Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020

Trị giảm tiểu cầu theo y học cổ truyền

 Giảm tiểu cầu là tình trạng khi số lượng tiểu cầu trong máu bị giảm do một số nguyên nhân khác nhau.

Giảm tiểu cầu là tình trạng khi số lượng tiểu cầu trong máu bị giảm do một số nguyên nhân khác nhau. Tiểu cầu là loại tế bào máu đóng vai trò quan trọng trong việc cầm máu nên việc giảm tiểu cầu sẽ gây nên xuất huyết. Nhẹ có thể gây xuất huyết dưới da, nặng hơn có thể gây xuất huyết nội tạng, xuất huyết não… Theo y học cổ truyền, bệnh thuộc phạm trù “huyết chứng” và có các thể bệnh khác nhau. 

Giảm tiểu cầu do thể khí hư.

Biểu hiện giảm tiểu cầu do thể khí hư:

 Xuất huyết dưới da, chủ yếu ở tứ chi từng đợt, hơi mệt mỏi, đầu váng, phụ nữ kinh lượng nhiều, rêu lưỡi trắng mỏng, chất lưỡi nhạt, có hằn răng, mạch nhu tế.

Phép trị giảm tiểu cầu do thể khí hư: 

Bổ khí nhiếp huyết.

Giảm tiểu cầu do thể huyết nhiệt (thực nhiệt)

Biểu hiện giảm tiểu cầu do thể huyết nhiệt (thực nhiệt):

 Phát bệnh nhanh, sốt, sợ rét, xuất huyết dưới da, có trường hợp là ban, rêu lưỡi ít, chất lưỡi đỏ sẫm, mạch huyền sác.

Phép trị giảm tiểu cầu do thể huyết nhiệt (thực nhiệt)

Thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ huyết.

Giảm tiểu cầu do thể âm hư

Biểu hiện giảm tiểu cầu do thể

Sắc mặt đỏ nhạt, đầu váng mắt hoa, xuất huyết dưới da, chủ yếu là ở chân, miệng khô, sốt nhẹ, mồ hôi trộm, rêu lưỡi mỏng ít, chất lưỡi đỏ, mạch tế huyền.

Phép trị giảm tiểu cầu do thể

Tư âm bổ huyết.

Giảm tiểu cầu do thể huyết ứ

Biểu hiện giảm tiểu cầu do thể: 

Niêm mạc, da có điểm chấm đen, sốt nhẹ, miệng khô, khát nhưng không thích uống, chất lưỡi tím tối, mép lưỡi có ban xanh tím, mạch trì hoặc sác.

Phép điều trị giảm tiểu cầu do thể:

 Hoạt huyết hoá ứ thông lạc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét