Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

Bài trị đau nửa đầu

 Đau nửa đầu thuộc phạm vi chứng huyễn vựng của y học cổ truyền, gặp ở nữ nhiều hơn nam. Bệnh chia làm 2 thể: hư chứng và thực chứng.

Hư chứng do can thận âm hư, can huyết hư gây ra; thực chứng do can dương nổi lên, can hỏa vượng thịnh, đàm thấp gây ra.

Y học hiện đại cho nguyên nhân là do rối loạn tiền đình, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, thiếu máu... Người bệnh có triệu chứng chủ yếu là nhức một bên đầu, chóng mặt kết hợp với ù tai, nôn mửa, sợ âm thanh...

Đau nửa đầu thuộc thể can phong

Do can dương thượng xung, can hỏa vượng, can thận âm hư gây ra; hay gặp ở người tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, rối loạn giao cảm... Người bệnh có biểu hiện đau đầu hoa mắt, ù tai, miệng khô, đắng, nôn, phiền táo, dễ cáu gắt, đầu lưỡi đỏ, mạch huyền tế đới sác. Phép chữa là bình can tức phong, tiềm dương hoặc bổ thận âm, bổ can huyết tiềm dương.

Đau nửa đầu thuộc thể đàm thấp

Người bệnh béo trệ, hay đau đầu hoa mắt chóng mặt, lợm giọng buồn nôn, hồi hộp, ngủ hay mê, ăn kém, hay khạc đờm buổi sáng, miệng nhạt, lưỡi bệu, rêu dính, mạch hoạt. Phép chữa là hóa thấp trừ đàm.

Đau nửa đầu thuộc thể huyết hư

Thường gặp ở người thiếu máu, xơ cứng động mạch. Người bệnh sắc mặt xanh hoặc vàng úa, đau đầu hoa mắt chóng mặt, hồi hộp, ngủ ít, mệt mỏi, hay quên, ăn kém, kinh nguyệt không đều, lượng kinh ít, sắc nhạt, chất lưỡi nhạt, ít rêu, mạch tế nhược. 



Bài nhức đầu do thận khí suy tổn

 Đau nhức đầu là triệu chứng thường gặp của rất nhiều bệnh, do tác nhân bên ngoài (ngoại cảm) hay bên trong cơ thể (nội thương) mà chứng đau nhức đầu có thể xuất hiện.

Theo YHCT, nếu khi đau khi không và đau âm ỉ là do nội thương; nếu kèm theo triệu chứng: lưng gối đau mỏi, xây xẩm hoặc có di tinh, lưỡi đỏ, mạch tế sác là do thận khí suy tổn.

Người bệnh có biểu hiện ù tai, đau trống rỗng, mất ngủ hay quên, hoa mắt chóng mặt, lưng gối yếu mỏi, di tinh đới hạ, ngấy sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt, người gầy, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác hoặc huyền tế vô lực.

Đau đầu do thận âm hư: 

Người bệnh thấy đầu đau trống rỗng, ù tai hoa mắt chóng mặt, lưng gối yếu mỏi, mất ngủ hay quên, di tinh đới hạ, ngũ tâm phiền nhiệt, ngấy sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, người gầy lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác hoặc huyền tế vô lực. Phép chữa: Tư bổ thận.

Đau đầu do thận dương hư: 

Đầu đau sợ lạnh, ấm thì giảm đau, sắc mặt trắng nhợt, lưng gối vô lực, chân tay lạnh, đại tiện lỏng, tiểu ít phù thũng, chất lưỡi nhạt bệu ít rêu, mạch trầm tế nhược, nhất là mạch xích bất túc. Phép chữa: Ôn bổ thận dương. 

Bài trị mất tiếng mạn tính

 Khản tiếng, mất tiếng hay gặp vào mùa thu, đông. Tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu cho người bệnh.

Bệnh thường gặp ở người hay phải nói nhiều, nói to, nói liên tục như người dẫn chương trình, giáo viên, ca sĩ, người bán hàng... hoặc làm việc lâu trong môi trường ô nhiễm, hay bị nhiễm cúm, thời tiết thay đổi, hút thuốc, uống rượu... cũng dễ mắc bệnh.

Theo Đông y, mất tiếng mới phát thuộc thực chứng (cấp tính), liên quan đến tạng phế, thường là do ngoại cảm phong hàn hay phong nhiệt hoặc đàm trọc úng trệ mà gây bệnh. Còn mất tiếng lâu ngày thuộc hư chứng (mạn tính), do phế âm hư và thận âm hư, tân dịch không đầy đủ không khí hóa được gây ra bệnh. 

Mất tiếng thể phế âm hư

Người bệnh gầy, họng khô, ho khan nhiều, khản tiếng mất tiếng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác. Phương pháp chữa: Tư âm dưỡng phế. 

Mất tiếng thể thận âm hư

Người bệnh họng khô, khản tiếng mất tiếng, bứt rứt, đau lưng mỏi gối, ù tai hoa mắt, chóng mặt, mạch tế sác. Phương pháp chữa: bổ thận âm, nạp phế khí, tuyên phế.


Bài trị chứng tỳ hư

 Chứng tỳ hư phần nhiều do tà khí hàn thấp từ phủ tạng sinh ra hoặc do cảm nhiễm từ bên ngoài, làm tổn thương cả ba tạng: phế, tỳ, thận.

Nhưng bệnh thường tích tụ ở tạng tỳ. Biểu hiện bụng đầy khó chịu, đau âm ỉ, ăn uống kém hoặc chán ăn, miệng đầy nhớt, hay buồn nôn, tay chân rã rời, người luôn mệt mỏi, sắc mặt vàng bủng, bệnh lâu ngày tay chân phù. Lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng trơn hoặc trắng nhớt. Mạch  nhu hoãn. 

Tỳ vị bất hòa, tỳ khí hư suy truyền vào phế

Biểu hiện: ho, đờm nhiều có màu trắng, loãng, ăn kém bụng đầy khó chịu, người mệt mỏi, đại tiện phân nhão, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch hoạt hoặc nhu.

Điều trị: Kiện tỳ táo thấp tiêu đờm.

c còn ấm.

Tỳ dương hư tích tụ lại ở tỳ

Biểu hiện: Ho kéo dài có kèm theo suyễn thở, nhiều đờm ẩm, trong đờm khạc ra có bọt, đau tức vùng ngực, cơ thể ớn lạnh, tay chân lạnh, mặt và 2 mi mắt phù.

Điều trị: kiện tỳ ôn phế hóa ẩm tiêu đờm.

Tỳ dương hư tích lại trong vị (dạ dày)

Biểu hiện: Trong dạ dày có tiếng nước óc ách, vùng thượng vị đau khó chịu, ngực sườn đầy tức, sau lưng có vùng lạnh bằng bàn tay, hồi hộp đoản hơi, chóng mặt hoa mắt, hay buồn nôn, nôn ra dịch có màu trong có khi kèm cả thức ăn (chứng trào ngược). Rêu lưỡi trắng trơn, mạch huyền hoạt.

Điều trị: Ôn tỳ vị hóa ẩm.

Tỳ hư thấp trệ, sinh chứng ẩu thổ (nôn mửa)

Biểu hiện: Bệnh nhân luôn ứa nước bọt, nôn ra đờm giãi, bụng đầy ăn kém hoặc chán ăn, chóng mặt, ù tai, hồi hộp, ngũ kém hoặc ngũ không ngon giấc, rêu lưỡi trắng, mạch hoạt.

Điều trị: Ôn trung hóa thấp, giáng nghịch chỉ nôn.

Tỳ thăng giáng không điều hòa sinh ra chứng tiết tả

Biểu hiện: Bệnh nhân đau bụng, sôi bụng, đại tiện phân lỏng, có khi đi như nước, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch nhu hoãn.

Điều trị: Ôn bổ tỳ dương, trừ thấp.

Nếu bệnh nhẹ

Điều trị: ôn tỳ táo thấp.

Hội chứng ruột kích thích trong đông y

 Theo Đông y, hội chứng ruột kích thích được xếp vào các chứng: Tiết tả, phúc thống, phúc chướng, tiện bí.

Theo Đông y, hội chứng ruột kích thích được xếp vào các chứng: Tiết tả, phúc thống, phúc chướng, tiện bí. Nguyên nhân bệnh là do rối loạn công năng các tạng phủ, đặc biệt là tỳ vị, thận, can và các yếu tố đàm thấp, huyết ứ.

Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng). Người bệnh thường có các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, mót rặn, đi phân nát nhiều lần, đại tiện táo lỏng xen kẽ có thể có nhầy phân. Bệnh thường xuyên tái phát và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt cũng như sức khỏe hàng ngày của người bệnh.

Hội chứng ruột kích thích do thể can tỳ bất hòa

Triệu chứng của thể này thường là đau bụng với cảm giác quặn thắt và giảm sau khi đi đại tiện xong, bệnh nhân thường táo bón hoặc xen kẽ với tiêu chảy và tiêu chảy nếu có thường xảy ra sau khi ăn phải một số thức ăn. Các đợt tái phát xảy ra khi gặp phải những stress tâm lý. Lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.

Pháp điều trị: Sơ can kiện tỳ.

Hội chứng ruột kích thích do thể tỳ vị khí hư

Với các triệu chứng như đại tiện lúc lỏng, lúc táo, bụng đầy ăn không tiêu, ăn kém ngủ kém, tinh thần mệt mỏi, ngại nói, sắc mặt vàng úa, lưỡi nhợt, ít rêu, mạch tế nhược.

Pháp điều trị: Ích khí kiện tỳ.

Hội chứng ruột kích thích do thể tỳ thận dương hư

Ở thể này các triệu chứng thường là đau bụng vào buổi sáng sớm, sôi bụng, đại tiện xong đỡ đau, đau lưng mỏi gối, người lạnh, chân tay lạnh, sợ lạnh thích ấm, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch trầm tế.

Pháp điều trị: Ôn thận kiện tỳ.

Hội chứng ruột kích thích do thể khí trệ thấp trở

Có các triệu chứng như bụng chướng bụng đau, xen lẫn tiêu chảy hoặc táo bón, sôi bụng, đầy bụng, kém ăn, lưỡi nhợt rêu trắng nhớt, mạch nhu hoãn.

Pháp điều trị: Lý khí kiện tỳ, thanh nhiệt hóa thấp.

Hội chứng ruột kích thích do thể khí trệ huyết ứ

Ở thể các triệu chứng thường là bụng chướng, bụng đau xen lẫn tiêu chảy hoặc táo bón, sôi bụng, ngực bụng đầy trướng, đau lưng mỏi gối, người mệt chán ăn, lưỡi tím có ban ứ huyết, mạch sáp.

Pháp điều trị: Sơ can lý khí hoạt huyết.




Bài tiểu đục

  Đi tiểu đục nguyên nhân theo y học cổ truyền là do thấp nhiệt ứ đọng ở bàng quang. Chức năng thanh lọc của thận bị rối loạn.

Hoặc do phòng lao quá độ làm tổn thương tinh huyết, ảnh hưởng đến công năng giáng trọc. Trọc khí ứ đọng lâu không được hóa giải sinh ra bệnh. Người bệnh có biểu hiện nước tiểu đục như nước vo gạo, có khi lẩn vẩn như kết tủa. Tuy nhiên, không bí tiểu, không buốt và không đau.

Nguyên tắc điều trị là thanh nhiệt, hóa thấp, thuận khí, tư bổ tâm thận, lợi niệu. 

Nước tiểu đục như nước vo gạo, người bệnh thấy đau lưng, mỏi lưng, có biểu hiện nặng nề ở bụng dưới, rêu lưỡi trắng, dày, đi tiểu dễ dàng, mạch hoạt. 

Nước tiểu đục có lẫn máu, người bệnh thấy đau lưng, ù tai, rêu lưỡi vàng, cảm giác nặng trong lồng ngực, tim hồi hộp, tâm phiền, ngủ ít. Phép điều trị là bổ khí, lương huyết, thanh tâm, lợi niệu. 

Bài trị zona

 Zona thần kinh là bệnh do virut gây bệnh thủy đậu là Vacirella zoster gây ra, hay gặp ở người lớn. Y học cổ truyền gọi là hỏa đới sang, xà đơn...

Nguyên nhân chủ yếu do: nội thương tình chí, can khí uất kết dẫn đến can đởm hỏa thịnh mà phát tiết ra bì phu, tấu lý; do công năng vận hóa thủy thấp của tỳ bị suy giảm, thấp nhiệt ứ trệ tại bì phu sinh bệnh; hoặc do cảm nhiễm độc tà phối hợp với thấp nhiệt; hỏa nhiệt độc tích tụ tại phần huyết, huyết nhiệt vong hành sinh ra ban đỏ, thấp nhiệt tích tụ thành bào chẩn (có phỏng nước), gây bế tắc kinh mạch, khí huyết không thông gây đau.

Người bệnh có cảm giác nhức dai dẳng, đau rát, một vùng da nổi ban đỏ, nổi cụm mụn nước to,... thường khu trú ở những vị trí đặc biệt và chỉ ở một bên của cơ thể dọc theo các đường dây thần kinh, cá biệt có thể bị cả hai bên hay lan tỏa.

Zona thần kinh do thể can kinh uất nhiệt: 

Xuất hiện những đám đỏ hơi cao hơn mặt da, hình bầu dục, rải rác trên dọc đường dây thần kinh; trên đám đỏ nổi lên những mụn nước, mặt bóng căng. Người bệnh đau như lửa đốt, miệng khát, họng khô, bứt rứt nóng nảy, ăn không ngon, táo bón, tiểu tiện vàng sẫm; chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng; mạch huyền sác. Phép trị là thanh nhiệt lợi thấp, giải độc chỉ thống.

Zona thần kinh thể tỳ hư thấp trệ: 

Những mụn nước ban đầu trong, dần dần thành đục, loét chảy nước. Người bệnh cảm giác đau nhẹ hơn; miệng không khát hoặc khát mà không thích uống nước, chán ăn, bụng đầy, đại tiện lỏng; chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng dày hoặc nhớt; mạch hoạt. Phép trị là kiện tỳ trừ thấp giải độc.

Zona thần kinh thể khí trệ huyết ứ: 

Các phồng mủ xẹp, khô, đóng vảy màu nâu sẫm, nền đỏ cũng nhạt dần, bớt cộm, phỏng nước vỡ có thể thành điểm loét tròn sâu; người bệnh đau liên tục, môi thâm, đầu móng tay móng chân xanh, chân tay lạnh, tinh thần mệt mỏi, da đã lành mà vẫn còn đau; lưỡi có điểm ứ huyết hoặc tím; mạch hư nhược. Phép trị là hoạt huyết hóa ứ, hành khí chỉ thống, giải độc.