm Nhĩ môn, Thính hội. Đau quanh vùng môi thêm Nhân trung, Thừa tương, Địa thương.
+ Can Uất Hoá Hoả: Dễ tức giận, uất ức kèm một bên đầu hoặc mặt đau rát. Gặp nóng càng tăng. Đôi khi đau gây nên đau đầu. Mặt đỏ, mắt đỏ. Nặng hơn các cơ co giật, hoặc co thắt từng cơn ở vùng bệnh, đôi khi giữa các cơn người bệnh lại cảm thấy bình thường, miệng đắng, họng khô, bứt rứt, ngực đầy, hông sườn đau, hay mơ, ngủ không yên, nước tiểu vàng, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền, Sác.
Điều trị: Thanh Can giải nhiệt, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Chi Tử Thanh Can Tán gia vị: Thạch cao 20g, Xuyên khung 15g, Ngưu bàng tử, Sài hồ, Bạch thược, Zf quy, Chi tử, Đơn bì, Cương tằm, Hoàng cầm đều 9g, Hoàng liên 3g.
(Xuyên khung, Thạch cao là hai vị thuốc đặc hiệu dùng trị đau ở đầu mặt do phong nhiệt gây nên, nhất là nhiệt ở kinh Thiếu dương và Quyết âm và Dương minh. Xuyên khung đưa khí lên trê, hoạt huyết, chỉ thống còn Thạch cao trừ nhiệt; Bạch thược hợp với Sài hồ giải Can uất; Bạch thược hợp với Đương quy dưỡng huyết, ngừa cho Can khỏi bị uất. Đương quy hoạt huyết; Chi tử, Đơn bì là cặp nối đặc hiệu để thanh nhiệt hoá uất ở Can, thêm Hoàng cầm, Hoàng liên hỗ trợ càng tăng tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp ở Can và Vị. Ngô công, Cương tằm thông kinh, hoạt lạc, giảm đau; Ngưu bàng tử là vị thuốc chủ yếu trị đầu và mặt đau do nhiệt.
Châm Cứu: Hợp cốc, Hành gian, Túc lâm khấp. Huyệt cục bộ vùng đau.
Nhánh I: Toàn trúc xuyên Ngư yêu, Ty trúc không xuyên Ngư yêu, Thái dương, Dương bạch, Nghinh hương, A thị huyệt. Mỗi lần điều trị chọn 2-3 huyệt, và thay đổi để châm.
Nhánh II: Tứ bạch, Cư liêu, Quyền liêu, Nghinh hương, Hạ quan, A thị huyệt. Mỗi lần điều trị chọn 2-3 huyệt, và thay đổi để châm.
Nhánh III: Giáp xa, Đại nghinh, Địa thương, Thừa tương, Giáp thừa tương, Hạ quan, A thị huyệt. Mỗi lần điều trị chọn 2-3 huyệt, và thay đổi để châm.
(Hợp cốc là một trong ‘Lục tổng huyệt’ trị vùng mặt, miệng. Châm tả để hành khí, chỉ thống. Châm tả Hành gian, Túc lâm khấp để thanh Can, tiết nhiệt. Châm tả huyệt cục bộ để thông kinh hoạt lạc, chỉ thống dựa theo ý ‘Thống tắc bất thống’).
Đau nhiều hoặc đau không ngủ được thêm Thần môn (Nhĩ huyệt), Thần đình. Có cảm giác nóng ở mặt, thêm Nội đình. Đau vùng trán thêm Đầu duy, Ấn đường. Đau quanh ổ mắt thêm Đồng tử liêu, Toàn trúc, Ngư yêu, Ty trúc không. Vùng mũi đau thêm tỵ thông, Cư liêu xuyên Nghinh hương. Đau vùng trước tai thêm Nhĩ môn, Thính hội. Đau quanh vùng môi thêm Nhân trung, Thừa tương, Địa thương.
