Alzheimer là một căn bệnh hành hạ khoảng 10 triệu người trên thế giới, đặc trưng là sự thương tổn ở não khiến cho dòng ý tưởng, cảm xúc và trí nhớ của người bệnh ngày càng rối loạn, chậm dần và ngừng hẳn.
Theo nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer gấp đôi so với đàn ông. Điều này có liên quan tới hooc môn giới tính.
Các nhà khoa học đang tích cực tìm kiếm các phương pháp điều trị mới và hiệu quả cho bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, công việc này đang gặp nhiều khó khăn do phần lớn các nghiên cứu về bệnh Alzheimer lại tập trung vào bộ não của nam giới, và gần như bỏ qua việc nghiên cứu của phái nữ. Đây được coi là một điểm mù trong nghiên cứu do bộ não của hai giới, về cơ bản, là khác nhau.
Nghiên cứu từ Đại học Kansas còn cho thấy rằng nếu đứa trẻ có người mẹ mắc bệnh Alzheimer thì nó có nguy cơ mắc bệnh này tăng gấp đôi so với việc có một người bố mắc bệnh Alzheimer. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng giải quyết vấn đề này bằng các thí nghiệm trên não chuột, nhưng sự khác biệt về bộ não của hai giới là một trở ngại lớn đối với họ.
Cùng với sự gia tăng dân số và tuổi thọ, số người mắc bệnh Alzheimer cũng có xu hướng tăng lên, ước tính vào năm 2050 số bệnh nhân sẽ tăng lên gấp 3 lần so với hiện nay.
Mặc dù đã bỏ ra rất nhiều công sức, nhưng cho tới nay các nhà khoa học vẫn chưa kết luậ được nguyên nhân của căn bệnh này và chính vì vậy, việc tìm ra phương thức trị liệu hữu hiệu vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Cùng với sự nỗ lực của y học hiện đại, giới y học cổ truyền (YHCT), đặc biệt là Trung Quốc đã và đang lưu tâm nghiên cứu vấn đề này về cả lý thuyết và thực tiễn điều trị. Căn cứ trên các triệu chứng lâm sàng, các nhà YHCT nhận thấy bệnh Alzheimer đã được Đông y mô tả từ rất sớm trong phạm vi các chứng "bạch si", "ngai si", "thần ngai", "ngai bệnh", "si ngai"... với một hệ thống lý luận và các phương pháp điều trị, phòng bệnh hết sức phong phú và về cơ bản đã thống nhất những điểm cơ bản sau đây:
Về nguyên nhân và cơ chế sinh ra bệnh:
Y thư có câu: "Tâm trí tương lai, thận tàng dĩ vãng" là muốn nhấn mạnh đến vai trò của tạng thận đối với năng lực tư duy, ghi nhớ.
Ảnh chỉ có tính minh họa |
Vấn đề cốt lõi ở chỗ khi cơ thể trở về già, tùy theo mức độ và tính chất khác nhau mà các tạng phủ dần dần đi đến chỗ thoái hóa, trong đó đậc biệt là tạng thận. Theo quan niệm của YHCT, thận ràng tinh, tinh sinh tủy, tủy thông với não, não là bể của tủy. Thận tinh không ngừng được đưa lên để nuôi dưỡng và phát huy cái "thần" của não. Khi thận tinh sút kém thì bể tủy sẽ cạn kiệt, mạch lạc trong não bị trở ngại làm cho tinh thần trở nên trì trệ, trí nhớ dần giảm sút.
Ngoài ra vai trò của các yếu tố căng thẳng thần kinh tâm lý mà YHCT gọi là "Thất tình" bao gồm: hỉ (vui), nộ (giận), ưu (lo), tư (nghĩ), bi (buồn), khủng (sợ), kinh (khiếp). Các loại tình chí này khí cường độ vượt quá khả năng điều tiết của cơ thể và tác động kéo dài có thể gây thương tổn vào tạng phủ, làm hại đến nguyên thần, từ đó gây rối loạn hoạt động trí năng tinh thần của cơ thể, cái mà YHCT gọi là "linh cơ, ký tinh".
Về điều trị:
Hiện nay các nhà YHCT nghiên cứu điều trị căn bệnh này theo 2 hướng chính và 1 hướng bổ sung
Hướng thứ 1: dựa trên cơ sở biện chứng luận trị của YHCT mà phân chia thành các thể bệnh khác nhau như Tủy hải bất túc, Can thận khuy hư, Tỳ thận lưỡng hư, Tâm can hỏa thịnh, Đàm trọc trở khiếu và Huyết ứ não khiếu, từ đó lựa chọn các bài thuốc, vị thuốc, các công thức huyệt vị và phương thức tác động thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao trong điều trị.
Các bài thuốc cổ như Hoàng liên giải độc thang, Đương qui xích thược tán, Câu đằng tán, Ức can tán, Khai tâm tán, Ôn đởm thang, Thận khí hoàn, Tứ vật thang, Thông khiếu hoạt huyết thang, Bổ dưỡng hoàn ngũ thang, Đạo đàm thang, Qui tỳ thang, Xỉ tâm thang... Nhìn chung các bài thuốc này đều có khả năng cải thiện năng lực ghi nhớ, tính toán, tư duy, ngôn ngữ và tình cảm của người bệnh.
Ví dụ Hoàng Liên giải độc thang có tác dụng cải thiện lưu lượng tuần hoàn và quá trình chuyển hóa của não, ức chế ngưng tập tiểu cầu, điều chuyển lượng máu từ vùng giáp ranh và hồi hải mã để gia taqwng cho khu vực trung tâm, cải thiện rõ rệt trí năng của người bệnh.
Hay bài Câu đằng tán có tác dụng làm tăng men cholinesterase và số lượng adrenaline và norodrenaline trong máu, từ đó có tác dụng bảo vệ tế bào não, cải thiện năng lực ghi nhớ của não bộ một cách rõ rệt.
Hướng thứ 2: tiến hành nghiên cứu có chọn lọc tìm ra những vị thuốc, xây dựng những bài thuốc mới có tác dụng ích trí kiện não. Hàng chục vị thuốc đã được khảo sát như nhân sâm, đẳng sâm, lá bạch quả, nhưng hươu, hạt rau cần, cát căn, xích thược, hoàng kỳ, chi tử, thiên ma, kim tiền thảo, linh chi, bá tử nhân, xuyên khung, hà thủ ô, dâm dương hoắc, nữ trinh tử, ích trí nhan, thỏ ty tử, tỏa dương, bạch truật, phục linh, tam thất, ngũ vị tử, viễn trí, phá cố chỉ, đỗ trọng, kỷ tử, toan táo nhân...
Hướng thứ 3: Ngoài các bài thuốc nói trên các biện pháp điều trị không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp, khí công, dưỡng sinh cũng đã và đang được chú trọng nghiên cứu. Nhìn chung, các nhà khoa học đều cho rằng tuy trước mắt còn nhiều khó khăn, nhưng việc nghiên cứu và vận dụng các phương pháp điều trị của YHCT trong việc giải quyết căn bệnh Alzheimer là rất có triển vọng và bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ.
Điều này chứng tỏ YHCT có đủ khả năng trong việc góp phần giải quyết các căn bệnh nan giải của thời hiện đại, miễn sao mọi người nhìn nhận đúng đắn và chọn được một hướng đi thích hợp.
Thông tin tham khảo:
Học ngoại ngữ giúp tăng cường sức khỏe trí não và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, theo một nghiên cứu mới được công bố của các nhà khoa học Canada.
Các nhà khoa học thuộc trường Đại học York ở Toronto (Canada) phát hiện, những người có khả năng thành thạo 2 ngôn ngữ linh hoạt hơn số người chỉ nói được tiếng mẹ đẻ. Ngoài ra, những người nói được 2 ngôn ngữ mắc chứng đãng trí khi về già muộn hơn từ 4 - 5 năm so với những người chỉ thành thạo một ngôn ngữ.
Các nhà khoa học thuộc trường Đại học York ở Toronto (Canada) phát hiện, những người có khả năng thành thạo 2 ngôn ngữ linh hoạt hơn số người chỉ nói được tiếng mẹ đẻ. Ngoài ra, những người nói được 2 ngôn ngữ mắc chứng đãng trí khi về già muộn hơn từ 4 - 5 năm so với những người chỉ thành thạo một ngôn ngữ.