Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

Đau thắt ngực trong đông y

  Đau thắt ngực là một bệnh tim mạch thường gặp ở người cao tuổi, người bị tăng huyết áp, tiền sử có bệnh tim mạch, đái tháo đường hoặc do căng thẳng thần kinh.

Nguyên nhân do nhu cầu về máu của cơ tim vượt quá lượng máu được cung cấp từ động mạch vành và thường do động mạch vành bị xơ vữa.

Đông y xếp chứng đau thắt ngự  vào phạm vi chứng tâm thống. 

Nguyên nhân đau thắt ngực do nội nhân và ngoại nhân. 

Nội nhân chủ yếu do tuổi cao, chức năng của 3 tạng tâm, tỳ và thận bị suy yếu, âm dương khí huyết không đầy đủ, khiến cho tâm mạch bị nghẽn tắc mà gây nên bệnh. Ngoại nhân chủ yếu do nhiễm lạnh đột ngột, ăn quá no, tình chí kích thích quá mạnh hoặc làm việc quá mệt nhọc, khiến tâm mạch bị nghẽn tắc mà gây nên bệnh.

Người bệnh có những triệu chứng điển hình là bỗng nhiên đau thắt ở ngực trái - vùng trước tim và sau xương ức; đau thường lan lên cổ, hàm, vai, cánh tay trái hoặc ra sau lưng. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, khi phải gắng sức, bị nhiễm lạnh, ăn uống quá no say, tình cảm kích động mạnh.

Trị chứng loét miệng, chứng loét lưỡi do tâm vị hỏa thịnh

 Chứng tâm vị (tim và dạ dày) hỏa thịnh là do hỏa nhiệt nung nấu ở hai tạng này làm cho sự vận hóa mất bình thường, phần nhiều do vị khí không giáng xuống, hỏa tà ngày càng thăng lên, phần nhiều do ăn thức ăn cay nóng, uống nhiều rượu bia hoặc do tà khí (vi khuẩn) uất kết lâu ngày hóa hỏa.

Hoặc do tình chí uất kết lâu ngày, hỏa phát từ tâm, phối hợp với hỏa sẵn có ở vị kết hợp với nhau mà sinh bệnh.

Tâm với vị một thuộc tạng, một thuộc phủ nhưng về sinh lý có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nên khi sinh bệnh cũng ảnh hưởng lẫn nhau. Chứng tâm vị hỏa thịnh có nghĩa là tâm và vị đều mắc bệnh. Tâm chủ huyết, vị chủ giáng, khi tâm vị hỏa nhiệt quá thịnh, mạch lạc bị tổn thương, huyết trong tâm bị hỏa bức bách phải đi càn, làm vị khí nghịch lên mà nôn ra huyết. Đông y cho rằng: “Thượng tiêu có tà thì làm tổn hại các tạng khác, khi tạng bị tổn thương thì huyết chảy vào vị, vị chứa nhiều huyết thì đầy tức, khí phải nghịch lên không giáng được mà sinh ra các bệnh ở răng miệng và nôn ra huyết”. Chứng tâm vị hỏa thịnh thường do khí lục dâm bị uất hóa hỏa ở bên trong truyền vào tâm vị mà sinh bệnh. Ở nước ta, cả bốn mùa đều có thể sinh bệnh. Về nội nhân người lớn tuổi vốn huyết kém, thường sinh nhiệt kết hợp với tình chí không thoải mái, uống nhiều rượu bia, ăn nhiều chất cay nóng cũng có thể dẫn đến mắc chứng tâm vị hỏa thịnh. Ngoài ra còn do ngoại cảm xâm phạm vào phế vị quấy rối thanh khiếu làm tổn thương phế âm, dẫn đến tâm hỏa vượng mà sinh ra bệnh. Cũng có trường hợp do vị nhiệt vị khí không giáng xuống mà nghịch lên các trường hợp này thường gọi là thượng tiêu mắc chứng táo nhiệt. Khi điều trị phải thanh vị nhiệt, tả tâm hỏa.

Theo Đông y, mụn mọc đầy miệng gọi là khẩu mi, nếu có nốt nhỏ màu trắng mọc ở hàm trên gọi là thất tinh sương. Bệnh không ngoài ở tâm, vị và phế, vì ba kinh này bị nhiệt nung nấu.

Biểu hiện: Tâm (tim) phiền cồn cào, vị quản đau rát, có khi nôn ra huyết, miệng lưỡi lở loét, hoặc có nhiều mụn nhọt, chảy máu chân răng, chân răng sưng đau, miệng hôi, khát nước, thích uống nước mát, mặt đỏ, đại tiện táo bón, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.

Tùy từng trường hợp mà dùng bài thuốc điều trị như sau:

Do tâm vị hỏa thịnh sinh chứng thổ huyết.  

Tâm chủ huyết, do tâm vị hỏa thịnh bức bách huyết đi càn mà sinh bệnh.

Biểu hiện do tâm vị hỏa thịnh sinh chứng thổ huyết: 

Bệnh nhân nôn ra huyết nhưng không có tổn thương ở vùng phế vị, huyết nôn ra có màu tươi, hoặc tía xám kèm theo thức ăn. 

Điều trị do tâm vị hỏa thịnh sinh chứng thổ huyết: 

Thanh nhiệt tả hỏa ở tâm vị.

Do tâm vị hỏa thịnh sinh chứng mụn nhọt ở miệng lưỡi

Người lớn tuổi vốn tâm hỏa, huyết nhiệt lại hay ăn cay nóng, uống rượu bia, nên dễ sinh ra chứng loét miệng lưỡi.

Biểu hiện do tâm vị hỏa thịnh sinh chứng mụn nhọt ở miệng lưỡi: 

Miệng lưỡi mọc mụn có màu đỏ hoặc loét từng đám, chân răng sưng đau làm trở ngại việc ăn uống.

Điều trị do tâm vị hỏa thịnh sinh chứng mụn nhọt ở miệng lưỡi : 

Thanh nhiệt tả hỏa ở tâm vị, lương huyết.


Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020

Chữa hen tận gốc của Đông y

 Nguyên tắc trị bệnh cơ bản của Đông y là: chữa bệnh phải tìm đến tận gốc bệnh

Đông y  không chỉ chú trọng tới việc làm giảm các triệu chứng biểu hiện bên ngoài mà còn coi trọng việc cải thiện bệnh ở sâu bên trong, nhằm tạo ra tác dụng bền vững, lâu dài. Nguyên tắc trị bệnh cơ bản của đông y  là: chữa bệnh phải tìm đến tận gốc bệnh, làm cho cơ thể khỏe mạnh lên để tăng sức đề kháng chống bệnh vì chính khí mạnh thì tà khí phải lui.

Như, trong trị ho, ngoài tác dụng làm giảm ho, trừ đờm, Đông y  gọi là Tả, Tây y gọi là giảm triệu chứng, thì còn chú trọng tới tác dụng Bổ, khôi phục được chức năng của các tạng phủ liên quan như tác dụng bổ phế. Muốn bổ phế, thì không chỉ chú ý tới tạng phế, mà còn phải chú ý tới các tạng khác như: tỳ, vị, thận… Tiến triển trong quá trình điều trị theo Đông y sẽ làm bệnh nhẹ đi, thưa dần và tiến đến không tái phát cơn hen.

Bên cạnh điều trị bằng cách hướng vào căn nguyên gây bệnh, Đông y còn điều trị ho hen kết hợp với điều trị tổng thể để cân bằng khí hóa trong cơ thể dựa trên căn nguyên của bệnh ho hen, hướng vào phục hồi các tạng gây ra bệnh.

Theo Thuyết Âm dương ngũ hành, phế thuộc hành kim, tỳ thuộc hành thổ. Thổ sinh kim. Vì thế phế hư thì phải bổ tỳ, vị, hay nói cách khác là con hư bổ mẹ. Thêm nữa, thận thuộc hành thủy. Kim lại sinh thủy. Nên nếu bệnh ở phế, phải kết hợp trị bệnh ở thận, theo nguyên lý mẹ thực tả con, thận thông thì phế thông.

Đông y coi viêm phế quản thể hen, hen phế quản , bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều thuộc bệnh “háo suyễn”. Và cách điều trị đều chung một nguyên tắc. Đông y cho rằng chứng hen suyễn phát sinh do 3 nguyên nhân: Ngoại cảm lục dâm; Nội thương ẩm thực; Tỳ, phế, thận hư nhược.

Khi bệnh nhân bị bệnh là do Tỳ, phế, thận hư nhược (hay suy giảm chức năng) nên sức đề kháng của cơ thể giảm xuống, khi đó gặp tác dụng bất lợi của môi trường, chẳng hạn trời lạnh xuống, khí đạo sẽ bị viêm, đờm sẽ sinh ra gây nên hen suyễn.

Để điều trị hen suyễn, Đông y cho rằng phải phục hồi chức năng nội tạng mà chủ yếu là Tỳ, Phế, Thận nhờ đó sức đề kháng của cơ thể tăng lên, các kháng thể tự sinh ra, ức chế các virút, tiêu viêm, khí quản và phế quản trở lại bình thường, đờm được tiêu trừ, hen không còn nữa.

Như vậy nguyên tắc chung điều trị viêm phế quản, hen phế quản, phổi tắc nghẽn ở đây là phò chính, khu tà. Sách Nội Kinh đã chỉ rõ: “Tà chi sở tấu, chính khí bất an”. Sau khi cắt cơn hen, tiếp tục điều trị “phò chính”, làm cho cơ thể càng khỏe lên, sức đề kháng tăng cao, sau đó dù cho môi trường bất lợi thì hen cũng không thể xảy ra được.

Về hen phế quản, một học giả người Nhật đã từng viết: Hen không chỉ là vấn đề ở đường hô hấp, nó là bệnh của toàn thân mà những biểu hiện tập trung ở đường hô hấp, đặc trưng bởi sự co thắt phế quản và sự tăng tiết chất nhầy. Mục đích của điều trị Đông y là điều trị toàn diện, đem lại sự cân bằng cho toàn thân, tăng sức đề kháng của cơ thể, đồng thời quan tâm đến bài trừ nguyên nhân bệnh, vì thế hen mới khỏi dứt điểm được. Còn nếu điều trị theo Tây y, dùng thuốc giãn phế quản và các Steroide thì có tác dụng làm giảm nhẹ nhanh các triệu chứng (cắt cơn hen) nhưng không loại bỏ được căn nguyên bệnh, vì thế mà bệnh cứ tái đi tái lại làm cho các bệnh nhân hen suyễn phải chung sống suốt đời với bệnh.

Cũng bởi nguyên lý chữa bệnh tận gốc, chữa trị căn nguyên gây bệnh, nên Đông y có thể chữa sạch khỏi rất nhiều bệnh.

Điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ em theo y học cổ truyền

 Bệnh suy dinh dưỡng trẻ em, y hoc cổ truyền (YHCT) thường gọi là chứng Cam, bệnh này luôn liên quan đến sự hoạt động tiêu hóa thất thường (tích trệ đồ ăn, trùng tích) nên gọi là Cam tích. Chứng hay phát ra ở trẻ em gầy yếu với các biểu hiện mặt vàng, bắp thịt gầy, bụng căng trướng, tiêu hóa kém...

Chứng cam theo YHCT gồm các loại sau:

- Tỳ cam do ăn uống không điều độ, Tỳ Vị thọ thương sinh bệnh.
- Tâm cam: do ăn uống không điều độ, Tâm kinh uất nhiệt sinh bệnh.
- Phế cam: do nhiệt uất ở phế.
- Can cam: do can kinh uất nhiệt.
- Thận cam: do bệnh cam lâu ngày làm thận tổn thương.
- Nhiệt cam: do dứt sữa sớm, do ăn uống không điều độ.
- Khẩu cam: sau bị cam tích tiêu chảy, do thấp nhiệt đốt tân dịch sinh ra.
- Đinh hề cam: do ăn quá nhiều Tỳ Vị tổn thương.
- Bộ lộ cam: do trùng tích.

Nguyên nhân suy dinh dưỡng

- Do dứt sữa quá sớm, trường vị chưa hoạt động đầy đủ mà đã ăn cháo, cơm khiến cho trung khí bị hư tổn mà thành bệnh.

- Do ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều chất béo ngọt sinh Vị nhiệt và trung mãn Tỳ Vị tích trệ.

- Do sau ốm dậy thiếu bồi dưỡng, nên nguyên khí không hồi phục mà sinh bệnh.

- Do bị sởi đậu hoặc các chứng lặt vặt mà uống nhiều thuốc bổ, thuốc hạ làm tiêu hao tân dịch mà thành bệnh cam.

- Do thường đi tiểu khi vàng khi đỏ. mùi khai ngấy hoặc dầm dề hoặc bế tắc hoặc đái khó, đái đục như nước vo gạo, nếu không trị thì âm dương không phân biệt mà sinh đi tả lỵ, thấp nhiệt không trừ sinh sốt rét, sinh lâm lậu rồi cũng thành ra bệnh cam.

Tóm lại, do Tỳ Vị hư yếu, khí huyết khô trệ, sinh tích, sinh nhiệt, sinh đờm, nhân khi tạng khí hư mà truyền vào gây nên bệnh cam cho nên bệnh cam là bệnh khô ráo. Nếu bị sốt cơn mà dùng phác tiêu, đại hoàng để xổ, bị tích báng mà dùng ba đậu, bằng sa để tả hạ thì cũng đều thành ra bệnh cam cả.

Triệu chứng

Tỳ cam: 

trẻ hơi xanh xao, cơ thể gầy hơn trẻ bình thường. Biếng ăn, đi tiêu phân khi khô khi lỏng, sôi bụng. Tân dịch giảm gây âm hư sinh miệng khô, khát nước, triều nhiệt. Bụng to, nổi mạch máu xanh, ưa tối sợ sáng, tay chân kém sức, rêu lưỡi trắng.

Tâm cam: 

mình nóng, mặt vàng, má đỏ, miệng lưỡi lở, khát nước, đổ mồ hôi trộm, tiểu đỏ gắt, hay nghiến răng, dễ kinh sợ.

Phế cam:

 ho nhiều, kém hơi, chảy nước mũi, bụng trướng, đi phân lỏng như nước vo gạo, miệng có mùi tanh, da lông khô.

Can cam:

 người gầy, da khô, bộ mặt ông già, tinh thần mệt mỏi, ăn kém, bụng trướng, tiêu chảy có máu hoặc chất nhầy, nháy mắt hoặc quáng gà, khô loét giác mạc, mắt thường nhắm, loét miệng, ban, phù thũng.

Thận cam: 

sắc mặt đen sạm, chân răng chảy máu, sưng lở, thượng nhiệt, hạ hàn, lòi dom, hậu môn lở loét, có thể có thêm ngũ trì, ngũ nhuyễn.

Nhiệt cam: 

lòng bàn tay khô nóng, phiền khát, hay ăn vặt, tiêu chảy.

Khẩu cam:

 miệng lở loét.

Đinh hề cam:

 bụng to, cổ bé, mặt vàng, tay chân teo gầy.

Cam tích (bộ lộ cam): 

người gầy, hay sốt, bụng to nổi gân xanh, ăn nhiều, hay ói mửa, có khi ói ra lãi. Sôi bụng tiêu lỏng, có khi táo bón, đi ra lãi.


Điều trị Tỳ cam:

Phép trị: bổ khí, bổ Tỳ Vị.

Điều trị Cam tích:

Phép trị: bổ khí, bổ Tỳ Vị, tiêu tích.

Điều trị Can cam:

Phép trị: bổ khí huyết, bổ can thận.

Trị chứng thấp nhiệt ở người cao tuổi trong đông y

 Chứng thấp nhiệt ở người cao tuổi thường phát sinh về mùa hạ, mùa thu. Theo Đông y: “Khi mắc chứng thấp nhiệt thì các khớp tay chân đau, vai lưng nặng nề, khi thấp nhiệt dồn xuống chân thì phù nề”.

Thường gặp trong các bệnh: tiết tả, lỵ tật, hoàng đản, cổ trướng, thủy thũng, lâm chứng, long bế, nuy chứng, tý chứng, thấp ôn, phục thử, thử ôn, đới hạ...

Nguyên nhân của chứng thấp nhiệt là do tuổi cao lại cảm nhiễm phải tà khí hoặc do tỳ vị hư yếu, thấp nhiệt nung nấu ở bên trong mà sinh bệnh.

Biểu hiện nóng trong, người bứt rứt, đầu và mình nặng nề, ngực và bụng trướng đầy, ăn uống kém, da và mắt vàng, bì phu ngứa, tiểu tiện đỏ khó đi, rêu lưỡi nhớt, mạch nhu hoãn hoặc nhu sác.

Trong hệ thống lý luận Đông y, chứng thấp nhiệt không hoàn toàn giống nhau. Trong chẩn đoán điều trị, phải căn cứ vào đặc điểm sinh bệnh mà phân tích một cách thấu đáo để điều trị có kết quả.

Phương pháp điều trị như sau:

Do thấp nhiệt sinh chứng tiết tả

Biểu hiện: Bệnh nhân đau bụng đi tả cấp bách, sau khi đi tả thì bụng khó chịu, phân có màu vàng tươi mà hôi, nóng rát giang môn, tiểu tiện sẻn vàng, chứng này thuộc loại  “thấp nhiệt hạ chú”.

Điều trị do thấp nhiệt sinh chứng tiết tả: 

Thanh nhiệt hóa thấp.

Do thấp nhiệt sinh chứng lỵ tậ.

Biểu hiện do thấp nhiệt sinh chứng lỵ tậ.:

 Bệnh nhân thường đau bụng, lý cấp hậu trọng (muốn đi đại tiện nhưng rặn không ra). Phân ra màu trắng và đỏ, giang môn nóng rát, tiểu tiện sẻn đỏ, lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác.

Điều trị do thấp nhiệt sinh chứng lỵ tậ.

Thanh nhiệt lợi thấp chỉ lỵ.

Do thấp nhiệt sinh chứng hoàng đản (viêm gan, hoặc viêm túi mật)

Biểu hiện do thấp nhiệt sinh chứng hoàng đản : 

Bệnh nhân toàn thân và hai mắt có màu vàng tươi như quả quít chín, sốt, khát nước, trong người thấy bứt rứt, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch huyền sác hoặc nhu sác.

Điều trị do thấp nhiệt sinh chứng hoàng đản 

Thanh nhiệt lợi thấp trừ hoàng đản.

Do thấp nhiệt sinh bệnh cổ trướng

Biểu hiện do thấp nhiệt sinh bệnh cổ trướng:

Bệnh nhân bụng trướng to, rắn đầy mà đau, phiền nhiệt, mệt mỏi, đắng miệng, khát nhưng không muốn uống nước, đại tiện táo bón, tiểu tiện đỏ, mắt và thân mình da vàng.

Điều trị do thấp nhiệt sinh bệnh cổ trướng: 

Thanh nhiệt lợi thấp, công hạ, trục thủy.

Do thấp nhiệt sinh chứng thủy thũng

Biểu hiện do thấp nhiệt sinh chứng thủy thũng: 

Bệnh nhân phù thũng toàn thân, màu da sáng bóng, ngực bụng bỉ đầy, phiền nhiệt khát nước, tiểu tiện sẻn đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch trầm sác.

Điều trị do thấp nhiệt sinh chứng thủy thũng: 

Sơ phong thấu biểu lợi thấp nhiệt.

Do thấp nhiệt sinh chứng lâm và long bế (sỏi thận và đái dắt)

Biểu hiện do thấp nhiệt sinh chứng lâm và long bế (sỏi thận và đái dắt):

 Bệnh nhân tiểu tiện nóng rát và đau, thậm chí giỏ từng giọt không thông, nước tiểu có màu vàng đỏ hoặc đục như nước gạo, bụng dưới trướng đầy, miệng đắng có nhớt, khát nhưng không muốn uống nước.

Điều trị do thấp nhiệt sinh chứng lâm và long bế (sỏi thận và đái dắt): 

Thanh nhiệt lợi thấp thông lâm.

Do thấp nhiệt sinh bệnh nuy (mềm yếu)

Biểu hiện do thấp nhiệt sinh bệnh nuy (mềm yếu): 

Bệnh nhân tay chân không có lực, yếu, liệt, hai chi dưới tê dại có khi phù nhẹ, sốt nhẹ về chiều, ngực bụng bí đầy, tiểu tiện rát đau.

Điều trị do thấp nhiệt sinh bệnh nuy (mềm yếu): 

Thanh nhiệt lợi thấp.

Do thấp nhiệt sinh chứng tý (viêm đa khớp dạng thấp)

Biểu hiện do thấp nhiệt sinh chứng tý (viêm đa khớp dạng thấp): 

Khớp xương sưng đỏ, nóng rát, đau không thể chịu được, sờ vào đau thêm, gặp lạnh thì dễ chịu kèm theo sốt, ra mồ hôi, sợ gió, phiền muộn, khát nước, tiểu tiện vàng đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt.

Điều trị do thấp nhiệt sinh chứng tý (viêm đa khớp dạng thấp):

Thanh nhiệt thông kinh hoạt lạc khu phong lợi thấp.

Do thấp nhiệt sinh chứng thấp chẩn (phát ban)

Biểu hiện do thấp nhiệt sinh chứng thấp chẩn (phát ban): 

Bệnh nhân bì phu đỏ, sưng trướng, loét, đại tiện táo bón hoặc lỏng, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.

Điều trị do thấp nhiệt sinh chứng thấp chẩn (phát ban)

Thanh nhiệt lợi thấp.


Trời đất bốn mùa ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào ?

  Đông y cho rằng: “Con người là một sinh vật trong tự nhiên, luôn luôn tiếp xúc với hoàn cảnh tự nhiên, cho nên con người không thể tách rời tự nhiên. Nó còn ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe của con người. “Trời” và “Đất” là đại biểu của tự nhiên”.

 

Học thuyết “ Sinh khí thông thiên luận sách Tố vấn” lại nói rằng: “Trên biết thiên văn, dưới biết địa lý, giữa biết nhân sự, thì có thể tồn tại được lâu dài”. Và cho rằng: “ Điều dưỡng thân thể mà không theo vào lẽ của tự nhiên thì tật bệnh sẽ phát sinh”.

Người xưa nói: “Loài người sống trên quả đất. Quả đất ở giữa khoảng không, không dựa vào đâu, mà nhờ sức của đại khí trong vũ trụ nâng đỡ nó để tồn tại. Mọi sự vật trong trời đất luôn luôn biến hóa, khí của trời luôn luôn giáng xuống, thấu đến đất. Khí của đất bốc lên thấu tận trời. Một khí đưa lên một khí giáng xuống, làm nhân quả lẫn nhau mà sinh ra biến hóa, gọi là Giao khí”. Con người sinh ra, hoạt động và tồn tại trong khoảng “giao khí” đó. Sự biến hóa của khí âm và khí dương trong trời đất không phải là trừu tượng, mà là cơ sở vật chất.

Trong thiên nguyên kỷ đại luận sách Tố vấn cho rằng: “ trời là phong, đất là mộc. Trời là nhiệt, đất là hỏa. Trời là thấp, đất là thổ. Trời là táo, đất là kim. Trời là hàn, đất là thủy. Cho nên khí của trời, hình của đất, hóa sinh lẫn nhau mà sinh ra vạn vật”. Lại nói: “ Hàn, thử, táo, thấp, phong, hỏa là âm dương của trời. Ba khí âm, ba khí dương ấy. Cảm ứng với sáu khí: Mộc, hỏa, thổ, kim, thủy của đất. Trong điều kiện hình với khí cảm ứng lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, mà phát sinh ra sự biến hóa, qua sự biến hóa ấy mà sinh ra vạn vật”. Sau khi sản sinh ra vạn vật, lại tiếp tục biến hóa để sinh ra qui luật: Sinh, trưởng, hóa, thu, tàng. Sự biến hóa ấy luôn luôn tương ứng với sự biến hóa của âm dương trời đất. Qua đó chúng ta thấy sự biến hóa của tự nhiên và sự biến hóa phát sinh phát triển của vạn vật, không tách rời sự biến hóa, mâu thuẫn, thống nhất của âm dương.

Như vậy sự sinh tồn, phát triển của mọi sinh vật đều trực tiếp chịu ảnh hưởng khách quan đó. Con người cũng không ngoài qui luật ấy. Người xưa cho rằng: “Trong trời, đất có đầy đủ vạn vật, nhưng không gì quí bằng con người. Người sống nhờ khí của trời đất, và tinh khí của mọi thức ăn đồ uống trong tự nhiên mà sinh tồn, theo qui luật Sinh, trưởng, thu, tàng, của bốn mùa mà trưởng thành, già yếu, bệnh tật và tử vong”. Người đời sau dựa vào đó mà đặt ra qui luật “Sinh, lão, bệnh, tử”.

Sự biến hóa khí hậu của bốn mùa ảnh hưởng đến con người như thế nào?

Tứ thời là xuân, hạ, thu, đông. Mỗi thời có khí hậu riêng của mình: Mùa xuân ấm, mùa hạ nóng, mùa thu mát, mùa đông lạnh. Nhưng trên thực tế chỉ có ấm và nóng thuộc dương khí. Mát và lạnh thuộc âm khí. Như vậy mùa xuân, mùa hạ thuộc dương. Mùa thu mùa đông thuộc âm. Nhưng sự nóng lạnh không thể tách rời nhau, theo qui luật tự nhiên trong dương có âm, trong âm có dương. Rồi đối với thời gian, địa điểm cũng không giống nhau. cho nên mỗi loại sinh trưởng và tàn lụi cũng không giống nhau. Đối với thực vật thì mùa xuân ấm áp nên nảy mầm, mùa hạ sinh trưởng tươi tốt, mùa thu dần dần thu lại, mùa đông thì tàn lụi. Đó là nói cái chung còn tùy theo từng vùng khí hậu. Ở xứ nhiệt đới gió mùa như nước ta thì mùa thu vẫn có sinh mùa hạ vẫn có tàn. Đối với con người cũng chia thành mấy giai đoạn: Sinh ra, trưởng thành, lớn mạnh, già yếu, tử vong.

Đó là qui trình tất yếu của một sinh vật. Sự biến hóa của âm dương bốn mùa là nguồn gốc của sinh, trưởng, suy, lão, tử vong của vạn vật, chứ không riêng gì của loài người. Nếu trái với sự biến hóa ấy thì sẽ sinh ra tai nạn, bệnh tật. Theo đúng sự biến hóa ấy thì bệnh tật không sinh ra. Người xưa dựa vào qui luật ấy để đề phòng bệnh tật. Để tìm ra qui luật biến hóa ấy, người xưa phải quan sát rất  lâu dài có khi phải hàng trăm năm. Phân tích qui nạp những nhân tố ấy không có gì khác là: phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa. Khi không khí giao động là phong, nhiệt độ xuống thấp là hàn. Độ nóng lên cao là nhiệt, thấp độ tăng lên là thấp, ôn độ giảm xuống là táo. Khi thử và nhiệt tăng lên một mức cao hơn sẽ hóa thành hỏa.

Trong thực tiễn phong, hàn, thử, thấp, táo trong một số điều kiện nào đó cũng có thể hóa thành hỏa. Sự biến hóa của lục khí trong vũ trụ đều mang một ý nghĩa khác nhau: Táo để cho khô, thử để bốc lên, phong để chuyển động, thấp để nhuận, hàn để cứng, hỏa để ấm. Lục khí là sự biến hóa của khí hậu sinh ra, nhưng nó luôn luôn điều tiết sự chênh lệch lẫn nhau để không làm cho thái quá. Trong  sự biến hóa bình thường là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển  và sinh trưởng của con người và vạn vật. Nhưng trong thực tế mỗi sinh vật phải luôn luôn điều tiết để phù hợp với lục khí, nhất là khi có sự biến đổi đột ngột.

 

 

Với lục khí, đó là qui luật bình thường, để làm bình yên cuộc sống của vạn vật trên trái đất, trong đó có loài người. Nhưng mọi qui luật có bình thường thì có biến, có thuận thì tất nhiên có nghịch. Sự biến hóa trái thường thì không tốt đối với sự sống của vạn vật. Người xưa cho rằng: “ Phong khí sinh ra vạn vật nhưng cũng có thể làm hại vạn vật”. Như nước làm nổi thuyền nhưng cũng có thể làm lật thuyền, sự biến hóa khác thường của khí hậu người xưa gọi là “khí lục dâm”. Khí này đến bất cập quá, điều tiết không kịp làm đảo lộn sự sống của con người như lụt lội, hạn hán, bệnh tật đó là những thay đổi bất cập của khí hậu bốn mùa để con người và vạn vật sinh ra bệnh tật, và tử vong.

Đông y điều trị sỏi tiết niệu

 Sỏi đường tiết niệu là một bệnh phổ biến ở nước ta, gặp nhiều ở nam và lứa tuổi thường mắc phải là từ 35 – 55 tuổi.

Sỏi đường tiết niệu là một bệnh phổ biến ở nước ta, gặp nhiều ở nam và lứa tuổi thường mắc phải là từ 35 – 55 tuổi. Các điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sỏi tiết niệu là uống ít nước, ứ trệ nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi độ pH nước tiểu.

Tùy vào vị trí người ta chia ra: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Các triệu chứng nhận biết sỏi đường tiết niệu

Đau: Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng.

Đái buốt, đái rắt, đái máu.

Sốt: Khi có nhiễm trùng.

Theo Đông y, bệnh sỏi tiết niệu được xếp vào phạm vi lâm chứng.

 Nguyên nhân gây bệnh thường sỏi tiết niệu :

do ăn nhiều thức ăn cay nóng, uống nhiều rượu, sinh thấp nhiệt dồn xuống bàng quang làm cho khí hóa trở trệ, không thông. Bệnh lâu ngày làm hao tổn chính khí, tổn thương tỳ thận, ảnh hưởng tới tác dụng khí hóa của bàng quang làm cho tạp chất của nước tiểu kết lại mà thành sỏi. Đông y có nhiều bài thuốc có tác dụng điều trị sỏi đường tiết niệu tùy vào từng thể bệnh. Tuy nhiên khi điều trị cần chú ý kích thước viên sỏi, nếu sỏi nhỏ dưới 10mm còn có thể uống thuốc cho tống ra, nếu sỏi quá lớn phải phối hợp phương pháp khác để lấy sỏi ra.

 Sỏi đường tiết niệu thể nhiệt lâm

Triệu chứng sỏi đường tiết niệu thể nhiệt lâm

Đái nhiều lần, cảm giác đái nóng, đau buốt, nhỏ giọt, nước tiểu vàng, đỏ, đục, bụng dưới đau cứng hoặc đau chướng, hoặc sốt miệng đắng, đại tiện táo kết, lưỡi đỏ rêu vàng nhớt, mạch sác.

Pháp điều trị sỏi đường tiết niệu thể nhiệt lâm

Thanh nhiệt lợi thấp, bài thạch thông lâm.

 Sỏi đường tiết niệu thể thạch lâm

Triệu chứng sỏi đường tiết niệu thể thạch lâm

Đái khó đau như bị tắc, nước tiểu vàng, đỏ, đục, có cặn sỏi hoặc đang đái bị tắc lại, ống đái đau buốt như bị đâm không chịu nổi, hoặc đau quặn lưng bụng dưới, nước tiểu có máu, mạch huyền hoặc sác.

Pháp điều trị sỏi đường tiết niệu thể thạch lâm: 

Thanh nhiệt lợi thấp, bài sỏi, thông lâm