Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

Chứng thoát giang

 Chứng thoát giang, y học hiện đại gọi là sa trực tràng. Nguyên nhân chủ yếu là do tỳ dương hư, làm trung khí hạ hãm, nguyên khí bị suy tổn, sự thăng giáng của dương khí thất thường mà sinh ra bệnh.

Đối với người cao tuổi, nguyên khí bị suy tổn, đại tiện táo bón, khi đi đại tiện bị rặn nhiều, làm đại tràng sa xuống không co lên được. Đối với phụ nữ do khi sinh nở rặn quá nhiều, hoặc sinh nhiều lần cũng là nguyên nhân thường thấy. Đối với trẻ em do khí tiên thiên bất túc, sau khi sinh nuôi dưỡng kém, ăn uống thất thường, làm tỳ vị tổn thương, chính khí bị suy kém, hoặc mắc chứng kiết lỵ, tiêu chảy, khi đi đại tiện rặn nhiều mà mắc chứng thoát giang.

Trị viêm nang lông bằng y học cổ truyền

 Nang lông là phần lõm sâu của thượng bì, chứa sợi lông và tiếp cận với tuyến bã. Nang lông ở rải rác khắp người, trừ lòng bàn tay chân. Nang lông là cửa ngõ cho rất nhiều vi khuẩn thâm nhập.

Viêm nang lông thường khu trú ở những vùng nhiều lông. Tuyến bã đổ vào nang và ống lông, khi bị tắc dễ bị áp xe do tụ cầu. Viêm nang lông mạn tính ít gặp, trừ trường hợp trứng cá bọc trong đó có nhiễm khuẩn Propriobacterium acnes.

Viêm nang lông bao gồm những mụn mủ nhỏ, nhọn đỉnh, khu trú ở nang lông do tụ cầu hoặc nấm trichophyton gây bệnh.

Theo y học cổ truyền (YHCT), viêm nang lông do hỏa độc, nhiệt độc gây nên. Biểu hiện ra bì phu, tấu lý những khối sưng, nóng, đỏ, đau. Một số trường hợp hay tái phát do tình trạng cơ địa dị ứng nhiễm trùng YHCT gọi là cơ địa huyết nhiệt.

Tất cả các loại viêm nang lông do các nguyên nhân khác nhau nhưng trong quá trình của mụn mọc thì hiện tượng sưng, đau, làm mủ và ngứa là những chứng trạng phải có:

Sưng: Do khí huyết đọng trệ gây sưng đau; những tình trạng màu sắc của chỗ sưng khác nhau thể hiện tính chất của bệnh.

- Sưng tản mạn bệnh thuộc hư.

- Sưng cao đột ngột bệnh thuộc hư.

- Sưng đỏ, nóng rực, cứng ngắc bệnh thuộc hỏa.

- Sưng chỗ da màu xanh tối, cứng như gỗ bệnh thuộc hàn.

- Sưng tại chỗ da thịt nặng trĩu, cố định một nơi bệnh thuộc thấp.

- Sưng nổi phồng, ngứa, hay lan nhanh bệnh thuộc phong.

- Sưng mền nhũn, không đỏ, không nóng, màu sắc da không đổi bệnh thuộc đàm.

- Sưng sắc hồng tía hoặc xanh bầm bệnh do ứ huyết.

Đau: Do khí huyết không lưu thông gây đau. Tùy theo nguyên nhân tính chất đau cũng khác nhau.

- Đau thuộc hư chịu nắn.

- Đau thuộc thực chối nắn.

- Đau thuộc hàn thì tụ lại, đau buốt.

- Đau thuộc nhiệt da mưng đỏ, đau nhức nhối làm mủ.

- Đau thuộc phong đau chạy khắp người rất nhanh, kèm ngứa nhiều.

Làm mủ: do khí huyết suy kém không đẩy được độc ra ngoài, hóa sinh ra mủ, độc khí theo mủ mà tiết ra.

Chẩn đoán viêm nang lông theo YHCT

- Giai đoạn viêm nhiễm:

Tại chỗ sưng, nóng, đỏ, đau, và ngứa có thể một hoặc vài mụn mọc thành đám.

Toàn thân: sốt, mạch nhanh, rêu lưỡi trắng dầy, có thể kèm tiểu tiện ngắn đỏ, táo bón.

- Giai đoạn hóa mủ:

- Giai đoạn viêm sưng, đỏ, đau, nếu không điều trị sẽ thành ổ mủ, sưng đau nhức nhối.

Toàn thân mệt mỏi, ăn kém, đau nhức làm mất ngủ.

- Giai đoạn đã vỡ mủ:  Mủ chảy ra màu trắng đục hoặc màu vàng, tanh hôi. Sau khô dần để lại vảy tiết nhỏ, bong đi sau vài ngày không để lại sẹo.Có thể nhiều mụn mủ đứng san sát với nhau, song vẫn riêng rẽ.Vảy của chúng tạo thành đám màu vàng nâu.

- YHCT có tên gọi viêm nang lông là chứng sang, ung, thư để phân loại tổn thương và điều trị.

Điều trị viêm nang lông bằng y học cổ truyền

- Giai đoạn viêm nhiễm: pháp trị: thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu viêm.

- Giai đoạn hóa mủ:

Pháp trị: thác độc bài nùng (đưa độc ra ngoài, trừ mủ).

- Giai đoạn đã vỡ mủ:

Pháp trị: Khử mủ sinh cơ ( làm mất các tổ chức hoại tử, làm mau mọc tổ chức hạt).

Chống tái phát: do cơ địa huyết nhiệt.

Pháp trị: thanh nhiệt lương huyết phối hợp với thanh nhiệt giải độc.



Viêm khớp dạng thấp

 Theo y học cổ truyền, viêm khớp dạng thấp (VKDT) thuộc bệnh chứng cơ khớp. Bệnh có nhiều nguyên nhân, phần nhiều do (nội nhân) chức năng gan tỳ thận bị suy yếu, do (ngoại nhân) nhiễm phong, hàn, thấp, gây huyết trệ đàm ngưng, gây đau tại khớp viêm.

Y học cổ truyền cho rằng: gan chủ gân, thận chủ xương, tỳ chủ sinh huyết, nghĩa là  gan chủ nuôi dưỡng gân cơ, thận chủ nuôi dưỡng xương cốt, tỳ chủ hấp thu dinh dưỡng, tạo huyết. Khi chức năng nội tạng suy yếu, phong  tà xâm nhiễm, kinh lạc ứ trệ đều có thể đau cơ khớp và viêm khớp dạng thấp. Các thức ăn, thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp chủ yếu là bổ khí huyết khu phong trừ thấp. Sau đây là 3 bài thuốc cổ phương tiêu biểu phòng trị bệnh theo từng thể:

Viêm khớp dạng thấp thể phong hàn thấp:

 Biểu hiện đau cứng khớp, đau tăng vào buổi sáng, thời tiết lạnh ẩm, xoa dầu chườm ấm thấy dễ chịu. 


Viêm khớp dạng thấp nguyên nhân phần nhiều do chức năng gan tỳ thận bị suy yếu, do nhiễm phong, hàn, thấp.

Viêm khớp dạng thấp nguyên nhân phần nhiều do chức năng gan tỳ thận bị suy yếu, do nhiễm phong, hàn, thấp.

Viêm khớp dạng thấp thể phong thấp nhiệt: 

Biểu hiện khớp sưng nóng đỏ đau.

Viêm khớp dạng thấp thể phong thấp tý:

 Biểu hiện đau sưng, đau cố định một chỗ, đau nhiều phần dưới cơ thể, người nặng nề. 

Ngoài ra còn có thể khí huyết đều hư đờm ngưng kết tụ biến dạng khớp.

 Viêm khớp dạng thấp thiên về thể “phong hàn” 

Viêm khớp dạng thấp thiên về phong nhiệt: 

Thường biểu hiện khớp có sưng, nóng, đỏ, đau. 






Trị chán ăn ở trẻ

 Chán ăn ở trẻ nhỏ là do những rối loạn từ bên trong cơ thể, ngoài ra yếu tố tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chán ăn, do cha mẹ ép ăn, quan tâm quá mức.

Để cải thiện tình hình chán ăn ở trẻ, chăm sóc con tốt hơn, chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y điển hình để bạn đọc tham khảo và áp dụng. Tùy từng nguyên nhân, biểu hiện chán ăn ở trẻ mà dùng bài thuốc phù hợp.

 Chán ăn do thực tích ở trường vị

Biểu hiện: Trẻ ăn uống ngày càng sút kém, thường đau bụng, sờ vào khó chịu, đại tiện phân có mùi khắm, rêu lưỡi dày nhớt, mạch huyền hoạt.

Điều trị: Tiêu thực đạo trệ.

Chán ăn do tỳ thấp làm khốn đốn trung tiêu, tỳ mất sự kiện vận

Biểu hiện: Sau một thời gian chán ăn, bụng trướng đầy, đại tiện phân lỏng, hoặc đi ra thức ăn chưa tiêu hóa, thể trạng gầy, sắc mặt trắng nhợt, có trường hợp nôn ra thức ăn, thích nóng, sợ lạnh, tay chân lạnh, chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng nhớt.

Điều trị: Ôn trung kiện bổ vận hóa tỳ vị.

Chán ăn do thấp trọc ngăn trở làm tỳ hư không vận hóa được

Biểu hiện: Trẻ ăn uống kém trong một thời gian khá dài, người gầy còm, mặt vàng, bụng trướng, rêu lưỡi nhớt.

Điều trị: Mạnh tỳ hòa trung hóa thấp

Chán ăn do khí âm đều hư

Biểu hiện: Trẻ chán ăn lâu ngày, cơ thể gầy còm, khát nước, tay chân nóng, da khô, đại tiện táo bón.

Chán ăn do tỳ âm hư

Biểu hiện: Trẻ có kiêm chứng lòng bàn tay, bàn chân nóng, ra mồ hôi trộm, lưỡi đỏ bệu, ít rêu.

Điều trị: Dưỡng tỳ, bổ âm ích khí sinh tân dịch.



Điều trị: Bồi bổ khí âm, điều hòa tỳ vị.

Chữa đái dầm

 Đái dầm là chứng thuộc phạm vi chứng di niệu của Đông y, thường gặp ở trẻ em từ 3 tuổi trở lên, cũng có khi gặp ở người lớn. Nguyên nhân gây đái dầm là do thận khí hư hàn không ước thúc được bàng quang, do phế khí, tỳ khí hư nhược, cũng có khi do thói quen xấu của trẻ em.

Đái dầm là chứng thuộc phạm vi chứng di niệu của Đông y, thường gặp ở trẻ em từ 3 tuổi trở lên, cũng có khi gặp ở người lớn. Nguyên nhân gây đái dầm là do thận khí hư hàn không ước thúc được bàng quang, do phế khí, tỳ khí hư nhược, cũng có khi do thói quen xấu của trẻ em. Người trẻ tuổi bị đái dầm thường do thực, người già thường do cơ thể quá suy nhược hoặc sau khi ốm nặng cơ thể không hồi phục. Sau đây là một số thể bệnh. 

Đái dầm do thận khí hư hàn (hạ nguyên hư hàn): 

Người bệnh đái dầm khi ngủ, có khi đái 2 - 3 lần một đêm, sắc mặt trắng, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối mỏi yếu, nước tiểu trong dài, đái nhiều lần, chất lưỡi nhạt, mạch tế vô sác. Phép chữa là ôn thận cố sáp. 

Đái dầm do phế khí, tỳ khí hư (khí hư): 

Người bệnh đái dầm, đái nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít, sắc mặt trắng, người gầy, mệt mỏi, ăn kém, phân nát, tự ra mồ hôi hoặc ra mồ hôi trộm, lưỡi đạm, mạch nhu hoãn. Phép chữa là bổ khí cố sáp.

Đái dầm do can kinh uất nhiệt: 

Người bệnh đái dầm, nước tiểu vàng, lòng bàn tay bàn chân nóng, đêm hay nghiến răng, môi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác. Nếu có âm hư thì rêu lưỡi sạch, mạch tế sác. Phép chữa là sơ can thanh nhiệt nếu do can kinh có nhiệt; tư âm thanh nhiệt nếu có âm hư. 




Trị viêm phế quản

  Thời tiết lạnh và khô kéo dài, những người có sức đề kháng yếu (trẻ nhỏ, người cao tuổi) rất dễ mắc bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi...

Khí hậu khô hanh gây nhiệt bệnh ngoại cảm. Lúc đầu, tà vào phần vệ khí, sau đó vào phần phế khí. Sau đây là một số bài thuốc và món ăn thuốc trị bệnh.

Khi tà vào phần vệ khí: 

Người bệnh hơi sốt, sợ lạnh, nhức đầu, ra mồ hôi ít, ho khan hay ho ít đờm mà dính, mũi khô, họng khô, lưỡi đỏ, khát nước, rêu lưỡi trắng, mạch sác. Phép trị là tân lương nhuận phế.

Khi tà vào phần phế khí: 

Người bệnh sốt, ho nhiều, không đờm, suyễn, mũi họng khô, bực dọc, khát, nhức đầu, rêu lưỡi khô trắng mỏng, cạnh lưỡi và đầu lưỡi đỏ thẫm, mạch phù sác. Phép chữa là thanh phế nhuận táo chỉ khái.


Tập dưỡng sinh trong y học cổ truyền

 Tập dưỡng sinh là phương pháp tự rèn luyện của y học cổ truyền để giữ gìn sức khoẻ, nâng cao thể lực, tăng cường sức chịu đựng, khả năng thích ứng của cơ thể và rèn luyện bản lĩnh của con người; phòng bệnh, phục hồi chức năng, chữa một số bệnh mạn tính…

Trước khi tập luyện cần chọn phòng tập thoáng mát, ánh sáng vừa phải, không có gió lùa, yên tĩnh, chỗ nằm, ngồi hoặc đứng thích hợp. Người tập cần sắp xếp thời gian tập hợp lý, nới rộng quần áo, đại tiểu tiện trước khi tập, không tập lúc no, đói, không tập lúc say rượu bia.

Luyện thư giãn

Chuẩn bị tư thế nằm hoặc tư thế ngồi:

Tư thế nằm: Chọn một trong ba tư thế sau: Nằm ngửa, nằm ngửa bắt chéo chân, nằm nghiêng.

Nằm ngửa: Đầu gối trên gối cao hay gối thấp tuỳ thói quen, bệnh tật và yêu cầu tập. Hai tay duỗi xuôi sát người. Bàn tay hoặc để tự nhiên bên cạnh người hoặc úp tự nhiên trên hai mấu trước của mào chậu, ngón tay để vào bụng dưới (nên để đệm dưới khuỷu tay cho khỏi đau).

Nằm ngửa bắt chéo chân: Bàn tay phải (dưới) để ngửa ở gối, ngang mắt cách mặt một nắm tay, bàn tay trên (trái) úp tự nhiên vào hông trái hoặc đùi, cánh tay để trên người. Hai chân duỗi thẳng tự nhiên, gót chân sát nhau, hai chân bắt chéo lên nhau, bàn chân nọ gác lên bàn chân kia. Đầu gối cao vừa phải cho đỡ mỏi cổ, dùng gối to bản để có chỗ để tay.

Nằm nghiêng: Chân dưới duỗi tự nhiên (hơi co lại một tý chứ không phải duỗi thẳng), chân trên co lại (gối co lại thành một góc 120 độ) và để trên chân dưới.

Tư thế ngồi: Chọn một trong hai tư thế ngồi xếp vành và ngồi trên ghế.

Tập dưỡng sinh đúng cáchTập thở bụng

Yêu cầu: Cánh tay để xuôi theo thân, bàn tay úp tự nhiên giữa; bàn chân để song song, khoảng cách ngang rộng bằng vai, bàn chân vừa sát mặt đất; cẳng chân thẳng góc với bàn chân; đùi thẳng góc với cẳng chân, khớp gối vuông thước thợ.

Ngồi ghế: Ghế vừa đủ cao để thân thẳng góc với đùi, ngực không ưỡn, lưng không gù, vai để xuôi.

Ngồi xếp bằng tròn: Hai chân xếp vành tròn, có hai cách dễ làm là ngồi xếp vành tự nhiên và xếp vành đơn, nếu tập lâu rồi mới có thể ngồi xếp vành kép; thân và vai tương tự như ngồi ghế; cánh tay để xuôi theo thân, bàn tay úp lên hai đầu gối hoặc hai tay nắm nhẹ vào nhau để trong lòng.

Thực hiện 3 bước kỹ thuật: Đưa cơ thể vào trạng thái yên tĩnh (cắt đứt liên lạc với xung quanh); theo dõi vào hơi thở; ra lệnh cho các cơ thả lỏng.

Làm giãn theo 3 đường:

Đường1: Đi từ đỉnh đầu qua hai bên mặt, hai bên cổ, vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay rồi đến ngón tay.

Đường 2: Đi từ đỉnh đầu qua mắt, cổ, ngực, bụng, đùi, cẳng chân, bàn chân, xuống ngón chân.

Đường 3: Đi từ đỉnh đầu qua gáy, lưng, thắt lưng, mông, bắp đùi, bắp chân, rồi xuống đến gót chân.

Theo trình tự đó ta làm giãn như sau: Tự ra lệnh thầm (thầm nghĩ) cho ta giãn lần lượt các vị trí đã định, chú ý theo dõi cảm giác ở đó (nếu có). Làm tuần tự hết đường 1 giữ cảm giác thoải mái ở đó khoảng thời gian dài 5-10 hơi thở tự nhiên của mình rồi làm giãn đến đường 2 rồi đường 3. Cách làm là khi hít vào ra lệnh thầm vị trí, khi thở ra tự ra lệnh giãn.

Luyện thở

Chuẩn bị ở tư thế nằm ngửa

Thở tự nhiên: Bước đầu phải tập dùng ý thức chỉ huy hơi thở, khi đã chỉ huy được hơi thở rồi ta bắt đầu tập điều chỉnh hơi thở êm, nhẹ, đều. Lúc này thường kết hợp với làm giãn cơ thể, càng giãn bao nhiêu hơi thở dễ đạt êm, nhẹ, đều bấy nhiêu và ngược lại. Số lần thở trong một phút trong phạm vi thở bình thường, có thể giảm xuống ít hơn (từ 12 – 16 lần trong một phút).

Êm, nhẹ nghĩa là không khí qua mũi vào phổi và từ phổi ra ngoài một cách nhẹ nhàng, người bên cạnh cũng như bản thân không nghe được hơi thở của mình.

Đều nghĩa là thở theo một nhịp điệu nhất định từ lúc tập đến lúc thôi tập, không có hiện tượng lúc nhanh, lúc chậm, lúc ngắn lúc dài.

Thở sâu: Thở sâu là thở theo nhịp độ êm, nhẹ, đều, sâu, dài (trung bình 6 – 8 hơi thở trong 1 phút), có nghĩa là hít thở sâu nhưng phải chậm rãi không tạo thành tiếng rít khi thở, khoảng cách giữa các hơi thở phải đều nhau. Có thể thở một trong 03 cách thở sâu: Thở bụng, thở ngực, thở bụng – ngực.

Thở có nín thở: Thở có nín nghĩa là trong quá trình thở sâu, kết hợp nín thở. Có thể chọn một trong hai cách: Một lần nín thở sau khi hít vào, hai lần nín thở sau khi thở ra. Thời gian nín thở tùy mức độ tập luyện, cần nắm vững nín thở nhưng không được gây khó chịu khi thở (không được đóng thanh quản).