+ Đờm Ngưng Ngăn Trở: Một bên đầu hoặc bên mặt đau dữ dội kèm đầu nặng hoặc đau dẫn đến tê, mất cảm giác, cảm thấy tê trong miệng, lưỡi xanh nhạt, rêu lưỡi nhờn, mạch Huyền, Nhu, Tế.
Điều trị: Khoát đờm, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Nhị Trần Thang và Thông Khiếu Hoạt Huyết Thang gia giảm: Xuyên khung, Bạch chỉ đều 15g, Bán hạ 12g, Đào nhân, Hồng hoa, Xích thược, Phục linh, Trần bì đều 9g, Cam thảo 3g, Sinh khương 2 lát.
(Bán hạ, Phục linh, Trần bì, Cam thảo, Sinh khương hoá đờm; Xuyên khung hành khí, hoạt huyết, hoá ứ, chỉ thống đặc biệt ở vùng đầu, mặt; Bạch chỉ khu phong vùng mặt, nhất là ở kinh Ddaị trường và kinh Vị: Đào nhân, Hồng hoa, Chỉ xác, Xuyên khung hoạt huyết, hoá ứ, chỉ thống. Đau nhiều thêm Bạch phụ tử 9g, Tế tân 3g. đau cố định thêm Thổ miết trùng, Tam thất đều 3g (tán bột, hoà với nước thuốc uống). Tê, mất cảm giác thêm Bạch phụ tử 9g, Tạo giác 5g. Đau lâu ngày không chịu được thêm Toàn yết (để cả đuôi), Ngô công đều 2g, Cương tằm 3g (tán bột, hoà nước thuốc uống). Tỳ hư thêm Bạch truật 9g, Hoàng kỳ 15g. Ứa nước miếng trong, ít đờm thêm Tế tân 3g, Can khương 6g. Ăn kém, khó tiêu, nôn mửa do uống thuốc này thêm Mạch nha, Chỉ xác đều 9g. Can uất khí trệ thêm Thanh bì, Hương phụ đều 9g, Xuyên luyện tử 5g.
Châm Cứu: Hợp cốc, Tam âm giao, Phong long, Huyệt cục bộ vùng đau.
Nhánh I: Toàn trúc xuyên Ngư yêu, Ty trúc không xuyên Ngư yêu, Thái dương, Dương bạch, Nghinh hương, A thị huyệt. Mỗi lần điều trị chọn 2-3 huyệt, và thay đổi để châm.
Nhánh II: Tứ bạch, Cư liêu, Quyền liêu, Nghinh hương, Hạ quan, A thị huyệt. Mỗi lần điều trị chọn 2-3 huyệt, và thay đổi để châm.
Nhánh III: Giáp xa, Đại nghinh, Địa thương, Thừa tương, Giáp thừa tương, Hạ quan, A thị huyệt. Mỗi lần điều trị chọn 2-3 huyệt, và thay đổi để châm.
(Hợp cốc là ‘Lục Tổng Huyệt’ trị bệnh vùng đầu mặt, châm tả để hành khí, chỉ thống; Tam âm giao hoạt huyết, hoá ứ toàn thân, phối hợp với Hợp cốc tác dụng càng mạnh. Hai huyệt này hành khí, hoạt huyết mạnh ở vùng mặt. Phong long hoá đờm. Tả các huyệt cục bộ để thông kinh, hoạt lạc, chỉ thống).
Đau nhiều hoặc đau không ngủ được thêm Thần môn (Nhĩ huyệt), Thần đình. Có cảm giác nóng ở mặt, thêm Nội đình. Đau vùng trán thêm Đầu duy, Ấn đường. Đau quanh ổ mắt thêm Đồng tử liêu, Toàn trúc, Ngư yêu, Ty trúc không. Vùng mũi đau thêm tỵ thông, Cư liêu xuyên Nghinh hương. Đau vùng trước tai thêm Nhĩ môn, Thính hội. Đau quanh vùng môi thêm Nhân trung, Thừa tương, Địa thương.
+ Đờm Hoả Thượng Xung: Đau tức, rát từng cơn ngắn, căng trướng, đau nhiều khi ăn, thích chườm cay ấm lên vùng đau, miệng khô nhưng không thích uống, đầu nặng, ngực bụng đầy trướng, thỉnh thoảng nôn ra đờm, nước chua, đắng, miệng đắng, dễ tức giận, cáu gắt, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Huyền Hoạt, Sác.
Điều trị: Hoá đờm, thanh nhiệt, thông kinh hoạt lạc, chỉ thống. Dùng bài Hoàng Liên Ôn Đởm Thang gia vị: Xuyên khung, Diên hồ sách đều 15g, Phục linh 12g, Bán hạ, Trần bì, Chỉ thực, Trúc nhự, Nam tinh, Thiên ma, Đan sâm đều 9g, Hoàng liên 6g, Cam thảo 3g, Đại táo 3 trái.
(Bán hạ, Phục linh, Trần bì, Cam thảo (Nhị Trần Thang) là bài thuốc chính để trị đờm; Trúc nhự, Đởm nam tinh thanh nhiệt, hoá đờm; Chỉ thực hành khí, giúp quét sạch đờm; Hoàng liên vị rất đắng, tính lạnh, tả hoả và thanh nhiệt mạnh; Thiên ma trị phong đờm ngăn trở ở kinh mạch; Xuyên khung, Đan sâm, Diên hồ sách hoạt huyết, hoá ứ do đờm ngăn trở trong kinh mạch, chỉ thống.
Sốt cao thêm Hoàng cầm 9g, Thiên trúc hoàng 5g. Vị có nhiệt thêm Tri mẫu 9g, Thạch cao 20g.
Châm Cứu: Hợp cốc, Phong long, Nội đình. Huyệt cục bộ vùng đau.
Nhánh I: Toàn trúc xuyên Ngư yêu, Ty trúc không xuyên Ngư yêu, Thái dương, Dương bạch, Nghinh hương, A thị huyệt. Mỗi lần điều trị chọn 2-3 huyệt, và thay đổi để châm.
Nhánh II: Tứ bạch, Cư liêu, Quyền liêu, Nghinh hương, Hạ quan, A thị huyệt. Mỗi lần điều trị chọn 2-3 huyệt, và thay đổi để châm.
Nhánh III: Giáp xa, Đại nghinh, Địa thương, Thừa tương, Giáp thừa tương, Hạ quan, A thị huyệt. Mỗi lần điều trị chọn 2-3 huyệt, và thay đổi để châm.
(Hợp cốc một trong ‘Lục tổng huyệt’ trị vùng mặt, miệng. Châm tả để hành khí, chỉ thống vùng mặt. Phong long hoá đờm. Phong long hợp với Nội đình để thanh nội nhiệt, hoá đờm. Hợp cốc (còn được coi là huyệt đặc hiệu) trị đau và nhiệt ở hàm trên. Châm tả huyệt cục bộ để thông kinh hoạt lạc, chỉ thống dựa theo ý ‘Thống tắc bất thống’).
Đau nhiều hoặc đau không ngủ được thêm Thần môn (Nhĩ huyệt), Thần đình. Có cảm giác nóng ở mặt, thêm Nội đình. Đau vùng trán thêm Đầu duy, Ấn đường. Đau quanh ổ mắt thêm Đồng tử liêu, Toàn trúc, Ngư yêu, Ty trúc không. Vùng mũi đau thêm tỵ thông, Cư liêu xuyên Nghinh hương. Đau vùng trước tai thêm Nhĩ môn, Thính hội. Đau quanh vùng môi thêm Nhân trung, Thừa tương, Địa thương.
+ Khí Hư Huyết Ứ: Mặt đau, đau liên tục thời gian dài, đau dữ dội không chịu nổi, đau một chỗ cố định chứ không lan toả, mặt xám, khi đau có kèm giật giật, tay chân tê, sợ gió, tự ra mồ hôi, hơi thở ngắn, ngại nói, tiếng nói nhỏ, yếu, da mặt trắng nhạt, lưỡi có điểm ứ huyết, mạch Trầm, Tế, Nhược.
Điều trị: Ích khí, hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Thuận Khí Hoà Trung Thang gia vị: Hoàng kỳ, Xuyên khung đều 15g, Đảng sâm, Bạch truật, Đương quy, Bạch thược, Xích thược, Địa long, Mạn kinh tử đều 9g, Trần bì, Cam thảo đều 6g, Thăng ma 4,5g, Sài hồ, Tế tân đều 3g.
(Bài Thuận Khí Hoà Trung Thang gia vị là một biến thể của bài Bổ Trung Ích Khí Thang. Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật, Cam thảo bổ trung, ích khí; Sài hồ thăng ma thăng dương khí để nuôi dưỡng trên mặt; Trần bì lý khí; Đương quy hoà huyết. Hoàng kỳ, Đương quy, Bạch thược dưỡng huyết trong kinh mạch; Đương quy, Xuyên khung, Xích thược hoạt huyết ứ trệ trong kinh mạch; Mạn kinh tử, Tế tân chỉ thống ở vùng đầu, mặt; Địa long thông kinh, hoạt lạc, chỉ thống).
Bệnh lâu ngày xâm nhập vào kinh mạch thêm Toàn yết, Ngô công và Cương tằm đều 6g.
Nếu chỉ có huyết ứ, khí hư, thay bài Thuận Khí Hoà Trung Thang gia vị bằng bài Chỉ Kinh Tán gia giảm: Xuyên khung, Địa long, Xích thược, Đơn bì đều 15g, Cương tằm 12g, Đương quy, Đào nhân, Hồng hoa đều 9g, Toàn yết, Ngô công đều 6g. đau nhiều thêm Băng phiến 1g (tán bột, hoà vào nước thuốc uống).
Châm Cứu: Hợp cốc, Tam âm giao, Túc tam lý. Huyệt cục bộ vùng đau.
Nhánh I: Toàn trúc xuyên Ngư yêu, Ty trúc không xuyên Ngư yêu, Thái dương, Dương bạch, Nghinh hương, A thị huyệt. Mỗi lần điều trị chọn 2-3 huyệt, và thay đổi để châm.
Nhánh II: Tứ bạch, Cư liêu, Quyền liêu, Nghinh hương, Hạ quan, A thị huyệt. Mỗi lần điều trị chọn 2-3 huyệt, và thay đổi để châm.
Nhánh III: Giáp xa, Đại nghinh, Địa thương, Thừa tương, Giáp thừa tương, Hạ quan, A thị huyệt. Mỗi lần điều trị chọn 2-3 huyệt, và thay đổi để châm.
(Hợp cốc một trong ‘Lục tổng huyệt’ trị vùng mặt, miệng. Châm tả để hành khí, chỉ thống vùng mặt. Tam âm giao hoạt huyết khứ ứ toàn thân. Hai huyệt này phối hợp có tác dụng hành khí, hoạt huyết mạnh vùng đầu mặt; Bổ Túc tam lý để ích khí. Châm tả huyệt cục bộ để thông kinh hoạt lạc, chỉ thống dựa theo ý ‘Thống tắc bất thống’).
Đau nhiều hoặc đau không ngủ được thêm Thần môn (Nhĩ huyệt), Thần đình. Có cảm giác nóng ở mặt, thêm Nội đình. Đau vùng trán thêm Đầu duy, Ấn đường. Đau quanh ổ mắt thêm Đồng tử liêu, Toàn trúc, Ngư yêu, Ty trúc không. Vùng mũi đau thêm tỵ thông, Cư liêu xuyên Nghinh hương. Đau vùng trước tai thêm Nhĩ môn, Thính hội. Đau quanh vùng môi thêm Nhân trung, Thừa tương, Địa thương.
+ Âm Hư Dương Kháng, Huyết Ứ: Đau dữ dội, đau rát một chỗ ở một bên mặt, bên đầu, sốt về chiều, gò má đỏ, chóng mặt, tai ù. Lưng đau, gối mỏi, bứt rứt, mắt đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc khô, mạch Huyền, Tế, Sác.
Điều trị: Tư âm, bổ Thận, thanh nhiệt, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Địa Hoàng Thạch Cao Thang: Sinh địa, Thạch cao, Huyền sâm đều 30g, Bạch thược 24g, Một dược 15g, Khương hoạt 6g, Tế tân, Thiên ma đều 3g.
(Sinh địa lương huyết; Thạch cao thanh phần khí. Hai huyệt phối hợp để tả hư nhiệt do âm hư gay nên; Huyền sâm, Bạch thược hỗ trợ dưỡng âm, thanh hư nhiệt; Khương hoạt, Tế tân, Thiên ma thông kinh, hoạt lạc, chỉ thống, nhất là ở vùng phần trên cơ thể.
Phía trên một bên mặt đau nhiều thêm Xuyên khung 15g. Phía dưới một bên mặt đau nhiều thêm Tri mẫu 15g. mặt giật giật thêm Câu đằng 15g, Ngô công 6g. mắt đỏ, chảy nước mắt thêm Cúc hoa 15g, Hoàng cầm 9g.
Âm hư, Can phong nội động gây tê, co giật vùng bệnh dùng bài Thiên Ma Câu Đằng Ẩm: Bạch thược 30g, Dạ giao đằng 20g, Câu đằng, Thạch quyết minh đều 18g, Xuyên ngưu tất, Ích mẫu thảo đều 15g, Phục thần, Bạch tật lê đều 12g, Thiên ma, Chi tử, Hoàng cầm, Sơn thù, Đỗ trọng đều 9g.
Châm Cứu: Hợp cốc, Phục lưu, Tam âm giao. Huyệt cục bộ vùng đau.
Nhánh I: Toàn trúc xuyên Ngư yêu, Ty trúc không xuyên Ngư yêu, Thái dương, Dương bạch, Nghinh hương, A thị huyệt. Mỗi lần điều trị chọn 2-3 huyệt, và thay đổi để châm.
Nhánh II: Tứ bạch, Cư liêu, Quyền liêu, Nghinh hương, Hạ quan, A thị huyệt. Mỗi lần điều trị chọn 2-3 huyệt, và thay đổi để châm.
Nhánh III: Giáp xa, Đại nghinh, Địa thương, Thừa tương, Giáp thừa tương, Hạ quan, A thị huyệt. Mỗi lần điều trị chọn 2-3 huyệt, và thay đổi để châm.
(Hợp cốc một trong ‘Lục tổng huyệt’ trị vùng mặt, miệng. Châm tả để hành khí, chỉ thống vùng mặt. Phục lưu là huyệt Kim của kinh Thận, bổ huyệt này để bổ Thận; Tam âm giao là huyệt hội của ba kinh âm ở chân. Châm bổ để bổ Tỳ, Can, Thận âm. Châm tả huyệt cục bộ để thông kinh hoạt lạc, chỉ thống dựa theo ý ‘Thống tắc bất thống’).
Đau nhiều hoặc đau không ngủ được thêm Thần môn (Nhĩ huyệt), Thần đình. Có cảm giác nóng ở mặt, thêm Nội đình. Đau vùng trán thêm Đầu duy, Ấn đường. Đau quanh ổ mắt thêm Đồng tử liêu, Toàn trúc, Ngư yêu, Ty trúc không. Vùng mũi đau thêm tỵ thông, Cư liêu xuyên Nghinh hương. Đau vùng trước tai thêm Nhĩ môn, Thính hội. Đau quanh vùng môi thêm Nhân trung, Thừa tương, Địa thương.
Tham Khảo: Châm Cứu Điều Trị
+ Sơ đạo kinh khí ở vùng đau. Huyệt chính: Thái dương, Toàn trúc, Tứ bạch, Hạ quan, Hiệp Thừa Tương. Huyệt phụ: Hợp cốc, Nội đình, Thái xung, Túc tam lý, Ngoại quan, Hiệp khê, Phong trì.
Cách châm:
- Nhánh 1 đau: dùng huyệt Thái Dương hoặc Toàn trúc. Châm Toàn trúc mũi kim phải hướng ra ngoài để truyền cảm giác ra vùng trán.
- Nhánh 2 đau: dùng Tứ bạch, mũi kim phải hướng lên, ra ngoài, cho lan truyền cảm giác đến môi trên.
- Nhánh 3 đau: lấy Hạ quan, Hiệp Thừa Tương. Châm Hiệp Thừa Tương mũi kim phải hướng xuống, vào phía trong để dẫn cảm giác đến môi dưới.
Tất cả lưu kim 15 phút.
Ý nghĩa: Thái Dương, Toàn trúc,Tứ Bạch, Hạ Quan, Hiệp thừa tương đều ở vùng của dây thần kinh tam thoa ở mặt, đó là các huyệt cục bộ, để sơ thông kinh khí vùng đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Ngoại cảm phong tà thêm Hợp cốc và Ngoại quan để giải biểu, khu phong. Hoả của Can, Vị bốc lên thêm Thái xung, Nội đình để thanh tiết Hoả của Can, Vị. Âm hư Hoả vượng thêm Thái khê để dục âm, phối Phong trì để tiềm dương.
+ Nhánh 1 đau: Dương bạch, Thái Dương, Toàn trúc, Ngoại quan. Nhánh 2 đau: Tứ bạch, Cự liêu, Nhân trung, Hợp cốc. Nhánh 3 đau: Hạ quan, Giáp xa, Thừa tương, Nội đình (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
+ Dương bạch, Toàn trúc, Tứ bạch, Thượng tinh, Hạ quan, Giáp xa, Quyền liêu, Thừa tương (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
+ Huyệt chính: Tam gian, Hợp cốc, phối hợp với:
Nhánh 1 đau: Thái Dương, Thượng quan, Dương bạch, Toàn trúc. Nhánh 2 đau: Đồng tử liêu, Tứ bạch, Hạ quan, Quyền liêu, Cự liêu.
Nhánh 3 đau: Giáp xa, Đại nghinh, Thính hội.
Mỗi lần dùng 1 huyệt chính, thêm 1-2 huyệt phụ ở 3 nhánh (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).
+ Huyệt chính: Đồng tử liêu, Hợp cốc, Thái Dương. Phối hợp với Ấn đường. Châm đến khi có cảm giác tê, trướng là được (‘Trung Y Tạp Chí’ năm 1955)
+ Nhóm 1: Tứ bạch, Đồng tử liêu, Ế phong, Giáp xa, Toàn trúc, Khúc sai, Dương bạch, Ế phong, Hạ quan, Ty trúc không.
Nhóm 2: Thính cung, Giáp xa, Đại nghinh, Ế phong, Thiên dung (Tân Châm Cứu Học).
+ Huyền lư, Nhân trung, Nghinh hương, Hạ quan, Hợp cốc (Châm Cứu Học Giản Biên).
+ Tam gian, Tứ bạch (Châm Cứu Học HongKong).
+ Thông Kinh Hoạt Lạc. Châm A Thị huyệt, Ế phong hoặc Phong trì, Hợp cốc.
(Các A Thị huyệt gồm: Dương bạch, Tứ bạch, Nghinh hương, Địa thương, Thừa tương). Châm A Thị huyệt nào đau nhất, vê mạnh. Nếu đau không gia?m châm huyệt thứ 2... cách ngày châm 1 lần.
Ý nghĩa: A Thị huyệt để thông kinh khí ở các kinh bị tà khí làm trở ngại; Ế phong, Phong trì, Hợp cốc để giải biểu khu tà (Châm Cứu Học Việt Nam).
+ Thái dương, Phong trì, Hạ quan, Giáp xa, Hợp cốc (‘Thiểm Tây Trung Y Tạp Chí 1985, 460).
