Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

VIÊM THẦN KINH NGOẠI BIÊN (Đa Phát Tính Thần Kinh Viêm)

Đa Phát Tính Thần Kinh Viêm còn gọi là Chu Vi Thần Kinh Viêm.
Là loại bệnh đầu ngón tay chân có cảm giác tê, giảm các giác.
Đông y dựa vào chứng trạng biểu hiện, cho rằng do thấp tà lưu chú ở tứ chi, kinh lạc bị trở trệ, khí huyết ứ trệ gây nên.
Nguyên Nhân
Thường do cảm nhiễm, bị tổn thương, trúng độc, dinh dưỡng kém gây nên. Tuy nhiên do cảm nhiễm (cảm cúm, quai bị, nhiễm siêu vi…) và trúng độc (chì, Kali, rượu…) thường gặp nhiều hơn.
YHCT căn cứ vào chứng trạng biểu hiện, cho rằng do thấp tà lưu ở tay chân, kinh lạc bị ngăn trở, khí huyết ứ trệ gây nên bệnh.
Bệnh có liên hệ với Tỳ vì Tỳ chủ tứ chi. Nếu Tỳ không vận hoá được thì thấp trọc đình trệ lại, làm cho công năng vận hành khí huyết của các kinh lạc bị ngăn trở gây nên bệnh.
Triệu Chứng
Lúc đầu chân tay có cảm giác tê trướng hoặc đau nhức và như kiến bò, về sau cảm giác đó lan ra khắp người. Cảm giác ở các đầu chi giảm dần, có khi mất hẳn cảm giác, khó vận động, cơ nhục teo, cổ tay hoặc cổ chân bại, liệt, phản xạ gân yếu đi hoặc mất đi, da có cảm giác lạnh, nhiều mồ hôi hoặc không mồ hôi. Đặc điểm là phát bệnh cả hai bên cơ thể và chứng trạng ở đầu chi rõ hơn là gốc chi. Nếu viêm thần kinh do trúng độc chất chì thường thấy cổ tay bị bại xụi. Trúng độc chất Kali thì chi dưới thường bị tổn thương, đau dữ dội, cảm giác bị giảm hoặc mất đi. Nếu viêm thần kinh do thiếu sinh tố B1 thì cảm giác và vận động ở chi dưới thường nặng hơn ở tay, cơ bắp chân ấn rất đau.
Điều trị:
+ Sơ kinh hoạt lạc. Huyệt chính: Kiên ngung, Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc (chi trên), Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Huyền chung, Tam âm giao (chi dưới).
Huyệt phụ: Bát tà, Dương trì, Dưỡng lão, Hậu khê, Thiếu hải, Thái bạch, Lậu cốc, Yúc Tam Lý, Giải khê, Bát phong.
Có thể châm mỗi ngày một lần. Bệnh nhẹ 2 ngày châm một lần, liên tục 15 ngày đến 1 tháng. Kích thích vừa (Châm Cứu Học Thượng Hải).
+ Tay tê, không có cảm giác: Khúc trì, Chi câu, Nhu hội, Uyển cốt, Trử liêu (Tư Sinh Kinh).
+ Hai chân dại: Dương phụ, Dương giao, Tuyệt cốt, Hành gian, Côn lôn, Khâu khư (Châm Cứu Đại Thành).
+ Đa phát tính thần kinh viêm:
Tổ I: Khúc trì thấu Thiếu hải, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền thấu Âm lăng tuyền, Giải khê thấu Thân mạch.
Tổ II: Nội quan thấu Ngoại quan, Hợp cốc thấu Lao cung, Hoa đà giáp tích (Lưng, đùi).
Tổ III: Thủ tam lý, Dưỡng lão, Thượng liêu, Uỷ trung Huyền chung thấu Tam âm giao.
Kích thích mạnh. Mỗi ngày châm một lần. Ba tổ luân phiên sử dụng. 10-15 ngày là một liệu trình (Thường Dụng Tân Y Liệu Pháp Thủ Sách).
+ Đa phát tính thần kinh viêm: Đại chuỳ, Thân trụ, Chí dương, Quyết âm du, Thận du, Khúc trì, Ngoại quan, Dương lăng, Côn lôn (Trung Quốc Châm Cứu Học).
Nhĩ Châm
+ Vùng tương ứng với vùng bệnh, Thần môn, Giao cảm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Đầu Châm
+ Chủ yếu dựa theo chứng trạng. Thường dùng: Vận động khu, Cảm ứng khu, Vận động khu (Châm Cứu Học Thượng Hải).


1 nhận xét: