Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2020

Chứng bệnh cam tích theo đông y

 Y học hiện đại không có bệnh danh “Cam tích” mà chỉ có suy dinh dưỡng trẻ em hoặc dạng bệnh thuộc ngũ quan; bệnh liên quan đến hoạt động tiêu hóa thất thường (tích trệ đồ ăn, bị trùng tích…).

Bệnh cam là gì?

Từ “Cam” không phải do thành phần đơn thuốc có cam thảo, cũng không phải thuốc có màu quả cam như một số người thường nghĩ. Từ “Cam” là chỉ trẻ ăn nhiều chất ngọt béo khó tiêu mà tích lại thành bệnh hoặc tình trạng tân dịch của tỳ vị bị khô cạn, vị nhiệt thượng xung gây bệnh cho lục phủ ngũ tạng; gọi chung là “bệnh cam”. Người xưa cho rằng: người từ 15 tuổi trở lên mà bị suy nhược gọi là hư lao, dưới 15 tuổi bị suy dinh dưỡng gọi là cam tích. Tùy theo chứng trạng của tạng phủ mà có tên gọi khác nhau: tỳ cam, phế cam, tâm cam, thận cam …

Y học hiện đại không có bệnh danh “Cam tích” mà chỉ có suy dinh dưỡng trẻ em hoặc dạng bệnh thuộc ngũ quan; bệnh liên quan đến hoạt động tiêu hóa thất thường (tích trệ đồ ăn, bị trùng tích…). Suy dinh dưỡng được chia làm 3 cấp:

- Độ 1 tương ứng tiêu chảy cấp tính mất nước, mất chất điện giải.

- Độ 2: tiêu chảy lâu ngày gây suy dinh dưỡng.

- Độ 3: Suy dinh dưỡng lâu ngày làm người gầy, bộ mặt nhăn nheo như người già, tinh thần mệt mỏi, ăn uống kém, tiếng khóc nhỏ bé, rêu lưỡi mỏng khô, lông tóc khô; có kèm các biểu hiện: da khô, loét niêm mạc, loét miệng, lắng đọng sắc tố, tử ban, phù thũng….

Các chứng trạng của suy dinh dưỡng độ 2 và 3 có viêm nhiễm, tương tự chứng bệnh cam tích của y học cổ truyền (độ 2: do tỳ hư – tỳ cam; độ 3: khí huyết hư, phế, tâm, thận hư… hay gọi là can cam).

Nguyên nhân chứng bệnh cam : 

Do ăn uống không điều độ (cai sữa quá sớm, ăn nhiều chất ngọt hoặc béo quá, no hoặc đói thất thường) làm tỳ vị bị tổn thương; Do chăm sóc không đúng cách (khi bị bệnh, uống thuốc công phạt quá nhiều, bị sốt do vi rút mà dùng kháng sinh mạnh …); Do chăm sóc không phù hợp với các giai đoạn phát triển sinh lý của trẻ nhỏ làm nguyên khí hao tổn, tân dịch bị tổn thương.

Các loại bệnh cam

Bệnh cam ở tạng phủ khác nhau có chứng trạng rất khác nhau và có khoảng 12 loại bệnh cam. Các bệnh trên đều là chứng bệnh khó chữa, chữa mất nhiều thời gian; thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Phương pháp điều trị: Vừa công vừa bổ. Trước hết phải tiêu tích (tiêu đồ ăn bị tích trệ), tiếp đến tẩy trùng tích (trừ giun sán), sau đó bổ hư lý điều tỳ vị. Mỗi chứng cam tích có phương pháp chữa trị cụ thể. 

 Tỳ cam do ăn uống không điều độ, Tỳ Vị thọ thương sinh bệnh.
- Tâm cam: do ăn uống không điều độ, Tâm kinh uất nhiệt sinh bệnh.
- Phế cam: do nhiệt uất ở phế.
- Can cam: do can kinh uất nhiệt.
- Thận cam: do bệnh cam lâu ngày làm thận tổn thương.
- Nhiệt cam: do dứt sữa sớm, do ăn uống không điều độ.
- Khẩu cam: sau bị cam tích tiêu chảy, do thấp nhiệt đốt tân dịch sinh ra.
- Đinh hề cam: do ăn quá nhiều Tỳ Vị tổn thương.
- Bộ lộ cam: do trùng tích.

Bài chữa viêm tai giữa theo đông y

 Viêm tai giữa 

là tình trạng nhiễm khuẩn một phần hoặc toàn bộ tai giữa, thể hiện bằng sự tiết dịch viêm liên tục của tai giữa. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tai xương chũm cấp rất nguy hiểm. 

 Theo Ðông y, nguyên nhân viêm tai giữa 

do phong nhiệt và nhiệt độc gây ra.

Viêm tai giữa Thể cấp tính

Do phong nhiệt, nhiệt độc xâm phạm vào can đởm.

 Biểu hiện Viêm tai giữa Thể cấp tính:

sốt, sợ lạnh, đau đầu, ù tai, đau trong tai, chảy mủ tai vàng đặc có dính máu, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác. 

Phép chữa Viêm tai giữa Thể cấp tính

sơ phong thanh nhiệt; trừ thấp nhiệt ở kinh can đởm. 

Viêm tai giữa Thể mạn tính: 

nếu đau kéo dài, không có sốt là do hư hỏa ở thận; nếu đau kéo dài kèm theo triệu chứng về tiêu hóa như ăn kém, gầy, tiêu chảy là do tỳ hư thấp nhiệt. Trong điều trị, chia làm các thể như sau:

Viêm tai giữa mạn tính Thể can kinh thấp nhiệt

Biểu hiện Viêm tai giữa mạn tính Thể can kinh thấp nhiệt

tai đau nhức, mủ chảy đặc dính, mùi hôi, lượng nhiều.

 Phép chữa Viêm tai giữa mạn tính Thể can kinh thấp nhiệt:  

thanh can lợi thấp. 

Viêm tai giữa mạn tính Thể thận hư hóa viêm:

Biểu hiện Viêm tai giữa mạn tính Thể thận hư hóa viêm:

mủ tai ra thường xuyên, mủ loãng, tai ù nghe kém, hoa mắt chóng mặt, ngủ ít, lưng gối đau mỏi, mạch tế sác.

 Phép chữa Viêm tai giữa mạn tính Thể thận hư hóa viêm: 

dưỡng âm thanh nhiệt, bổ thận thông khiếu. 

Viêm tai giữa mạn tính Thể tỳ hư

Thường gặp ở trẻ em viêm tai giữa mạn tính. Trẻ có biểu hiện: chảy mủ tai lỏng kéo dài, sắc mặt vàng bủng, ăn kém chậm tiêu, đại tiện loãng, mệt mỏi, mạch hoãn nhược.

 Phép chữa Viêm tai giữa mạn tính Thể tỳ hư

 kiện tỳ hóa thấp. 

Bài chứng can hỏa phạm phế theo đông y

 Chứng can hỏa phạm phế trong Đông y gọi là “Mộc hỏa hình kim” (mộc thuộc can (gan), kim thuộc phế).

 Là một loại bệnh do tình chí uất kết ở người cao tuổi. Khí uất hỏa hun đốt ở phế âm, hoặc có khi do tà nhiệt uất kết ở kinh can phạm lên phế, làm phế mất sự túc giáng mà sinh bệnh.

Chứng can hỏa phạm phế 

thường phát sinh ở người cao tuổi (cả nam và nữ) vốn có tính tình nóng nảy, dễ cáu giận, bởi vì khi cáu giận là do khí của can nghịch lên, khi khí của can quá mạnh thì sinh ra hỏa, hỏa khí hòa hợp với nhau nghịch lên mà phạm phế kim. Trong quá trình diễn biến bệnh tật thường do mộc hỏa hun đốt xâm phạm phế và lấn át tỳ, làm hao khí ở phế và tổn tân dịch, từ đó mà hình thành chứng khí âm đều hư. Tất cả do can khí nghịch lên mà sinh ra chứng khái thấu (ho) đờm dính khó khạc ra, hoặc ho khan ít đờm, miệng khô họng ráo, khản tiếng, nóng từng cơn về chiều, lòng bàn tay, bàn chân nóng, ra mồ hôi trộm, cơ thể ngày càng gầy, lưỡi tróc từng mảng.

Chứng can hỏa phạm phế thấy bệnh nhân ho khan: 

từng cơn, luôn có cảm giác khí trong ngực nghịch lên mà ho khan, khi ho đau ran ngực và hai mạng sườn, khạc ra đờm vàng dính nhưng ít, mặt đỏ họng khô khát nước, hay cáu giận, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng ít tân dịch, mạch huyền sác.

Chứng can hỏa phạm phế thấy bệnh nhân ho đờm có lẫn máu, 

hoặc nôn ra máu tươi, ngực sườn đau tức hay giận dữ, đại tiện phân khô kết, nước tiểu vàng đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.

Bài chữa thiếu sữa sau sinh theo đông y

 Theo Đông y sữa 

được tạo ra do huyết hóa sinh ra mà huyết hóa sinh ra lại phải nhờ vào công năng tỳ vị .Tỳ chủ hậu thiên “Tỳ vị chi hậu thiên chi bản sinh hóa chi nguyên”. Sữa nhiều ít, tốt xấu Đông y cho chủ yếu liên quan tới huyết, huyết xung thịnh thì sữa sẽ nhiều và tốt “khí  hành  huyết hành” nên khí huyết đều phải xung thịnh. Tỳ vị sinh hóa tốt phải can tốt (thư thái điều đạt sơ thông). Do vậy, hai tạng chủ yếu liên quan khí và huyết là tỳ vị và can.

Thiếu sữa Thể khí huyết lưỡng hư

Nguyên nhân Thiếu sữa Thể khí huyết lưỡng hư

 có thể vốn dĩ bản tạng đã hư nhược trước khi có thai và sau sinh; do khi đẻ mất máu nhiều, đẻ mổ...; hoặc sau đẻ tỳ vị hư yếu, ăn uống thiếu thốn, khí hóa bất thường. Chị em không có sữa hoặc sữa ít, sữa loãng, vú không căng, mềm vú. Sắc mặt không nhuận, mệt mỏi, đoản hơi, hồi hộp, chất lưỡi nhợt, mạch tế.

 Phép trị Thiếu sữa Thể khí huyết lưỡng hư

bổ huyết ích khí thông lợi sữa. 

Thiếu sữa Thể can khí uất trệ

Do can khí mất điều đạt, khí cơ không thông làm huyết cũng không được hành nên không có sữa. Sản phụ không có sữa, vú có khi căng tức nhức mà sữa không xuống, ăn uống kém. Có thể lâu có hiện tượng sốt hàn nhiệt vãng lai tấy đỏ vùng vú gây nhũ ung (áp-xe), chất lưỡi bợt, rêu vàng, mạch huyền. 

Phép trị Thiếu sữa Thể can khí uất trệ

thư can giải uất kiêm thông lạc. 

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2020

Bài chữa tỳ hư theo đông y

 Tỳ vị

 là nơi cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi toàn bộ cơ thể. Vì lý do nào đó mà tỳ vị yếu kém, làm cho cơ thể cũng như các phủ tạng khác bị thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến cơ thể suy kiệt. Do tỳ thổ bị nhiễm lạnh, khí lạnh ngưng tụ nên người bệnh ăn không tiêu, bụng đầy, thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, phân lỏng, tiêu chảy nhiều lần, bụng lạnh, chân tay lạnh…

Nguyên nhân   tỳ hư theo Đông y

do người bệnh không ăn uống được, kiêng khem lâu ngày khiến cơ thể bị thiếu dinh dưỡng dẫn đến người gày, da xanh, cơ bắp yếu mềm, kèm theo môi và niêm mạc nhợt nhạt, mạch trầm tế vô lực. 

Phép điều trị tỳ hư theo Đông y

 là ôn trung tán hàn, kiện tỳ dưỡng vị, phục hồi dương khí.

Bài điều trị chứng tai ù, tai điếc theo đông y

 Đông y cho rằng: Tai là ngoại khiếu của thận “Thận khai khiếu ở tai”, thuộc kinh túc thiếu âm thận, khí của thận thông lên tai, khi thận khí điều hòa thì tai nghe được ngũ âm (từ tiếng to đến tiếng nhỏ nhất).

Cơ chế sinh bệnh tai ù, tai điếc theo đông y

Não là cái bể chứa tủy, thận sinh ra xương tủy. Tinh của thận hư tổn thì trí não kém không thông minh sáng suốt. Can (gan) và thận có quan hệ mật thiết với nhau: Khi can hỏa bốc lên cũng làm cho tai ù, tai điếc, đầu óc choáng váng, đau nhức đầu”. Khi thận hư, tinh thoát ra nhiều thì tai điếc, khi tân dịch bị tổn thương thì tai ù. Do uất ức lâu ngày, làm khí của can nóng, hỏa bốc lên che lấp thanh khiếu thì long óc ù tai, tai điếc đau đầu khó chịu đó là do tinh và khí của can và thận không điều hòa.

Tai ù:

 Là khi người bệnh tự cảm thấy tiếng ve kêu trong tai, khi mệt mỏi thì trong tai có tiếng ù khó chịu. Nếu thuộc hư chứng: đầu choáng váng, mắt hoa, tim hồi hộp, eo lưng đau mỏi, lưỡi đỏ nhạt, mạch hư tế. Nếu thuộc thực chứng: mặt đỏ tai nóng, có khi đau nhức, hay tức giận, trong người luôn thấy bứt rứt, ngủ kém hoặc ngủ không sâu giấc, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền

Tai điếc:

 Thường do tai ù mà không nghe tiếng động bên ngoài nên gọi là điếc. Cũng có các triệu chứng như tai ù nhưng nặng hơn. Nếu do tuổi già mà tai điếc là do tinh khí bị suy kém, phần nhiều thấy hạ nguyên suy kém. Người thành niên tự nhiên điếc phần nhiều do can đởm tích nhiệt hỏa bốc lên.

Tùy từng trường hợp mà dùng thuốc cho thích hợp.

 tai ù, tai điếc do thận âm hư:

 phương pháp trị  tai ù, tai điếc do thận âm hư:

 bổ âm tiềm dương.

 tai ù, tai điếc do hạ nguyên hư tổn, 

phương pháp trịtai ù, tai điếc do hạ nguyên hư tổn, 

ôn bổ thận dương.

 tai ù, tai điếc do can khí uất, can hỏa bốc lên, 

 phương pháp trị  tai ù, tai điếc do can khí uất, can hỏa bốc lên, 

thanh can tả hỏa.

Bài chữa bệnh thiếu máu do suy tủy theo đông y

 Theo Đông y, bệnh thiếu máu do suy tủy

 do tiên thiên bất túc, lại cảm phải lục dâm, nhiễm phải khí độc, độc của thuốc, thức ăn; hoặc chức năng tạng phủ rối loạn, khí huyết hư suy, tỳ ảnh hưởng đến thận, tủy xương suy không sinh được huyết.

Thiếu máu do suy tủy 

là một loại bệnh do chức năng tạo máu của tủy xương suy giảm. Sự suy giảm chức năng sinh máu này có thể ảnh hưởng đến số lượng máu của một dòng hoặc của cả 3 dòng. Bệnh này trên lâm sàng thường có triệu chứng thiếu máu tiến triển, chảy máu và nhiễm khuẩn nhiều lần tái phát. Y học hiện đại cho là suy tủy xương được coi như xảy ra do tổn thương tế bào gốc, hoặc do tổn thương các vi mô lân cận tạo thành một môi trường không thích hợp cho sự sinh sản và trưởng thành của các tế bào máu. Tuy nhiên có hơn một nửa bệnh nhân là nguyên phát, chỉ có một số ít là thứ phát, từ một số bệnh nhiễm khuẩn, virút nặng do độc tố ức chế chức năng tạo máu của tủy xương. Bệnh này thuộc phạm trù các chứng “hư lao”, “huyết chứng” trong Đông y.

Bệnh suy tủy có thể chia các thể bệnh điều trị như sau:

Thiếu máu do suy tủy thể Khí huyết lưỡng hư

Triệu chứng Thiếu máu do suy tủy thể Khí huyết lưỡng hư

khởi bệnh từ từ, sắc mặt tái nhợt, váng đầu, khó thở mệt mỏi, chán ăn tiêu phân lỏng, chất lưỡi nhợt rêu mỏng, mạch hư huyền. Thỉnh thoảng có trường hợp có chảy máu ở da cơ.

 Phương pháp chữa Thiếu máu do suy tủy thể Khí huyết lưỡng hư: 

ích khí dưỡng huyết.

Thiếu máu do suy tủy thể Gan thận âm hư

Triệu chứng Thiếu máu do suy tủy thể Gan thận âm hư

sắc mặt tái nhợt, hoa mắt chóng mặt, ù tai, bứt rứt mất ngủ, khung đùi đau mỏi, họng khô miệng táo, chảy máu mũi, máu răng thường thấy. Đầu lưỡi đỏ, rêu mỏng, mạch huyền tế sác. 

Phương pháp chữa Thiếu máu do suy tủy thể Gan thận âm hư: 

tư dưỡng can thận.

Thiếu máu do suy tủy thể  thận dương hư

Triệu chứng Thiếu máu do suy tủy thể  thận dương hư

sắc mặt tái nhợt hoặc vàng xạm, môi móng trắng bệch, hoa mắt chóng mặt tinh thần mệt mỏi, hồi hộp ù tai, chán ăn, tiêu phân lỏng, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưỡi bệu nhợt rêu trắng, mạch trầm tế.

 Phương pháp chữa Thiếu máu do suy tủy thể  thận dương hư: 

ôn thận bổ tỳ, ích khí dưỡng huyết.

Thiếu máu do suy tủy thể Âm dương lưỡng hư

Triệu chứng Thiếu máu do suy tủy thể Âm dương lưỡng hư

lòng bàn chân tay nóng, ra mồ hôi trộm miệng khát là chứng âm hư, lại sợ lạnh, sắc mặt tái, chân tay phù, tiêu lỏng là biểu hiện của chứng dương hư. Lưỡi bệu khô, mạch tế sác vô lực.

 Phương pháp chữa Thiếu máu do suy tủy thể Âm dương lưỡng hư:

 bổ âm ích dương.

Thiếu máu do suy tủy thể Nhiệt độc dinh huyết

Triệu chứng Thiếu máu do suy tủy thể Nhiệt độc dinh huyết

sốt không giảm, sắc mặt tái nhợt, đau đầu chóng mặt, chảy máu cam hoặc nôn ra máu, tiêu phân có máu,ban xuất huyết, phụ nữ kinh nguyệt kéo dài. Lưỡi tái nhợt, rêu vàng táo, mạch hư đại sác. 

Phương pháp chữa Thiếu máu do suy tủy thể Nhiệt độc dinh huyết:

 lương huyết giải độc.