+ Nhánh 1: Ngư Yêu, Nhánh 2: Tứ bạch, Nhánh 3: Hạ quan hợp với Hiệp Thừa tương (Trung Y Tạp Chí 1987, 53).
+ Nhánh 1: Toàn trúc hợp với Đầu duy, Dương bạch. Nhánh 2: Tứ bạch, Quyền liêu. Nhánh 3: Giáp xa, Hạ quan, Quyền liêu(‘Tứ Xuyên Trung Y Tạp Chí’ 1987, 47).
+ Nhánh 1 đau: Thái dương, Thượng quan, Dương bạch, Toàn trúc. Nhánh 2 đau: Đồng tử liêu, Tứ bạch, Hạ quan, Quyền liêu. Nhánh 3 đau: Giáp xa, Đại nghinh (‘Giang Tô Trung Y Tạp Chí’ 1986, 33).
+ Nhánh 1 đau: Thái Dương xuyên Dương bạch, Dương Bạch xuyên Ấn Đường.
Nhánh 2 đau: Quyền liêu, Nghinh hương xuyên Tứ bạch hoặc Nghinh hương xuyên Quyền liêu, Quyền liêu xuyên Hạ quan. Nhánh 3 đau: Địa thương xuyên Giáp xa, Thừa tương xuyên Địa thương, Địa thương xuyên Nhân trung (‘Trung Tây Kết Hợp Tạp Chí’ 1985, 609).
+ Sơ thông kinh lạc, gia?m đau, châm ta? Hạ quan, Phong trì hoặc Ế phong, Hợp cốc. Nhánh 1: Thêm Ngư yêu. Nhánh 2: thêm Tứ bạch. Nhánh 3: thêm Địa thương (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).
Tham Khảo
+ Nguyên nhân chủ yếu của chứng Thần Kinh Tam Thoa đau chủ yếu là do huyết ứ ngăn trở trong kinh mạch gây nên, vì vậy, một số vị thuốc do côn trùng Toàn yết, Ngô công, Cương tằm, Địa long rất quan trong trong việc điều trị.
Điều Dưỡng
+ Nếu bệnh do nhiệt gây nên, kiêng ăn các thức ăn cay, nóng, chiên xào, mỡ, rượu
+ Nếu bệnh do đờm gây nên, kiêng ăn mỡ béo, thức ăn chiên xào, không dùng những thức uống quá ngọt: nước ngọt có gas (để tránh làm tổn thương Tỳ Vị).
+ Nếu bệnh do Can khí uất kết, tránh tức giận, uất ức, giữ cho tinh thần thư thái, nên tập thư giãn, thiền, yoga….
+ Theo các nhà nghiên cứu, châm hoặc dùng thuốc đều có kết quả trong việt điều trị vì vậy, có thể dùng một trong hai phương pháp trên. Trừ một số trường hợp cần rút ngắn thời gian điều trị, có thể phối hợp vừa uống thuốc vừa châm.
+ Điều trị bằng châm cứu, một số thầy thuốc cho rằng phải kích thích mạnh nhất là các huyệt Hạ quan, Giáp xa, Tứ bạch, Toàn trúc, lưu kim 1 giờ mỗi lần châm. Nếu chỉ dùng châm, mỗi tuần châm tối thiểu 2 lần, được ba lần thì tốt hơn. Dù huyệt Hạ quan là huyệt chính của nhánh thứ hai và ba nhưng nó cũng vẫn được dùng khi trị nhánh I. Để giảm đau, có thể châm Nội quan xuyên Ngoại quan và thêm Thần môn (Nhĩ châm), Thần đình.
+ Nhiều phương thuốc điều trị thần kinh tam thoa đau đã dùng vị Xạ hương. Dù Xạ hương rất mạnh và có hiệu quả nhưng rất mắc, khó mua, vì vậy, nhiều thầy thuốc đã thay bằng Tế tân và Băng phiến.


1 nhận xét: