Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020

Điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ em theo y học cổ truyền

 Bệnh suy dinh dưỡng trẻ em, y hoc cổ truyền (YHCT) thường gọi là chứng Cam, bệnh này luôn liên quan đến sự hoạt động tiêu hóa thất thường (tích trệ đồ ăn, trùng tích) nên gọi là Cam tích. Chứng hay phát ra ở trẻ em gầy yếu với các biểu hiện mặt vàng, bắp thịt gầy, bụng căng trướng, tiêu hóa kém...

Chứng cam theo YHCT gồm các loại sau:

- Tỳ cam do ăn uống không điều độ, Tỳ Vị thọ thương sinh bệnh.
- Tâm cam: do ăn uống không điều độ, Tâm kinh uất nhiệt sinh bệnh.
- Phế cam: do nhiệt uất ở phế.
- Can cam: do can kinh uất nhiệt.
- Thận cam: do bệnh cam lâu ngày làm thận tổn thương.
- Nhiệt cam: do dứt sữa sớm, do ăn uống không điều độ.
- Khẩu cam: sau bị cam tích tiêu chảy, do thấp nhiệt đốt tân dịch sinh ra.
- Đinh hề cam: do ăn quá nhiều Tỳ Vị tổn thương.
- Bộ lộ cam: do trùng tích.

Nguyên nhân suy dinh dưỡng

- Do dứt sữa quá sớm, trường vị chưa hoạt động đầy đủ mà đã ăn cháo, cơm khiến cho trung khí bị hư tổn mà thành bệnh.

- Do ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều chất béo ngọt sinh Vị nhiệt và trung mãn Tỳ Vị tích trệ.

- Do sau ốm dậy thiếu bồi dưỡng, nên nguyên khí không hồi phục mà sinh bệnh.

- Do bị sởi đậu hoặc các chứng lặt vặt mà uống nhiều thuốc bổ, thuốc hạ làm tiêu hao tân dịch mà thành bệnh cam.

- Do thường đi tiểu khi vàng khi đỏ. mùi khai ngấy hoặc dầm dề hoặc bế tắc hoặc đái khó, đái đục như nước vo gạo, nếu không trị thì âm dương không phân biệt mà sinh đi tả lỵ, thấp nhiệt không trừ sinh sốt rét, sinh lâm lậu rồi cũng thành ra bệnh cam.

Tóm lại, do Tỳ Vị hư yếu, khí huyết khô trệ, sinh tích, sinh nhiệt, sinh đờm, nhân khi tạng khí hư mà truyền vào gây nên bệnh cam cho nên bệnh cam là bệnh khô ráo. Nếu bị sốt cơn mà dùng phác tiêu, đại hoàng để xổ, bị tích báng mà dùng ba đậu, bằng sa để tả hạ thì cũng đều thành ra bệnh cam cả.

Triệu chứng

Tỳ cam: 

trẻ hơi xanh xao, cơ thể gầy hơn trẻ bình thường. Biếng ăn, đi tiêu phân khi khô khi lỏng, sôi bụng. Tân dịch giảm gây âm hư sinh miệng khô, khát nước, triều nhiệt. Bụng to, nổi mạch máu xanh, ưa tối sợ sáng, tay chân kém sức, rêu lưỡi trắng.

Tâm cam: 

mình nóng, mặt vàng, má đỏ, miệng lưỡi lở, khát nước, đổ mồ hôi trộm, tiểu đỏ gắt, hay nghiến răng, dễ kinh sợ.

Phế cam:

 ho nhiều, kém hơi, chảy nước mũi, bụng trướng, đi phân lỏng như nước vo gạo, miệng có mùi tanh, da lông khô.

Can cam:

 người gầy, da khô, bộ mặt ông già, tinh thần mệt mỏi, ăn kém, bụng trướng, tiêu chảy có máu hoặc chất nhầy, nháy mắt hoặc quáng gà, khô loét giác mạc, mắt thường nhắm, loét miệng, ban, phù thũng.

Thận cam: 

sắc mặt đen sạm, chân răng chảy máu, sưng lở, thượng nhiệt, hạ hàn, lòi dom, hậu môn lở loét, có thể có thêm ngũ trì, ngũ nhuyễn.

Nhiệt cam: 

lòng bàn tay khô nóng, phiền khát, hay ăn vặt, tiêu chảy.

Khẩu cam:

 miệng lở loét.

Đinh hề cam:

 bụng to, cổ bé, mặt vàng, tay chân teo gầy.

Cam tích (bộ lộ cam): 

người gầy, hay sốt, bụng to nổi gân xanh, ăn nhiều, hay ói mửa, có khi ói ra lãi. Sôi bụng tiêu lỏng, có khi táo bón, đi ra lãi.


Điều trị Tỳ cam:

Phép trị: bổ khí, bổ Tỳ Vị.

Điều trị Cam tích:

Phép trị: bổ khí, bổ Tỳ Vị, tiêu tích.

Điều trị Can cam:

Phép trị: bổ khí huyết, bổ can thận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét