Hiển thị các bài đăng có nhãn BỆNH VỀ GAN MẬT. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BỆNH VỀ GAN MẬT. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

Đông y trị bệnh kinh phong (Kỳ I)

Kỳ I: Cấp kinh phong
Bệnh kinh phong (còn gọi là giản chứng hoặc kinh giản) là lấy chứng trạng phong rút làm chủ yếu mà gọi chung. Trẻ em từ 3 - 5 tuổi thường mắc phải. Bệnh có 2 loại: cấp kinh phong và mạn kinh phong. Cấp kinh là do nhiệt cực sinh phong. Mạn kinh là do tỳ hư mà can mộc khắc, hại. Tâm chủ kinh. Bệnh kinh phong biến hóa rất nhanh, là loại nguy cấp nhất trong nhi khoa.
Kinh phong thường xuất hiện trạng thái phong rút với 8 chứng hậu mà cổ nhân đã phân chia như sau:
1. Súc: là cẳng co duỗi khó khăn.
2. Nặc: là 10 ngón tay co rút, nắm chặt.
3. Xiết: là cánh tay và vai co rút lại.
4. Chiên: là chân tay run rẩy.
5. Toán: là mắt trợn, hai mắt nhìn ngược lên trên hoặc nhìn thẳng giống như giận dữ, vẻ mặt lườm lườm.
6. Thị: là tròng mắt chướng đờ, mắt nhìn lệch về bên phải hoặc bên trái, con ngươi mắt lộ ra trơ trơ, không động đậy.
7. Phản: là cổ gáy cứng đờ, uốn ván, ưỡn mình.
8. Dẫn: là tay chân co kéo, giương tay như giương cung.
Cấp kinh hay mạn kinh đều có những trạng thái nói trên. Nhưng bệnh được chia ra thuộc dương chứng và âm chứng. Đó là theo nguyên lý: dương động mà nhanh; âm tĩnh mà chậm. Hễ bệnh phát nhanh, chứng trạng hữu dư là thuộc dương, thuộc nhiệt, thuộc thực, đều gọi là cấp kinh phong.
Nguyên nhân:
- Cơ thể da dẻ của trẻ còn non yếu nên dễ cảm nhiễm tà khí phong hàn từ ngoài theo kinh mạch vào trong mà hóa nhiệt, hóa hỏa, nhiễu động can đởm phát ra chứng kinh.
- Do ăn uống, bú mớm không thận trọng. Sữa, thức ăn bị kết tụ lại ở dạ dày, đường ruột làm khí cơ bị tắc nghẽn, khí biến thành hỏa, hỏa hóa ra phong đờm gây thành bệnh kinh.
- Trẻ con thần khí còn yếu ớt hay kinh sợ bỗng đột nhiên gặp phải sự kích thích mạnh ở bên ngoài hoặc bị té ngã, kinh sợ đều có thể gây phát sinh chứng kinh phong.
Đông y trị bệnh kinh phong (Kỳ I)
Vị trí huyệt: - Bách hội: giao điểm đường nối 2 đỉnh tai và đường giữa đầu.- Đại trùy: nằm trên đốc mạch, ngay tại điểm dưới gai đốt sống cổ thứ 7.- Thập tuyên: ở đầu mút 10 ngón tay, cách móng tay độ 0,1 tấc.- Nhân trung: nằm tại ranh giới 1/3 phía trên và 1/3 đoạn giữa rãnh nhân trung nối chính giữa mũi với điểm vành môi trên.
Triệu chứng: Chứng cấp kinh phong chủ yếu trên lâm sàng là phát bệnh nhanh, sốt cao, thần chí hôn mê, hai mắt trực thị, răng cắn chặt, cổ gáy cứng đờ, chân tay co giật, biểu hiện 4 chứng: nhiệt (co giật), đờm (trực thị), phong (méo mồm), kinh (cứng đờ).
Phép chữa: Tùy tình trạng lâm sàng mà dùng bài thuốc thích hợp.
Cảm nhiễm khí độc của phong hàn:
Bình can tức phong, lương huyết giải độc, thanh tâm dưỡng âm.


Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

CÁC DẤU HIỆU BỆNH LÝ VỀ GAN VÀ CÁCH PHÁT HIỆN SỚM CÁC BỆNH VỀ GAN MẬT

Gan là một trong những tạng quan trọng nhất của cơ thể. Nếu chức năng gan hoạt động không tốt. Cơ thể sẽ mắc rất nhiều bệnh. Một số triệu chứng của tổn thương gan mà bạn cần lưu ý nhận ra trước khi quá muộn.

1. Hơi thở "có mùi"Có thể chưa bao giờ bạn nghĩ rằng hơi thở "có mùi" lại có thể là một dấu hiệu của tổn thương gan. Nếu gan của bạn không hoạt động tốt thì miệng thường có mùi. Tình trạng này là do cơ thể sản sinh quá nhiều ammonia.

2. Quầng thâm quanh mắt và mỏi mắt: Chức năng gan bị tổn thương có thể liên quan với tổn thương da và mệt mỏi ở mắt. Da dưới mắt cũng phản ánh tình trạng sức khỏe của con người. Nếu bạn thấy rất khó để khỏi quầng thâm mắt và mỏi mắt thì hãy đi khám bác sĩ ngay. Đó có thể là một dấu hiệu của tổn thương gan.

3. Các vấn đề nghiêm trọng về tiêu hóa: Nếu gan chứa nhiều chất béo, bạn sẽ không thể tiêu hóa cả nước. Tuy nhiên, các vấn đề về tiêu hóa ở mức nhẹ song xảy ra trong khoảng thời gan đều đặt thì cũng có thể là chỉ báo cho thấy gan bị tổn thương.
4. Thay đổi về màu da: Những thay đổi ở màu da có thể xảy ra là do tổn thương gan. Những đốm trắng trên da có thể xuất hiện khi chức năng gan hoạt động không tốt.
5. Phân và nước tiểu màu ngăm đen: Những người có các vấn đề về mất nước thường có phân và nước tiểu màu nâu sậm. Ngoài triệu chứng của mất nước thì hiện tượng này cũng là chỉ báo về chức năng gan hoạt động không tốt.
6. Mắt và móng tay bị vàngKhi màu trắng của mắt và của móng tay ngả sang màu vàng thì bạn nên đi khám bác sỹ ngay để được chữa trị kịp thời.
7. Trướng bụngGan sẽ to lên do nhiễm trùng hoặc tổn thương gan. Nếu bệnh tình không được điều trị, dạ dày của bạn cũng sẽ phình lên.

Để giúp gan khỏe mạnh, bạn nên tránh các thói quen ăn uống không lành mạnh, đặc biệt là những thức ăn chứa nhiều chất béo. Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước và ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe như rau và trái cây hoặc nếu có điều kiện, nên dùng các sản phẩm có chức năng thải độc cho gan và thanh lọc cơ thể.

Việc điều trị bệnh gan, mật được quyết định rất lớn bởi thời gian chuẩn đoán. Chính vì vậy, chuẩn đoán sớm một cách chính xác là một nhân tố mấu chốt để chữa trị các bệnh về gan, mật. Do vậy cần phải tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh về gan, mật từ đó có thể tiến hành điều trị sớm

1) Tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ

Để phát hiện một cách sớm nhất các bệnh về gan, mật, nên thường xuyên tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nội dung kiểm tra bao gồm:

a) Xét nghiệm tiêu chí viêm gan:

Khi xét nghiệm viêm gan cần xét nghiệm một số chỉ số sau:
HbsAg: Kháng nguyên bề mặt viêm gan B
HbsAb: Kháng thể bề mặt viêm gan B
HBeAg: Kháng nguyên e viêm gan B
HbeAb: Kháng thể e viêm gan B
HbcAb: Kháng thể nhân viêm gan B

b) Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan

Xét nghiệm chức năng gan để giúp bác sĩ đưa ra một vài nhận định rằng: Đang có vấn đề gì đó về gan.

Xét nghiệm chức năng gan bao gồm nhiều xét nghiệm máu khác nhau để kiểm tra nồng độ men gan; bilirubin; và protein gan.

Thông thường những người có kết quả xét nghiệm viêm gan thể hiện dương tính hoặc có tiền sử uống rượu, sử dụng thuốc, nếu xuất hiện chỉ số men gan tăng cao có thể cho thấy đã bị mắc bệnh viêm gan.

c) Xét nghiệm chuẩn đoán ung thư gan

Các xét nghiệm thường được làm để chuẩn đoán ung thư gan là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-FP, khi AFP cao trêm 500 microgam/ml thì được gợi ý tới ung thư gan.

Ngoài ra, các xét nghiệm chuẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp CT scaner ổ bụng có tác dụng xác định vị trí và sự xâm lấn của khối u gan. Xét nghiệm sinh thiết gan bằng chọc kim nhỏ đơn thuần hoặc sự hướng dẫn của siêu âm để chuẩn đoán mô bệnh học.

2) Dấu hiện của các bệnh gan, mật thời kỳ đầu

Nếu thấy xuất hiện một số hiện tượng dưới đây, có thể bạn đã bị mắc bệnh gan, mật:

a) Đau bụng: Đau bụng vùng trên kéo dài (đặc biệt là vùng bụng bên phải), đau âm ỉ, đau một chỗ, đau nhiều chỗ có thể đau lan cả vùng lưng bên phải. Sau khi ăn những đồ ăn béo có hàm lượng dầu mỡ cao thì càng đaudữ dội hơn.

b) Vàng da: Là triệu chứng chủ yếu của bệnh sỏi mật, có thể kèm theo các hiện tượng ớn lạnh, phát sốt, có sự tổn thương về gan như viêm gan, xơ gan cũng có thể xuất hiện vàng da.

c) Tiêu hóa không tốt: Trướng bụng, ợ chua, sợ ăn dầu mỡ, cơ thể mệt mỏi. Có thể buồn nôn, nôn mửa, khó chịu vùng bụng, đi ngoài (tiêu chảy).

d) Triệu chứng ngoài gan: Có thể nổi mẩn ngứa, viêm khớp, đau khớp. Kèm theo các triệu chứng giống như bị cảm cúm: Ớn lạnh, phát sốt. Còn có thể sút cân, suy kiệt cơ thể.


e) Thể trọng: Thể trọng giảm sút, bụng trướng nước, chảy máu chân răng, chảy máu cam; da nổi mẩm hoặc xuất huyết, bầm tìm…. Đối với nữ giới thì thường có kinh nguyệt quá nhiều, ở nam giới có hiện tượng vú nở to, có thể bị trở ngại về tình dục, đồng thời có một số biểu hiện về bệnh thần kinh.