Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

Chữa đái dầm

 Đái dầm là chứng thuộc phạm vi chứng di niệu của Đông y, thường gặp ở trẻ em từ 3 tuổi trở lên, cũng có khi gặp ở người lớn. Nguyên nhân gây đái dầm là do thận khí hư hàn không ước thúc được bàng quang, do phế khí, tỳ khí hư nhược, cũng có khi do thói quen xấu của trẻ em.

Đái dầm là chứng thuộc phạm vi chứng di niệu của Đông y, thường gặp ở trẻ em từ 3 tuổi trở lên, cũng có khi gặp ở người lớn. Nguyên nhân gây đái dầm là do thận khí hư hàn không ước thúc được bàng quang, do phế khí, tỳ khí hư nhược, cũng có khi do thói quen xấu của trẻ em. Người trẻ tuổi bị đái dầm thường do thực, người già thường do cơ thể quá suy nhược hoặc sau khi ốm nặng cơ thể không hồi phục. Sau đây là một số thể bệnh. 

Đái dầm do thận khí hư hàn (hạ nguyên hư hàn): 

Người bệnh đái dầm khi ngủ, có khi đái 2 - 3 lần một đêm, sắc mặt trắng, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối mỏi yếu, nước tiểu trong dài, đái nhiều lần, chất lưỡi nhạt, mạch tế vô sác. Phép chữa là ôn thận cố sáp. 

Đái dầm do phế khí, tỳ khí hư (khí hư): 

Người bệnh đái dầm, đái nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít, sắc mặt trắng, người gầy, mệt mỏi, ăn kém, phân nát, tự ra mồ hôi hoặc ra mồ hôi trộm, lưỡi đạm, mạch nhu hoãn. Phép chữa là bổ khí cố sáp.

Đái dầm do can kinh uất nhiệt: 

Người bệnh đái dầm, nước tiểu vàng, lòng bàn tay bàn chân nóng, đêm hay nghiến răng, môi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác. Nếu có âm hư thì rêu lưỡi sạch, mạch tế sác. Phép chữa là sơ can thanh nhiệt nếu do can kinh có nhiệt; tư âm thanh nhiệt nếu có âm hư. 




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét