Khản tiếng, mất tiếng hay gặp vào mùa thu, đông. Tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu cho người bệnh.
Bệnh thường gặp ở người hay phải nói nhiều, nói to, nói liên tục như người dẫn chương trình, giáo viên, ca sĩ, người bán hàng... hoặc làm việc lâu trong môi trường ô nhiễm, hay bị nhiễm cúm, thời tiết thay đổi, hút thuốc, uống rượu... cũng dễ mắc bệnh.
Theo Đông y, mất tiếng mới phát thuộc thực chứng (cấp tính), liên quan đến tạng phế, thường là do ngoại cảm phong hàn hay phong nhiệt hoặc đàm trọc úng trệ mà gây bệnh. Còn mất tiếng lâu ngày thuộc hư chứng (mạn tính), do phế âm hư và thận âm hư, tân dịch không đầy đủ không khí hóa được gây ra bệnh.
Mất tiếng thể phế âm hư
Người bệnh gầy, họng khô, ho khan nhiều, khản tiếng mất tiếng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác. Phương pháp chữa: Tư âm dưỡng phế.
Mất tiếng thể thận âm hư
Người bệnh họng khô, khản tiếng mất tiếng, bứt rứt, đau lưng mỏi gối, ù tai hoa mắt, chóng mặt, mạch tế sác. Phương pháp chữa: bổ thận âm, nạp phế khí, tuyên phế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét