Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020

Bài trị viêm cầu thận mạn của y học cổ truyền

 Viêm cầu thận mạn là một căn bệnh được miêu tả trong phạm vi chứng thủy thũng (thể âm thủy) của y học cổ truyền. Nguyên nhân là do phong hàn tà thấp gây chứng phù thũng cấp tính (dương thủy) lâu ngày vì mệt nhọc, cảm nhiễm, ăn uống không điều độ, bệnh không khỏi hay tái phát làm giảm sút công năng vận hóa thủy thấp của tỳ và công nặng khí hóa thủy thấp của thận, gây ứ đọng nước thành chứng phù thũng mạn tính (âm thủy).

Viêm cầu thận mạn thể tỳ dương hư

Người bệnh phù ít, không rõ ràng, phù ở mi mắt, sắc mặt trắng xanh, tay chân mệt mỏi, ăn kém, hay đầy bụng, phân nát, tiểu tiện ít, chất lưỡi bệu, có vết răng, chân tay lạnh, mạch hoãn. 

Phép chữa viêm cầu thận mạn thể tỳ dương hư

 ôn bổ tỳ dương, lợi niệu.

Viêm cầu thận mạn thể thận tỳ dương hư

Người bệnh phù không rõ ràng, phù ít, kéo dài (nhất là ở hai mắt cá chân), bụng trướng, nước tiểu ít, sắc mặt trắng xanh, lưỡi bệu, mệt mỏi, sợ lạnh, lưng mỏi lạnh, chân tay lạnh, mạch trầm tế. 

Phép chữa viêm cầu thận mạn thể thận tỳ dương hư:

ôn thận tỳ dương. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét