VỊ TRÍ VÀ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CỦA NHỮNG HUYỆT THÔNG DỤNGMục tiêu
1. Nêu được định nghĩa của huyệt.
2. Nêu được 4 tác dụng chung (sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán và điều trị) của huyệt.
3. Phân biệt được 3 loại huyệt chính (huyệt trên đường kinh, huyệt ngoài đường kinh, a thị huyệt ).
4. Mô tả được chính xác vị trí 128 huyệt.
5. Liệt kê được tác dụng điều trị của 128 huyệt thông dụng.
6. Phân tích được cơ sở lý luận của những tác dụng điều trị của huyệt.
I. Định nghĩa huyệt
Theo sách Linh khuthiên Cửu châm thập nhị nguyên: “Huyệt là nơi Thần khí hoạt động vào - ra; nó được phân bố khắp phần ngoài cơ thể”.
Có thể định nghĩa huyệt là nơi khí của tạng phủ, của kinh lạc, của cân cơ xương khớp tụ lại, tỏa ra ở phần ngoài cơ thể. Nói cách khác, huyệt là nơi tập trung cơ năng hoạt động của mỗi một tạng phủ, kinh lạc…., nằm ở một vị trí cố định nào đó trên cơ thể con người. Việc kích thích tại những huyệt vị này (bằng châm hay cứu) có thể làm những vị trí khác hay bộ phận của một nội tạng nào đó có sự phản ứng nhằm đạt được kết quả điều trị mong muốn.
Huyệt không những có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động sinh lý và các biểu hiện bệnh lý của cơ thể, mà còn giúp cho việc chẩn đoán và phòng chữa bệnh một cách tích cực.
Theo các sách xưa, huyệt được gọi dưới nhiều tên khác nhau: du huyệt , khổng huyệt , kinh huyệt , khí huyệt , cốt huyệt v.v......Ngày nay huyệt là danh từ được sử dụng rộng rãi nhất.
Các nhà khoa học ngày naychỉ công nhận sự hiện hữu của huyệt vị châm cứu về mặt hiệu quả trị liệu và về mặt điện sinh vật (tham khảo thêm ở phần III - bài mở đầu).
II. Tác dụng của huyệt vị châm cứu theo đông y
A. Tác dụng sinh lý
Huyệt có quan hệ chặt chẽ với kinh mạch và tạng phủ mà nó phụ thuộc. Ví dụ huyệt thái uyên thuộc kinh Phế có quan hệ mật thiết:
− Với kinh Phế
− Với các tổ chức có đường kinh Phế đi qua.
− Với các chức năng sinh lý của tạng Phế.
B. Tác dụng trong bệnh lý
Theo YHCT, huyệt cũng là cửa ngõ xâm lấn của các nguyên nhân gây bệnh từ bên ngoài. Khi sức đề kháng của cơ thể (chính khí) bị suy giảm thì các nguyên nhân bên ngoài (YHCT gọi là tà khí) dễ xâm lấn vào cơ thể qua các cửa ngõ này để gây bệnh.
Mặt khác, bệnh của các tạng phủ kinh lạc cũng được phản ánh ra ở huyệt: hoặc đau nhức tự nhiên, hoặc ấn vào đau, hoặc màu sắc ở huyệt thay đổi (trắng nhợt, đỏ thẫm), hoặc hình thái thay đổi (bong biểu bì, mụn nhỏ hoặc sờ cứng bên dưới huyệt).
C. Tác dụng chẩn đoán
Dựa vào những thay đổi ở huyệt đã nêu trên (đau nhức, đổi màu sắc, co cứng.....) ta có thêm tư liệu giúp chẩn đoán nhất là chẩn đoán vị trí bệnh (ví dụ huyệt tâm du đau hoặc ấn đau làm ta nghĩ đến bệnh ở Tâm).
Những biểu hiện bất thường ở huyệt thường chỉ có giá trị gợi ý cho chẩn đoán. Để có được chẩn đoán xác định cần dựa vào toàn bộ phương pháp chẩn đoán của YHCT.
D. Tác dụng phòng và chữa bệnh
Huyệt còn là nơi tiếp nhận các kích thích khác nhau. Tác động lên huyệt với một lượng kích thích thích hợp có thể làm điều hòa được những rối loạn bệnh lý, tái lập lại hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể.
Tác dụng điều trị này của huyệt tùy thuộc vào mối liên hệ giữa huyệt và kinh lạc tạng phủ, ví dụ: phế du (bối du huyệt của Phế) có tác dụng đối với chứng khó thở, ho…; túc tam lý (hợp huyệt của kinh Vị) có tác dụng đối với chứng đau bụng.
III. Phân loại huyệt
Căn cứ vào học thuyết Kinh lạc, có thể chia huyệt làm 3 loại chính:
1. Huyệt nằm trên đường kinh (huyệt của kinh - kinh huyệt)
Huyệt của kinh là những huyệt trên 12 kinh chính và 2 mạch Nhâm, Đốc. Một cách tổng quát, tất cả các huyệt vị châm cứu đều có những tác dụng chung trong sinh lý và bệnh lý như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, có những huyệt có vai trò quan trọng hơn những huyệt khác trong điều trị và chẩn đoán. Những huyệt này đã được người xưa tổng kết lại và đặt thêm tên cho chúng như nguyên, lạc, khích, ngũ du, bối du… Có thể tạm gọi đây là tên chức vụ của các huyệt vị châm cứu (ngoài tên gọi riêng của từng huyệt). Những huyệt quan trọng này gồm:
Huyệt nguyên
Thường được người thầy thuốc châm cứu xem là “huyệt đại diện” của đường kinh. Mỗi kinh chính có 1 huyệt nguyên.
Vị trí các huyệt nguyên thường nằm ở cổ tay, cổ chân hoặc gần đó.
Do tính đại diện của nguyên huyệt mà chúng thường được dùng để chẩn đoán và điều trị những bệnh hư, thực của tạng, phủ, kinh lạc tương ứng.
Huyệt lạc
Huyệt lạc là nơi khởi đầu của lạc ngang giúp nối liền giữa kinh dương và kinh âm tương ứng, thể hiện được quy luật âm dưong, mối quan hệ trong ngoài, quan hệ biểu lý.
Mỗi kinh chính và 2 mạch Nhâm, Đốc có 1 huyệt lạc. Ngoài ra do tính chất quan trọng của hệ thống Tỳ mà có thêm đại lạc của Tỳ. Tổng cộng có 15 huyệt lạc.
Do đặc điểm giúp nối liền 2 kinh có quan hệ biểu lý mà huyệt lạc thường được dùng để điều trị bệnh của kinh có huyệt đó, đồng thời điều trị cả bệnh của kinh có quan hệ biểu lý với nó.
Huyệt bối du (huyệt du ở lưng)
Những huyệt du ở lưng đều nằm dọc hai bên cột sống, cách đường giữa 1,5 thốn. Những huyệt này đều nằm trên kinh Bàng quang (đoạn ở lưng), nhưng đã được người thầy thuốc xưa đúc kết, ghi nhận có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh ở những tạng phủ khác nhau, ví dụ như phế du là huyệt thuộc kinh Bàng quang nhưng lại có tác dụng chủ yếu trên tạng Phế nên được người xưa xếp vào huyệt du ở lưng của tạng Phế.
Người xưa cho rằng khí của tạng phủ tụ lại ở lưng tại một huyệt du tương ứng.
Huyệt mộ
Huyệt mộ cũng được tổng kết theo cùng nguyên lý như huyệt bối du, nhưng có hai điểm khác:
− Huyệt mộ có vị trí ở ngực và bụng.
− Huyệt mộ nằm trên nhiều đường kinh mạch khác nhau (ví dụ như huyệt thiên xu - huyệt mộ của Đại trường, nằm trên kinh Vị; huyệt trung quản - mộ huyệt của Vị, nằm trên mạch Nhâm).
Huyệt ngũ du
Huyệt ngũ du là nhóm 5 huyệt, có vị trí từ khuỷu tay và gối trở ra đến ngọn chi. Chúng được gọi tên theo thứ tự tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp.
Đặc tính của huyệt ngũ du là có thể điều trị những chứng bệnh của bản kinh rất tốt.
Những huyệt ngũ du thường được sử dụng trong điều trị theo hai cách:
theo tác dụng chủ yếu của từng loại huyệt và theo luật ngũ hành sinh khắc (xin tham khảo thêm chi tiết trong bài Nguyên tắc chọn huyệt)
Huyệt khích
Khích có nghĩa là khe hở, ý muốn diễn đạt đây là những khe nơi mạch khí tụ tập sâu trong cơ thể. Về mặt vị trí, những khích huyệt thường tập trung phân bố ở giữa kẽ gân và xương.
Huyệt khích cũng thuộc vào những yếu huyệt của kinh mạch. Mỗi kinh mạch trong 12 kinh chính đều có một huyệt khích. Ngoài ra mỗi mạch âm kiểu,
Dương kiểu, âm duy, Dương duy cũng có một huyệt khích. Tổng cộng có 16 huyệt khích và tất cả đều nằm trên kinh chính.
Huyệt hội (bát hội huyệt)
Huyệt hội là những huyệt có tác dụng chữa bệnh tốt cho những tổ chức (theo Đông y) của cơ thể. Có 8 loại tổ chức trong cơ thể: tạng, phủ, khí, huyết, xương, tủy, gân, mạch. Vì thế có tên chung là tám hội huyệt (bát hội huyệt).
Tám huyệt hội đều nằm trên kinh chính và mạch Nhâm.
Giao hội huyệt
Là nơi những đường kinh và mạch (2 hoặc nhiều hơn) gặp nhau. Hiện tại, trong các sách châm cứu có tổng cộng 94 giao hội huyệt được liệt kê. Những giao hội huyệt đều nằm trên kinh chính và 2 mạch Nhâm, Đốc.
Đặc tính của những huyệt giao hội là để chữa cùng lúc những bệnh của tất cả những kinh mạch có liên quan (châm một huyệt mà có tác dụng trên nhiều kinh mạch).
2. Huyệt nằm ngoài đường kinh (huyệt ngoài kinh - ngoại kỳ huyệt)
Được những nhà châm cứu xếp vào nhóm huyệt ngoài kinh là những huyệt không thuộc vào 12 kinh chính. Một cách tổng quát, huyệt ngoài kinh thường nằm bên ngoài các đường kinh. Tuy nhiên cũng có một số huyệt, dù nằm trên đường tuần hoàn của kinh mạch chính, song không phải là huyệt của kinh mạch ấy, như huyệt ấn đường nằm ngay trên mạch Đốc, nhưng không phải huyệt của mạch Đốc
Có tất cả hơn 200 huyệt ngoài kinh. Đây là những huyệt không thấy đề cập trong sách Nội kinh, mà do các nhà châm cứu đời sau quan sát và phát hiện dần.
Từ năm 1982, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học với sự tham gia của nhiều chuyên gia châm cứu của những quốc gia được xem là hàng đầu trong lĩnh vực châm cứu (những hội nghị liên vùng) nhằm thống nhất nhiều nội dung quan trọng của châm cứu như số lượng huyệt kinh điển, danh xưng quốc tế của kinh lạc, huyệt ngoài kinh, đầu châm, hệ thống đơn vị đo lường … Năm 1984, Hội nghị Tokyo đã chấp nhận 31 huyệt ngoài kinh. Tất cả những huyệt trên đều là những huyệt ngoài kinh đã được ghi trong sách kinh điển và rất thông dụng. Hội nghị HongKong năm 1985 chấp nhận thêm 5 huyệt ngoại kỳ kinh điển và thêm 12 huyệt ngoại kỳ mới. Huyệt ngoại kỳ đã được thảo luận và chọn dựa theo những tiêu chí sau:
− Phải là những huyệt thông dụng.
− Phải có hiệu quả trị liệu lâm sàng.
− Phải có vị trí giải phẫu rõ ràng.
− Phải cách tối thiểu huyệt kinh điển (huyệt trên đường kinh) 0,5 thốn.
Nếu huyệt ngoài kinh có tên trùng với huyệt kinh điển thì phải thêm phía trước tên huyệt ấy một tiếp đầu ngữ (prefix).
Có tất cả 48 huyệt ngoài kinh đáp ứng đủ những tiêu chí trên, gồm 15 ở đầu mặt, 1 ở ngực bụng, 9 ở lưng, 11 ở tay và 12 ở chân. Ký hiệu quốc tế thống nhất cho huyệt ngoài kinh là Ex.
3. Huyệt ở chỗ đau (a thị huyệt)
Đây là những huyệt không có vị trí cố định, cũng không tồn tại mãi mãi. Chúng chỉ xuất hiện tại những chỗ đau. Huyệt a thị còn được gọi là huyệt không cố định (Châm phương) hoặc huyệt thiên ứng (Y học cương mục).
Cơ sở lý luận của việc hình thành huyệt a thị là nguyên lý “Lấy chỗ đau làm huyệt” của châm cứu học (được ghi trong Nội kinh).
A thị huyệt thường được sử dụng trong điều trị các chứng đau nhức cấp hoặc mạn tính.
IV. Vài nát về lịch sử phát hiện huyệt
A. Giai đoạn huyệt chưa có vị trí cố định
Đó là giai đoạn sơ khai, con người chỉ biết rằng chỗ nào khó chịu, không được thoải mái thì đấm vỗ hoặc chích vào nơi ấy: đó là cách lấy huyệt tại chỗ đau hay cục bộ (đau ở đây gồm đau tự phát và ấn vào đau). Phương pháp này chọn huyệt không có vùng quy định và dĩ nhiên cũng không có tên huyệt.
B. Giai đoạn có tên huyệt
Qua thực tế trị liệu, con người đã biết được: bệnh chứng “A” thì châm cứu ở một vài vị trí nào đó có thể trị được bệnh. Từ đó dần dần ghi nhận được huyệt vị không những có thể trị được bệnh tại chỗ, lại còn có thể trị được bệnh chứng ở vùng xa hơn. Khi ấy, người ta đã tích lũy được kinh nghiệm tương đối nhiều, sự hiểu biết tương đối có suy luận. Vì vậy, giai đoạn này huyệt được xác định vị trí rõ ràng và được đặt tên riêng rẽ.
C. Giai đoạn phân loại có hệ thống
Với kinh nghiệm, thực tế điều trị được tích lũy lâu đời kết hợp với các quy luật triết học Đông phương (âm dương, ngũ hành) ứng dụng vào y học, các thầy thuốc lúc bấy giờ đã phân tích, tổng hợp để hình thành lý luận kinh lạc, có quan hệ chặt chẽ với hệ thống phân loại huyệt.
Các sách xưa đã mô tả 49 đơn huyệt, 300 huyệt kép, tất cả là 349 huyệt có tên. Về sau qua nhiều thời đại, các sách vở lại gia tăng thêm số huyệt (bảng 8.1). Từ năm 1982, tổ chức WHO đã thống nhất được 361 huyệt kinh điển.
V. Cơ sở của việc đặt tên huyệt vị châm cứu
Huyệt trên cơ thể có hơn cả ngàn huyệt (chung cả hai bên phải và trái). Ngoài tên các kỳ huyệt (huyệt ngoài kinh) và tên các tân huyệt (huyệt được liệt kê sau này dưới nhãn quan Tây y học), có tất cả 361 tên huyệt.
Như đã trình bày ở trên, ban đầu huyệt không có tên riêng. Qua nhiều thời gian, vị trí và tác dụng điều trị của từng huyệt đã dần được xác lập. Để dễ ghi nhớ và sử dụng, người xưa đã đặt tên cho từng huyệt theo đặc điểm và hiệu quả trị liệu của nó, trong đó có nhiều huyệt cho đến ngày nay vẫn giữ nguyên tên ban đầu.
Có thể thấy việc đặt tên huyệt châm cứu của người xưa đã dựa trên những cơ sở như: hình thể sự vật, vị trí và tác dụng trị liệu của huyệt…
A. Dựa vào hình thể của sự vật
Những huyệt mà tên gọi có mang những từ sơn (núi) như thừa sơn, khưu (gò) như khâu khưu, lăng (gò lớn) như âm lăng tuyền, dương lăng tuyền là những huyệt thường có vị trí gần nơi xương gồ lên dưới da (các ụ xương..).
Những huyệt mà tên gọi có mang những từ khê (khe) như giải khê, thái khê; cốc (hang) như hợp cốc; cấu (rãnh, ngòi) như thủy cấu; trì (ao) như phong trì; tuyền (suối) như dũng tuyền; uyên (vực sâu) như thái uyên; tỉnh (giếng) như thiên tỉnh là những huyệt thường có vị trí ở những vùng hõm của cơ thể.
Những huyệt có tên rất tượng hình như độc tỵ (mũi nghé) ở dưới xương bánh chè, huyệt cưu vĩ (đuôi chim ưng) ở mũi kiếm xương ức, huyệt phục thỏ (thỏ ẩn núp) ở mặt trước ngoài đùi cũng là những minh họa về cách đặt tên này.
B. Dựa vào vị trí của huyệt trên cơ thể
Một số tên huyệt giúp gợi nhớ thông qua vị trí của chúng trên cơ thể.
Những tên huyệt có mang từ kiên (vai) như kiên tỉnh, kiên ngung giúp liên tưởng đến vị trí của chúng ở vai. Những tên huyệt có mang từ dương như dương lăng tuyền, dương trì, dương quan; ngoại như ngoại quan giúp liên tưởng đến vị trí của chúng ở mặt ngoài và sau của cơ thể. Những tên huyệt có mang từ âm như âm lăng tuyền, âm giao; nội như nội quan giúp liên tưởng đến vị trí của chúng ở mặt trong và trước của cơ thể (tay chân).
Cũng với cơ sở trên mà những huyệt như tiền đính (ở trên đầu phía trước), hậu đính (ở trên đầu phía sau), giáp xa (ở hàm dưới), nhũ trung (giữa hai vú), thái dương (ở màng tang, vùng thái dương), yêu du (ở eo lưng).
C. Dựa vào tác dụng trị liệu của huyệt
Những tên huyệt mang từ phong (gió) như huyệt phong trì, phong môn dùng để trị và phòng chống cảm cúm.
Huyệt tình minh (con ngươi sáng) dùng để trị thị lực kém.
Huyệt nghinh hương (đón mùi thơm) dùng để trị những bệnh ở mũi.
Huyệt thính cung, thính hội dùng để trị những trường hợp thính lực rối loạn.
Huyệt thủy phân, phục lưu (dòng chảy ngược lại) dùng để trị phù thũng.
Huyệt á môn trị những trường hợp câm.
Huyệt huyết hải trị những trường kinh nguyệt không đều.
4. Những tên gọi khác nhau của huyệt
Hiện nay, có thể thấy cùng một huyệt được gọi với nhiều tên khác nhau. Để tiện tham khảo chúng tôi cố gắng ghi lại những tên khác nhau của huyệt (nếu có). Theo Lê Quý Ngưu, sở dĩ có tình trạng nêu trên là do:
Do có sự khác nhau ngay trong các sách kinh điển cổ xưa của Đông y. huyệt đốc du trong Châm cứu đại thành là huyệt đốc mạch du trong y tâm phương.
− Các sách xưa gọi tên một huyệt dưới nhiều tên gọi khác nhau. Huyệt bách hội còn được gọi dưới những tên: tam dương ngũ hội, nê hoàn cung, duy hội, quỷ môn, thiên sơn, điên thượng, thiên mãn …
− Do “Tam sao thất bổn”: một số huyệt khi phiên âm qua tiếng Việt, với nhiều khác biệt về địa phương, thổ ngữ khác nhau, nhiều tư liệu khác nhau dẫn đến nhiều tên gọi khác. Ví dụ như bách lao còn được gọi bá lao, chi chánh và chi chính, châu vinh và chu vinh, đại trữ và đại trữ, hòa liêu và hòa giao
VI. Vị trí và tác dụng của 128 huyệt
- Huyệt là nơi Thần khí hoạt động vào ra; nó được phân bố khắp phần ngoài cơ thể”. Trong Đông y học, huyệt vị châm cứu giúp cho việc chẩn đoán và phòng chũa bệnh.Huyệt vị châm cứu
- Các tên gọi khác nhau của huyệt: du huyệt, khổng huyệt, kinh huyệt, khí huyệt, cốt huyệt v.v.. Ngày nay huyệt là danh từ được sử dụng rộng rãi nhất.
- Huyệt là nơi mà điện trở da (résistance cutanée) và trở kháng (incompédance) luôn thấp hơn vùng da xung quanh.
- Huyệt có quan hệ chặt chẽ với kinh mạch và tạng phủ mà nó phụ thuộc. Do tính chất này mà huyệt được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh của đường kinh tương ứng mà nó thuộc vào.
- Có 3 loại huyệt châm cứu:
+ Huyệt nằm trên đường kinh (huyệt của kinh - kinh huyệt)
+ Huyệt nằm ngoài đường kinh (huyệt ngoài kinh - ngoại kỳ huyệt)
+ Huyệt ở chỗ đau (a thị huyệt). A thị huyệt thường được sử dụng trong các chứng đau nhức cấp hoặc mạn tính.
- Những loại huyệt quan trọng trên đường kinh: huyệt nguyên, huyệt lạc, bối du huyệt, huyệt mộ, huyệt ngũ du, huyệt khích, huyệt bát hội, giao hội huyệt.
- Huyệt vị trên đường kinh châm cứu phát triển dần theo thời gian: từ huyệt không có tên đến huyệt có tên; từ 349 huyệt đến 361 huyệt hiện nay.
- Việc đặt tên huyệt châm cứu của người xưa đã dựa trên những cơ sở sau:
+ Dựa vào hình thể sự vật.
+ Dựa vào vị trí của huyệt trên cơ thể. + Dựa vào tác dụng trị liệu của huyệt.
A. Kinh phế
1. Trung phủ
− Mộ của Phế, hội huyệt của 2 kinh thái âm của tay và chân. Huyệt này còn có tên ưng du, ưng trung, ưng trung du, long hạm.
Vị trí: lấy ở ngoài mạch Nhâm 6 thốn, trong khoảng liên sườn 2 (hoặc giao điểm liên sườn 2 và rãnh delta - ngực).
− Tác dụng: thanh tuyền thượng tiêu, sơ điều phế khí; dùng để điều trị ho hen, đau tức ngực, đau bả vai.
2. Xích trạch
− Hợp thủy huyệt của Phế. Huyệt này còn có tên quỷ thọ, quỷ đường.
− Vị trí: ở nếp gấp khuỷu tay, bờ ngoài tấm gân cơ nhị đầu.
− Tác dụng: tiết phế viêm, giáng nghịch khí, thanh nhiệt thượng tiêu; dùng để điều trị khuỷu tay đau nhức hoặc bị co lại, ho ra máu, hen suyễn, đầy tức ngực, sưng họng, sưng thanh quản; co giật, đái dầm ở trẻ em.
3. Khổng tối
− Khích huyệt của Phế
− Vị trí: nằm trên đường nối từ bờ ngoài tấm gân cơ nhị đầu đến rãnh động mạch quay, trên nếp cổ tay 7 thốn (nằm ở điểm gặp nhau ở bờ trong cơ ngửa dài và bờ ngoài của cơ gan tay to).
− Tác dụng: nhuận phế, chỉ huyết, thanh nhiệt giải biểu, điều giáng phế khí; dùng để điều trị đau mặt trước ngoài cẳng tay, ngón tay co duỗi khó, ho ra máu, hen suyễn, sốt không ra mồ hôi, đau họng, khan tiếng, mất tiếng cấp.
4. Liệt khuyết
− Lạc huyệt của Phế, huyệt giao hội của Nhâm mạch với kinh Phế. Huyệt này còn có tên đồng huyền, uyển lao .
− Vị trí: cách nếp cổ tay 1,5 thốn phía ngoài xương quay.
− Tác dụng: tuyên phế khu phong, sơ thông kinh lạc, thông điều Nhâm mạch; dùng để điều trị đau sưng cổ tay, ho, đau ngực, cảm cúm, viêm khí quản, tiểu khó, các bệnh ở cổ gáy.
5. Kinh cừ
− Kinh kim huyệt của Phế.
− Vị trí: huyệt ở trong rãnh động mạch quay, trên nếp cổ tay 1 thốn.
− Tác dụng: điều trị sưng đau cổ tay, viêm khí quản, ho, đau họng, đau ngực, suyễn, sốt không có mồ hôi.
6. Thái uyên
− Huyệt du thổ của Phế, nguyên huyệt của Phế, hội huyệt của Mạch); huyệt này còn có tên thái tuyền, quỷ tâm.
− Vị trí: ở rãnh động mạch quay, nằm trên nếp gấp cổ tay.
Tác dụng: khu phong hóa đờm, lý phế chỉ khái, thanh tập phế khí ở thượng tiêu; dùng để điều trị đau khớp cổ tay, đau cánh tay, cẳng tay; đau vai có kèm đau ngực ho hen, đau họng.
7. Ngư tế
− Huỳnh hỏa huyệt của Phế.
− Vị trí: lấy chỗ tiếp giáp giữa da gan và da lưng bàn tay, nằm giữa chiều dài của xương bàn ngón 1.
− Tác dụng: dùng để điều trị đau tại chỗ, ho, ho ra máu, sốt đau đầu, đau họng.
8. Thiếu thương
− Tỉnh mộc huyệt của Phế. Huyệt này còn có tên quỷ tín.
− Vị trí: chỗ gặp nhau của đường tiếp giáp da gan và lưng bàn tay, phía ngoài ngón tay cái và đường ngang qua gốc móng tay cái.
− Tác dụng: thông kinh khí, thanh phế nghịch, lợi yết, sơ tiết hỏa xung nghịch; dùng để điều trị đau sưng tại chỗ, ho, khí nghịch; trúng phong, sốt cao, hôn mê, co giật, đau họng, sưng hàm, sưng lưỡi, chảy máu cam.
B. KINH ĐạI TRườNG
9. Thương dương
− Tỉnh kim huyệt của Đại trường. Huyệt này còn có tên tuyệt dương.
− Vị trí: chỗ gặp nhau của đường tiếp giáp da gan và lưng bàn tay, phía ngoài ngón trỏ và đường ngang qua gốc móng tay trỏ.
− Tác dụng: giải biểu, thối nhiệt, thanh phế, lợi hầu, sơ tiết tà nhiệt ở dương minh kinh; dùng để điều trị ngón tay tê, đau nhức, hôn mê, sốt cao, ù tai, đau họng.
10. Nhị gian
− Huỳnh thủy huyệt của Đại trường. Huyệt này còn có tên gian cốc, chu cốc.
− Vị trí: chỗ gặp nhau của đường tiếp giáp da gan và lưng bàn tay, phía ngoài ngón trỏ và đường ngang chỗ tiếp nối của thân với đầu gần của đốt 1 ngón tay trỏ.
− Tác dụng: tán tà nhiệt, lợi yết hầu; dùng để điều trị đau bàn tay, ngón tay, đau cánh tay, đau vai, đau họng, đau răng, sưng hàm, méo miệng, chảy máu cam, sốt.
11. Tam gian
− Du mộc huyệt của Đại trường. Huyệt này còn có tên thiếu cốc, tiểu cốc.
− Vị trí: chỗ gặp nhau của đường tiếp giáp da gan và lưng bàn tay, phía ngoài ngón trỏ và đường ngang chỗ tiếp nối của thân với đầu xa của xương bàn ngón tay trỏ.
Tác dụng: tiết tà nhiệt, lợi yết hầu, điều phủ khí; dùng để điều trị đau sưng ngón tay, bàn tay, đau răng, đau họng thanh quản, đau mắt, sốt rét.
12. Hợp cốc
− Nguyên huyệt của Đại trường. Huyệt này còn có tên hổ khẩu .
− Vị trí: ngón tay cái và ngón tay trỏ xòe rộng ra, lấy nếp gấp giữa đốt 1 và đốt 2 của ngón tay cái bên kia để vào hố khẩu tay này. Đặt áp đầu ngón tay lên lưng bàn tay, giữa 2 xương bàn tay 1 và 2; đầu ngón cái ở đâu chỗ đó là huyệt. Thường huyệt nằm ở mu cao nhất, giữa xương bàn ngón 1 và 2 (khép bàn tay lại).
− Tác dụng: phát biểu giải nhiệt, sơ tán phong tà, thanh tiết phế khí, thông giáng trường vị, trấn thống, thông lạc; dùng để điều trị tại chỗ (đau cánh tay, đau vai, đau họng, đau răng), liệt mặt, đau đầu, trúng phong, sốt cao không ra mồ hôi, kinh bế (dùng làm co tử cung).
13. Dương khê
− Hỏa huyệt của kinh Đại trường. Huyệt này còn có tên là trung khôi.
− Vị trí: huyệt nằm ngay trong hố tam giác, sát đầu mỏm trâm xương quay.
− Tác dụng: khu phong tiết hỏa; sơ tán nhiệt ở kinh dương minh; dùng để điều trị đau cổ tay; đau nhức khớp khuỷu, vai, cánh tay, cẳng tay, đau họng, đau răng, đau mắt đỏ, sốt cao, ngực đầy tức, khó thở, phát cuồng.
14. Thiên lịch
− Lạc huyệt của Đại trường.
− Vị trí: trên đường nối từ hố lào (huyệt dương khê) tới khúc trì, huyệt từ dương khê lên 3 thốn.
− Tác dụng: thanh phế khí, điều thủy đạo, thông mạch lạc; dùng để điều trị đau tại chỗ, đau cánh tay, đau vai, họng; chảy máu cam; ù tai, điếc tai, đau mắt đỏ, phù thũng (chứng của phế).
15. ôn lưu
− Khích huyệt của Đại trường. Huyệt này có tên sà đầu.
− Vị trí: trên đường nối từ hố lào (huyệt dương khê) tới khúc trì, huyệt từ dương khê lên 5 thốn.
− Tác dụng: dùng để điều trị đau cẳng tay, cánh tay, đau vai, đau họng, sưng họng, đau lưỡi.
16. Khúc trì
− Hợp thổ huyệt của Đại trường. Huyệt này còn có tênđương trạch, quỷ cự.
Vị trí: gấp cẳng tay lại, bàn tay để phía trên ngực cho nổi rõ nét gấp khuỷu, huyệt nằm ở cuối nếp gấp khuỷu (phía ngoài).
− Tác dụng: thông tâm khí, điều trường phủ, sơ giáng khí nghịch ở thượng tiêu, trừ huyết nhiệt, giải co rút; dùng để điều trị đau khớp khuỷu, liệt chi trên, viêm họng, hạ sốt, nổi mẩn, dị ứng, mụn nhọt, chàm.
17. Nghinh hương
− Huyệt hội của các kinh dương minh ở tay và chân. Huyệt này còn có tên là xung dương.
− Vị trí: giao điểm giữa chân cánh mũi kéo ra tới nếp mũi miệng.
(Nội dung này có nhiều phần, xem phần tiếp theo bên dưới)
Nguồn: Châm Cứu Học - NXB Y Học - 2007
Chủ biên: PGS.TS. Phan Quan Chí Hiếu
Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014
Vị trí và tác dụng điều trị của những huyệt thông dụng (Phần 1)
Phương pháp vận dụng lộ trình đường kinh
PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG LỘ TRÌNH ĐƯỜNG KINHMục tiêu
1. Trình bày được 3 điểm cơ bản sử dụng trong việc vận dụng khái niệm đường kinh để chẩn đoán bệnh.
2. Liệt kê được những triệu chứng khi tạng phủ hoặc đường kinh tương ứng bị rối loạn trên cơ sở vận dụng lộ trình đường kinh.
3. Trình bày được phương pháp khám đường kinh bằng tay.
4. Nhận thức được vai trò nền tảng của học thuyết Kinh lạc trong hệ thống lý luận y học phương Đông.
I. Đại cương
Kinh lạc là những đường vận hành khí huyết. Những con đường này chạy khắp châu thân, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, cả bên trong (ở các tạng phủ) lẫn ngoài nông. Học thuyết Kinh lạc đã quy nạp được một hệ thống liên hệ chặt chẽ giữa tất cả các vùng của cơ thể thành một khối thống nhất, thể hiện đầy đủ các học thuyết âm dương, Tạng phủ, Ngũ hành; mối liên quan trong ngoài, trên dưới...
Học thuyết Kinh lạc đóng vai trò rất lớn trong sinh bệnh lý học y học cổ truyền, trong chẩn đoán cũng như trong điều trị. Sở dĩ như vậy là do hệ thống kinh lạc có chức năng rất cơ bản sau đây:
− Hệ thống kinh lạc có chức năng liên lạc thông tin từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong: cơ thể con người được cấu tạo bởi nhiều thành phần: ngũ tạng, lục phủ, tứ mạc, ngũ quan, da lông, cơ nhục và khí huyết...Mỗi thành phần đều đảm nhiệm một chức năng riêng của mình và tham gia vào tổng thể chức năng sinh lý của cả cơ thể. Tình trạng “cơ thể thống nhất” này thực hiện được là nhờ vào hệ kinh lạc. Thiên 33, Linh khu có đoạn: “ôi thập nhị kinh mạch, bên trong thuộc về tạng phủ, bên ngoài lạc với tứ chi và cốt tiết....” (hệ kinh lạc là hệ thống liên lạc giữa các tạng phủ bên trong và các phần cơ thể bên ngoài).
Trong trường hợp bệnh, đây cũng chính là đường mà tà khí mượn đường để xâm nhập. Chương 56, sách Tố vấn có đoạn: “Nếu khí huyết của hệ kinh lạc bị rối loạn, vai trò chống đỡ ngoại tà của cơ thể sẽ giảm sút và tác nhân gây bệnh sẽ theo hệ kinh lạc mà xâm nhập vào sâu các tạng phủ”.
Ngược lại bệnh ở tạng phủ có thể mượn hệ kinh lạc để thể hiện ra bên ngoài ở các chi, các khớp. Thiên 71, Linh khu có ghi: “Khi Tâm và Phế có tà khí thì nó sẽ lưu lại nơi hai cánh chỏ, khi can có tà khí, nó sẽ lưu lại nơi hai bên nách; khi tỳ có tà khí, thì nó sẽ lưu lại nơi hai mấu chuyển lớn; khi Thận có tà khí, nó sẽ lưu lại nơi hai khoeo chân....”
− Hệ thống kinh lạc có vai trò nuôi dưỡng toàn thân: thiên 47, sách Linh khu có nêu: “....Huyết, Khí, Tinh, Thần của con người là nhằm phụng cho sự sống và chu hành trọn vẹn cho tính và mệnh. Kinh mạch là nhằm vận hành cho huyết, khí; mở rộng cho âm dương; làm trơn nhuận cho gân cốt, làm thông lợi các khớp xương”.
Điều 33, sách Nạn kinh có ghi: “Như vậy, hệ kinh lạc giúp cho khí huyết, những thành phần cơ bản trong việc nuôi sống và duy trì đời sống, vận hành không ngừng nghỉ đi khắp châu thân, đảm bảo vai trò tư dưỡng”.
Với những chức năng trên, kiến thức về hệ kinh lạc có thể ví như kiến thức giải phẫu sinh lý (kiến thức cơ bản) của người thầy thuốc. Vì thế mà sách Linh khu, thiên 11, đoạn 1 có viết: “ôi thập nhị kinh mạch là nơi mà con người dựa vào để sống, nơi mà bệnh dựa vào để thành, nơi mà con người dựa vào để trị, nơi mà bệnh dựa vào để khởi lên; cái học (về y) bắt đầu từ đâu, sự khéo léo (của người thầy thuốc) phải đạt đến....”.
Nhờ vào hệ kinh lạc, người thầy thuốc có thể biết được biểu hiện của bệnh tật, kiểm soát các hệ thống chức năng của cơ thể. Trong điều trị, hệ kinh lạc có vai trò dẫn truyền các tác dụng của thuốc (quy kinh) cũng như dẫn truyền những kích thích của châm cứu đến những tạng phủ bên trong.
Hệ kinh lạc có vai trò chức năng như trên, được xem như hệ thống giải phẫu sinh lý của YHCT. Do vậy, hệ thống kinh lạc đóng vai trò cơ bản, chủ yếu trong hệ thống lý luận YHCT và chỉ đạo trong mọi chuyên khoa của YHCT (thuốc, châm cứu, nội hay nhi khoa....).
II. Vận dụng lộ trình đường kinh
Với những chức năng đã nêu trên, hệ thống kinh lạc được vận dụng vào việc chẩn đoán bệnh tật và cả điều trị. Nội dung trình bày trong bài này chỉ nêu lên việc vận dụng khái niệm đường kinh để chẩn đoán bệnh.
A. VậN DụNG Hệ KINH LạC Để CHẩN ĐOáN
Để vận dụng lộ trình đường kinh vào mục đích chẩn đoán, nhất thiết phải nắm vững 3 nội dung cơ bản sau:
− Thuộc lòng lộ trình đường kinh đi.
− Liệt kê đầy đủ và phân tích chính xác những chức năng của tạng phủ mà đường kinh có liên hệ đến.
− Phân tích, xem xét tất cả những khái niệm, những nội dung nêu trên trong những mối quan hệ với nhau.
1. Học lộ trình đường kinh
Hệ thống kinh lạc là một hệ thống liên hệ chặt chẽ giữa tất cả các vùng của cơ thể thành một khối thống nhất, thể hiện đầy đủ các học thuyết triết học Đông phương như âm dương, tạng phủ, ngũ hành; mối liên quan trong ngoài, trên dưới....
Giới khoa học ngày nay chưa công nhận sự hiện hữu của đường kinh châm cứu về mặt giải phẫu học. Các nhà khoa học ngày nay chỉ công nhận sự hiện hữu của châm cứu về mặt hiệu quả trị liệu và về mặt điện sinh vật. Trên cơ thể người sống, ở những vùng da mà các nhà châm cứu học đã mô tả có lộ trình đường kinh thì điện trở da (récistance cutanée) và trở kháng (incompédance) luôn thấp hơn vùng da xung quanh và tại những nơi có mô tả là huyệt thì điện trở da còn thấp hơn nữa.
Với quan niệm nêu trên, việc học thuộc lòng lộ trình đường kinh (kiến thức cơ sở, kiến thức giải phẫu sinh lý) là nêu được đầy đủ:
Tất cả những vùng cơ thể mà đường kinh bên ngoài có đi đến, trên đoạn đường kinh ở chi (tay hoặc chân) cần mô tả chính xác theo mốc giải phẫu YHHĐ (y học hiện đại).
Tất cả những vùng, những tạng phủ mà lộ trình bên trong có đề cập đến. Kiến thức ở phần này không phải nhất thiết phải theo đúng thứ tự trước sau, mà chỉ cần đầy đủ, không được thiếu. Ví dụ việc mô tả lộ trình bên trong kinh Phế bắt đầu từ trung tiêu, vòng xuống đại trường, trở ngược lên xuyên cách mô, phân hai nhánh vào phế, nhập lại ở khí quản, chạy thẳng lên họng, vòng trở xuống ra trước vai xuất hiện ngoài da... cũng tương đương với việc mô tả như sau: lộ trình bên trong kinh Phế bắt đầu từ trung tiêu, đến Phế, Đại trường, khí quản, họng rồi đến trước vai và bắt đầu lộ trình bên ngoài.
2. Liệt kê đầy đủ và phân tích chính xác những chức năng của tạng, phủ mà đường kinh có quan hệ
Trong việc vận dụng khái niệm đường kinh, việc liệt kê đầy đủ những chức năng sinh lý của tạng phủ mà đường kinh có liện hệ đến thì rất quan trọng, nhất là khi vận dụng những đường kinh âm (khi vận dụng những đường kinh dương, chủ yếu là vận dụng lộ trình bên ngoài của đường kinh ấy, vận dụng những vùng cơ thể mà đường kinh ấy được mô tả có đi đến).
Phân tích và vận dụng đúng ý nghĩa của những chức năng sinh lý được đề cập là nội dung quan yếu vì ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận dụng tiếp sau đó. Việc phân tích chức năng này đôi khi rất tế nhị vì ngôn ngữ sử dụng là ngôn ngữ cổ.
3. Phân tích, xem xét tất cả những khái niệm, những nội dung nêu trên trong những mối liên hệ với nhau
Phương pháp sử dụng trong Đông y học là phương pháp biện chứng (do đó mà có tên “biện chứng luận trị ”), nghĩa là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ với những sự vật hiện tượng khác. Việc phân tích những triệu chứng bệnh lý khi đường kinh hoặc tạng phủ tương ứng có bệnh cũng phải được thực hiện trong tất cả mối quan hệ của nó. Tuy nhiên, trong phạm vi vận dụng lộ trình đường kinh, chỉ những nội dung có liên quan đến đường kinh mới được xem xét như dương minh kinh (táo, kim), thái dương kinh (hàn, thủy),....kinh khí ít, huyết nhiều; kinh đa khí, đa huyết..., vùng cơ thể mà đường kinh đi qua.
B. Những ví dụ cụ thể
Hai ví dụ đề cập dưới đây (một đường kinh âm, một đường kinh dương) giúp minh họa phương pháp vận dụng lộ trình đường kinh châm cứu để chẩn đoán bệnh Đông y.
Những triệu chứng xuất hiện trong trường hợp hệ thống tương ứng bị rối loạn là kết quả của những liên hệ của tất cả những nội dung có liên quan đến hệ thống ấy, bao gồm những vùng cơ thể có liên quan, những chức năng sinh lý và những khái niệm Đông y tương ứng.
Ví dụ 1:
Ví dụ 2:
PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG HỆ KINH LẠC TRONG CHẨN ĐOÁN
- Trên cơ sở thuộc lộ trình đường kinh đi, liệt kê đầy đủ những chức năng tạng phủ và vùng cơ thể mà đường kinh có liên hệ
- Phân tích chính xác những chức năng của tạng phủ mà đường kinh có liên hệ đến.
- Phân tích, xem xét tất cả những khái niệm, những nội dung nêu trên trong những mối quan hệ với nhau (phương pháp biện chứng)
III. Phương pháp khám đường kinh
Hệ thống kinh lạc khi vận dụng vào chẩn đoán như trên đã giúp người thầy thuốc giải thích được cơ sở lý luận của những triệu chứng bệnh lý; đồng thời, đường kinh cũng còn tham gia vào quá trình chẩn đoán bệnh tật bằng những điểm phản ứng trên đường kinh bệnh khi phát hiện bằng phương pháp khám thích hợp.
Đã có ba phương pháp khám đường kinh từ trước đến nay được đề cập:
− Phương pháp khám đường kinh bằng cách ấn đè dọc (khám bằng tay) theo lộ trình đường kinh để tìm điểm đau (điểm phản ứng). Phương pháp khám đường kinh bằng tay là phương pháp cổ điển nhất và cũng là phương pháp thường được sử dụng nhất.
Việc khám đường kinh có thể được tiến hành nhất loạt trên tất cả các đường kinh.
Chọn những đường kinh cần khám:tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, thường người thầy thuốc xác định những đường kinh cần khám. Việc xác định này được định hướng bởi những triệu chứng khai thác được trên bệnh nhân và qua việc vận dụng học thuyết kinh lạc như trên đã nêu.
+ Những vùng cần khám trên những đường kinh được chọn:
• Đoạn từ khuỷu đến ngón (từ cùi chỏ đến ngón tay và từ đầu gối đến chân). Đặc biệt cần chú ý khám các huyệt khích trong trường hợp đau nhức cấp.
• Những huyệt du, mộ ở thân (còn được gọi là huyệt chẩn đoán).
− Những điểm cần chú ý khi khám đường kinh bằng tay:
• Lực ấn đè phải: đồng nhất trên một vùng cơ thể. Dù vậy, phải thay đổi lực ấn đè cho phù hợp với từng vùng cơ thể, phù hợp từng người bệnh (ở vùng cơ dày, người mập: lực mạnh; vùng cơ mỏng, người gầy: lực yếu).
• Trong quá trình khám luôn luôn so sánh với bên đối diện hoặc so sánh với nơi không đau.
− Phương pháp đo điện trở da ở nguyên huyệt: đây là phương pháp được đề cập nhiều bởi những nhà nghiên cứu Nhật Bản (Trung Cốc Nghĩa Hùng). Có thể tóm tắt nguyên lý của phương pháp này như sau:
+ Đo lượng thông điện qua huyệt nguyên của đường kinh bị bệnh: nếu bệnh thuộc thực chứng thì lượng thông điện qua huyệt nguyên của kinh đó tăng lên. Nếu bệnh thuộc hư chứng thì lượng thông điện qua huyệt nguyên của kinh đó giảm xuống.
+ Đo lượng thông điện qua huyệt nguyên trước và sau khi điều trị bằng châm cứu nhận thấy: người bệnh khỏi, lượng thông điện qua huyệt nguyên của kinh bị bệnh lại trở về giá trị bình thường.
− Phương pháp hơ nóng những tĩnh huyệt: đây là phương pháp khảo sát đường kinh của nhóm nghiên cứu Nhật Bản (Akabane), còn được gọi là phương pháp “đo độ cảm giác về nhiệt”. Qua quá trình nghiên cứu, ông ghi nhận:
+ Khi một đường kinh bị bệnh thì cảm giác về nóng ở huyệt của đường kinh đó sẽ thay đổi, cảm giác bên bệnh khác bên lành, sự chênh lệch này thể hiện rất rõ ở huyệt tỉnh.
+ Có thể sử dụng phương pháp này, so sánh sự chênh lệch giữa hai bên phải trái để tìm ra đường kinh có bệnh.
+ Tác giả Đổng Thừa Thống (Trung Quốc) sử dụng phương pháp “đo thời gian cảm ứng với nhiệt độ” để so sánh sự chênh lệch giữa hai bên phải trái và cũng có ghi nhận kết quả tương tự.
- Tạng phủ bên trong khi rối loạn chức năng có thể biểu hiện ra ngoài đường kinh tương ứng bằng điểm nhạy cảm (kinh điển), hoặc thay đổi điện trở da/nguyên huyệt, hoặc cảm giác khó chịu khi hơ nóng tĩnh huyệt kinh bệnh (những tác giả Nhật Bản).PHƯƠNG PHÁP KHÁM ĐƯỜNG KINH
- Có 3 phương pháp chẩn đoán bằng đường kinh:
+ Khám đường kinh bằng tay.
+ Đo điện trở da tại nguyên huyệt.
+ Hơ nóng các tĩnh huyệt.
TỰ LƯỢNG GIÁ
Câu hỏi 5 chọn 1 - Chọn câu ĐúNG
1. Những huyệt cần chú ý khi khám kinh Phế bằng tay
A. Liệt khuyết, thái uyên, phế du
B. Phế du, trung phủ, liệt khuyết
C. Liệt khuyết, trung phủ, thái uyên
D. Liệt khuyết, thái uyên, khổng tối
E. Phế du, trung phủ, khổng tối
2. Những huyệt cần chú ý khi khám kinh Tiểu trường bằng tay
A. Tiểu trường du, thạch môn, thông lý
B. Uyển cốt, dưỡng lão, chi chính
C. Uyển cốt, chi chính, Thần môn
D. Tiểu trường du, uyển cốt, chi chính
E. Tiểu trường du, dưỡng lão, quan nguyên
3. Những huyệt cần chú ý khi khám kinh Tâm bào bằng tay
A. Đản trung, khích môn, quyết âm du
B. Đại lăng, nội quan, cự khuyết
C. Cự khuyết, quyết âm du, đại lăng
D. Cự khuyết, tâm du, nội quan
E. Nội quan, đại lăng, khích môn
4. Những huyệt cần chú ý khi khám kinh Tam tiêu bằng tay
A. Tam tiêu du, thạch môn, hội tông
B. Hội tông, ngoại quan, dương trì
C. Tam tiêu du, quan nguyên, dương trì
D. Tam tiêu du, quan nguyên, ngoại quan
E. Dương trì, ngoại quan, tam tiêu du
5. Khám kinh lạc để chẩn đoán bệnh của tạng Tỳ, cần chú ý
A. Tỳ du, thái bạch
B. Tỳ du, chương môn
C. Tỳ du, công tôn
D. Chương môn, thái bạch
E. Chương môn, công tôn
6. Khám kinh lạc để chẩn đoán bệnh của tạng Can, cần chú ý
A. Kỳ môn, thái xung
B. Can du, thái xung
C. Can du, kỳ môn
D. Kỳ môn, lãi câu
E. Can du, lãi câu
7. Khám kinh lạc để chẩn đoán bệnh của phủ Đởm, cần chú ý
A. Đởm du, khâu khư
B. Đởm du, quang minh
C. Quang minh, khâu khư
D. Nhật nguyệt, đởm du
E. Khâu khư, nhật nguyệt
8. Khám kinh lạc để chẩn đoán bệnh của tạng Thận, cần chú ý
A. Thận du, thái khê
B. Thận du, kinh môn
C. Thái khê, kinh môn
D. Kinh môn, đại chung
E. Thái khê, đại chung
9. Khám kinh lạc để chẩn đoán bệnh của tạng Tâm, cần chú ý
A. Cự khuyết, tâm du
B. Cự khuyết, Thần môn
C. Cự khuyết, thông lý
D. Tâm du, Thần môn
E. Thần môn, thông lý
10. Khám kinh lạc để chẩn đoán bệnh của tạng Tâm bào, cần chú ý
A. Đại lăng, nội quan
B. Quyết âm du, nội quan
C. Quyết âm du, đại lăng
D. Quyết âm du, đản trung
E. Đại lăng, đản trung
Câu hỏi 5 chọn 1 - Chọn câu SAI
1. Biểu hiện bệnh lý của kinh Đại trường
A. Mũi khô D. Chảy máu cam
B. Mũi nghẹt E. Sốt cao
C. Mũi chảy nước
2. Biểu hiện bệnh lý của kinh Đại trường
A. Tiêu chảy toàn nước trong D. Chảy máu cam
B. Mũi nghẹt E. Sốt cao
C. Mũi khô
3. Biểu hiện bệnh lý của kinh Tỳ
A. Vô kinh D. Đau bụng kinh
B. ít kinh E. Sa sinh dục
C. Rong kinh
4. Biểu hiện bệnh lý của kinh Tỳ
A. Đau vùng hông sườn D. Bụng chướng đầy
B. Sa dạ dày E. Cơ teo nhão
C. Cầu phân sống
5. Kinh Vị được sử dụng trong điều trị
A. Liệt chi dưới
B. Liệt ruột
C. Liệt chi trên
6. Biểu hiện bệnh lý của kinh Vị
A. Đau răng
B. Đau họng
C. Đau đầu vùng đỉnh
7. Biểu hiện bệnh lý của kinh Vị
A. ăn nhiều
B. Cầu phân sống D. Liệt mặt
E. Đau răng
D. Lở sưng miệng
E. Sốt cao
D. Họng khô khát
E. Chảy máu cam
C. Sốt cao
8. Biểu hiện bệnh lý của kinh Phế
A. Da lông khô D. Đau ngực
B. Xuất huyết dưới da E. Đau họng
C. Phù thũng
9. Biểu hiện bệnh lý của kinh Thận
A. Đau vùng lưng D. Di mộng tinh
B. Tiểu đêm E. Ngủ kém
C. Gầy róc
10. Biểu hiện bệnh lý của kinh Thận
A. Phù thũng D. Hội hộp, trống ngực
B. Đau nhức bộ phận sinh dục ngoài E. Ho, suyễn
C. Hoạt động trí óc giảm sút
11. Biểu hiện bệnh lý của kinh Thận
A. Đầy bụng, khó tiêu
B. Rối loạn đại tiểu tiện
D. Tay chân run, cứng
E. Ngủ kém
C. Khó thở
12. Biểu hiện bệnh lý của kinh Tiểu trường
A. Đau mặt trước ngoài vai D. Đau vùng cổ, dưới cằm
B. Cầu phân lỏng E. ù tai
C. Đau mặt sau trong cánh tay
13. Biểu hiện bệnh lý của kinh Bàng quang
A. Đau đầu vùng chẩm
B. Đau thượng vị
D. Đau mặt ngoài bàn chân
E. Sốt, ớn lạnh
C. Đau mặt sau chân
14. Biểu hiện bệnh lý của kinh Bàng quang
A. Đau vùng hạ vị D. Đau mặt ngoài bàn chân
B. Sốt, ớn lạnh E. Đau thượng vị
C. Đau mặt sau chân
15. Biểu hiện bệnh lý của kinh Tam tiêu
A. ù tai, điếc tai D. Đau ngón tay thứ 4
B. Sốt, ớn lạnh E. Đau mặt sau vai
C. Đau mặt sau cánh tay
16. Biểu hiện bệnh lý của kinh Đởm
A. Đau vùng hạ vị D. Đau mặt ngoài bàn chân
B. Đau hông sườn E. Đau nửa đầu
C. Đau mặt ngoài chân
17. Biểu hiện bệnh lý của kinh Can
A. Đau mặt trước đùi D. Bứt rứt, cáu gắt
B. Đau bộ phận sinh dục ngoài E. Ngủ kém
C. Đau bụng kinh
Nguồn: Châm Cứu Học - NXB Y Học - 2007
Chủ biên: PGS.TS. Phan Quan Chí Hiếu
KINH CAN VA CÁCH VẬN DỤNG
Mục tiêu
1. Xác định và nêu lên được vai trò của các kinh cân trong sinh lý bình thường và trong quá trình bệnh lý.
2. Mô tả chính xác lộ trình của 12 kinh cân.
3. Liệt kê được các triệu chứng bệnh lý của từng kinh cân khi bị rối loạn và cách điều trị bệnh của kinh cân.
4. Nêu lên được các triệu chứng chức năng và khám đường kinh để xác định kinh cân có bệnh.
5. Chẩn đoán phân biệt được bệnh của từng đường kinh cân trong từng nhóm của các nhóm:
- Nhóm 3 kinh cân dương ở chân.
- Nhóm 3 kinh cân âm ở chân.
- Nhóm 3 kinh cân dương ở tay.
- Nhóm 3 kinh cân âm ở tay.
I. Đại cương
Đây là các nhánh lớn xuất phát từ các đường kinh chính và chạy đến cơ và gân (vì thế mà có tên là kinh cân). Chúng gồm 3 kinh âm và 3 kinh dương của chân và tay.
A. Các điểm đặc thù của kinh can
1. Về chức năng sinh lý:các đường kinh cân chỉ liên hệ duy nhất với phần nông của cơ thể, chúng không có tác dụng đến phần ở sâu nghĩa là ở tạng/phủ. Trương Cảnh Nhạc có chú giải về vấn đề này như sau: “Kinh cân có nhiệm vụ nối liền đến trăm hài cốt; do đó nó thắt chặt, liên lạc toàn thân và đều có chỗ định vị của nó. Tuy rằng kinh cân có những đường vận hành tương đồng với kinh mạch, thế nhưng những chỗ kết, chỗ thịnh của kinh cân đều nằm ở các khoảng của khê cốc. Đó là vì cân khí hội nhau ở những nơi cốt tiết. Cân thuộc Mộc, hoa của nó ở trảo, vì thế 12 kinh cân đều khởi lên từ những móng tay chân, sau đó chúng thịnh lên ở phụ cốt, kết ở khuỷu tay và cổ tay, ràng buộc vào đầu gối, liên hệ với cơ nhục, lên trên đến cổ và gáy, chấm dứt ở đầu và mặt. Trên đây là con đường đi đại lược của kinh cân trong thân thể”.
2. Các kinh cân khởi phát luôn luôn ở đầu ngón tay hoặc ngón chân, chúng nối các khớp lớn lại với nhau, sau đó chúng phân nhánh ở mặt trước/sau của cơ thể hoặc ở đầu.
3. Cuối cùng các đường kinh cân chi phối những vùng mà không có kinh chính hay kinh biệt đi qua.
B. Vai trò trong bệnh lý và điều trị
Các rối loạn của các kinh cân được biểu hiện ngay tại vùng mà các đường kinh ấy đi qua. Các rối loạn này thường cục bộ và thường chỉ ở phạm vi cơ, gân của vùng đầu thân và chi, ít khi có kèm biểu hiện lâm sàng ở tạng/phủ. Triệu chứng chủ yếu là đau kèm tê (algoparesthésia) hay ngứa.
Cần phải nhắc rằng, nhờ vào hệ thống kinh cân mà có một số huyệt có những tác dụng ngoài đường kinh chính và kinh biệt.
Ví dụ: hợp cốc và dương khê trị được đau đầu là do kinh cân Đại trường đi từ vùng trán bên này băng qua đỉnh phía bên kia, sau đó đi xuống hàm trên bên đối diện.
Về thực hành, kinh cân đóng vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh gọi là “biểu” mà nguyên nhân không lệ thuộc vào các kinh chính và kinh biệt.
Phương pháp trị liệu chủ yếu gồm 2 yếu tố:
− Chọn huyệt: chủ yếu là sử dụng những huyệt đau tại chỗ dọc theo lộ trình kinh cân bệnh. Thiên 13, sách Linh khu khi mô tả lộ trình của 12 kinh cân, triệu chứng bệnh lý của từng kinh cân đều nêu rõ chỉ có một cách chọn huyệt như sau: “Khi châm nên tìm chỗ nào đau (thống điểm) xem đó là du huyệt để châm”.
− Chọn phương pháp và thời gian châm: cũng như trên, thủ pháp và thời gian châm trị bệnh của tất cả kinh cân đều như nhau. Đó là châm có kèm cứu nóng, phép châm phải công tà nhanh, không cần phải theo “Phép nghinh tùy xuất nhập” gì cả. Thiên 13, sách Linh khu có nêu về thủ pháp này như sau: “...Phép trị nên châm bằng phép phần châm để đuôi hàn tà cho nhanh. Không kể số lần châm, châm cho đến khi hết thì thôi”. Về phép phần châm, Trương Cảnh Nhạc chú giải như sau: “Phần châm là phép thiêu châm. Chữ kiếp ý nói dụng hỏa khí đuổi gấp hàn tà khí”. Trương Cảnh Thông lại chú: “Phần châm tức là thiêu châm. Kiếp thích ý nói phép châm này như đang ở thế đoạt khí nhanh, châm vào là tà khí phải ra đi, không theo phép nghinh tùy xuất nhập gì cả”.
C. Sự cấu thành hệ thống đặc biệt “4 hợp”
Các đường kinh cân liên hệ với nhau theo quy cách: 3 đường kinh âm, 3 đường kinh dương.
Chương 13, sách Linh khu xác định:
− Ba kinh cân dương ở chân hợp ở xương hàm trên (apphyse zygomatique).
− Ba kinh cân âm ở chân hợp nhau ở bộ phận sinh dục.
− Ba kinh cân dương ở tay hợp ở 2 bên sọ (đầu duy ).
− Ba kinh cân âm ở tay hợp nhau ở bên lồng ngực.
“Bốn hợp” của kinh cân:
+ Kinh cân Bàng quang - Đởm - Vị.
+ Kinh cân Tỳ - Can - Thận.
+ Kinh cân Tam tiêu - Tiểu trường - Đại trường.
+ Kinh cân Phế - Tâm bào - Tâm.
-
Lộ trình kinh cân luôn xuất phát từ đầu ngón tay hoặc chân và có hướng
đi hướng tâm. Kinh cân chỉ phân bố ở phần ngoài của cơ thể, chủ yếu là
gân, cơ, khớp.
- Lộ trình kinh cân phần lớn trùng khớp với lộ trình nổi của kinh chính tương ứng, do đó học lộ trình kinh cân chủ yếu dựa vào lộ trình nổi của kinh chính tương ứng + phần khác biệt của kinh cân.
- Mười hai kinh cân hợp với nhau thành 4 hợp, theo quy cách: 3 đường kinh âm ở tay, 3 đường kinh dương ở tay, 3 đường kinh âm ở chân, 3 đường kinh dương ở chân.
- Biểu hiện bệnh lý của kinh cân chủ yếu:
+ Đau tại chỗ (có thể kèm tê) nơi kinh cân có đi qua.
+ Không có biểu hiện triệu chứng của tạng phủ tương ứng.
- Chẩn đoán bệnh của kinh cân dựa vào:
+ Đau theo lộ trình phân bố của kinh cân.
+ Điểm phản ứng tại hợp huyệt của các kinh cân.
- Điều trị bệnh của kinh cân gồm:
+ Công thức huyệt là tổng hợp các điểm phản ứng.
+ Kỹ thuật là “phần châm” và ngưng điều trị khi không còn điểm phản ứng - Tiên lượng bệnh của kinh cân: dễ trị
II. Hệ thống thứ 1 (3 kinh cân dương ở chân)
A. Kinh cân bàng quang
1. Lộ trình đường kinh
Xuất phát góc ngoài gốc móng út (chí âm), đến mắt cá ngoài => chia làm 3 nhánh:
− Nhánh ngoài: theo mặt ngoài cẳng chân lên đến phần sau, ngoài đầu gối.
− Nhánh trong: đi xuống gót, sau đó đi lên mặt trong cẳng chân và gắn vào hố nhượng.
− Nhánh sau ngoài: nhánh này chéo qua nhánh trong ở hố nhượng, chạy lên mông, theo cột sống lên cổ và chia làm 2 nhánh nhỏ:
+ Một nhánh đến tận cùng ở đáy lưỡi.
+ Một nhánh thẳng phân nhánh ở xương chũm, rồi chạy lên đầu ra trước trán (phân nhánh vùng cơ ở mắt phía trên) chạy xuống mũi và tận cùng ở cung gò má.
ở vùng lưng, ngang đốt sống lưng thứ 7 cho nhánh đến nếp nách, chạy lên vai đến huyệt kiên ngung.
ở nếp nách có một nhánh băng qua dưới nách ra ngực, chạy lên hố thượng đòn đến huyệt khuyết bồn. Từ đây chia làm 2 nhánh:
+ Nhánh cổ sau: đến xương chũm.
+ Nhánh cổ trước: đến mặt và gắn vào cung gò má.
2. Triệu chứng rối loạn đường kinh − Đau nhức từ ngón út đến gót chân.
− Co cứng các cơ vùng cổ.
− Co cứng cơ hố nhượng.
− Co cứng khớp vai.
− Đau vùng hố nách đến hố thượng đòn.
Thiên Kinh cân sách Linh khu: “Bệnh của nó (túc thái dương) sẽ làm cho ngón chân út và ngón chân sưng thũng và đau, khoeo chân bị chuột rút, lưng bị ưỡn như muốn gãy, gân gáy bị co rút, vai không đưa cao lên được, đau từ nách lên đến khuyết bồn như bó vặn lại, không lắc lư được từ phải hay trái gì cả”.
- Lộ trình kinh cân Bàng quang ở bàn chân, cẳng chân:
+ Phân bố mặt ngoài bàn chân và mặt sau cẳng chân (giống kinh chính Bàng quang).
+ Phân bố mặt ngoài cẳng chân (khác với kinh chính Bàng quang).
- Lộ trình kinh cân Bàng quang ở đùi phân bố mặt sau đùi giống như kinh chính Bàng quang - Lộ trình kinh cân Bàng quang ở thân:
+ Phân bố mặt sau thân, cạnh cột sống (giống kinh chính Bàng quang).
+ Phân bố mặt sau vai, nách, cơ ngực, hố thượng đòn (khác với kinh chính Bàng quang).
- Lộ trình kinh cân Bàng quang ở đầu, cổ:
+ Phân bố mặt sau cổ, gáy vòng ra trước đến khóe mắt trong (giống kinh chính Bàng quang).
+ Phân bố ở xương chũm và gò má (khác với kinh chính Bàng quang).
- Kinh cân Bàng quang hợp với kinh cân Đởm và kinh cân Vị tại huyệt quyền liêu.
B. Kinh cân đởm
1. Lộ trình đường kinh
Xuất phát từ góc ngoài gốc ngón chân 4 (khiếu âm), chạy theo mu chân đến mắt cá ngoài.
Chạy lên theo mặt ngoài cẳng chân đến gối (ở đây có nhánh gắn vào gân cơ bánh chè).
Chạy tiếp lên theo mặt ngoài đùi, ở đoạn này có phân hai nhánh: một nhánh lên vùng huyệt phục thỏ (kinh Vị) và một nhánh đến xương cụt.
Chạy tiếp lên vùng sườn 11 - 12 đến dưới nách rồi chia làm hai nhánh:
− Nhánh trước: chạy ra trước ngực, vú và gắn vào hố thượng đòn.
− Nhánh thẳng: đi lên phía trước nách, lên hố thượng đòn, chạy lên đầu ở phía sau tai, chạy đến góc trán ở huyệt đầu duy . Từ đây nó chia làm 2 nhánh nhỏ:
+ Nhánh chạy lên đến bách hội và nối với kinh cân Đởm bên đối diện.
+ Nhánh dưới chạy xuống cằm vòng lên má ở huyệt quyền liêu và tận cùng ở khóe mắt ngoài ở huyệt đồng tử liêu.
2. Triệu chứng rối loạn đường kinh
− Co cứng ngón 4, lan đến mặt ngoài chi dưới, mặt ngoài gối.
− Cứng đau khớp gối và co cứng nhượng chân.
− Đau mặt trước ngoài đùi, đến vùng háng đùi, đau vùng mặt trong đùi đến xương cụt.
− Đau hông sườn đến hố thượng đòn.
Thiên kinh cân, sách Linh khu: “Khi bệnh, nó (túc thiếu dương) sẽ làm cho chuyển cân ở ngón áp út phía ngón út, dẫn lên đến gối làm chuyển cân ở mép ngoài gối, làm cho gối không co duỗi được, khoeo chân bị co rút, mặt trước co giật lên đến háng, phía sau làm cho giật đến vùng xương cùng. Nó làm đau lan tràn lên đến vùng mềm của bờ sườn cụt, lên trên nó dẫn đến vùng ngực, vú và khuyết bồn cũng đau. Cân duy trì ở cổ bị co rút từ trái sang phải, mắt phải không mở ra được...”.
KINH CÂN ĐỞM
- Lộ trình kinh cân Đởm ở bàn chân, cẳng chân:
+ Phân bố mặt ngoài bàn chân và mặt ngoài cẳng chân (giống kinh chính Đởm).
+ Phân bố mặt ngoài xương bánh chè (khác với kinh chính Đởm).
- Lộ trình kinh cân Đởm ở đùi:
+ Phân bố mặt ngoài đùi (giống kinh chính Đởm).
+ Phân bố một phần mặt trước đùi (đoạn huyệt phục thỏ) và xương cụt (khác với kinh chính Đởm).
- Lộ trình kinh cân Đởm ở thân phân bố mặt bên thân, vùng hông sườn (giống kinh chính Đởm).
- Lộ trình kinh cân Đởm ở đầu mặt phân bố chủ yếu mặt bên đầu (giống kinh chính Đởm). Điểm khác với kinh chính là có phân bố vùng cằm và gò má.
- Kinh cân Đởm hợp với kinh cân Bàng quang và kinh cân vị tại huyệt quyền liêu.
Hình 3.1. Kinh cân Bàng quang và Hình 3.2. Kinh cân Đởm
C. Kinh cân vị
1. Lộ trình đường kinh
Xuất phát từ góc ngoài các gốc ngón chân 2, 3, 4 chạy đến gắn vào cổ chân rồi chia làm 2 nhánh:
− Nhánh ngoài chạy theo mặt ngoài xương chày, gắn vào mặt ngoài gối, chạy thẳng lên háng đến huyệt hoàn khiêu. Từ đây lên vùng sườn 11, 12 và tận cùng ở cột sống.
− Nhánh trong đi từ cổ chân theo xương chày lên gối, gắn vào phía dưới xương bánh chè và từ đây chia làm 2 nhánh nhỏ:
+ Một nhánh chạy ra ngoài lồi cầu ngoài xương chày đến huyệt dương lăng tuyền.
+ Một nhánh chạy lên qua vùng phục thỏ đến tam giác Scarpa ở dưới bẹn, chạy vào giữa ở huyệt khúc cốt và trung cực , gắn vào các cơ bụng, chạy tiếp thẳng lên hố thượng đòn, lên cổ đến góc hàm, vòng quanh môi và tận cùng ở huyệt quyền liêu .
Từ đó có các nhánh tận cùng.
• Đến mũi.
• Đến mí mắt trên (nối với một kinh cân khác).
• Đến phân nhánh ở mi dưới.
• Đến phân nhánh ở trước tai.
2. Triệu chứng rối loạn đường kinh
− Đau ở ngón 2 và mặt ngoài cẳng chân.
− Cứng đau vùng phục thỏ, sưng đau vùng bẹn.
− Viêm sưng tinh hoàn và phó tinh hoàn.
− Cứng đau cơ bụng lan lên hố thượng đòn và mặt.
− Lệch vùng miệng.
Thiên 13 sách Linh khu: “Khi gây bệnh, nó (túc dương minh) sẽ làm cho chuyển cân từ ngón chân giữa lên đến hĩnh cốt, bàn chân bị giật nhảy lên và cứng, vùng huyệt phục thỏ bị chuyển cân, vùng háng bị sưng thũng, bị chứng đồi sán, cân ở bụng bị co giật, dẫn lên đến khuyết bồn và má, miệng méo xệch. Nếu bệnh cấp thì mắt không nhắm lại được. Nếu nhiệt thì cân bị mềm lỏng, mắt không mở được. Nếu cân ở má bị nhiệt thì nó sẽ làm cho cân bị buông lỏng, không co lại được, miệng xệ xuống”.
- Lộ trình kinh cân Vị ở bàn chân:
+ Phân bố mặt lưng bàn chân (giống kinh chính Vị).
+ Nhưng phân bố rộng hơn, từ ngón 2 đến ngón 4 (khác với kinh chính Vị).
- Lộ trình kinh cân Vị ở cẳng chân:
+ Phân bố mặt trước cẳng chân đến mặt trước xương bánh chè (giống kinh chính Vị).
+ Phân bố mặt ngoài cẳng chân, gối (khác kinh chính Vị).
- Lộ trình kinh cân Vị ở đùi:
+ Phân bố mặt trước đùi (giống với kinh chính Vị).
+ Phân bố mặt ngoài đùi (khác kinh chính Vị).
- Lộ trình kinh cân Vị ở thân phân bố mặt bên thân, vùng hông sườn (giống kinh chính Đởm).
+ Phân bố mặt trước bụng ngực (giống với kinh chính Vị).
+ Phân bố hông sườn 11, 12 và cột sống (khác kinh chính Vị).
- Lộ trình kinh cân Vị ở đầu mặt phân bố chủ yếu mặt phẳng trán (face frontale) giống kinh chính Vị.
- Kinh cân Vị hợp với kinh cân Bàng quang và kinh cân Đởm tại huyệt quyền liêu.

Hình 3.3. Kinh cân Vị và Hình 3.4. Kinh cân Tỳ
D. Khảo sát huyệt hội của 3 kinh cân dương ở chân
Huyệt quyền liêu: hõm tạo bởi cung gò má và xương hàm trên. Trong trường hợp cả 3 kinh cân đều bị bệnh, huyệt hội này thường phản ứng và đau.
Việc chẩn đoán đường kinh cân nào bị bệnh ở đầu mặt được dựa vào:
− Xuất hiện điểm đau ở huyệt quyền liêu.
− Vùng đau lan theo kinh nào ?
Ví dụ:
+ Đau lan từ góc trán xuống hàm dưới: bệnh ở kinh cân Đởm.
+ Đau dây V kèm đau từ khóe mắt trong: bệnh ở kinh cân Bàng quang.
+ Đau dây V kèm đau các cơ vùng quanh môi lan đến khóe mắt trong: bệnh ở kinh cân Vị.
III. Hệ thống thứ 2: (3 kinh cân âm ở chân)
A. Kinh cân tỳ
1. Lộ trình đường kinh
Xuất phát góc trong gốc ngón cái (huyệt ẩn bạch), chạy đến mắt cá trong, chạy lên theo mặt trong cẳng chân, mặt trong đùi.
Gắn vào tam giác Scarpa, băng ngang bộ phận sinh dục đến huyệt khúc cốt và từ đây chia làm 2 nhánh:
− Nhánh ngoài: chạy lên rốn đi sâu vào trong bụng đến các cơ hạ sườn và thành trong lồng ngực.
− Nhánh trong: chạy vào dương vật và gắn vào cột sống.
2. Triệu chứng rối loạn đường kinh
− Cứng đau ngón cái đến mắt cá trong.
− Đau mặt trong cẳng chân, gối, đùi.
− Đau xương vệ, đau quanh rốn, hạ sườn, ngực.
− Đau cột sống.
Thiên 13 sách Linh khu: “Khi gây bệnh, nó (túc thái âm) sẽ làm cho từ đầu ngón chân cái đến mắt cá trong đều đau như chuột rút, xương phụ cốt bên trong gối bị đau, từ mặt trong vế lên đến háng bị đau, vùng bộ sinh dục bị đau xoắn; rốn và hai bên hông sườn đau dẫn đến ngực và trong cột sống đau”.
- Lộ trình kinh cân Tỳ ở bàn chân, cẳng chân, đùi phân bố hoàn toàn giống kinh chính Tỳ.
- Lộ trình kinh cân Tỳ ở thân:
+ Phân bố ở bụng dưới, rốn, hạ sườn (giống như kinh chính Tỳ).
+ Phân bố ở thành trong lồng ngực và cột sống (khác với kinh chính Tỳ).
- Kinh cân Tỳ hợp với kinh cân Thận và kinh cân Can tại huyệt trung cực
B. Kinh cân thận
1. Lộ trình đường kinh
Xuất phát từ lưng ngón chân út, chạy xuống lòng bàn chân qua huyệt dũng tuyền, chạy theo kinh cân tỳ đến mắt cá trong => chạy đến gót nối với kinh cân Bàng quang, từ đây chạy lên theo mặt trong cẳng chân gắn vào lồi cầu trong xương quyển, chạy lên theo kinh cân Tỳ, đến bộ phận sinh dục (huyệt khúc cốt, trung cực), đi vào hố chậu, trở ra vùng mông, chạy lên dọc theo các cơ cạnh gai sống, gắn vào gáy và nối với kinh cân Bàng quang.
2. Triệu chứng rối loạn đường kinh
− Cơ co cứng ở vùng đường kinh đi qua.
− Nếu có các rối loạn loại âm chứng: bệnh có cảm giác nặng vùng hố chậu và không ngửa ra sau được. ở phụ nữ: rối loạn kinh nguyệt kèm thống kinh.
− Nếu là dương chứng: không cúi ra trước được kèm nặng vùng hố chậu.
Thiên 13 sách Linh Khu: “Khi gây bệnh, nó sẽ làm cho gan bàn chân bị chuyển cân; cho nên các nơi mà đường kinh kết vào đều đau và đều chuyển cân. Vì bệnh được biểu hiện các nơi này, cho nên sẽ gây thành động kinh, co quắp và cứng mình. Nếu bệnh ở ngoài thì sẽ không cúi xuống được, nếu bệnh ở trong thì không ngửa lên được, cho nên bệnh ở dương thì thắt lưng bị gãy ngược ra sau, không cúi xuống được; nếu bệnh ở âm thì không ngửa lên được”.
- Lộ trình kinh cân Thận ở bàn chân, cẳng chân, đùi, bẹn có phân bố hoàn toàn giống kinh chính Thận.
- Lộ trình kinh cân Thận ở thân phân bố ở toàn bộ cơ cạnh cột sống từ mông đến gáy (khác hoàn toàn với kinh chính Thận).
- Kinh cân Thận hợp với kinh cân Tỳ và kinh cân Can tại huyệt trung cực
C. Kinh cân can
1. Lộ trình đường kinh
Xuất phát lưng ngón chân cái, đến gắn vào mắt cá trong, chạy lên theo xương quyển và gắn phía dưới lồi cầu trong xương này, chạy lên bẹn gắn vào xương mu và hòa với kinh cân Tỳ và kinh cân Thận.
2. Triệu chứng rối loạn đường kinh
− Đau ngón chân cái đến mắt cá trong.
− Đau mặt trong gối, đau các cơ mặt trong đùi.
− Rối loạn nguyên nhân bên trong: bất lực.
− Rối loạn nguyên nhân bên ngoài thường là hàn tà: cơ quan sinh dục co rút...
− Rối loạn nguyên nhân bên ngoài thường là nhiệt tà: cơ quan sinh dục chảy dài...
Thiên 13 sách Linh khu: “Khi gây bệnh, nó sẽ làm cho từ ngón chân cái đến trước mắt cá chân đau, trong xương phụ cốt đau, phía trong vế đau, chuyển cân, bộ sinh dục bất dụng, liệt không dùng được nữa. Nếu bị thương bên trong nó sẽ không cứng lên được, nếu bị thương bởi hàn tà thì nó bị teo thụt vào trong; nếu bị thương bởi nhiệt thì nó bị cứng lên, không nhỏ lại được”.
- Lộ trình kinh cân Can ở bàn chân, cẳng chân, đùi, bẹn có phân bố hoàn toàn giống kinh chính Can.
- Kinh cân Can hợp với kinh cân Tỳ và kinh cân Thận tại huyệt trung cực.
D. Khảo sát huyệt hội 3 kinh cân âm ở chân
Huyệt trung cực: huyệt này phản ứng khi 3 kinh cân âm ở chân đều bệnh.
Chú ý lộ trình lan của đau để xác định kinh có bệnh.
Ví dụ:
− Đau hố chậu kèm đau thắt lưng và đau ở trung cực: bệnh ởkinh cân Thận.
− Đau hố chậu ở trung cực không kèm theo triệu chứng khác: bệnh ở kinh cân Can.
− Đau hố chậu ở trung cực kèm đau quanh rốn và lan lên ngực: bệnh ở kinh

Hình 3.5. Kinh cân Thận và Hình 3.6. Kinh cân Can
IV. Hệ thống thứ 3: (3 kinh cân dương ở tay)
A. Kinh cân tiểu trường
1. Lộ trình đường kinh
Xuất phát từ góc trong gốc móng út (thiếu xung), gắn vào cạnh trong cổ tay, chạy theo cạnh sau trong cẳng tay gắn vào bờ trong khớp khuỷu, đến nếp nách đến mặt sau vai đến cổ rồi chia làm 2 nhánh:
− Nhánh sau: đến xương chũm (tại đây phân một nhánh vào trong vai), sau đó tiếp tục vòng từ sau ra trước tai, xuống hàm dưới, trở lên khóe mắt ngoài.
− Nhánh trước: chạy đến góc hàm (giáp xa), đến khóe mắt ngoài, mép tóc trán (đầu duy).
2. Triệu chứng rối loạn của đường kinh
− Đau từ ngón 4 đến khớp khuỷu (mặt trong).
− Đau mặt trong cánh tay đến nách.
− Đau vai lan đến cổ kèm ù tai.
− Đau từ cằm lên đến khóe mắt ngoài.
Ngoài ra trong các trường hợp nặng bệnh của kinh cân Tiểu trường còn kèm theo các triệu chứng:
+ Đau cứng cổ có kèm sốt và ớn lạnh.
+ Đau cứng các cơ nơi đường kinh đi qua.
Thiên 13 sách Linh khu: “Khi gây bệnh, nó (thủ thái dương) sẽ làm cho ngón tay út lan ra đến mép sau xương lồi nhọn phía trong khuỷu tay đều bị đau, đau dần lên phía trong cẳng tay nhập vào dưới nách, dưới nách cũng đau, mép sau nách đau, vòng theo sau bả vai dần lên đến cổ đau, ứng theo đó là trong tai bị kêu và đau đầu dẫn đến hàm, mắt có khi bị mờ hồi lâu rồi mới thấy trở lại. Khi cân ở cổ bị co rút thì sẽ làm cho cân bị nuy và cổ sưng thũng, đó là hàn nhiệt đang ở tại cổ”.
-
Lộ trình kinh cân Tiểu trường ở bàn tay, cẳng tay, cánh tay, mặt sau
nách, vai có phân bố hoàn toàn giống kinh chính Tiểu trường.
- Lộ trình kinh cân Tiểu trường ở đầu:
+ Phân bố ở một bên mặt, gò má, phía trước tai (giống như kinh chính Tiểu trường).
+ Phân bố ở xương chũm, phía sau tai và vùng nếp tóc trán (đầu duy) (khác với kinh chính Tiểu trường).
- Kinh cân Tiểu trường hợp với kinh cân Tam tiêu và kinh cân Đại trường tại huyệt đầu duy
B. Kinh cân tam tiêu
1. Lộ trình đường kinh
Xuất phát ở góc trong gốc ngón 4 (quan xung), chạy lên mu bàn tay, gắn vào cổ tay, chạy tiếp mặt sau cẳng tay, gắn vào cùi chỏ, đến mặt sau cánh tay lên vai, lên cổ, gắn với kinh cân Tiểu trường (sau góc hàm dưới) ở huyệt thiên dung và chia làm 2 nhánh.
− Nhánh nội: đi sâu vào trong miệng và tận cùng ở đáy lưỡi.
− Nhánh ngoại: chạy đến giáp xa, lên trước tai, đến khóe mắt ngoài, và ở tận cùng đầu duy .
2. Triệu chứng rối loạn của đường kinh
− Rụt lưỡi.
− Đau cứng cơ vùng đường kinh đi qua.
Thiên 13 sách Linh khu: “Khi gây bệnh thì suốt con đường mà kinh đi qua đều chuyển cân, lưỡi bị cuốn lại”.
- Lộ trình kinh cân Tam tiêu ở bàn tay, cẳng tay, cánh tay, vai, cổ có phân bố hoàn toàn giống kinh chính Tam tiêu.
- Lộ trình kinh cân Tam tiêu ở đầu:
+ Phân bố ở phía trước tai, vùng mắt ngoài giống như kinh chính Tam tiêu
+ Phân bố ở đáy lưỡi, góc hàm và vùng nếp tóc trán (đầu duy) (khác với kinh chính Tam tiêu).
- Kinh cân Tam tiêu hợp với kinh cân Tiểu trường và kinh cân Đại trường tại huyệt đầu duy
C. Kinh cân đại trường
1. Lộ trình đường kinh
Xuất phát từ góc ngoài gốc móng 2 (thương dương), gắn vào cổ tay, chạy theo mặt ngoài cẳng tay, đến khuỷu lên vai ở huyệt kiên ngung và chia làm 2 nhánh:
− Nhánh từ vai đến đại chùy.
− Nhánh đi tiếp lên góc hàm gắn vào mi dưới. Từ góc hàm có một nhánh chạy tiếp lên nếp tóc trán rồi vòng qua phía đối diện đến gắn vào góc hàm dưới bên kia.
2. Triệu chứng rối loạn của đường kinh
− Đau cứng cơ vùng đường kinh chi phối.
− Cổ vai cứng, không cử động được.
Thiên 13 sách Linh khu: “Khi bệnh, nó (thủ dương minh) sẽ gây cho suốt trên đường mà nó đi qua đều bị đau và chuyển cân. Vai không đưa lên cao được, cổ không ngó qua tả và hữu được”.
- Lộ trình kinh cân Đại trường ở bàn tay, cẳng tay, cánh tay, vai, cổ có phân bố hoàn toàn giống kinh chính Đại trường.
- Lộ trình kinh cân Đại trường ở đầu: phân bố ở mi mắt dưới và vùng nếp tóc trán cả hai bên (đầu duy) (khác với kinh chính Đại trường).
- Kinh cân Đại trường hợp với kinh cân Tiểu trường và kinh cân Tam tiêu tại huyệt đầu duy
D. Khảo sát huyệt hội 3 kinh cân dương ở tay
Huyệt đầu duy thường phản ứng khi các kinh trên có bệnh.
Việc chẩn đoán đường kinh bệnh được dựa vào vị trí lan của đau.
Ví dụ:
− Migraine kèm đau vai, cổ, tai, đau ở mặt: bệnh ở kinh cân Tiểu trường.
− Migraine kèm đau vai, cổ, khóe mắt ngoài, kèm cảm giác co rút lưỡi: bệnh ở kinh cân Tam tiêu.
− Migraine kèm đau ở mặt lan lên đầu như đội nón (vòng quanh trán sang bên đối diện): bệnh ở kinh cân Đại trường.

Hình 3.7. Kinh cân Tiểu trường và Hình 3.8. Kinh cân Tam tiêu
Hình 3.9. Kinh cân Đại trường và Hình 3.10. Kinh cân Phế
V. Hệ thống thứ 4 (3 kinh cân âm ở tay)
A. Kinh cân phế
1. Lộ trình đường kinh
Xuất phát góc ngoài gốc ngón cái (thiếu thương), chạy theo đường kinh chính đến giữa khuỷu, chạy lên theo mặt trước cánh tay đi vào vùng dưới nách ở huyệt uyên dịch (kinh Đởm), chạy trở lên hố thượng đòn, gắn vào mặt trước vai rồi quay trở lại hố thượng đòn, đi vào trong thành ngực, gắn ở đó và phân nhánh ở tâm vị và hạ sườn.
2. Triệu chứng rối loạn của đường kinh − Đau cứng cơ vùngđường kinh đi qua.
− Trường hợp nặng:
+ Đau tức ngực, hội chứng ép ở thượng đòn.
+ Đau co cứng ở hạ sườn kèm ói máu.
Thiên 13 sách Linh khu: “Khi bệnh, nó (thủ thái âm) sẽ làm cho suốt con đường mà nó đi qua đều bị chuyển cân, đau. Nếu nặng hơn sẽ thành chứng tức bôn, hông sườn bị vặn, thổ huyết”.
- Lộ trình kinh cân Phế ở bàn tay, cẳng tay, cánh tay, mặt trước vai có phân bố hoàn toàn giống kinh chính Phế.
- Lộ trình kinh cân Phế ở thân có phân bố ở thành ngực, hạ sườn và chấn thủy, khác với kinh chính Phế.
- Kinh cân Phế hợp với kinh cân Tâm bào và kinh cân Tâm tại huyệt uyên dịch
B. Kinh cân tâm bào
1. Lộ trình đường kinh
Xuất phát từ góc ngoài gốc ngón giữa trung xung đi trong lòng bàn tay đến cẳng tay, tới giữa khuỷu tay chạy lên theo kinh chính đến dưới nách.
Từ đây chia làm 2 bó:
− Bó 1: phân nhánh đến các sườn và tận cùng ở sườn 12 bên đối diện.
− Bó 2: đi sâu vào vùng dưới nách ở huyệt uyên dịch rồi phân nhánh ở thành trong lồng ngực và tận cùng ở tâm vị.
2. Triệu chứng rối loạn của đường kinh
Rối loạn đường kinh do nguyên nhân bên trong:
− Đau dọc theo bên trong thành ngực kèm cảm giác ép ở thượng đòn.
− Đau cứng cơ dọc theo lộ trình đường kinh:
Thiên 13, sách Linh khu viết: “Bệnh của nó xảy ra sẽ làm cho suốt con đường mà nó đi qua đều bị chuyển cân cho đến vùng ngực bị đau, chứng tức bôn”.
Chú thích: “tức bôn” được chú giải như sau
Nội kinh giảng nghĩa: “Tức bôn là một trong ngũ tích. Chứng này khiến cho người bệnh hô hấp dồn dập, gấp rút”.
Điều 56, sách Nạn kinh có ghi: “Tích khí của phế gọi là tức bôn hình thành ở dưới sườn phía hữu, to như cái ly úp xuống, bệnh lâu không dứt khiến cho người bệnh bị vào trạng thái lúc hàn, lúc nhiệt, ho suyễn, phát ra phế ung ”.
Thiên 4, sách Linh khu: “Phế mạch khi hoạt thậm gây thành chứng tức bôn”.
- Lộ trình kinh cân Tâm bào ở bàn tay, cẳng tay, cánh tay có phân bố hoàn toàn giống kinh chính Tâm bào.
- Lộ trình kinh cân Tâm bào ở thân có phân bố rộng hơn kinh chính ở thành ngực, các xương sườn cùng bên và sườn 12 bên đối diện, và chấn thủy (khác với kinh chính Tâm bào).
- Kinh cân Tâm bào hợp với kinh cân Phế và kinh cân Tâm tại huyệt uyên dịch.
C. Kinh cân tâm
1. Lộ trình đường kinh
Xuất phát từ góc ngoài gốc ngón út (thiếu thương), theo kinh chính lên cạnh trong khuỷu chạy lên đến vùng dưới nách ở huyệt uyên dịch, từ đây đi vào trong lồng ngực chạy theo đường giữa đến tâm vị rồi đến rốn.
2. Triệu chứng rối loạn của đường kinh
− Do nguyên nhân bên trong: đau lồng ngực làm cản trở vận hành khí huyết dẫn đến triệu chứng “u” vùng thượng vị kèm triệu chứng buồn bã, đau ở rốn và cảm giác bị nhức ở cùi chỏ và cổ tay.
− Do bên ngoài: đau cứng cơ dọc theo đường kinh.
Thiên 13 sách Linh khu: “Nếu gây bệnh, nó (thủ thiếu âm) sẽ làm cho gân bên trong co rút, tiếp nhận lấy bệnh phục lương , xuống dưới làm cho khuỷu tay như bị một màn lưới co kéo”.
Nếu gây bệnh, thì nó sẽ làm cho con đường mà nó đi qua sẽ bị chuyển cân, cân bị thống”.
Chú thích: phục có nghĩa là cái gì đó núp dưới tâm, rồi vươn dài tới rốn như bắc một chiếc cầu nối liền hai vùng, cho nên mới gọi là phục lương (Du Thượng Thiệnchú giải).
- Lộ trình kinh cân Tâm ở bàn tay, cẳng tay, cánh tay có phân bố hoàn toàn giống kinh chính Tâm.
- Lộ trình kinh cân Tâm ở thân có phân bố đến dưới nách (huyệt uyên dịch) và rốn (khác với kinh chính Tâm bào).
- Kinh cân Tâm hợp với kinh cân Phế và kinh cân Tâm bào tại huyệt uyên dịch
D. Khảo sát huyệt hội 3 kinh cân âm ở tay
Huyệt uyên dịch (liên sườn 5, nách giữa) sẽ phản ứng khi 3 đường kinh cân âm ở tay có bệnh.
Nếu một trong 3 đường kinh bị bệnh, các triệu chứng sẽ khác nhau ở vị trí đau lan.
Ví dụ:
− Đau nách kèm đau ở ngực không định được ở hố thượng đòn đau vai kèm tức ngực: bệnh ở kinh cân Phế.
− Đau nách kèm đau định được ở hạ sườn, ở ngực: bệnh ở kinh cân Tâm bào.
− Đau nách kèm đau bụng, ngực (đặc biệt vùng trên rốn) kèm triệu chứng có “u” ở thượng vị: bệnh ở kinh cân Tâm.

Hình 3.11. Kinh cân Tâm bào và Hình 3.12. Kinh cân Tâ m
TỰ LƯỢNG GIÁ
Câu hỏi 5 chọn 1 - Chọn câu ĐúNG
1. Nơi xuất phát của kinh cân
A. Từ gân
B. Từ cơ
C. Từ đường kinh chính
D. Từ khớp xương
E. Từ các lạc huyệt
2. Khởi phát của 12 kinh cân
A. Từ các khớp nhỏ
B. Từ các khớp lớn
C. Từ tạng hoặc phủ
D. Từ đầu
E. Từ các đầu ngón tay hoặc chân
3. Kinh cân chi phối
A. ở ngoài nông
B. ở trong sâu
C. ở các Phủ
D. ở các tạng
E. ở cả ngoài nông và trong sâu
4. Cách chọn huyệt trong phương pháp trị liệu bằng kinh cân
A. Chọn huyệt tại chỗ
B. Chọn huyệt đặc hiệu
C. Chọn huyệt theo nguyên lạc
D. Chọn huyệt theo du, mộ
E. Chọn huyệt theo ngũ du
5. Thủ thuật sử dụng trong phương pháp trị liệu bằng kinh cân
A. Châm tả
B. Châm bổ
C. ôn châm
D. Cứu bổ
E. Cứu tả
6. Kinh Cân Vị xuất phát
A. Góc ngoài gốc ngón chân 2
B. Góc trong gốc ngón chân 2
C. Góc ngoài gốc ngón chân 3
D. Góc trong gốc ngón chân 3
E. Góc ngoài gốc ngón chân 2, 3, 4.
7. Huyệt hội của 3 kinh cân dương ở chân
A. Quyền liêu
B. Đầu duy
C. Bách hội
D. Phong trì
E. Dương lăng
8. Huyệt hội của 3 kinh cân âm ở chân
A. Tam âm giao
B. Phục thỏ
C. Trung cực
D. Khúc cốt
E. Không có huyệt hội của 3 kinh cân âm ở chân
9. Huyệt hội của 3 kinh cân dương ở tay
A. Quyền liêu
B. Đầu duy
C. Đại chùy
D. Thiên dung
E. Phong trì
10. Huyệt hội của 3 kinh cân âm ở tay
A. Khuyết bồn
B. Trung phủ
C. Nội quan
D. Uyên dịch
E. Cực tuyền
Câu hỏi 5 chọn 1 - Chọn câu SAI
1. Lộ trình kinh cân Bàng quang ở thân
A. Dọc theo cột sống
B. Đến hố thượng đòn
C. Vòng bên dưới nách
D. Đến huyệt kiên ngung ở vai
E. Đến huyệt chương môn ở bụng
2. Triệu chứng xuất hiện khi kinh cân Bàng quang rối loạn
A. Đau nhức từ ngón chân út đến gót chân
B. Co cứng cơ ở hố nhượng chân
C. Đau cứng cơ vùng hông bụng
D. Co cứng các cơ vùng cổ
E. Đau co cứng vùng hố nách đến hố thượng đòn
3. Lộ trình kinh cân Đởm ở đầu
A. Đến huyệt bách hội ở đỉnh đầu
B. Đến vùng cổ gáy
C. Đến cơ vùng sau tai
D. Đến vùng cơ phía ngoài mắt
E. Đến vùng cơ ở gò má
4. Lộ trình kinh cân Vị ở chân
A. Mặt ngoài xương quyển
B. Mặt trong xương quyển
C. Mặt ngoài xương bánh chè
D. Mặt dưới xương bánh chè
E. Đến gắn vào đầu trên xương mác
5. Lộ trình kinh cân Vị ở đầu
A. Đến cơ vùng mi mắt trên
B. Đến cơ vùng mi mắt dưới
C. Đến cơ vùng quanh môi
D. Đến cơ vùng trước tai
E. Đến cơ vùng sau tai
6. Lộ trình kinh cân Tỳ
A. Đến mặt trong chi dưới
B. Đến các cơ ở hạ sườn
C. Đến các cơ ở thành trong lồng ngực
D. Đến dương vật
E. Đến hố thượng đòn
7. Triệu chứng xuất hiện khi kinh cân Tỳ rối loạn
A. Cứng đau ngón cái đến mắt cá chân
B. Đau cẳng chân, gối, đùi
C. Đau cứng vùng hạ sườn
D. Đau cứng vùng ngực
E. Đau cứng cột sống (đoạn cùng cụt)
8. Triệu chứng xuất hiện khi kinh cân Thận rối loạn
A. Cứng đau mặt lòng bàn chân
B. Cứng đau mặt trong chi dưới
C. Đau bụng kinh
D. Đau cứng lưng
E. Đau cứng vùng ngực
9. Triệu chứng xuất hiện khi kinh cân Can rối loạn
A. Đau cứng mặt ngoài ngón chân cái
B. Đau cứng mặt trong đùi
C. Đau cứng mặt trong gối
D. Cơ quan sinh dục ngoài co rút
E. Bất lực
10. Lộ trình kinh cân Tiểu trường
A. Xuất phát từ góc ngoài gốc móng út
B. Đến bờ trong khớp khuỷu tay
C. Đến mặt sau vai
D. Vòng từ sau ra trước tai
E. Đến khoé mắt ngoài
1. Xác định và nêu lên được vai trò của các kinh cân trong sinh lý bình thường và trong quá trình bệnh lý.
2. Mô tả chính xác lộ trình của 12 kinh cân.
3. Liệt kê được các triệu chứng bệnh lý của từng kinh cân khi bị rối loạn và cách điều trị bệnh của kinh cân.
4. Nêu lên được các triệu chứng chức năng và khám đường kinh để xác định kinh cân có bệnh.
5. Chẩn đoán phân biệt được bệnh của từng đường kinh cân trong từng nhóm của các nhóm:
- Nhóm 3 kinh cân dương ở chân.
- Nhóm 3 kinh cân âm ở chân.
- Nhóm 3 kinh cân dương ở tay.
- Nhóm 3 kinh cân âm ở tay.
I. Đại cương
Đây là các nhánh lớn xuất phát từ các đường kinh chính và chạy đến cơ và gân (vì thế mà có tên là kinh cân). Chúng gồm 3 kinh âm và 3 kinh dương của chân và tay.
A. Các điểm đặc thù của kinh can
1. Về chức năng sinh lý:các đường kinh cân chỉ liên hệ duy nhất với phần nông của cơ thể, chúng không có tác dụng đến phần ở sâu nghĩa là ở tạng/phủ. Trương Cảnh Nhạc có chú giải về vấn đề này như sau: “Kinh cân có nhiệm vụ nối liền đến trăm hài cốt; do đó nó thắt chặt, liên lạc toàn thân và đều có chỗ định vị của nó. Tuy rằng kinh cân có những đường vận hành tương đồng với kinh mạch, thế nhưng những chỗ kết, chỗ thịnh của kinh cân đều nằm ở các khoảng của khê cốc. Đó là vì cân khí hội nhau ở những nơi cốt tiết. Cân thuộc Mộc, hoa của nó ở trảo, vì thế 12 kinh cân đều khởi lên từ những móng tay chân, sau đó chúng thịnh lên ở phụ cốt, kết ở khuỷu tay và cổ tay, ràng buộc vào đầu gối, liên hệ với cơ nhục, lên trên đến cổ và gáy, chấm dứt ở đầu và mặt. Trên đây là con đường đi đại lược của kinh cân trong thân thể”.
2. Các kinh cân khởi phát luôn luôn ở đầu ngón tay hoặc ngón chân, chúng nối các khớp lớn lại với nhau, sau đó chúng phân nhánh ở mặt trước/sau của cơ thể hoặc ở đầu.
3. Cuối cùng các đường kinh cân chi phối những vùng mà không có kinh chính hay kinh biệt đi qua.
B. Vai trò trong bệnh lý và điều trị
Các rối loạn của các kinh cân được biểu hiện ngay tại vùng mà các đường kinh ấy đi qua. Các rối loạn này thường cục bộ và thường chỉ ở phạm vi cơ, gân của vùng đầu thân và chi, ít khi có kèm biểu hiện lâm sàng ở tạng/phủ. Triệu chứng chủ yếu là đau kèm tê (algoparesthésia) hay ngứa.
Cần phải nhắc rằng, nhờ vào hệ thống kinh cân mà có một số huyệt có những tác dụng ngoài đường kinh chính và kinh biệt.
Ví dụ: hợp cốc và dương khê trị được đau đầu là do kinh cân Đại trường đi từ vùng trán bên này băng qua đỉnh phía bên kia, sau đó đi xuống hàm trên bên đối diện.
Về thực hành, kinh cân đóng vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh gọi là “biểu” mà nguyên nhân không lệ thuộc vào các kinh chính và kinh biệt.
Phương pháp trị liệu chủ yếu gồm 2 yếu tố:
− Chọn huyệt: chủ yếu là sử dụng những huyệt đau tại chỗ dọc theo lộ trình kinh cân bệnh. Thiên 13, sách Linh khu khi mô tả lộ trình của 12 kinh cân, triệu chứng bệnh lý của từng kinh cân đều nêu rõ chỉ có một cách chọn huyệt như sau: “Khi châm nên tìm chỗ nào đau (thống điểm) xem đó là du huyệt để châm”.
− Chọn phương pháp và thời gian châm: cũng như trên, thủ pháp và thời gian châm trị bệnh của tất cả kinh cân đều như nhau. Đó là châm có kèm cứu nóng, phép châm phải công tà nhanh, không cần phải theo “Phép nghinh tùy xuất nhập” gì cả. Thiên 13, sách Linh khu có nêu về thủ pháp này như sau: “...Phép trị nên châm bằng phép phần châm để đuôi hàn tà cho nhanh. Không kể số lần châm, châm cho đến khi hết thì thôi”. Về phép phần châm, Trương Cảnh Nhạc chú giải như sau: “Phần châm là phép thiêu châm. Chữ kiếp ý nói dụng hỏa khí đuổi gấp hàn tà khí”. Trương Cảnh Thông lại chú: “Phần châm tức là thiêu châm. Kiếp thích ý nói phép châm này như đang ở thế đoạt khí nhanh, châm vào là tà khí phải ra đi, không theo phép nghinh tùy xuất nhập gì cả”.
C. Sự cấu thành hệ thống đặc biệt “4 hợp”
Các đường kinh cân liên hệ với nhau theo quy cách: 3 đường kinh âm, 3 đường kinh dương.
Chương 13, sách Linh khu xác định:
− Ba kinh cân dương ở chân hợp ở xương hàm trên (apphyse zygomatique).
− Ba kinh cân âm ở chân hợp nhau ở bộ phận sinh dục.
− Ba kinh cân dương ở tay hợp ở 2 bên sọ (đầu duy ).
− Ba kinh cân âm ở tay hợp nhau ở bên lồng ngực.
“Bốn hợp” của kinh cân:
+ Kinh cân Bàng quang - Đởm - Vị.
+ Kinh cân Tỳ - Can - Thận.
+ Kinh cân Tam tiêu - Tiểu trường - Đại trường.
+ Kinh cân Phế - Tâm bào - Tâm.
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KINH CÂN
- Lộ trình kinh cân phần lớn trùng khớp với lộ trình nổi của kinh chính tương ứng, do đó học lộ trình kinh cân chủ yếu dựa vào lộ trình nổi của kinh chính tương ứng + phần khác biệt của kinh cân.
- Mười hai kinh cân hợp với nhau thành 4 hợp, theo quy cách: 3 đường kinh âm ở tay, 3 đường kinh dương ở tay, 3 đường kinh âm ở chân, 3 đường kinh dương ở chân.
- Biểu hiện bệnh lý của kinh cân chủ yếu:
+ Đau tại chỗ (có thể kèm tê) nơi kinh cân có đi qua.
+ Không có biểu hiện triệu chứng của tạng phủ tương ứng.
- Chẩn đoán bệnh của kinh cân dựa vào:
+ Đau theo lộ trình phân bố của kinh cân.
+ Điểm phản ứng tại hợp huyệt của các kinh cân.
- Điều trị bệnh của kinh cân gồm:
+ Công thức huyệt là tổng hợp các điểm phản ứng.
+ Kỹ thuật là “phần châm” và ngưng điều trị khi không còn điểm phản ứng - Tiên lượng bệnh của kinh cân: dễ trị
II. Hệ thống thứ 1 (3 kinh cân dương ở chân)
A. Kinh cân bàng quang
1. Lộ trình đường kinh
Xuất phát góc ngoài gốc móng út (chí âm), đến mắt cá ngoài => chia làm 3 nhánh:
− Nhánh ngoài: theo mặt ngoài cẳng chân lên đến phần sau, ngoài đầu gối.
− Nhánh trong: đi xuống gót, sau đó đi lên mặt trong cẳng chân và gắn vào hố nhượng.
− Nhánh sau ngoài: nhánh này chéo qua nhánh trong ở hố nhượng, chạy lên mông, theo cột sống lên cổ và chia làm 2 nhánh nhỏ:
+ Một nhánh đến tận cùng ở đáy lưỡi.
+ Một nhánh thẳng phân nhánh ở xương chũm, rồi chạy lên đầu ra trước trán (phân nhánh vùng cơ ở mắt phía trên) chạy xuống mũi và tận cùng ở cung gò má.
ở vùng lưng, ngang đốt sống lưng thứ 7 cho nhánh đến nếp nách, chạy lên vai đến huyệt kiên ngung.
ở nếp nách có một nhánh băng qua dưới nách ra ngực, chạy lên hố thượng đòn đến huyệt khuyết bồn. Từ đây chia làm 2 nhánh:
+ Nhánh cổ sau: đến xương chũm.
+ Nhánh cổ trước: đến mặt và gắn vào cung gò má.
2. Triệu chứng rối loạn đường kinh − Đau nhức từ ngón út đến gót chân.
− Co cứng các cơ vùng cổ.
− Co cứng cơ hố nhượng.
− Co cứng khớp vai.
− Đau vùng hố nách đến hố thượng đòn.
Thiên Kinh cân sách Linh khu: “Bệnh của nó (túc thái dương) sẽ làm cho ngón chân út và ngón chân sưng thũng và đau, khoeo chân bị chuột rút, lưng bị ưỡn như muốn gãy, gân gáy bị co rút, vai không đưa cao lên được, đau từ nách lên đến khuyết bồn như bó vặn lại, không lắc lư được từ phải hay trái gì cả”.
KINH CÂN BÀNG QUANG
+ Phân bố mặt ngoài bàn chân và mặt sau cẳng chân (giống kinh chính Bàng quang).
+ Phân bố mặt ngoài cẳng chân (khác với kinh chính Bàng quang).
- Lộ trình kinh cân Bàng quang ở đùi phân bố mặt sau đùi giống như kinh chính Bàng quang - Lộ trình kinh cân Bàng quang ở thân:
+ Phân bố mặt sau thân, cạnh cột sống (giống kinh chính Bàng quang).
+ Phân bố mặt sau vai, nách, cơ ngực, hố thượng đòn (khác với kinh chính Bàng quang).
- Lộ trình kinh cân Bàng quang ở đầu, cổ:
+ Phân bố mặt sau cổ, gáy vòng ra trước đến khóe mắt trong (giống kinh chính Bàng quang).
+ Phân bố ở xương chũm và gò má (khác với kinh chính Bàng quang).
- Kinh cân Bàng quang hợp với kinh cân Đởm và kinh cân Vị tại huyệt quyền liêu.
B. Kinh cân đởm
1. Lộ trình đường kinh
Xuất phát từ góc ngoài gốc ngón chân 4 (khiếu âm), chạy theo mu chân đến mắt cá ngoài.
Chạy lên theo mặt ngoài cẳng chân đến gối (ở đây có nhánh gắn vào gân cơ bánh chè).
Chạy tiếp lên theo mặt ngoài đùi, ở đoạn này có phân hai nhánh: một nhánh lên vùng huyệt phục thỏ (kinh Vị) và một nhánh đến xương cụt.
Chạy tiếp lên vùng sườn 11 - 12 đến dưới nách rồi chia làm hai nhánh:
− Nhánh trước: chạy ra trước ngực, vú và gắn vào hố thượng đòn.
− Nhánh thẳng: đi lên phía trước nách, lên hố thượng đòn, chạy lên đầu ở phía sau tai, chạy đến góc trán ở huyệt đầu duy . Từ đây nó chia làm 2 nhánh nhỏ:
+ Nhánh chạy lên đến bách hội và nối với kinh cân Đởm bên đối diện.
+ Nhánh dưới chạy xuống cằm vòng lên má ở huyệt quyền liêu và tận cùng ở khóe mắt ngoài ở huyệt đồng tử liêu.
2. Triệu chứng rối loạn đường kinh
− Co cứng ngón 4, lan đến mặt ngoài chi dưới, mặt ngoài gối.
− Cứng đau khớp gối và co cứng nhượng chân.
− Đau mặt trước ngoài đùi, đến vùng háng đùi, đau vùng mặt trong đùi đến xương cụt.
− Đau hông sườn đến hố thượng đòn.
Thiên kinh cân, sách Linh khu: “Khi bệnh, nó (túc thiếu dương) sẽ làm cho chuyển cân ở ngón áp út phía ngón út, dẫn lên đến gối làm chuyển cân ở mép ngoài gối, làm cho gối không co duỗi được, khoeo chân bị co rút, mặt trước co giật lên đến háng, phía sau làm cho giật đến vùng xương cùng. Nó làm đau lan tràn lên đến vùng mềm của bờ sườn cụt, lên trên nó dẫn đến vùng ngực, vú và khuyết bồn cũng đau. Cân duy trì ở cổ bị co rút từ trái sang phải, mắt phải không mở ra được...”.
KINH CÂN ĐỞM
- Lộ trình kinh cân Đởm ở bàn chân, cẳng chân:
+ Phân bố mặt ngoài bàn chân và mặt ngoài cẳng chân (giống kinh chính Đởm).
+ Phân bố mặt ngoài xương bánh chè (khác với kinh chính Đởm).
- Lộ trình kinh cân Đởm ở đùi:
+ Phân bố mặt ngoài đùi (giống kinh chính Đởm).
+ Phân bố một phần mặt trước đùi (đoạn huyệt phục thỏ) và xương cụt (khác với kinh chính Đởm).
- Lộ trình kinh cân Đởm ở thân phân bố mặt bên thân, vùng hông sườn (giống kinh chính Đởm).
- Lộ trình kinh cân Đởm ở đầu mặt phân bố chủ yếu mặt bên đầu (giống kinh chính Đởm). Điểm khác với kinh chính là có phân bố vùng cằm và gò má.
- Kinh cân Đởm hợp với kinh cân Bàng quang và kinh cân vị tại huyệt quyền liêu.
Hình 3.1. Kinh cân Bàng quang và Hình 3.2. Kinh cân Đởm
C. Kinh cân vị
1. Lộ trình đường kinh
Xuất phát từ góc ngoài các gốc ngón chân 2, 3, 4 chạy đến gắn vào cổ chân rồi chia làm 2 nhánh:
− Nhánh ngoài chạy theo mặt ngoài xương chày, gắn vào mặt ngoài gối, chạy thẳng lên háng đến huyệt hoàn khiêu. Từ đây lên vùng sườn 11, 12 và tận cùng ở cột sống.
− Nhánh trong đi từ cổ chân theo xương chày lên gối, gắn vào phía dưới xương bánh chè và từ đây chia làm 2 nhánh nhỏ:
+ Một nhánh chạy ra ngoài lồi cầu ngoài xương chày đến huyệt dương lăng tuyền.
+ Một nhánh chạy lên qua vùng phục thỏ đến tam giác Scarpa ở dưới bẹn, chạy vào giữa ở huyệt khúc cốt và trung cực , gắn vào các cơ bụng, chạy tiếp thẳng lên hố thượng đòn, lên cổ đến góc hàm, vòng quanh môi và tận cùng ở huyệt quyền liêu .
Từ đó có các nhánh tận cùng.
• Đến mũi.
• Đến mí mắt trên (nối với một kinh cân khác).
• Đến phân nhánh ở mi dưới.
• Đến phân nhánh ở trước tai.
2. Triệu chứng rối loạn đường kinh
− Đau ở ngón 2 và mặt ngoài cẳng chân.
− Cứng đau vùng phục thỏ, sưng đau vùng bẹn.
− Viêm sưng tinh hoàn và phó tinh hoàn.
− Cứng đau cơ bụng lan lên hố thượng đòn và mặt.
− Lệch vùng miệng.
Thiên 13 sách Linh khu: “Khi gây bệnh, nó (túc dương minh) sẽ làm cho chuyển cân từ ngón chân giữa lên đến hĩnh cốt, bàn chân bị giật nhảy lên và cứng, vùng huyệt phục thỏ bị chuyển cân, vùng háng bị sưng thũng, bị chứng đồi sán, cân ở bụng bị co giật, dẫn lên đến khuyết bồn và má, miệng méo xệch. Nếu bệnh cấp thì mắt không nhắm lại được. Nếu nhiệt thì cân bị mềm lỏng, mắt không mở được. Nếu cân ở má bị nhiệt thì nó sẽ làm cho cân bị buông lỏng, không co lại được, miệng xệ xuống”.
KINH CÂN VỊ
+ Phân bố mặt lưng bàn chân (giống kinh chính Vị).
+ Nhưng phân bố rộng hơn, từ ngón 2 đến ngón 4 (khác với kinh chính Vị).
- Lộ trình kinh cân Vị ở cẳng chân:
+ Phân bố mặt trước cẳng chân đến mặt trước xương bánh chè (giống kinh chính Vị).
+ Phân bố mặt ngoài cẳng chân, gối (khác kinh chính Vị).
- Lộ trình kinh cân Vị ở đùi:
+ Phân bố mặt trước đùi (giống với kinh chính Vị).
+ Phân bố mặt ngoài đùi (khác kinh chính Vị).
- Lộ trình kinh cân Vị ở thân phân bố mặt bên thân, vùng hông sườn (giống kinh chính Đởm).
+ Phân bố mặt trước bụng ngực (giống với kinh chính Vị).
+ Phân bố hông sườn 11, 12 và cột sống (khác kinh chính Vị).
- Lộ trình kinh cân Vị ở đầu mặt phân bố chủ yếu mặt phẳng trán (face frontale) giống kinh chính Vị.
- Kinh cân Vị hợp với kinh cân Bàng quang và kinh cân Đởm tại huyệt quyền liêu.
Hình 3.3. Kinh cân Vị và Hình 3.4. Kinh cân Tỳ
D. Khảo sát huyệt hội của 3 kinh cân dương ở chân
Huyệt quyền liêu: hõm tạo bởi cung gò má và xương hàm trên. Trong trường hợp cả 3 kinh cân đều bị bệnh, huyệt hội này thường phản ứng và đau.
Việc chẩn đoán đường kinh cân nào bị bệnh ở đầu mặt được dựa vào:
− Xuất hiện điểm đau ở huyệt quyền liêu.
− Vùng đau lan theo kinh nào ?
Ví dụ:
+ Đau lan từ góc trán xuống hàm dưới: bệnh ở kinh cân Đởm.
+ Đau dây V kèm đau từ khóe mắt trong: bệnh ở kinh cân Bàng quang.
+ Đau dây V kèm đau các cơ vùng quanh môi lan đến khóe mắt trong: bệnh ở kinh cân Vị.
III. Hệ thống thứ 2: (3 kinh cân âm ở chân)
A. Kinh cân tỳ
1. Lộ trình đường kinh
Xuất phát góc trong gốc ngón cái (huyệt ẩn bạch), chạy đến mắt cá trong, chạy lên theo mặt trong cẳng chân, mặt trong đùi.
Gắn vào tam giác Scarpa, băng ngang bộ phận sinh dục đến huyệt khúc cốt và từ đây chia làm 2 nhánh:
− Nhánh ngoài: chạy lên rốn đi sâu vào trong bụng đến các cơ hạ sườn và thành trong lồng ngực.
− Nhánh trong: chạy vào dương vật và gắn vào cột sống.
2. Triệu chứng rối loạn đường kinh
− Cứng đau ngón cái đến mắt cá trong.
− Đau mặt trong cẳng chân, gối, đùi.
− Đau xương vệ, đau quanh rốn, hạ sườn, ngực.
− Đau cột sống.
Thiên 13 sách Linh khu: “Khi gây bệnh, nó (túc thái âm) sẽ làm cho từ đầu ngón chân cái đến mắt cá trong đều đau như chuột rút, xương phụ cốt bên trong gối bị đau, từ mặt trong vế lên đến háng bị đau, vùng bộ sinh dục bị đau xoắn; rốn và hai bên hông sườn đau dẫn đến ngực và trong cột sống đau”.
KINH CÂN TỲ
- Lộ trình kinh cân Tỳ ở thân:
+ Phân bố ở bụng dưới, rốn, hạ sườn (giống như kinh chính Tỳ).
+ Phân bố ở thành trong lồng ngực và cột sống (khác với kinh chính Tỳ).
- Kinh cân Tỳ hợp với kinh cân Thận và kinh cân Can tại huyệt trung cực
B. Kinh cân thận
1. Lộ trình đường kinh
Xuất phát từ lưng ngón chân út, chạy xuống lòng bàn chân qua huyệt dũng tuyền, chạy theo kinh cân tỳ đến mắt cá trong => chạy đến gót nối với kinh cân Bàng quang, từ đây chạy lên theo mặt trong cẳng chân gắn vào lồi cầu trong xương quyển, chạy lên theo kinh cân Tỳ, đến bộ phận sinh dục (huyệt khúc cốt, trung cực), đi vào hố chậu, trở ra vùng mông, chạy lên dọc theo các cơ cạnh gai sống, gắn vào gáy và nối với kinh cân Bàng quang.
2. Triệu chứng rối loạn đường kinh
− Cơ co cứng ở vùng đường kinh đi qua.
− Nếu có các rối loạn loại âm chứng: bệnh có cảm giác nặng vùng hố chậu và không ngửa ra sau được. ở phụ nữ: rối loạn kinh nguyệt kèm thống kinh.
− Nếu là dương chứng: không cúi ra trước được kèm nặng vùng hố chậu.
Thiên 13 sách Linh Khu: “Khi gây bệnh, nó sẽ làm cho gan bàn chân bị chuyển cân; cho nên các nơi mà đường kinh kết vào đều đau và đều chuyển cân. Vì bệnh được biểu hiện các nơi này, cho nên sẽ gây thành động kinh, co quắp và cứng mình. Nếu bệnh ở ngoài thì sẽ không cúi xuống được, nếu bệnh ở trong thì không ngửa lên được, cho nên bệnh ở dương thì thắt lưng bị gãy ngược ra sau, không cúi xuống được; nếu bệnh ở âm thì không ngửa lên được”.
KINH CÂN THẬN
- Lộ trình kinh cân Thận ở thân phân bố ở toàn bộ cơ cạnh cột sống từ mông đến gáy (khác hoàn toàn với kinh chính Thận).
- Kinh cân Thận hợp với kinh cân Tỳ và kinh cân Can tại huyệt trung cực
C. Kinh cân can
1. Lộ trình đường kinh
Xuất phát lưng ngón chân cái, đến gắn vào mắt cá trong, chạy lên theo xương quyển và gắn phía dưới lồi cầu trong xương này, chạy lên bẹn gắn vào xương mu và hòa với kinh cân Tỳ và kinh cân Thận.
2. Triệu chứng rối loạn đường kinh
− Đau ngón chân cái đến mắt cá trong.
− Đau mặt trong gối, đau các cơ mặt trong đùi.
− Rối loạn nguyên nhân bên trong: bất lực.
− Rối loạn nguyên nhân bên ngoài thường là hàn tà: cơ quan sinh dục co rút...
− Rối loạn nguyên nhân bên ngoài thường là nhiệt tà: cơ quan sinh dục chảy dài...
Thiên 13 sách Linh khu: “Khi gây bệnh, nó sẽ làm cho từ ngón chân cái đến trước mắt cá chân đau, trong xương phụ cốt đau, phía trong vế đau, chuyển cân, bộ sinh dục bất dụng, liệt không dùng được nữa. Nếu bị thương bên trong nó sẽ không cứng lên được, nếu bị thương bởi hàn tà thì nó bị teo thụt vào trong; nếu bị thương bởi nhiệt thì nó bị cứng lên, không nhỏ lại được”.
KINH CÂN CAN
- Kinh cân Can hợp với kinh cân Tỳ và kinh cân Thận tại huyệt trung cực.
D. Khảo sát huyệt hội 3 kinh cân âm ở chân
Huyệt trung cực: huyệt này phản ứng khi 3 kinh cân âm ở chân đều bệnh.
Chú ý lộ trình lan của đau để xác định kinh có bệnh.
Ví dụ:
− Đau hố chậu kèm đau thắt lưng và đau ở trung cực: bệnh ởkinh cân Thận.
− Đau hố chậu ở trung cực không kèm theo triệu chứng khác: bệnh ở kinh cân Can.
− Đau hố chậu ở trung cực kèm đau quanh rốn và lan lên ngực: bệnh ở kinh
Hình 3.5. Kinh cân Thận và Hình 3.6. Kinh cân Can
IV. Hệ thống thứ 3: (3 kinh cân dương ở tay)
A. Kinh cân tiểu trường
1. Lộ trình đường kinh
Xuất phát từ góc trong gốc móng út (thiếu xung), gắn vào cạnh trong cổ tay, chạy theo cạnh sau trong cẳng tay gắn vào bờ trong khớp khuỷu, đến nếp nách đến mặt sau vai đến cổ rồi chia làm 2 nhánh:
− Nhánh sau: đến xương chũm (tại đây phân một nhánh vào trong vai), sau đó tiếp tục vòng từ sau ra trước tai, xuống hàm dưới, trở lên khóe mắt ngoài.
− Nhánh trước: chạy đến góc hàm (giáp xa), đến khóe mắt ngoài, mép tóc trán (đầu duy).
2. Triệu chứng rối loạn của đường kinh
− Đau từ ngón 4 đến khớp khuỷu (mặt trong).
− Đau mặt trong cánh tay đến nách.
− Đau vai lan đến cổ kèm ù tai.
− Đau từ cằm lên đến khóe mắt ngoài.
Ngoài ra trong các trường hợp nặng bệnh của kinh cân Tiểu trường còn kèm theo các triệu chứng:
+ Đau cứng cổ có kèm sốt và ớn lạnh.
+ Đau cứng các cơ nơi đường kinh đi qua.
Thiên 13 sách Linh khu: “Khi gây bệnh, nó (thủ thái dương) sẽ làm cho ngón tay út lan ra đến mép sau xương lồi nhọn phía trong khuỷu tay đều bị đau, đau dần lên phía trong cẳng tay nhập vào dưới nách, dưới nách cũng đau, mép sau nách đau, vòng theo sau bả vai dần lên đến cổ đau, ứng theo đó là trong tai bị kêu và đau đầu dẫn đến hàm, mắt có khi bị mờ hồi lâu rồi mới thấy trở lại. Khi cân ở cổ bị co rút thì sẽ làm cho cân bị nuy và cổ sưng thũng, đó là hàn nhiệt đang ở tại cổ”.
KINH CÂN TIỂU TRƯỜNG
- Lộ trình kinh cân Tiểu trường ở đầu:
+ Phân bố ở một bên mặt, gò má, phía trước tai (giống như kinh chính Tiểu trường).
+ Phân bố ở xương chũm, phía sau tai và vùng nếp tóc trán (đầu duy) (khác với kinh chính Tiểu trường).
- Kinh cân Tiểu trường hợp với kinh cân Tam tiêu và kinh cân Đại trường tại huyệt đầu duy
B. Kinh cân tam tiêu
1. Lộ trình đường kinh
Xuất phát ở góc trong gốc ngón 4 (quan xung), chạy lên mu bàn tay, gắn vào cổ tay, chạy tiếp mặt sau cẳng tay, gắn vào cùi chỏ, đến mặt sau cánh tay lên vai, lên cổ, gắn với kinh cân Tiểu trường (sau góc hàm dưới) ở huyệt thiên dung và chia làm 2 nhánh.
− Nhánh nội: đi sâu vào trong miệng và tận cùng ở đáy lưỡi.
− Nhánh ngoại: chạy đến giáp xa, lên trước tai, đến khóe mắt ngoài, và ở tận cùng đầu duy .
2. Triệu chứng rối loạn của đường kinh
− Rụt lưỡi.
− Đau cứng cơ vùng đường kinh đi qua.
Thiên 13 sách Linh khu: “Khi gây bệnh thì suốt con đường mà kinh đi qua đều chuyển cân, lưỡi bị cuốn lại”.
KINH CÂN TAM TIÊU
- Lộ trình kinh cân Tam tiêu ở đầu:
+ Phân bố ở phía trước tai, vùng mắt ngoài giống như kinh chính Tam tiêu
+ Phân bố ở đáy lưỡi, góc hàm và vùng nếp tóc trán (đầu duy) (khác với kinh chính Tam tiêu).
- Kinh cân Tam tiêu hợp với kinh cân Tiểu trường và kinh cân Đại trường tại huyệt đầu duy
C. Kinh cân đại trường
1. Lộ trình đường kinh
Xuất phát từ góc ngoài gốc móng 2 (thương dương), gắn vào cổ tay, chạy theo mặt ngoài cẳng tay, đến khuỷu lên vai ở huyệt kiên ngung và chia làm 2 nhánh:
− Nhánh từ vai đến đại chùy.
− Nhánh đi tiếp lên góc hàm gắn vào mi dưới. Từ góc hàm có một nhánh chạy tiếp lên nếp tóc trán rồi vòng qua phía đối diện đến gắn vào góc hàm dưới bên kia.
2. Triệu chứng rối loạn của đường kinh
− Đau cứng cơ vùng đường kinh chi phối.
− Cổ vai cứng, không cử động được.
Thiên 13 sách Linh khu: “Khi bệnh, nó (thủ dương minh) sẽ gây cho suốt trên đường mà nó đi qua đều bị đau và chuyển cân. Vai không đưa lên cao được, cổ không ngó qua tả và hữu được”.
KINH CÂN ĐẠI TRƯỜNG
- Lộ trình kinh cân Đại trường ở đầu: phân bố ở mi mắt dưới và vùng nếp tóc trán cả hai bên (đầu duy) (khác với kinh chính Đại trường).
- Kinh cân Đại trường hợp với kinh cân Tiểu trường và kinh cân Tam tiêu tại huyệt đầu duy
D. Khảo sát huyệt hội 3 kinh cân dương ở tay
Huyệt đầu duy thường phản ứng khi các kinh trên có bệnh.
Việc chẩn đoán đường kinh bệnh được dựa vào vị trí lan của đau.
Ví dụ:
− Migraine kèm đau vai, cổ, tai, đau ở mặt: bệnh ở kinh cân Tiểu trường.
− Migraine kèm đau vai, cổ, khóe mắt ngoài, kèm cảm giác co rút lưỡi: bệnh ở kinh cân Tam tiêu.
− Migraine kèm đau ở mặt lan lên đầu như đội nón (vòng quanh trán sang bên đối diện): bệnh ở kinh cân Đại trường.
Hình 3.7. Kinh cân Tiểu trường và Hình 3.8. Kinh cân Tam tiêu
Hình 3.9. Kinh cân Đại trường và Hình 3.10. Kinh cân Phế
V. Hệ thống thứ 4 (3 kinh cân âm ở tay)
A. Kinh cân phế
1. Lộ trình đường kinh
Xuất phát góc ngoài gốc ngón cái (thiếu thương), chạy theo đường kinh chính đến giữa khuỷu, chạy lên theo mặt trước cánh tay đi vào vùng dưới nách ở huyệt uyên dịch (kinh Đởm), chạy trở lên hố thượng đòn, gắn vào mặt trước vai rồi quay trở lại hố thượng đòn, đi vào trong thành ngực, gắn ở đó và phân nhánh ở tâm vị và hạ sườn.
2. Triệu chứng rối loạn của đường kinh − Đau cứng cơ vùngđường kinh đi qua.
− Trường hợp nặng:
+ Đau tức ngực, hội chứng ép ở thượng đòn.
+ Đau co cứng ở hạ sườn kèm ói máu.
Thiên 13 sách Linh khu: “Khi bệnh, nó (thủ thái âm) sẽ làm cho suốt con đường mà nó đi qua đều bị chuyển cân, đau. Nếu nặng hơn sẽ thành chứng tức bôn, hông sườn bị vặn, thổ huyết”.
KINH CÂN PHẾ
- Lộ trình kinh cân Phế ở thân có phân bố ở thành ngực, hạ sườn và chấn thủy, khác với kinh chính Phế.
- Kinh cân Phế hợp với kinh cân Tâm bào và kinh cân Tâm tại huyệt uyên dịch
B. Kinh cân tâm bào
1. Lộ trình đường kinh
Xuất phát từ góc ngoài gốc ngón giữa trung xung đi trong lòng bàn tay đến cẳng tay, tới giữa khuỷu tay chạy lên theo kinh chính đến dưới nách.
Từ đây chia làm 2 bó:
− Bó 1: phân nhánh đến các sườn và tận cùng ở sườn 12 bên đối diện.
− Bó 2: đi sâu vào vùng dưới nách ở huyệt uyên dịch rồi phân nhánh ở thành trong lồng ngực và tận cùng ở tâm vị.
2. Triệu chứng rối loạn của đường kinh
Rối loạn đường kinh do nguyên nhân bên trong:
− Đau dọc theo bên trong thành ngực kèm cảm giác ép ở thượng đòn.
− Đau cứng cơ dọc theo lộ trình đường kinh:
Thiên 13, sách Linh khu viết: “Bệnh của nó xảy ra sẽ làm cho suốt con đường mà nó đi qua đều bị chuyển cân cho đến vùng ngực bị đau, chứng tức bôn”.
Chú thích: “tức bôn” được chú giải như sau
Nội kinh giảng nghĩa: “Tức bôn là một trong ngũ tích. Chứng này khiến cho người bệnh hô hấp dồn dập, gấp rút”.
Điều 56, sách Nạn kinh có ghi: “Tích khí của phế gọi là tức bôn hình thành ở dưới sườn phía hữu, to như cái ly úp xuống, bệnh lâu không dứt khiến cho người bệnh bị vào trạng thái lúc hàn, lúc nhiệt, ho suyễn, phát ra phế ung ”.
Thiên 4, sách Linh khu: “Phế mạch khi hoạt thậm gây thành chứng tức bôn”.
KINH CÂN TÂM BÀO
- Lộ trình kinh cân Tâm bào ở thân có phân bố rộng hơn kinh chính ở thành ngực, các xương sườn cùng bên và sườn 12 bên đối diện, và chấn thủy (khác với kinh chính Tâm bào).
- Kinh cân Tâm bào hợp với kinh cân Phế và kinh cân Tâm tại huyệt uyên dịch.
C. Kinh cân tâm
1. Lộ trình đường kinh
Xuất phát từ góc ngoài gốc ngón út (thiếu thương), theo kinh chính lên cạnh trong khuỷu chạy lên đến vùng dưới nách ở huyệt uyên dịch, từ đây đi vào trong lồng ngực chạy theo đường giữa đến tâm vị rồi đến rốn.
2. Triệu chứng rối loạn của đường kinh
− Do nguyên nhân bên trong: đau lồng ngực làm cản trở vận hành khí huyết dẫn đến triệu chứng “u” vùng thượng vị kèm triệu chứng buồn bã, đau ở rốn và cảm giác bị nhức ở cùi chỏ và cổ tay.
− Do bên ngoài: đau cứng cơ dọc theo đường kinh.
Thiên 13 sách Linh khu: “Nếu gây bệnh, nó (thủ thiếu âm) sẽ làm cho gân bên trong co rút, tiếp nhận lấy bệnh phục lương , xuống dưới làm cho khuỷu tay như bị một màn lưới co kéo”.
Nếu gây bệnh, thì nó sẽ làm cho con đường mà nó đi qua sẽ bị chuyển cân, cân bị thống”.
Chú thích: phục có nghĩa là cái gì đó núp dưới tâm, rồi vươn dài tới rốn như bắc một chiếc cầu nối liền hai vùng, cho nên mới gọi là phục lương (Du Thượng Thiệnchú giải).
KINH CÂN TÂM
- Lộ trình kinh cân Tâm ở thân có phân bố đến dưới nách (huyệt uyên dịch) và rốn (khác với kinh chính Tâm bào).
- Kinh cân Tâm hợp với kinh cân Phế và kinh cân Tâm bào tại huyệt uyên dịch
D. Khảo sát huyệt hội 3 kinh cân âm ở tay
Huyệt uyên dịch (liên sườn 5, nách giữa) sẽ phản ứng khi 3 đường kinh cân âm ở tay có bệnh.
Nếu một trong 3 đường kinh bị bệnh, các triệu chứng sẽ khác nhau ở vị trí đau lan.
Ví dụ:
− Đau nách kèm đau ở ngực không định được ở hố thượng đòn đau vai kèm tức ngực: bệnh ở kinh cân Phế.
− Đau nách kèm đau định được ở hạ sườn, ở ngực: bệnh ở kinh cân Tâm bào.
− Đau nách kèm đau bụng, ngực (đặc biệt vùng trên rốn) kèm triệu chứng có “u” ở thượng vị: bệnh ở kinh cân Tâm.
Hình 3.11. Kinh cân Tâm bào và Hình 3.12. Kinh cân Tâ m
TỰ LƯỢNG GIÁ
Câu hỏi 5 chọn 1 - Chọn câu ĐúNG
1. Nơi xuất phát của kinh cân
A. Từ gân
B. Từ cơ
C. Từ đường kinh chính
D. Từ khớp xương
E. Từ các lạc huyệt
2. Khởi phát của 12 kinh cân
A. Từ các khớp nhỏ
B. Từ các khớp lớn
C. Từ tạng hoặc phủ
D. Từ đầu
E. Từ các đầu ngón tay hoặc chân
3. Kinh cân chi phối
A. ở ngoài nông
B. ở trong sâu
C. ở các Phủ
D. ở các tạng
E. ở cả ngoài nông và trong sâu
4. Cách chọn huyệt trong phương pháp trị liệu bằng kinh cân
A. Chọn huyệt tại chỗ
B. Chọn huyệt đặc hiệu
C. Chọn huyệt theo nguyên lạc
D. Chọn huyệt theo du, mộ
E. Chọn huyệt theo ngũ du
5. Thủ thuật sử dụng trong phương pháp trị liệu bằng kinh cân
A. Châm tả
B. Châm bổ
C. ôn châm
D. Cứu bổ
E. Cứu tả
6. Kinh Cân Vị xuất phát
A. Góc ngoài gốc ngón chân 2
B. Góc trong gốc ngón chân 2
C. Góc ngoài gốc ngón chân 3
D. Góc trong gốc ngón chân 3
E. Góc ngoài gốc ngón chân 2, 3, 4.
7. Huyệt hội của 3 kinh cân dương ở chân
A. Quyền liêu
B. Đầu duy
C. Bách hội
D. Phong trì
E. Dương lăng
8. Huyệt hội của 3 kinh cân âm ở chân
A. Tam âm giao
B. Phục thỏ
C. Trung cực
D. Khúc cốt
E. Không có huyệt hội của 3 kinh cân âm ở chân
9. Huyệt hội của 3 kinh cân dương ở tay
A. Quyền liêu
B. Đầu duy
C. Đại chùy
D. Thiên dung
E. Phong trì
10. Huyệt hội của 3 kinh cân âm ở tay
A. Khuyết bồn
B. Trung phủ
C. Nội quan
D. Uyên dịch
E. Cực tuyền
Câu hỏi 5 chọn 1 - Chọn câu SAI
1. Lộ trình kinh cân Bàng quang ở thân
A. Dọc theo cột sống
B. Đến hố thượng đòn
C. Vòng bên dưới nách
D. Đến huyệt kiên ngung ở vai
E. Đến huyệt chương môn ở bụng
2. Triệu chứng xuất hiện khi kinh cân Bàng quang rối loạn
A. Đau nhức từ ngón chân út đến gót chân
B. Co cứng cơ ở hố nhượng chân
C. Đau cứng cơ vùng hông bụng
D. Co cứng các cơ vùng cổ
E. Đau co cứng vùng hố nách đến hố thượng đòn
3. Lộ trình kinh cân Đởm ở đầu
A. Đến huyệt bách hội ở đỉnh đầu
B. Đến vùng cổ gáy
C. Đến cơ vùng sau tai
D. Đến vùng cơ phía ngoài mắt
E. Đến vùng cơ ở gò má
4. Lộ trình kinh cân Vị ở chân
A. Mặt ngoài xương quyển
B. Mặt trong xương quyển
C. Mặt ngoài xương bánh chè
D. Mặt dưới xương bánh chè
E. Đến gắn vào đầu trên xương mác
5. Lộ trình kinh cân Vị ở đầu
A. Đến cơ vùng mi mắt trên
B. Đến cơ vùng mi mắt dưới
C. Đến cơ vùng quanh môi
D. Đến cơ vùng trước tai
E. Đến cơ vùng sau tai
6. Lộ trình kinh cân Tỳ
A. Đến mặt trong chi dưới
B. Đến các cơ ở hạ sườn
C. Đến các cơ ở thành trong lồng ngực
D. Đến dương vật
E. Đến hố thượng đòn
7. Triệu chứng xuất hiện khi kinh cân Tỳ rối loạn
A. Cứng đau ngón cái đến mắt cá chân
B. Đau cẳng chân, gối, đùi
C. Đau cứng vùng hạ sườn
D. Đau cứng vùng ngực
E. Đau cứng cột sống (đoạn cùng cụt)
8. Triệu chứng xuất hiện khi kinh cân Thận rối loạn
A. Cứng đau mặt lòng bàn chân
B. Cứng đau mặt trong chi dưới
C. Đau bụng kinh
D. Đau cứng lưng
E. Đau cứng vùng ngực
9. Triệu chứng xuất hiện khi kinh cân Can rối loạn
A. Đau cứng mặt ngoài ngón chân cái
B. Đau cứng mặt trong đùi
C. Đau cứng mặt trong gối
D. Cơ quan sinh dục ngoài co rút
E. Bất lực
10. Lộ trình kinh cân Tiểu trường
A. Xuất phát từ góc ngoài gốc móng út
B. Đến bờ trong khớp khuỷu tay
C. Đến mặt sau vai
D. Vòng từ sau ra trước tai
E. Đến khoé mắt ngoài
Nguồn: Châm Cứu Học - NXB Y Học - 2007
Chủ biên: PGS.TS. Phan Quan Chí Hiếu
Chủ biên: PGS.TS. Phan Quan Chí Hiếu
KINH BIỆT VÀ CÁCH VẬN DỤNG
Mục tiêu
1. Nêu được đầy đủ vai trò của các kinh biệt trong sinh lý bình thường.
2. Nêu được đầy đủ vai trò của các kinh biệt trong bệnh lý.
3. Mô tả chính xác lộ trình 12 đường kinh biệt.
4. Nêu được vị trí tương ứng của lục hợp của 12 kinh biệt.
I. Đại cương
Mười hai kinh biệt được xếp chung vào nhóm kinh mạch.
Tuy nhiên nó tạo thành hệ thống đường đặc biệt (gọi là lục hợp ) xuất phát từ kinh chính.
A. Hệ THốNG ĐặC BIệT Về LụC HợP
Chương 41, sách Linh khu mô tả lục hợp cấu thành hệ thống kinh biệt như sau:
− Túc thái dương (Bàng quang) và túc thiếu âm (Thận) hợp nhau ở dưới thấp (ở nhượng chân) và ở trên (vùng ót gáy).
− Túc thiếu dương (Đởm) và túc quyết âm (Can) hợp nhauở xương mu.
− Túc dương minh (Vị) và túc thái âm (Tỳ) hợp nhauở bẹn.
− Thủ thái dương (Tiểu trường) và thủ thiếu âm (Tâm) hợp nhauở khóe mắt trong.
− Thủ thiếu dương (Tam tiêu) và thủ quyết âm (Tâm bào) hợp nhauở dưới xương chũm.
− Thủ dương minh (Đại trường) và thủ thái âm (Phế) hợp nhauở cổ.
Với hệ thống này, 12 đường kinh chính thông qua hệ thống kinh biệt đã ảnh hưởng đến những vùng khác của cơ thể.
B. Vai trò sinh lý
1. Các kinh biệt hỗ trợ những đường kinh chính ở bên trong cơ thể
Các kinh biệt sau khi từ kinh chính phân ra, kinh âm đa số đi hướng về kinh dương và hội họp ở đây và như vậy nó làm tăng thêm mối quan hệ biểu lý của các kinh âm và kinh dương trong cơ thể, nó làm các đường kinh chính mạnh lên bằng cách nối với các kinh dương.
Các kinh biệt đều xuất phát từ các khớp lớn, đi vào trong bụng, trong ngực để đến các tạng phủ, sau đó chúng xuyên qua tâm để nối ra mặt, cổ hay gáy và nối với các đường kinh dương.
Hệ thống nối này giải thích sự việc 12 đường kinh chính không tùy thuộc duy nhất vào hệ thống của chính nó mà còn phụ thuộc vào hệ thống vào/ra (ly/hợp) của các đường kinh biệt. Sự sắp xếp tổ chức của những hệ thống sau này phức tạp hơn hệ thống ở chân và tay. Nói khác đi, các hoạt động sinh lý của cơ thể không chỉ tùy thuộc 12 đường kinh chính mà cả với kinh biệt.
Kinh biệt có vai trò hỗ trợ, phụ, bù cho các kinh chính. Các vùng không có kinh chính đi qua sẽ chịu sự kiểm soát của kinh biệt. Thông qua sự phân bố và tuần hành 12 kinh biệt, chúng ta thấy chúng tăng cường sự quan hệ giữa các bộ vị trong nội tạng của toàn bộ kinh mạch trong thân thể. Trong những vùng mà 12 kinh chính không phân bố đến thì 12 kinh biệt nối liền chúng lại.
− Ví dụ 1: Lý thuyết YHCT rất chú trọng đến mối quan hệ giữa Tâm và Thận. Khảo sát 12 kinh chính chúng ta thấy sự tuần hành của kinh túc thiếu âm Thận có đến Tâm, ngược lại kinh chính thủ thiếu âm Tâm lại không có phân bố đến Thận. Thế nhưng, kinh biệt túc thái dương Bàng quang có con đường vào Bàng quang, tán ra ở Thận rồi lại bố tán ở Tâm. Đây chính là con đường đã nối liền quan hệ giữa Tâm và Thận.
− Ví dụ 2: Vị có ảnh hưởng đến Tâm. Thiên Nghịch điệu luận, Tố vấn có nêu: “Vị bất hòa thì ngủ không yên giấc”. Khảo sát 12 kinh chính, ta thấy Vị kinh không có nhánh đến Tâm và ngược lại kinh chính Tâm cũng không có nhánh đến Vị. Nhưng nếu khảo sát hệ thống kinh biệt thì thấy kinh biệt Vị có đến Tỳ, lên trên lại thông với Tâm, làm thông được con đường nối liền giữa Tâm và Vị. Nhờ thế mà phương pháp hòa vị khí để an tâm Thần là có cơ sở.
2. Các kinh chính âm
Các kinh chính âm (ngoại trừ kinh túc quyết âm Can lên đến đỉnh đầu và kinh Tâm lên đến vùng mặt) đều có ảnh hưởng trên đầu và mặt, dù lộ trình của nó tận cùng ở ngực và hầu.
Lý do là các kinh biệt âm đều chạy đến cổ hay mặt và nối với các kinh biệt dương. Các kinh chính dương ở vùng đầu mặt như vậy đã nhận được khí huyết từ các kinh biệt âm.
C. VAI TRò TRONG BệNH Lý Và ĐIềU TRị
Chương 11 sách Linh khu khảo sát về kinh biệt đã mô tả rõ các đường đi của kinh nhưng không nêu lên các rối loạn của kinh biệt. Dù thế nào đi nữa về mặt điều trị, chúng ta phải chọn các huyệt theo đường kinh và dựa trên tính chất âm dương của bệnh và trên triệu chứng học.
Trong thực hành châm trị, khi tiến hành việc thủ huyệt để châm, người thầy thuốc rất cần chú trọng đến lý luận biểu, lý, thuộc, lạc. Có những bệnh thực sự ở biểu kinh mà ta lại chọn huyệt ở lý kinh (ví dụ: nhức đầu thủ huyệt liệt khuyết, ngược lại có khi Phế kinh bị bệnh mà thủ huyệt hợp cốc, khúc trì; hoặc như trường hợp tỳ hư, sự vận hóa trở nên thất thường làm xuất hiện chứng bụng trướng, cầu phân lỏng ta thủ huyệt túc tam lý...).
Khi khảo sát triệu chứng của 12 đường kinh chính, chúng ta nhận thấy có những bệnh lý mà vị trí nằm bên ngoài vùng chi phối bởi các đường kinh chính. Các bệnh ấy nằm trong vùng chi phối của kinh biệt.
Trong châm cứu trị liệu, người ta rất chú trọng vai trò của những huyệt trên đầu và mặt (nhĩ châm, diện châm, tỵ châm). Những phương pháp nói trên đã đóng góp nhiều trong việc trị liệu tật bệnh toàn thân và ngay cả lĩnh vực châm tê nữa. Tất cả những kết quả đó phải kể đến vai trò hội họp của kinh biệt, giữa kinh biệt và kinh mạch làm cho kinh khí tập trung được lên đầu mặt.
Tác dụng của một số huyệt trên một số vùng không có đường kinh đi qua đã cho thấy sự ảnh hưởng của kinh biệt (ví dụ: tác dụng của những huyệt giản sử và đại lăng ở hầu - kinh chính không đi qua cổ). Như vậy có thể xem triệu chứng của kinh biệt đã xen lẫn với các triệu chứng của kinh chính.
1. Nêu được đầy đủ vai trò của các kinh biệt trong sinh lý bình thường.
2. Nêu được đầy đủ vai trò của các kinh biệt trong bệnh lý.
3. Mô tả chính xác lộ trình 12 đường kinh biệt.
4. Nêu được vị trí tương ứng của lục hợp của 12 kinh biệt.
I. Đại cương
Mười hai kinh biệt được xếp chung vào nhóm kinh mạch.
Tuy nhiên nó tạo thành hệ thống đường đặc biệt (gọi là lục hợp ) xuất phát từ kinh chính.
A. Hệ THốNG ĐặC BIệT Về LụC HợP
Chương 41, sách Linh khu mô tả lục hợp cấu thành hệ thống kinh biệt như sau:
− Túc thái dương (Bàng quang) và túc thiếu âm (Thận) hợp nhau ở dưới thấp (ở nhượng chân) và ở trên (vùng ót gáy).
− Túc thiếu dương (Đởm) và túc quyết âm (Can) hợp nhauở xương mu.
− Túc dương minh (Vị) và túc thái âm (Tỳ) hợp nhauở bẹn.
− Thủ thái dương (Tiểu trường) và thủ thiếu âm (Tâm) hợp nhauở khóe mắt trong.
− Thủ thiếu dương (Tam tiêu) và thủ quyết âm (Tâm bào) hợp nhauở dưới xương chũm.
− Thủ dương minh (Đại trường) và thủ thái âm (Phế) hợp nhauở cổ.
Với hệ thống này, 12 đường kinh chính thông qua hệ thống kinh biệt đã ảnh hưởng đến những vùng khác của cơ thể.
B. Vai trò sinh lý
1. Các kinh biệt hỗ trợ những đường kinh chính ở bên trong cơ thể
Các kinh biệt sau khi từ kinh chính phân ra, kinh âm đa số đi hướng về kinh dương và hội họp ở đây và như vậy nó làm tăng thêm mối quan hệ biểu lý của các kinh âm và kinh dương trong cơ thể, nó làm các đường kinh chính mạnh lên bằng cách nối với các kinh dương.
Các kinh biệt đều xuất phát từ các khớp lớn, đi vào trong bụng, trong ngực để đến các tạng phủ, sau đó chúng xuyên qua tâm để nối ra mặt, cổ hay gáy và nối với các đường kinh dương.
Hệ thống nối này giải thích sự việc 12 đường kinh chính không tùy thuộc duy nhất vào hệ thống của chính nó mà còn phụ thuộc vào hệ thống vào/ra (ly/hợp) của các đường kinh biệt. Sự sắp xếp tổ chức của những hệ thống sau này phức tạp hơn hệ thống ở chân và tay. Nói khác đi, các hoạt động sinh lý của cơ thể không chỉ tùy thuộc 12 đường kinh chính mà cả với kinh biệt.
Kinh biệt có vai trò hỗ trợ, phụ, bù cho các kinh chính. Các vùng không có kinh chính đi qua sẽ chịu sự kiểm soát của kinh biệt. Thông qua sự phân bố và tuần hành 12 kinh biệt, chúng ta thấy chúng tăng cường sự quan hệ giữa các bộ vị trong nội tạng của toàn bộ kinh mạch trong thân thể. Trong những vùng mà 12 kinh chính không phân bố đến thì 12 kinh biệt nối liền chúng lại.
− Ví dụ 1: Lý thuyết YHCT rất chú trọng đến mối quan hệ giữa Tâm và Thận. Khảo sát 12 kinh chính chúng ta thấy sự tuần hành của kinh túc thiếu âm Thận có đến Tâm, ngược lại kinh chính thủ thiếu âm Tâm lại không có phân bố đến Thận. Thế nhưng, kinh biệt túc thái dương Bàng quang có con đường vào Bàng quang, tán ra ở Thận rồi lại bố tán ở Tâm. Đây chính là con đường đã nối liền quan hệ giữa Tâm và Thận.
− Ví dụ 2: Vị có ảnh hưởng đến Tâm. Thiên Nghịch điệu luận, Tố vấn có nêu: “Vị bất hòa thì ngủ không yên giấc”. Khảo sát 12 kinh chính, ta thấy Vị kinh không có nhánh đến Tâm và ngược lại kinh chính Tâm cũng không có nhánh đến Vị. Nhưng nếu khảo sát hệ thống kinh biệt thì thấy kinh biệt Vị có đến Tỳ, lên trên lại thông với Tâm, làm thông được con đường nối liền giữa Tâm và Vị. Nhờ thế mà phương pháp hòa vị khí để an tâm Thần là có cơ sở.
2. Các kinh chính âm
Các kinh chính âm (ngoại trừ kinh túc quyết âm Can lên đến đỉnh đầu và kinh Tâm lên đến vùng mặt) đều có ảnh hưởng trên đầu và mặt, dù lộ trình của nó tận cùng ở ngực và hầu.
Lý do là các kinh biệt âm đều chạy đến cổ hay mặt và nối với các kinh biệt dương. Các kinh chính dương ở vùng đầu mặt như vậy đã nhận được khí huyết từ các kinh biệt âm.
C. VAI TRò TRONG BệNH Lý Và ĐIềU TRị
Chương 11 sách Linh khu khảo sát về kinh biệt đã mô tả rõ các đường đi của kinh nhưng không nêu lên các rối loạn của kinh biệt. Dù thế nào đi nữa về mặt điều trị, chúng ta phải chọn các huyệt theo đường kinh và dựa trên tính chất âm dương của bệnh và trên triệu chứng học.
Trong thực hành châm trị, khi tiến hành việc thủ huyệt để châm, người thầy thuốc rất cần chú trọng đến lý luận biểu, lý, thuộc, lạc. Có những bệnh thực sự ở biểu kinh mà ta lại chọn huyệt ở lý kinh (ví dụ: nhức đầu thủ huyệt liệt khuyết, ngược lại có khi Phế kinh bị bệnh mà thủ huyệt hợp cốc, khúc trì; hoặc như trường hợp tỳ hư, sự vận hóa trở nên thất thường làm xuất hiện chứng bụng trướng, cầu phân lỏng ta thủ huyệt túc tam lý...).
Khi khảo sát triệu chứng của 12 đường kinh chính, chúng ta nhận thấy có những bệnh lý mà vị trí nằm bên ngoài vùng chi phối bởi các đường kinh chính. Các bệnh ấy nằm trong vùng chi phối của kinh biệt.
Trong châm cứu trị liệu, người ta rất chú trọng vai trò của những huyệt trên đầu và mặt (nhĩ châm, diện châm, tỵ châm). Những phương pháp nói trên đã đóng góp nhiều trong việc trị liệu tật bệnh toàn thân và ngay cả lĩnh vực châm tê nữa. Tất cả những kết quả đó phải kể đến vai trò hội họp của kinh biệt, giữa kinh biệt và kinh mạch làm cho kinh khí tập trung được lên đầu mặt.
Tác dụng của một số huyệt trên một số vùng không có đường kinh đi qua đã cho thấy sự ảnh hưởng của kinh biệt (ví dụ: tác dụng của những huyệt giản sử và đại lăng ở hầu - kinh chính không đi qua cổ). Như vậy có thể xem triệu chứng của kinh biệt đã xen lẫn với các triệu chứng của kinh chính.
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KINH BIỆT
+ Xuất phát từ các khớp lớn. + Chủ yếu phân bố bên trong cơ thể (đi vào trong bụng, trong ngực để đến các tạng phủ). - Hệ thống những kinh biệt đóng vai trò hỗ trợ cho hệ thống kinh chính: + Trong sinh lý: liên lạc và vận hành khí huyết đến những vùng cơ thể (chủ yếu bên trong) mà kinh chính không kiểm soát, đảm bảo đặc điểm “cơ thể thống nhất” của Đông y học. + Trong bệnh lý: hỗ trợ phân tích những triệu chứng không thể giải thích được với chỉ lộ trình kinh chính tương ứng. + Trong điều trị: hỗ trợ giải thích những tác dụng điều trị của huyệt. |
II. Hệ thống hợp thứ I: (Bàng quang - Thận)
A. Kinh biệt bàng quang
Bắt đầu từ ủy trung đi lên mông, nhập vào giang môn.
Cách xa xương cụt 5 thốn, nó phân nhánh đến thận, đi lên dọc theo cột sống phân nhánh vào Tâm đến vùng gáy. Nơi đây nó đi vào kinh Bàng quang ở huyệt thiên trụ.
B. Kinh biệt thận
Từ huyệt âm cốc, xuất phát nhánh kinh biệt đi vào hố nhượng (nối với ủy trung), đi cùng kinh biệt của Bàng quang đến Thận.
ở khoang đốt sống thắt lưng 2 nó đi vào mạch Đới, theo mạch Đới đi tới huyệt trung chú của Thận kinh, sau đó nó mượn đường mạch Xung để đến đáy lưỡi, từ đáy lưỡi nó xuất hiện ra gáy nối với kinh chính Bàng quang ở huyệt
A. Kinh biệt bàng quang
Bắt đầu từ ủy trung đi lên mông, nhập vào giang môn.
Cách xa xương cụt 5 thốn, nó phân nhánh đến thận, đi lên dọc theo cột sống phân nhánh vào Tâm đến vùng gáy. Nơi đây nó đi vào kinh Bàng quang ở huyệt thiên trụ.
B. Kinh biệt thận
Từ huyệt âm cốc, xuất phát nhánh kinh biệt đi vào hố nhượng (nối với ủy trung), đi cùng kinh biệt của Bàng quang đến Thận.
ở khoang đốt sống thắt lưng 2 nó đi vào mạch Đới, theo mạch Đới đi tới huyệt trung chú của Thận kinh, sau đó nó mượn đường mạch Xung để đến đáy lưỡi, từ đáy lưỡi nó xuất hiện ra gáy nối với kinh chính Bàng quang ở huyệt
Hình 4.1. Kinh biệt Thận - Bàng quang và Hình 4.2. Kinh biệt Can - Đởm
HỆ THỐNG KINH BIỆT THẬN - BÀNG QUANG
- Kinh biệt Thận hỗ trợ (bổ sung) thêm cho kinh chính Thận ở mạch Đới. - Kinh biệt Thận và kinh biệt Bàng quang hợp ở cổ gáy: huyệt thiên trụ. |
III. Hệ thống hợp thứ II (Đởm - Can)
A. Kinh biệt đởm
Xuất phát từ huyệt hoàn khiêu chạy vào vùng trên xương vệ (nối với kinh biệt của Can ở huyệt khúc cốt). Từ khúc cốt, đi lên về hướng hông sườn đi sâu vào bụng ở các sườn giả (huyệt chương môn) đến Đởm rồi đến Can, chạy tiếp theo thành trong ngực đến Tâm và đến hầu họng.
Xuất hiện ở hàm dưới, phân nhánh ở mặt và đến khóe mắt ngoài nối với kinh chính ở đồng tử liêu.
B. Kinh biệt can
Kinh chính của Can đi đến vùng xương mu ở huyệt khúc cốt thì cho nhánh biệt.
Nhánh này đi theo kinh biệt Đởm để đến vùng sườn giả đi vào Can, Đởm, tâm, hầu họng.
Xuất hiện ở mặt, đến khóe mắt ngoài tạo thành hợp thứ 2.
A. Kinh biệt đởm
Xuất phát từ huyệt hoàn khiêu chạy vào vùng trên xương vệ (nối với kinh biệt của Can ở huyệt khúc cốt). Từ khúc cốt, đi lên về hướng hông sườn đi sâu vào bụng ở các sườn giả (huyệt chương môn) đến Đởm rồi đến Can, chạy tiếp theo thành trong ngực đến Tâm và đến hầu họng.
Xuất hiện ở hàm dưới, phân nhánh ở mặt và đến khóe mắt ngoài nối với kinh chính ở đồng tử liêu.
B. Kinh biệt can
Kinh chính của Can đi đến vùng xương mu ở huyệt khúc cốt thì cho nhánh biệt.
Nhánh này đi theo kinh biệt Đởm để đến vùng sườn giả đi vào Can, Đởm, tâm, hầu họng.
Xuất hiện ở mặt, đến khóe mắt ngoài tạo thành hợp thứ 2.
HỆ THỐNG KINH BIỆT ĐỞM - CAN
- Kinh biệt Can hỗ trợ (bổ sung) thêm cho kinh chính Can ở tạng Tâm. - Kinh biệt đởm và kinh biệt Can hợp ở khóe mắt ngoài: huyệt đồng tử liêu. |
IV. Hệ thống hợp thứ III (vị - Tỳ)
A. Kinh biệt vị
Kinh chính của Vị đến mặt trước ngoài đùi (huyệt phục thỏ) thì cho kinh biệt đi lên nếp bẹn ở huyệt khí xung.
Từ đây, đi sâu vào bụng đến Vị và Tỳ, đến Tâm, đi lên cổ ở huyệt nhân nghinh tạo thành hệ thống hợp thứ 3, sau đó, đến miệng, đến dưới cánh mũi, đến bờ dưới ổ mắt, đến khóe mắt trong tình minh (nơi đây nối với nhánh của kinh chính Vị).
B. Kinh biệt tỳ
Kinh chính đi đến giữa đùi (huyệt kỳ môn của Tỳ kinh) thì xuất phát kinh biệt đi lên đến bẹn ở huyệt khí xung (hợp với kinh biệt của Vị), từ đây đi tiếp theo đường kinh biệt của Vị đến cổ (hợp với Vị ở huyệt nhân nghinh) sau đó lặn sâu vào lưỡi.
A. Kinh biệt vị
Kinh chính của Vị đến mặt trước ngoài đùi (huyệt phục thỏ) thì cho kinh biệt đi lên nếp bẹn ở huyệt khí xung.
Từ đây, đi sâu vào bụng đến Vị và Tỳ, đến Tâm, đi lên cổ ở huyệt nhân nghinh tạo thành hệ thống hợp thứ 3, sau đó, đến miệng, đến dưới cánh mũi, đến bờ dưới ổ mắt, đến khóe mắt trong tình minh (nơi đây nối với nhánh của kinh chính Vị).
B. Kinh biệt tỳ
Kinh chính đi đến giữa đùi (huyệt kỳ môn của Tỳ kinh) thì xuất phát kinh biệt đi lên đến bẹn ở huyệt khí xung (hợp với kinh biệt của Vị), từ đây đi tiếp theo đường kinh biệt của Vị đến cổ (hợp với Vị ở huyệt nhân nghinh) sau đó lặn sâu vào lưỡi.
HỆ THỐNG KINH BIỆT VỊ - TỲ
- Kinh biệt Tỳ không có hỗ trợ thêm cho kinh chính Tỳ. - Kinh biệt Vị và kinh biệt Tỳ hợp ở cổ: huyệt nhân nghinh. |
Hình 4.3. Kinh biệt Tỳ - Vị và Hình 4.4. Kinh biệt Tâm - Tiểu trường
V. Hệ thống hợp thứ IV (Tiểu - Trường - Tâm)
A. Kinh biệt tiểu trường
Xuất phát từ huyệt nhu du ở vai (kinh Tiểu trường).
Đi vào hố nách đến huyệt uyên dịch.
Từ đây đi sâu vào trong ngực đến tâm và Tiểu trường.
Một nhánh biệt khác xuất phát từ quyền liêu đến nối ở tình minh để tạo thành hệ thống hợp thứ 4.
B. Kinh biệt tâm
Xuất phát từ huyệt cực tuyền đến huyệt uyên dịch.
Từ đây đi sâu vào trong ngực đến Tâm đi lên cổ, xuất hiện ở mặt đến huyệt tình minh.
HỆ THỐNG KINH BIỆT TIỂU TRƯỜNG - TÂM
• Kinh biệt Tâm không có hỗ trợ thêm cho kinh chính Tâm. • Kinh biệt Tâm và kinh biệt Tiểu trường hợp ở khóe mắt trong: huyệt tình minh. |
VI. Hệ thống hợp thứ V (Tam tiêu - Tâm bào)
A. Kinh biệt tam tiêu
Kinh chính Tam tiêu có nhánh đến bách hội.
Từ bách hội xuất phát kinh biệt Tam tiêu chạy xuống xương chũm (huyệt thiên dũ) để nối với kinh biệt Tâm bào.
Sau đó xuống hố thượng đòn (huyệt khuyết bồn và huyệt khí hộ của Vị kinh) đến Tâm bào và Tam Tiêu.
B. Kinh biệt tâm bào
Xuất phát từ huyệt thiên dung.
Đến huyệt uyên dịch, đi sâu vào lồng ngực đến Tâm bào rồi vào Tam tiêu.
Từ ngực cho một nhánh lên cổ ở huyệt liêm tuyền, sau đó ra sau xương chũm ở huyệt thiên dũ để tạo thành hệ thống thứ 5.
A. Kinh biệt tam tiêu
Kinh chính Tam tiêu có nhánh đến bách hội.
Từ bách hội xuất phát kinh biệt Tam tiêu chạy xuống xương chũm (huyệt thiên dũ) để nối với kinh biệt Tâm bào.
Sau đó xuống hố thượng đòn (huyệt khuyết bồn và huyệt khí hộ của Vị kinh) đến Tâm bào và Tam Tiêu.
B. Kinh biệt tâm bào
Xuất phát từ huyệt thiên dung.
Đến huyệt uyên dịch, đi sâu vào lồng ngực đến Tâm bào rồi vào Tam tiêu.
Từ ngực cho một nhánh lên cổ ở huyệt liêm tuyền, sau đó ra sau xương chũm ở huyệt thiên dũ để tạo thành hệ thống thứ 5.
HỆ THỐNG KINH BIỆT TAM TIÊU - TÂM BÀO
- Kinh biệt Tâm bào hỗ trợ (bổ sung) thêm cho kinh chính Tâm bào ở vùng cổ, họng (hầu lung). - Kinh biệt Tam tiêu và kinh biệt Tâm bào hợp ở sau tai: huyệt thiên dũ. |
Hình 4.5. Kinh biệt Tâm bào - Tam tiêu và Hình 4.6. Kinh biệt Phế - Đại trường
VII. Hệ thống thứ VI (Đại - Trường - Phế)
A. Kinh biệt đại trường
Xuất phát từ huyệt kiên ngung, đi vào trong ngực đến Phế và Đại trường. Từ Phế lên cổ xuất hiện ở thượng đòn (huyệt khuyết bồn), rồi nối vào kinh chính ở huyệt phù đột của Vị kinh để tạo thành hệ thống thứ 6.
B. Kinh biệt phế
Xuất phát từ huyệt trung phủ, đi xuống uyên dịch vào trong ngực đến Phế và Đại trường
Từ Phế đếnhố thượng đòn ở huyệt khuyếtbồn,theo cổ lênđến phù đột.
HỆ THỐNG KINH BIỆT ĐẠI TRƯỜNG - PHẾ
- Kinh biệt Đại trường không có hỗ trợ thêm cho kinh chính Đại trường chi phối vùng cổ, họng (hầu lung).
- Kinh biệt Phế không có hỗ trợ thêm cho kinh chính Phế.
- Kinh biệt Đại trường và kinh biệt Phế hợp ở cổ: huyệt khuyết bồn.ế đến hố thượng đòn ở huyệt khuyết bồn, theo cổ lên đến phù đột.
Sơ đồ lục hợp của 12 kinh biệt
Bảng 4.1. Hệ thống kinh biệt ở chân
- Kinh biệt Phế không có hỗ trợ thêm cho kinh chính Phế.
- Kinh biệt Đại trường và kinh biệt Phế hợp ở cổ: huyệt khuyết bồn.ế đến hố thượng đòn ở huyệt khuyết bồn, theo cổ lên đến phù đột.
Sơ đồ lục hợp của 12 kinh biệt
Bảng 4.1. Hệ thống kinh biệt ở chân
Đường kinh | Xuất phát | Phân nhánh | Nơi xuất ra Để hợp | Hợp ở |
Túc thái dương | Giữa khoeo chân, giang môn | Bàng quang, Thận, Tâm | Cổ gáy | Túc thái dương nhất hợp (cổ gáy) |
Túc thiếu âm | Giữa khoeo chân | Đới mạch, cuống lưỡi, đốt sống thứ 14 |
(nt) | |
Túc thiếu dương | Mép lông mu, bờ sườn cụt | Đởm, Can, Tâm, thực quản | Hàm dưới, mép, khóe mắt ngoài | Túc thiếu dương nhị hợp (khoé mắt ngoài) |
Túc quyết âm | Mép lông mu | Cùng đi với kinh biệt thiếu dương | (nt) | |
Túc dương minh | Mấu chuyển lớn, trong bụng | Vị, Tỳ, Tâm, thực quản | Miệng, mục hệ | Túc dương minh tam hợp (thực quản) |
Túc thái âm | Mấu chuyển lớn | Cùng đi với biệt xuyên cuống lưỡi | (nt) |
Bảng 4.2. Hệ thống kinh biệt ở tay
Đường kinh | Xuất phát | Phân nhánh | Nơi xuất ra để hợp | Hợp ở |
Thủ thái dương | Vùng khớp vai, nách | Tiểu trường, Tâm |
Mặt, khoé mắt trong | Thủ thái dương tứ hợp (khoé mắt trong) |
Thủ thiếu âm | Huyệt uyên dịch, giữa 2 gân | Tâm | (nt) | (nt) |
Thủ thiếu dương | Đỉnh đầu, khuyết bồn | Tam tiêu, giữa ngực | Sau tai dưới, hoàn cốt, hầu lung | Thủ thiếu dương ngũ hợp (sau tai dưới hoàn cốt) |
Thủ quyết âm | Dưới uyên dịch 3 thốn | Tam tiêu, giữa ngực | (nt) | (nt) |
Thủ dương minh | Huyệt kiên ngung, trụ cốt | Đại trường, Phế, hầu lung | Khuyết bồn, hầu lung | Thủ dương minh lục hợp (khuyết bồn) |
Thủ thái âm | Uyên dịch, trước kinh thiếu âm | Phế Đại trường | (nt) | (nt) |
TỰ LƯỢNG GIÁ
Câu hỏi 5 chọn 1 - 5 chọn câu đúng
1. Kinh biệt Bàng quang hỗ trợ thêm kinh chính Bàng quang để chi phối
A. Vùng cổ gáy
B. Hố nhượng chân
C. Giang môn (hậu môn)
D. Vùng lưng
E. Mặt sau đầu
2. Kinh biệt Thận hỗ trợ thêm kinh chínhThận để chi phối
A. Cuống lưỡi
B. Mạch Đới
C. Mạch Nhâm
D. Vùng thắt lưng
E. Vùng cổ gáy
3. Kinh biệt Đởm hỗ trợ thêm kinh chínhĐởm để chi phối
A. Mắt
B. Vùng hông sườn
C. Vùng mặt ngoài chi dưới
D. Vùng thực quản, hầu họng
E. Vùng bên của đầu, mặt
4. Kinh biệt Can hỗ trợ thêm kinh chínhCan để chi phối
A. Vùng thực quản, hầu họng
B. Vùng đỉnh đầu
C. Vùng mắt
D. Vùng hông sườn
E. Bộ sinh dục ngoài
5. Kinh biệt Vị hỗ trợ thêm kinh chínhVị để chi phối
A. Phủ Vị
B. Tạng Tỳ
C. Vùng thực quản, hầu họng
D. Mặt phẳng trán của đầu
E. Vùng răng
6. Kinh biệt Tiểu trường hỗ trợ thêm kinh chínhTiểu trường để chi phối
A. Vùng mặt sau vai
B. Vùng bên dưới nách
C. Khoé mắt trong
D. Tạng Tâm
E. Vùng vai
7. Kinh biệt Tâm hỗ trợ thêm kinh chínhTâm để chi phối
A. Vùng mắt
B. Vùng mặt trong chi trên
C. Phủ Tiểu trường
D. Vùng hõm nách
E. Vùng bên dưới nách
8. Kinh biệt Tâm bào hỗ trợ thêm kinh chínhTâm bào để chi phối
A. Vùng ngực
B. Vùng mặt trước tai
C. Vùng sau tai (xương chũm)
D. Vùng bên của đầu
E. Phủ Tam tiêu
9. Kinh biệt Bàng quang và kinh biệt Thận hợp ở
A. Bẹn
B. Xương mu
C. Hông sườn
D. ót gáy
E. Hậu môn (giang môn)
10. Kinh biệt Bàng quang và kinh biệt Thận hợp ở
A. Hố nhượng chân
B. Xương mu
C. Bẹn
D. Hông sườn
E. Dưới xương chũm
11. Kinh biệt Đởm và kinh biệt Can hợp ở
A. Hông sườn
B. Đỉnh đầu
C. Bẹn
D. Xương mu
E. Khoé mắt
12. Kinh biệt Vị và kinh biệt Tỳ hợp ở
A. Bẹn
B. Xương mu
C. Khoé mắt trong
D. Hố nhượng chân
E. Hầu họng
13. Kinh biệt Tâm và kinh biệt Tiểu trường hợp ở
A. Gò má (huyệt quyền liêu)
B. Khoé mắt trong (huyệt tình minh)
C. Huyệt đầu duy
D. Dưới xương chũm (huyệt hoàn cốt)
E. Cổ (huyệt phù đột)
14. Kinh biệt Tâm bào và kinh biệt Tam tiêu hợp ở
A. Vùng ót gáy
B. Vùng cổ
C. Dưới xương chũm
D. Khoé mắt trong
E. Xương gò má
15. Kinh biệt Phế và kinh biệt Đại trường hợp ở
A. Vùng ngực (huyệt uyên dịch)
B. Hố thượng đòn (huyệt khuyết bồn)
C. Vùng vai (huyệt kiên ngung)
D. Vùng cổ (huyệt phù đột)
E. Vùng mũi (huyệt nghinh hương)
Nguồn: Châm Cứu Học - NXB Y Học - 2007
Chủ biên: PGS.TS. Phan Quan Chí Hiếu
Chủ biên: PGS.TS. Phan Quan Chí Hiếu
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)