Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020

Suy giãn tĩnh mạch chân theo đông y

 Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng suy giảm chức năng, đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân...

Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng suy giảm chức năng, đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân... Đông y gọi là chứng thanh xà độc, bởi nhìn bên ngoài khối tĩnh mạch ở bắp chân ngoằn nghèo giống như con rắn xanh.

Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch.

Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch.

Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch chân 

do huyết ứ, khí trệ. Mạch máu lưu thông phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tư thế làm việc, môi trường ẩm thấp, béo bệu, rối loạn hormon, thoái hóa van tĩnh mạch do tuổi tác...

Biểu hiện suy giãn tĩnh mạch chân :

người bệnh xuất hiện các triệu chứng như cảm giác nhức mỏi, nặng chân, phù, tê bì, hay bị chuột rút về đêm...

 Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân :

trục huyết ứ, chống viêm, thông kinh, lợi thấp, giảm đau, thanh nhiệt lương huyết, bổ âm, dưỡng huyết, làm chắc thành mạch, hành khí, lưu thông khí huyết đưa máu về tim.

Bài trị chứng chân tay ra mồ hôi theo đông y

  Tỳ vị là chủ tứ chi cơ nhục, ra mồ hôi ở tay chân là thuộc chứng Dương minh. Tỳ chủ vận hóa thủy thấp, khi mệt nhọc dễ làm tổn thương tỳ vị gây mất chức năng kiện vận, thấp tà dễ xâm phạm, tỳ.

Thấp ứ lâu hóa nhiệt uất hóa lại hun đốt tỳ vị làm tân dịch trong vị đạt ra chân tay ra mồ hôi, bụng trướng đầy chán ăn, thân thể nặng nề.

Nếu tỳ vị khí hư (do đói no, mệt nhọc hại tỳ) thì thấy mệt nhọc đoản hơi yếu sức, chân tay không ấm. biếng ăn, đại tiện lỏng. Còn nếu do nhiệt lâu tỳ vị làm thương âm làm họng khô, không muốn ăn, hay nôn... Sau đây là một số bài thuốc trị ra mồ hôi tay chân theo từng thể lâm sàng.

Chân tay ra mồ hôi do tỳ vị thấp nhiệt

Người bệnh biểu hiện chân tay ra mồ hôi, ngực bụng trướng đầy, biếng ăn, thân thể nặng nề, tiểu tiện sẻn vàng đỏ, ra mồ hôi chân tay. Rêu lưỡi vàng nhớt mạch nhu sác hay nhu hoạt.

 Phép điều trị Chân tay ra mồ hôi do tỳ vị thấp nhiệt 

Thanh nhiệt táo thấp hòa trung. Dùng bài thuốc:

Chân tay ra mồ hôi do tỳ vị khí hư

Người bệnh mệt nhọc, đoản hơi biếng nói, chân tay không ấm, đại tiện có khi không thành khuôn, ra mồ hôi chân tay, lưỡi nhợt mạch hư nhược. 

Phép điều trị chân tay ra mồ hôi do tỳ vị thấp nhiệt :

 bổ ích tỳ khí. 

Chân tay ra mồ hôi do tỳ vị âm hư

Người bệnh biểu hiện họng ráo, không muốn ăn, nôn khan hay nấc, miệng khô, đại tiện không đều, lưỡi đỏ ít rêu, ra mồ hôi chân tay. 

Phép điều trị chân tay ra mồ hôi do tỳ vị âm hư

 tư dưỡng vị âm. 

Đánh gió theo y học cổ truyền

 Bệnh theo y học cổ truyền được biện chứng theo bát cương, trị bệnh theo bát pháp (gồm: hãn, thổ, hạ, hòa, ôn, tiêu, bổ). Đánh gió là phương pháp thuộc nhóm trị nhiệt bệnh chủ yếu do ngoại tà xâm nhập; bài xuất nhiệt độc trong cơ thể.

Đánh gió hay cạo gió là một trong những phương pháp trị bệnh lưu truyền trong dân gian với ưu điểm dễ thực hiện, an toàn, hiệu quả tức thì. Đánh gió vận dụng lý luận bì phu, học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền, qua thời gian thâm nhập vào dân gian, cách vận dụng được giản lược để các tầng lớp trong xã hội đều có thể thực hiện được.

Cơ chế trị bệnh của đánh gió trong y học cổ truyền

Khi cơ thể bị cảm mạo, hoặc tà khí còn nằm ở phần biểu, tà khí vít tắc làm vệ khí lưu thông không được tắc lại sinh ra các chứng đau nhức nóng. Đánh gió làm sơ thông lạc mạch ở biểu, dinh vệ khí lưu thông, khí hành thì huyết hành dẫn đến hoạt huyết hóa ứ, đồng thời tuyên phát khí ở bì mao nên sơ tán được ngoại tà.

Đánh gió được vận dụng trong các pháp trị như: sơ thông kinh lạc, thư cân lý khí, khu phong tán hàn, thanh nhiệt trừ thấp, hoạt huyết, hóa ứ, tiêu thũng, chỉ thống. Đây cũng là cơ sở chính để mang đánh gió từ dân gian trở về nguyên bản y học cổ truyền là một phương pháp trị liệu không dùng thuốc.

Hệ thống kinh lạc bao gồm các kinh lạc nổi, kinh lạc chìm và hệ thống kinh cân. Phương pháp đánh gió tác động chủ yếu lên phần kinh lạc nổi và kinh cân mà biểu hiện trực quan thông qua phần da, các mô dưới da và cơ. Khác với châm cứu tập trung điều chỉnh lên các huyệt cần sự chính xác gần như tuyệt đối, đối tượng đánh gió tác động là vùng cơ thể.

Đánh gió không đơn giản chỉ là một thủ thuật

 

Bệnh theo y học cổ truyền được biện chứng theo bát cương, trị bệnh theo bát pháp (gồm: hãn, thổ, hạ, hòa,  ôn, tiêu, bổ), đánh gió là phương pháp thuộc nhóm trị nhiệt bệnh chủ yếu do ngoại tà xâm nhập; bài xuất nhiệt độc trong cơ thể. Thông qua quá trình thăm khám và chẩn đoán y học cổ truyền, đánh gió cũng là một phương pháp điều chỉnh cơ thể, tạng phủ thông qua kinh lạc của tạng phủ đi qua vùng trị liệu. Mặc khác, biểu hiện sau khi giác sẽ cung cấp thêm thông tin để củng cố lý luận biện chứng của chẩn đoán. Cụ thể, tổn thương tạng phủ có thể được biểu hiện trong da, vùng đánh gió có những thay đổi màu sắc phản ánh tình trạng bệnh được đề cập trong “Hoàng đế nội kinh tố vấn - bì bộ luận”: vùng da xanh biểu hiện của đau, vùng da đen biểu hiện của tê liệt (tí), vàng hoặc đỏ biểu hiện của nóng, da sắc trắng trong khi đánh gió tức có hàn; do đó cần quan sát tỉ mỉ sự thay đổi màu sắc của da để chẩn đoán bệnh.

Trong những năm gần đây, liệu pháp đánh gió cũng đã nhận được sự chú ý, phạm vi áp dụng liệu pháp cũng dần dần được mở rộng như sốt, nhức đầu, ho, nôn mửa, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy, đau vai, phong hàn thấp tý, di chứng tai biến mạch máu não, bong gân cấp tính, đau thần kinh tọa, thoái hóa đốt sống thắt lưng, suy dinh dưỡng, khó tiêu, mất cảm giác ngon miệng, thậm chí được dùng trong thẩm mỹ, giảm cân.

Đánh gió cũng tương tự như các phương pháp y học cổ truyền khác, chú trọng điều chỉnh cá thể, mỗi người có một thể chất khác nhau. Theo “Linh khu” phân âm dương có 25 dạng thể tạng, mỗi dạng có cấu trúc da dày mỏng, từng vùng các bó cơ nhiều ít, tạng phủ cương nhu khác nhau nên tùy thể trạng, vùng cần đánh gió khác nhau.

Những điều cần lưu ý đánh gió 

Những điều cần lưu ý khi đánh gió như: không lạm dụng đánh gió liên tục, vì sẽ dễ gây tổn hại các cấu trúc mô da, không chỉ không giúp giảm mệt mỏi mà còn làm tăng gánh nặng bệnh trên cơ thể. Đánh gió gây tình trạng sung huyết tùy mức độ ảnh nhìn chung mất thẩm mỹ.

Những đối tượng không nên đánh gió như: da quá mỏng hoặc da mất độ dàn hồi. Da nổi mẩn đỏ, sưng, nóng, đau như viêm da herpes, mụn, nhọt… hoặc nguy cơ tổn thương cấu trúc da như vết trầy xước, lở loét, nhiễm trùng da.

Giãn tĩnh mạch của chi dưới nên hạn chế, hoặc phải thận trọng trong thao tác chú ý lực nhẹ hơn và hướng của đánh gió nên thực hiện từ dưới lên trên.

Bệnh kéo dài, suy kiệt, huyết áp thấp, hạ đường huyết, suy nhược quá mức và căng thẳng sợ đau. Suy tim, suy thận, xơ gan, phù nề nghiêm trọng. Bệnh nhân hemophilia, giảm tiểu cầu.

Gãy xương hoặc trong quá trình liền xương. Sẹo phẫu thuật cũng nên được đánh gió sau hai tháng.

Bụng dưới của phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt bị trầy xước và vùng bụng của thai phụ.

Bài trị viêm cầu thận mạn của y học cổ truyền

 Viêm cầu thận mạn là một căn bệnh được miêu tả trong phạm vi chứng thủy thũng (thể âm thủy) của y học cổ truyền. Nguyên nhân là do phong hàn tà thấp gây chứng phù thũng cấp tính (dương thủy) lâu ngày vì mệt nhọc, cảm nhiễm, ăn uống không điều độ, bệnh không khỏi hay tái phát làm giảm sút công năng vận hóa thủy thấp của tỳ và công nặng khí hóa thủy thấp của thận, gây ứ đọng nước thành chứng phù thũng mạn tính (âm thủy).

Viêm cầu thận mạn thể tỳ dương hư

Người bệnh phù ít, không rõ ràng, phù ở mi mắt, sắc mặt trắng xanh, tay chân mệt mỏi, ăn kém, hay đầy bụng, phân nát, tiểu tiện ít, chất lưỡi bệu, có vết răng, chân tay lạnh, mạch hoãn. 

Phép chữa viêm cầu thận mạn thể tỳ dương hư

 ôn bổ tỳ dương, lợi niệu.

Viêm cầu thận mạn thể thận tỳ dương hư

Người bệnh phù không rõ ràng, phù ít, kéo dài (nhất là ở hai mắt cá chân), bụng trướng, nước tiểu ít, sắc mặt trắng xanh, lưỡi bệu, mệt mỏi, sợ lạnh, lưng mỏi lạnh, chân tay lạnh, mạch trầm tế. 

Phép chữa viêm cầu thận mạn thể thận tỳ dương hư:

ôn thận tỳ dương. 

Trị giảm tiểu cầu theo y học cổ truyền

 Giảm tiểu cầu là tình trạng khi số lượng tiểu cầu trong máu bị giảm do một số nguyên nhân khác nhau.

Giảm tiểu cầu là tình trạng khi số lượng tiểu cầu trong máu bị giảm do một số nguyên nhân khác nhau. Tiểu cầu là loại tế bào máu đóng vai trò quan trọng trong việc cầm máu nên việc giảm tiểu cầu sẽ gây nên xuất huyết. Nhẹ có thể gây xuất huyết dưới da, nặng hơn có thể gây xuất huyết nội tạng, xuất huyết não… Theo y học cổ truyền, bệnh thuộc phạm trù “huyết chứng” và có các thể bệnh khác nhau. 

Giảm tiểu cầu do thể khí hư.

Biểu hiện giảm tiểu cầu do thể khí hư:

 Xuất huyết dưới da, chủ yếu ở tứ chi từng đợt, hơi mệt mỏi, đầu váng, phụ nữ kinh lượng nhiều, rêu lưỡi trắng mỏng, chất lưỡi nhạt, có hằn răng, mạch nhu tế.

Phép trị giảm tiểu cầu do thể khí hư: 

Bổ khí nhiếp huyết.

Giảm tiểu cầu do thể huyết nhiệt (thực nhiệt)

Biểu hiện giảm tiểu cầu do thể huyết nhiệt (thực nhiệt):

 Phát bệnh nhanh, sốt, sợ rét, xuất huyết dưới da, có trường hợp là ban, rêu lưỡi ít, chất lưỡi đỏ sẫm, mạch huyền sác.

Phép trị giảm tiểu cầu do thể huyết nhiệt (thực nhiệt)

Thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ huyết.

Giảm tiểu cầu do thể âm hư

Biểu hiện giảm tiểu cầu do thể

Sắc mặt đỏ nhạt, đầu váng mắt hoa, xuất huyết dưới da, chủ yếu là ở chân, miệng khô, sốt nhẹ, mồ hôi trộm, rêu lưỡi mỏng ít, chất lưỡi đỏ, mạch tế huyền.

Phép trị giảm tiểu cầu do thể

Tư âm bổ huyết.

Giảm tiểu cầu do thể huyết ứ

Biểu hiện giảm tiểu cầu do thể: 

Niêm mạc, da có điểm chấm đen, sốt nhẹ, miệng khô, khát nhưng không thích uống, chất lưỡi tím tối, mép lưỡi có ban xanh tím, mạch trì hoặc sác.

Phép điều trị giảm tiểu cầu do thể:

 Hoạt huyết hoá ứ thông lạc.

Châm cứu trong y học cổ truyền phương Đông (Kỳ II)

 Châm cứu gắn liền với hình ảnh những chiếc kim đâm vào người làm cho người bệnh liên tưởng đến sự đau đớn. Thực ra kim châm cứu không giống như kim tiêm hay kim may mà nó mỏng và mềm dẻo hơn nhiều. ngoài ra, nhiều câu hỏi khác liên quan đến châm cứu...

(Tiếp theo kỳ trước)

Châm cứu có đau không?

Một số loại kim châm cứu mỏng như sợi tóc. Bởi vì kim có đường kính rất nhỏ, cộng với thao tác châm qua da nhanh tay của thầy thuốc thì gần như bệnh nhân không cảm thấy gì, nếu có chỉ là cảm giác nhói nhẹ tại thời điểm kim đi qua da, khi kim đã đi vào dưới da thì cảm giác nhói này không còn nữa. Bệnh nhân nên bình tĩnh khi châm cứu, nếu có lo lắng gì nên hỏi bác sĩ trước khi điều trị. Quá căng thẳng khi châm cứu là cho các cơ co thắt, cảm giác đau sẽ tăng lên nhiều lần, do đó khi châm sẽ cảm thấy đau nhiều hơn và dễ xảy ra tai biến.

Hiểu đúng về  châm cứu

Châm cứu có tai biến gì không?

Những tai biến khi châm cứu: hiếm khi xảy ra và không quá nghiêm trọng.

Đau sau châm cứu: sau khi châm cứu, người bệnh có thể cảm thấy khó chịu vàđau nhức sau khi kim châm được rút ra, có thể sẽ đau nhưng thường biến mất trong vòng 24 giờ.

Vựng châm: vừa châm kim xong, người bệnh bỗng nhiên cảm thấy khó chịu, hoa mắt, buồn nôn, tay chân lạnh, toát mồ hôi, trụy tim mạch, có khi bị ngất. Nguyên nhân có thể do suy nhược, quá sợ hãi, yếu tim, dễ kích động, mới đến chưa được nghỉ, đói hoặc do bị châm quá đau, kích thích quá mạnh… Đề phòng: đối với người mới châm, sức yếu quá, mệt, đói… nên cho nghỉ 10 - 15 phút trước khi châm, không nên để quá đói hoặc quá no khi châm. Với người tim yếu, dễ xúc động, thần kinh nhạy cảm, thầy thuốc cần giải thích trước khi châm để bệnh nhân an tâm.

Chảy máu hoặc bầm tím: khi có chảy máu thầy thuốc sẽ cầm máu ngay, thường ít khi chảy máu trong châm cứu hoặc nếu có thì rất ít nếu thầy thuốc phát hiện và cầm máu ngay. Nếu bệnh nhân có các bệnh lý về đông máu cần thông báo trước cho thầy thuốc. Vết bầm tím thỉnh thoảng xuất hiện tại vị trí châm kim, bệnh nhân không nên quá lo lắng, chỉ cần chườm ấm sẽ mau hết.

Phỏng hoặc nóng rát khi cứu: do sức nóng của ngải cứu, sự cẩn thận trong điều trị của thầy thuốc sẽ hạn chế được tình trạng này. Bệnh nhân cần nằm im hạn chế cử động khi được điều trị bằng ngải cứu. Nếu bị phỏng, sơ cứu, làm mát vết bỏng.

Có thai có châm cứu được không?

Phụ nữ đang có kinh, đang mang thai chưa thật cần thiết không nên châm. Cần thông báo cho thầy thuốc nếu bệnh nhân đang có kinh hoặc mang thai.

Châm cứu có gây nhiễm trùng không?

Ngày nay, các bác sĩ thường sử dụng loại kim châm cứu tiệt trùng chỉ dùng 1 lần rồi bỏ để đảm bảo vệ sinh và an toàn sức khỏe cho người bệnh. Trước khi châm thầy thuốc sát trùng trước bằng cồn tại vị trí sẽ châm. Sau khi châm, rút kim ra, sẽ sát trùng lại vết châm lần nữa, như vậy đảm bảo sạch sẽ an toàn. Bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để được châm cứu đúng, an toàn và giảm thiểu những tai biến đáng tiếc của phương pháp điều trị này.

Bị bệnh đái tháo đường thì không nên châm cứu?

Nhiều bệnh nhân đái tháo đường cho rằng châm cứu không tốt cho mình vì dễ gây nhiễm trùng. Trong châm cứu thường thực hiện sát trùng trước và sau khi châm nên vấn đề nhiễm khuẩn được kiểm soát tốt. Bệnh nhân nên yên tâm.

Khi nào không nên châm cứu?

Không châm cứu chữa bệnh đối với các trường hợp cấp cứu và các cơn đau bụng ngoại khoa. Người có sức khỏe yếu, người bị thiếu máu, mắc bệnh về tim và những người đang có trạng thái tinh thần không ổn định tuyệt đối không nên châm cứu. Ngoài ra, những người vừa lao động nặng nhọc, mệt mỏi, vừa ăn no hay cơ thể đang quá đói cũng được chống chỉ định châm cứu. Tuyệt đối không châm cứu ở các vùng như núm vú, rốn và không châm sâu vào các huyệt vùng ngực bụng.

Thời gian châm cứu như thế nào?

Một liệu trình châm cứu kéo dài trong 15 ngày, mỗi ngày áp dụng châm cứu 1 lần. Tuy nhiên, liệu trình châm cứu như thế nào bệnh nhân cần theo sự hướng dẫn của thầy thuốc chứ không cứng nhắc chỉ châm 15 ngày, tùy theo sự tiến triển trong điều trị mà có thể kéo dài hoặc rút ngắn liệu trình, không tự ý ngưng điều trị. Khi châm cứu dài ngày thầy thuốc có thể luân phiên các huyệt để bệnh nhân không bị châm nhiều lần vào một chỗ gây đau, khó chịu. Thời gian mỗi lần châm là 15 - 20 phút.

Hiểu đúng về  châm cứu

Châm cứu liên tục vào một vài huyệt nào đó có hại gì không?

Huyệt là nơi thần khí hoạt động vào - ra; nó được phân bố khắp phần ngoài cơ thể. Việc kích thích tại những huyệt vị này để có sự phản ứng nhằm đạt được kết quả điều trị mong muốn. Do đó, để phục vụ cho mục đích điều trị, có những huyệt cần được kích thích liên tục, dài ngày. Tuy nhiên, khi bệnh nhân thấy đau hoặc khó chịu tại vị trí châm đó cần báo cho thầy thuốc để có sự điều chỉnh.

Có thể bị liệt nếu châm không đúng kỹ thuật?

Châm không đúng kỹ thuật sẽ gây chảy máu nếu châm trúng mạch máu, gây tê dọc theo đường đi của dây thần kinh nếu châm trúng dây thần kinh. Do đó, trong khi châm nếu bệnh nhân thấy bất thường như đau, tê cần báo ngay để thầy thuốc xử trí kịp thời.

Trên đây là vài thắc mắc mà thầy thuốc thường gặp khi châm cứu cho bệnh nhân. Hy vọng giúp giải tỏa thắc mắc và làm yên tâm hơn cho người bệnh sẽ thực hiện châm cứu. Nếu có thắc mắc gì bệnh nhân nên trao đổi với thầy thuốc trước khi điều trị. Thông báo kịp thời cho thầy thuốc những khó chịu khi đang điều trị. Trên hết, để châm cứu an toàn và hiệu quả, người bệnh cần chọn cho mình nơi châm cứu có uy tín và được nhà nước cho phép.

Châm cứu trong y học cổ truyền phương Đông (Kỳ I)

 Châm cứu là một trong những liệu pháp điều trị bệnh trong y học cổ truyền phương Đông. Tôn chỉ chữa bệnh của Đông y là tìm cách cân bằng năng lượng trong cơ thể con người.

Châm có nghĩa là dùng vật nhọn (như kim, que nhọn…) đâm vào hoặc kích thích vào huyệt. Còn cứu có nghĩa là dùng nhiệt (hơi nóng) tác động lên huyệt.

Châm và cứu là hai phương pháp chữa bệnh có rất sớm ở phương Đông. Người ta dùng kim thuộc chế thành các loại kim khác nhau, châm ở những bộ phận đặc biệt trên cơ thể con người (huyệt vị); sau khi châm vào da thịt, căn cứ vào bệnh tình và thể chất người bệnh khác nhau mà dùng thủ pháp phù hợp nhằm đạt đến mục đích thông kinh hoạt lạc, khử tà phù chính (khử bệnh tật, nâng cao sức đề kháng của cơ thể) mà chữa bệnh, phương pháp này gọi chung là châm.

Còn cứu dùng lá ngải khô để chế thành ngải nhung, rồi lại dùng ngải nhung chế thành viên to nhỏ như mồi ngải, hoặc cuốn thành điếu ngải, đốt lửa xong trực tiếp hoặc gián tiếp hơ hoặc đặt lên huyệt vị nhất định của cơ thể người bệnh, thông qua sự kích thích ấm nóng này làm cho thông kinh lạc đạt mục đích chữa bệnh và phòng trừ bệnh tật.

Hai phương pháp trên tuy khác nhau nhưng sử dụng huyệt vị giống nhau, có khi cùng châm và cứu, thông thường gọi là phép châm cứu.

Công dụng của châm cứu

Theo lý luận y học cổ truyền, trong cơ thể âm và dương phải cân bằng nhau thì cơ thể mới khỏe mạnh, khi âm dương mất cân bằng thì sinh ra bệnh tật. Bệnh tật phát sinh do nguyên nhân bên ngoài (tà khí), hoặc do nguyên nhân bên trong cơ thể bị suy yếu (chính khí hư). Nếu do nguyên nhân bên ngoài xâm nhập sẽ gây bế tắc sự vận hành của kinh khí, châm cứu vào các huyệt trên đường kinh để loại trừ tác nhân gây bệnh ra ngoài (gọi là khu tà). Nếu do nguyên nhân bên trong, chính khí hư, kinh khí không đủ thì châm cứu có tác dụng làm tăng kinh khí để đạt mục đích điều trị (gọi là bổ chính).

Hiểu đúng về châm cứu

Điều trị bằng châm cứu là nhằm điều hòa lại cân bằng âm dương. Cụ thể: nếu chính khí hư thì phải bổ, tà khí thực thì phải tả, bệnh nhiệt thì châm, bệnh hàn thì cứu. Điều hòa hoạt động bình thường của hệ kinh lạc.

Theo học thuyết thần kinh, đường đi của kinh mạch phần lớn trùng với đường đi của các dây thần kinh. Theo các nghiên cứu về thần kinh, có thể chia huyệt thành 3 loại:

- Loại thứ nhất tương ứng với các điểm vận động của cơ.

- Loại thứ hai, nằm trên vùng tập trung các sợi thần kinh bề mặt bắt chéo nhau trên một mặt phẳng nằm ngang.

- Loại thứ ba, nằm trên các đám rối thần kinh bề mặt.

Cả 3 loại huyệt nhìn chung đều là nơi tập trung rất nhiều các đầu mút thần kinh (thụ cảm thể), châm cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới có tác dụng ức chế hay phá vỡ cung phản xạ bệnh lý.

Cơ chế tác dụng của châm cứu

Phản ứng tại chỗ: châm cứu vào huyệt là một kích thích gây một cung phản xạ mới có tác dụng ức chế cung phản xạ bệnh lý như: làm giảm đau, giảm co thắt cơ: trong cùng một thời gian ở một nơi nào đó của hệ thần kinh trung ương có hai luồng xung động của hai kích thích đưa tới, kích thích nào có luồng xung động mạnh hơn và liên tục hơn sẽ kéo các xung động của kích thích kia về nó và tiến tới dập tắt kích thích kia.

Bệnh lý là một kích thích (như cảm giác đau) được truyền về hệ thần kinh trung ương rồi được truyền trở ra cơ quan có bệnh hình thành một cung phản xạ bệnh lý. Châm cứu là một kích thích gây ra cung phản xạ mới, với cường độ kích thích đầy đủ sẽ ức chế ổ hưng phấn do tổn thương bệnh lý, tiến tới làm mất hoặc phá vỡ cung phản xạ này.

Theo y học cổ truyền, khi châm cứu đúng huyệt sẽ thấy cảm giác đắc khí: tê tức nặng, da vùng châm đỏ hoặc tái, có cảm giác kim bị hút chặt xuống. Theo các nhà thần kinh, hiện tượng đó chỉ xảy ra ở vùng nhiều cơ, do kim kích thích làm co cơ, thay đổi vận mạch và tác động lên thần kinh cảm giác sâu.

Phản ứng tiết đoạn:

Khi nội tạng có tổn thương bệnh lý thì sẽ biểu hiện bằng những thay đổi cảm giác vùng da ở cùng tiết đoạn của nó. Ngược lại dùng châm cứu kích thích vào các huyệt ở vùng da đó sẽ có tác dụng điều chỉnh các rối loạn bệnh lý của tạng phủ tương ứng trong cùng tiết đoạn.

Phản ứng toàn thân:

Khi điều trị một số bệnh, người ta dùng một số huyệt không ở cùng với vị trí đau và cũng không ở cùng tiết đoạn với cơ quan bị bệnh, vậy tác dụng điều trị của nó thông qua phản ứng toàn thân. Cơ chế tác dụng toàn thân được giải thích bằng nguyên lý hiện tượng chiếm ức chế của vỏ não. Ngoài ra khi châm cứu gây những biến đổi về thể dịch và nội tiết, thay đổi các chất trung gian hóa học, như tăng số lượng bạch cầu, tăng tiết opiat nội sinh gây giảm đau, tăng tiết kích thích tố, tăng số lượng kháng thể. Thuyết về phản ứng toàn thân cho phép giải thích tác dụng châm cứu của các huyệt ở xa vị trí bệnh lý và một số huyệt có tác dụng toàn thân, như Hợp cốc, Nhân trung...

Châm cứu điều trị những bệnh lý gì?

Châm cứu có rất nhiều công hiệu giúp giảm đau lưng, đau cổ, đau sau phẫu thuật và nhiều cơn đau khác. Tuy nhiên tác dụng của châm cứu không chỉ dừng ở đó. Điều trị bằng châm cứu  áp dụng cho 3 nhóm bệnh lý: đau, liệt, rối loạn chức năng cơ thể. Cụ thể như sau:

Đau: đau do thần kinh (đau thần kinh tọa), đau sau zona, đau cơ xương khớp: giãn dây chằng, thoái hóa khớp gối, đau do thoái hóa cột sống cổ, lưng.

Liệt: liệt nửa người sau tai biến mạch máu não, liệt dây thần kinh III, IV, V, VI, VII, liệt dây thanh...

Rối loạn chức năng cơ thể: cảm cúm, mất ngủ, viêm xoang, các bệnh về dạ dày, ruột; các bệnh rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, di mộng tinh; tiểu dầm, tiểu bí.

Châm cứu ngày nay rất đa dạng về hình thức: điện châm, thủy châm, cấy chỉ (nhu châm)...