Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

DANH TỪ HUYỆT VỊ CHÂM CỨU - PHẦN 14: TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG KINH

VII.TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG KINH
(Khí huyết của bàng quang đi học theo phần dương nhiều của chân)


CÁCH TÌM ĐÚNG HUYỆT :


30. BẠCH HOÀN DU :白環俞

Đáp ứng yêu cầu của tròn mà trắng

- Vị trí : Ngang lỗ thứ tư mảng xương cùng, cách giữa cột sống 1,5 thốn

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Đau thần kinh tọa, đau thần kinh xương cùng, viêm màng trong dạ con, bệnh tật ở giang môn (lỗ đít), trẻ em di chứng sau bại liệt, cột sống thắt lưng đau cấp, chân và đầu gối bất toại, di tinh, băng ở trong, khí hư, đau sán khí, đái ỉa không dễ, sốt rét ôn (ôn ngược), thắt lưng và cột sống lạnh đau không nằm được lâu, lao tổn hư phong, gân co cánh tay rút lại, hư nhiệt bế tắc.

- Tác dụng phối hợp : với Tử cung, Huyết hải, Tam âm giao trị mãn tính viêm xoang chậu, với Trường Cường, Thừa sơn trị lòi dom, với Ủy trung thị lưng trên liền với lưng dưới đau.

31. THƯỢNG LIÊU :上髎

Lỗ trên cùng

- Vị trí : Giữa lỗ thứ nhất mảng xương cùng, có nhánh nối Túc thái dương, Thiếu dương ở đó.

- Cách châm cứu : Châm đứng 1,5 – 3 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’

- Chủ trị : Viêm trứng dái, viêm phần phụ, kinh nguyệt không đều, tiểu tiện khó, các bệnh đường tiết niệu, lưng dưới đau, đau thần kinh tọa, trĩ, thần kinh suy nhược, bệnh ở khớp cùng chậu, thúc dẫn đẻ, khí hư quá nhiều, viêm xoang chậu, chi dưới bại liệt, di chứng bại liệt trẻ em, nôn ngược lên, đầu gối lạnh đau, mũi chảy máu cam, sốt rét nóng lạnh, âm lòi ra, tuyệt tự.

- Tác dụng phối hợp : Đại Lý Triệu Khanh nạn phong một bên, không thể quỳ xuống đứng lên, Châu Quyền châm Thượng liêu, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Cự hu, Hạ liêm có thể quỳ dậy ngay.
Tâm liêu trị chung các chứng đau, cho nên phối hợp với Quan nguyên thấu Trung cực, Tam âm giao trị hành kinh đau bụng, với Túc tam lý, Tam âm giao, Huyết hải, Tử cung, Khí hải, Quan nguyên trị công năng tính tử cung xuất huyết, với Trường cường, Từa sơn trị rách lỗ đít, Thượng liêu, Thứ liêu phối hợp với Hợp cốc, Tam âm giao có thể thúc đẻ.

32. THỨ LIÊU :次髎

Lỗ thứ hai

- Vị trí : Giữa lỗ thứ 2 mảng xương cùng

- Cách châm cứu : Như Thượng liêu

- Chủ trị : Như Thượng liêu, thêm : Dưới tim rắn chướng, đau lưng co xuống âm hộ, đau không thể chịu dược.

33. TRUNG LIÊU :中髎

Lỗ ở giữa

- Vị trí : Giữa lỗ thứ 3 mảng xương cùng, chỗ Túc quyết âm, Thiếu dương kết hội ở đó.

- Cách châm cứu : Như Thượng liêu

- Chủ trị : Như Thượng Liêu, thêm : ỉa như cháo loãng.

34. HẠ LIÊU :下髎

Lỗ dưới cùng

- Vị trí : Giữa lỗ thứ 4 mảng xương cùng

- Cách châm cứu : Như Thượng liêu

- Chủ trị : Như Thượng liêu.

Thêm : Con gái đau ở dưới, mồ hôi ra không cầm, đau ở trung dẫn xuống bụng dưới cấp đau.

35. HỘI DƯƠNG : 會陽

Chỗ dương khí hội họp

Có tên là Lợi cơ

- Vị trí : Ở ngang dưới xương đuôi (đốt 1 sống cụt), sang mỗi bên 5 phân

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn, cứu 5 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị : Hành kinh đau bụng, khí hư quá nhiều, liệt dương, ỉa chảy, trĩ, bụng lạnh, khí lạnh, khí nóng, ruột có tập quán ra máu, dương khí hư hỏng, âm bộ ra mồ hôi thấp

36. PHỤ PHÂN : 附分

Chỗ nhánh phân chia (chỗ phân nhánh)

- Vị trí : Dưới mỏm gai đốt sống 2 sang ngang 3 thốn, Thủ túc thái dương hội ở đó

- Cách châm cứu : Châm chếch 5 – 8 phân, cứu 3 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị : Vai, cổ cứng đau, đau thần kinh liên sườn, khuỷu và cánh tay tê bại, phong lạnh trọ ở trong chân lông (Tấu lý).

37. PHÁCH HỘ : 魄戶

Cửa của vía (khí phách)

- Vị trí : Dưới mỏm gai đốt sống 3 sang ngang 3 thốn

- Cách châm cứu : Câm chếch 5 phân, đến 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị : Viêm phế quản, hen xuyễn, xiêm mạc lồng ngực, nôn mửa, đau xương bả vai, lao phổi, phổi không mở trương ra được, phế yếu teo, tam thi tấu chú.

38. CAO HOANG DU : 膏肓俞

Đáp ứng yêu cầu của khoảng trống dưới tim và trên hoành cách

- Vị trí : Dưới mỏm gai đốt sống lưng 4, sang ngang 3 thốn. Theo sách CCĐT thì bị trí huyệt ở dưới đốt sống thứ 4 là 1 phần, trên đốt sống thứ 5 là 2 phần.

- Cách châm cứu : Châm chếch 0,5 – 1 thốn, cứu 7 mồi, hơ 15 – 30’

- Chủ trị : Lao phổi, Viêm phế quản, viêm mạc lồng ngực, thần kinh suy nhược, bệnh lâu sức yếu, hư tổn lao thương, ho nghịch thổ huyết nghẹn cách, tỳ vị hư nhược, di mộng thất tinh, hay quên, cột sống lưng trên đau, phát cuồng, bệnh đàm, không chỗ nào chẳng chữa.

- Tác dụng phối hợp : Với Phế du, Thận du, cứu trị lao phổi, với Thiên đột, Xuyên tức trị hem xuyễn, với cứu Quan nguyên, cứu Túc tam lý trị bệnh lâu ngày suy nhược, với Bách lao trị lao.

* Theo Tả truyện, Thành công được 10 năm, Tấn hầu bị bệnh, tìm thấy ở nước Tần, Tần sai thầy thuốc tên là Hoãn làm việc đó. Khi thầy thuốc chưa đến, Công nằm mộng thấy bệnh là 2 đứa trẻ cứng tắng nói với nhau : Ông ấy là Lương y à ? Sợ làm hại ta ! Biết chạy đi đâu được ? Một đứa nói : Ở hoang chi thượng, cao chi hạ thì chẳng việc gì ! Khi thầy thuốc đến cũng bảo rằng : Bệnh này tôi không thể làm gì được, vì nó ở hoang chi thượng, cao chị hạ, dùng phép công ở đó không được, phép đạt ở đó không tới, thuốc đã chẳng đến, không thể làm gì đươc ! Công nói rằng đây đúng là lương y vậy, liền tạ lễ nồng hậu để thầy quay về.

*Ở đoạn khác, sách CCĐT ghi rằng : Tuổi người ta ngoài Nhị tuần nói có thể cứu hai huyệt đó, nhưng cần phải cứu 2 huyệt Túc tam lý để dẫn hỏa khí đi xuống, để vững cái gốc. Nếu như chưa qua khỏi tuổi trẻ mà cứu ở đó, sợ hỏa khí thịnh, thượng tiêu làm nhiệt. Một lần thấy thầy thuốc không phân già trẻ, lại thường không châm tả Tam lý đã đưa đến hư hỏa thượng viêm, đó là do không trải qua nghe thấy miệng người ta nói mà đã làm bậy. Như thế làm sao mà khỏi được bệnh. Người bệnh cứu ở đó, tất châm Túc tam lý hoặc khí hải, lại thanh tâm tuyệt dục, tham duyệt các kinh trước, sau, giữ đều như thế thì bệnh tật nào không khỏi.

39. THẦN ĐƯỜNG : 神堂

Nhà ở của thần khí

- Vị trí : Ở dưới mỏm gai đốt sống thứ 5, sang ngang mỗi bên 3 thốn

- Cách châm cứu : Châm chếch 0,5 – 1 thốn, cứu 7 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị : Bệnh tim, viêm phế quản, hen xuyễn, đau bả vai, đau thần kinh liên sườn, bệnh tâm trạng, lưng dưới, lưng trên cột sống cứng cấp không thể cúi ngửa, nóng rét lai rai, ngực tức, khí nghịch xông lên có khi nghẹn.

40. Y HI : 噫嘻

Khi ấn tay vào huyệt thì có phản ứng đau, bệnh nhân kêu lên Y hi, do đó có tên.

- Vị trí : Dưới mỏm gai đốt sống thứ 6, sang ngang mỗi bên 3 thốn

- Cách châm cứu : Châm chếch 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị : Viêm màng bao tim, đau thần kinh liên sườn, nấc, nôn mửa, choáng váng, hen xuyễn, sốt rét, đại phong mồ hôi không ra, bụng chướng khí, trong ngực đau dẫn sang thắt lưng và lưng trên, mắt hoa, mắt đau, mũi chảy máu cam, cánh tay và cạnh trong bả vai đau, không thể cúi ngửa, trẻ em khi ăn đầu đau, ngũ tâm nhiệt.

41. CÁCH QUAN : 膈關

Có quan hệ với hoành cách

- Vị trí : Ở dưới mỏm gai đốt sống thứ 7 sang ngang mỗi bên 3 thốn

- Cách châm cứu : Châm chếch 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị : Đau thần kinh liên sườn, nôn mửa, nấc, cột sống phía trên cứng đau, co thắt thực quản, dạ dày xuất huyết, ỉa không hạn chế, đái vàng.

42. HỒN MÔN : 魂門

Cửa của linh hồn

- Vị trí : Dưới mỏm gai thứ 9 sang ngang mỗi bên 3 thốn

- Cách châm cứu : Châm chếch 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị :  Bệnh gan, viêm mạc lồng ngực, viêm màng trong tim, đau dạ dày, tiêu hóa kém, thần kinh suy nhược, bệnh mệt, thi quyết tẩu chú, ăn uống không xuống, bụng kêu như sấm, ỉa không hạn chế, đái vàng đỏ.

43. DƯƠNG CƯƠNG : 陽綱

Bộ phận chủ yếu của dương khí

- Vị trí : Dưới mỏm gai đốt sống 10 sang ngang mỗi bên 3 thốn

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị : ỉa chảy ; sôi ruột ; vàng da, viêm gan, viêm túi mật, viêm dạ dày, ăn uống không xuống, đái đỏ rít, bụng chướng, mình nóng, ỉa không hạn chế, ỉa lỵ vàng đỏ, chẳng ham ăn, uể oải , lười nhác.

44. Ý XÁ: 意舍

Cái nhìn của nhà tư tưởng

- Vị trí : Dưới mỏm gai đốt sống 11, sang ngang mỗi bên 3 thốn

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị : Đau lưng trên, chướng bụng, tiêu hóa kém, bệnh gan, nôn mửa, viêm gan, viêm túi mật, viêm dạ dày, ỉa trơn dễ, đái đỏ vàng, sợ gió lạnh, ăn uống không xuống, tiêu khát, mình nóng mắt vàng.

45. VỊ THƯƠNG : 胃倉

Kho lương thực, khoang chứa trong dạ dày

- Vị trí: Dưới mỏm gai đốt sống 12 sang ngang mỗi bên 3 thốn

- Cách châm cứu: Châm chếch 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị: Đau dạ dày, nôn mửa, đau bụng táo bón, đau cột sống phía trên, viêm dạ dày, bụng hư chướng tức, thủy thũng, ăn không xuống, sợ lạnh.

46. HOANG MÔN : 肓門

Cái cửa của khoảng trốn dưới tim

- Vị trí : Dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 1 sang ngang mỗi bên 3 thốn

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 1 – 1,5 thốn, chú ý ở trong là thận tạng, không nên châm sâu, cứu 5 mồi, hơ 10 – 30’

- Chủ trị : Đau bụng trên, táo bón, viêm tuyến vú, gan lách sưng to, đau vùng thắt lưng, chi dưới bại liệt

47. CHÍ THẤT : 志室

Cái nhà của ý chí, của quyết tâm

Có tên là Tinh cung

- Vị trí : Dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 2 sang ngang mỗi bên 3 thốn

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 1 – 1,5 thốn, cứu 5 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị : Di tinh, liệt dương, tiểu tiện khó, phù nước, sống lưng cứng đau, viêm thận, viêm tiền liệt tuyết, âm nang thấp chẩn, chi dưới bại liệt, nôn ngược lên, ăn uống không tiêu, đái dầm dề không dứt, sưng đau trong âm hộ, mộng hoạt tinh.

- Tác dụng phối hợp : Với Bàng quang du, Thái khê trị sa thận, với Quan nguyên du, Âm môn trị tổn thương phần mềm vùng thắt lưng, với Thận du, Tam âm giao trị thận cắn đau, với Bào hoang trị đau âm bộ và sưng ở dưới.

48. BÀO HOANG : 胞肓

Khoảng trống bao bọc (bàng quang)

- Vị trí : Dưới mỏm gai thứ 2 màng xương cùng sang ngang mỗi bên 3 thốn

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị : Viêm ruột, chướng bụng, đau thần kimh tọa, không thể đái ỉa được, lưng trên đau, căng bọng đái, sôi ruột, đau bụng, còng bế sưng ở dưới.

49. TRẬT BIÊN : 秩邊

Ngoài bờ của trật tự

- Vị trí : Dưới mỏm gai thứ 4 mảng xương cùng sang ngang mỗi bên 3 thốn

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 2 – 3 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’

- Chủ trị : Viêm bàng quang, trĩ, đau dưới lưng, đau thần kinh tọa, chi dưới bại liệt, tê, cơ mông tổn thương, bệnh tật ở bộ máy sinh dục và hậu môn, đái ỉa khó, nước tiểu đỏ.

- Tác dụng phối hợp : Với Âm môn, Dương lăng tuyền trị lưng đùi đau.

50. THỪA PHÙ : 承扶

Vâng, chịu sự giúp dỡ

Có tên là Nhục khích – Âm quan – Bỉ bộ

- Vị trí : Giữa nếp gấp dưới mông

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, sách CC của Thượng Hải ghi cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’, sách CC của Hà Bắc Tân Y ĐH biên soạn lại ghi Không cứu. Sách CCĐT ghi cứ 3 mồi.

- Chủ trị : Trĩ, chi dưới bại liệt, táo bón, đau thần kinh tọa, bí đái, lưng đùi đau, đau ở bộ máy sinh dục, sưng đốt xương đuôi, trong âm bào có hàn, đái không dễ.

- Tác dụng phối hợp : Với Dương lăng tuyền trị đau khớp hông, với Quan nguyên du, Tọa cốt, Ủy trung trị lưng đùi đau.

51. ÂN MÔN : 殷門

Cửa của cảm tình sâu nặng

-Vị trí : Từ giữa huyệt Thừa phù và huyệt Ủy trung lên 1,5 thốn. Sách CCH Thượng Hải ghi từ huyệt Thừa phù thẳng xuống 6 thốn.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1,5 – 3 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị : Lưng trên, lưng dưới đau, đau thần kinh tọa, chi dưới tê bại, bại liệt, lòi đĩa đệm cột sống, sưng ngoài đùi, có ác huyệt, đi ỉa.

- Tác dụng phối hợp : Với Hiệp tích của hai đốt sống thắt lưng 4 và 5 trị chứng lòi đĩa đệm, với Ủy dương trị lưng đau không thể cúi ngửa.

52. PHÙ KHÍCH : 浮郤

Oán trách cái phù phiếm

- Vị trí : Ở trên huyệt Ủy dương 1 thốn

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’

- Chủ trị : Viêm bàng quang táo bón, bí đái, cạnh ngoài chi dưới tê bại, viêm đường ruột cấp tính, hoắc loạn chuột rút, khớp hông không hoạt động được, nước đái nóng.

53. ỦY DƯƠNG : 委陽

Phần dương của khoeo chân

- Vị trí : Co đầu gối thấy có hố lõm ngoài đầu nếp gấp khuỷu, ngoài huyệt Ủy trung hơn 1 thốn, giữa 2 gân, là phụ du dưới của Tam tiêu, là biệt lạc của Túc thái dương

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 3 – 5’

- Chủ trị : Cơ chi dương tê bại, lưng và lưng trên đau, viêm thận, viêm bàng quang, đái như sữa cháo, ngực tức, bụng tức, lưng đau lấn vào bụng, bí đái hoặc đái rơi rớt, trĩ, bí ỉa, dưới nách sưng đau, gân co mình nóng.

- Tác dụng phối hợp : với Tam tiêu du, Bàng quang du, Trung cực, Tam âm giao trị đái như sữa cháo, với Chí thất, Trung liêu trị tiểu tiện dầm dề không dứt.

54. ỦY TRUNG: 委中

Giữa khoeo chân
Có tên là Huyết khích
Huyệt Hợp Thổ, Huyệt Tổng vùng lưng

- Vị trí : Ở giữa nếp gấp ngang sau khoeo chân, chỗ mạch Bàng quang nhập là Hợp, Thổ.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 0,5 – 1 thốn, cảm giác tê tức có thể lan lên đến mông, xuống đến ngón chân, hoặc lấy kim 3 cạnh chích nặn máu, KHÔNG CỨU.

- Chủ trị : Đau lưng, đau bụng, đau đầu gối, phát sốt, miệng khát, chân tay co rút, trĩ, say nắng, dị ứng mẩn ngứa, viêm đường ruột cấp mãn, đau thần kinh tọa, viêm khớp gối, chi dưới bại liệt, cơ dép co rút, trúng gió hôn mê, liệt nửa người, cột sống cứng đau, phát cơ động kinh, phong tê, sốt rét, mụn nhọt, bụng ngực cắn đau.

- Tác dụng phối hợp : Với Thập tuyên, Nhân trung, trị say nắng, với Ngân giao, Ấp thống điểm trị cấp tính bong gân vùng thắt lưng, với Phục lưu trị lưng dưới, lưng trên đau đớn, với Thận du, Côn lôn trị đau lưng, với Thận du trị đau lưng, với Khúc trạch trị say nắng, thổ tả.

55. HỢP DƯƠNG : 合陽

Chỗ dương hội họp lại

- Vị trí : Từ huyệt Ủy trung thẳng xuống 2 thốn.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 1 – 2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 20’

- Chủ trị : Lưng đùi đau, chi dưới tê bại, đầu gối buốt đau, băng lậu, ở âm hộ và đùi nóng, ống chân buốt sưng, khó bước đi bộ, hàn sán âm hộ đau lệch 1 bên, con gái ra khí hư.

56. THỪA CÂN : 承筋

Vâng lệnh của cân
Có tên là Đoạn trường – Trực trường

- Vị trí : Ở điểm giữa huyệt Hợp dương và Thừa sơn

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’

- Chủ trị : Đau bọng chân, trĩ, lưng dưới lưng trên cứng đau, đau đầu, chi dưới tê bại, đại tiện bí, nách sưng, ban chân co gót đau, mũi chảy máu cam, hoắc loạn chuột rút.

57. THỪA SƠN : 承山

Chịu đựng quả núi
Có tên là Ngư phúc – Nhục trụ - Trường sơn

- Vị trí : Ở sau bọng chân, có một bắt thịt lớn từ sau khoeo đến gót chân, bắt thịt này ở khoảng giữa có chia làm 2, chỗ chia đó có rãnh lõm xuống. Nếu duỗi bàn chân, co gót chân lên, sẽ rõ rãnh theo hình chữ NHÂN, chính giữa chỗ giao giới của chữ NHÂN cũng là trên đường thẳng từ huyệt Ủy trung đến gân gót chân và cách huyệt Ủy trung 7 thốn, chỗ đó là huyệt Thừa sơn.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Lưng đau, đùi đau, chuột rút bắt chân, táo bón, lòi dom, trĩ, tay chân buốt đau, đau thần kinh tọa, chi dưới bại liệt, đau hầu họng, cưới khí, thổ tả, run rẩy không đứng được, sưng đầu gối, cấp chứng ăn không tiêu, thương hàn thủy kết.

- Tác dụng phối hợp : Với Trường cường trị lòi do, cứu trĩ, với Âm  lăng tuyền chữa đau ngực, với Côn lôn chữa đau gót chân, với Nhị bạch trị mụn trĩ, với Phục lưu, Thái xung, Thái bạch trị ỉa ra máu, với Thái khê trị đại tiện khó.

58. PHI DƯƠNG : 飛陽

Ở phía dương bay lên
Có tên là Quyết dương
Huyệt Lạc với Túc Thiếu Âm Thận

- Vị trí : Từ mắt cá chân bên ngoài lên 7 thốn, khoảng gần huyệt Thừa sơn chéo xuống và ra ngoài 1 thốn, phía sau xương mác, là lạc mạch của Túc thái dương tách ra đi sang thiếu âm.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 0,8 – 1,5 thốn, cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Đau đầu, hoa mắt, đau mắt, đau lưng, phù thũng, đái ít, lưng đùi mềm, viêm khớp do phong thấp, viêm thận, viêm bàng quang, cước khí, mụn trĩ, điên động kinh, mũi tắc, đau trong bọng chân, đầu gót chân buốt sưng, run rẩy không thể đứng ngồi được lâu, ngón chân không thể gập duỗi, nghịch khí, sốt rét lạnh, hư thì chảy máu cam, bổ ở đó.

- Tác dụng phối hợp : với Trung cực, Âm lăng tuyền chữa viêm bàng quang, với Trung cực, Bàng quang du, Âm lăng tuyền trị viêm bàng quang, với Dương cốc trị đầu choáng mắt đau.

59. PHỤ DƯƠNG : 附陽

Một nhánh phía trong

- Vị trí : Ở huyệt Côn lôn lên 3 thốn, khe gân và xương, là khích huyệt của mạch Dương kiều.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Đau đầu, đau mảng xương cùng, khớp cổ chân sưng đau, lưng đùi đau, chi dưới bại liệt, hoắc loạn chuột rút, đầu nặng, gò má đau, có khí nóng rét, tứ chi không nâng lên được.

60. CÔN LÔN : 昆侖

Tên một ngọn núi lớn ở Trung quốc
Huyệt Kinh Hỏa

- Vị trí : Ở phía sau mắt cá ngoài 5 phân, chỗ giữa mắt cá ngoài và gân gót chân, chỗ mạch túc Thái dương hàng, là Kinh, Hỏa.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim hướng về mắt cá trong chân sâu 3 – 5 phân, đàn bà chửa cấm châm, cứu 3 mồi, hơ 5’.

- Chủ trị : Đau đầu, đau lưng, đau răng, bong gân khớp khuỷu tay, chuột rút, co gân dưới chân, uốn ván (đầu ngửa ra sau, ngực bụng ưỡn ra trước), chi dưới bất toại, trẻ em co giật, khó đẻ, gáy cứng, tuyết giáp trạng sưng to, đau thần kinh tọa, chi dưới bại liệt, bệnh tâm ở khớp cổ chân và tổ chức phần mềm chung quanh, sốt rét, đau đốt xương đuôi, nhau thai không ra, bọng chân sưng không thể bước đi bộ trên đất, chảy máu cam, đầu, vai và lưng trên cong cấp, ho xuyễn tức, âm hộ sưng đau, mắt choáng đau như lòi ra, sốt rét nhiều mồ hôi, tim đau lưng trên đau tiếp với nhau.

- Tác dụng phối hợp : Với Ủy trung trị lưng trên, lưng dưới đau, với Thân mạch trị chân sưng, với Thái khê đều cứu trị chứng thân nhiệt giảm thấp, với Bổ tham trị đầu hầu kết hạch (lao), với Tuyệt cốt, Khâu khư trị xương gót và cương cổ chân đau, với Túc lâm khấp, Âm lăng tuyền, Thần môn trị xuyễn nghịch.

61. BỘC THAM : 僕參

Thêm vào sự ngã
Có tên là An tà

- Vị trí : Ở phía dưới và sau mắt cá ngoài, thẳng huyệt Côn lôn xuống 1,5 thốn, chỗ lõm cạnh gót chân, chỗ đó là gốc của mạch dương kiều

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Gót chân đau đớn, chi dưới mềm yếu, vô lực, thắt lưng đau, khớp cổ chân đau, cước khí, chân teo, hoắc loạn chuột rút, mửa ngược, thi quyết điên giản, nói cuồng thấy quỷ, đầu gối chân sưng.

62. THÂN MẠCH : 申脈

Mạch giờ Thân (tức Dương kiều)
Huyệt hội với Mạch Dương kiểu

- Vị trí : Ở chỗ lõm thẳng mắt cá ngoài chân xuống 5 phân,mạch Dương kiều xuất ở đó.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5’

- Chủ trị : Đau đầu, choáng váng, điên giản, viêm màng não tủy, choáng váng do tai trong (choáng tiền đình), thần kinh phân liệt, viêm khớp cổ chân, đau lưng đùi, đau lệch bên đầu, tai ù, tim hồi hộp, trúng gió không nói được, bán thân bất toại, miệng mắt méo lệch, điên cuồng, cẳng chân buốt không đứng được lâu, mệt hết sức, khí lạnh, khí nghịch, thắt lưng và xương chậu lạnh bại, đầu gối khó gập duỗi, đàn bà đau khí huyết.

- Tác dụng phối hợp : Với Thái khê trị điên giản, với Túc tam lý trị cước khí cũng chữa đau lưng, với An miên, Thái xung trị choáng váng do tai trong (choáng tiền đình), với Kim môn trị đầu phong đau đầu, với Hậu khê, Tiền cốc trị điên tật, Cô cổ nói rằng : « Bệnh giản phát buổi sáng, cứu dương kiều ».

63. KIM MÔN : 金門

Cửa vàng
Có tên là Lương quan

- Vị trí : Ở phía trước và dưới mắt cá ngoài, từ huyệt Thân mạch xuống và ra phía trước 5 phân, chỗ lõm giữa 2 đốt xương cổ chân xuống. Là Khích huyệt của Túc thái dương, là biệt thuộc Dương duy.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 5 – 8 phân, cứu 5 – 7 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị : Đau phía ngoài cổ chân, đau chi dưới, đau lưng, đau đầu, điên dại, trẻ em kinh phong, hoắc loạn chuột rút, thi quyết, bạo sán, mình rung không thể đứng được lên, trẻ em phồng mồm lắc đầu mình gãy ngược lại.

- Tác dụng phối hợp : Với Côn lôn trị đau khớp cổ chân

64. KINH CỐT : 經骨

Cái xương làm kinh đo
Huyệt Nguyên

- Vị trí : Ở cạnh ngoài bàn chân, phía dưới đầu mẩu to của đầu trong xương bàn ngón út, chỗ mạch Túc thái dương qua là Nguyên. Bàng quang hư, thực đều chữa ở đó.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 – 7 mồi, hơ 5’

- Chủ trị : Tim hồi hộp, đau đầu, mắt có màng, lưng đùi đau, điên dại, gáy cứng, viêm cơ tim, viêm màng não, đầu nặng mà chân lạnh, động kinh co quắp, bệnh sốt rét, phía sau và bên cạnh mình đau, khóe trong mắt đỏ và toét, mắt ngược lại với màu rắng, mắt choáng, hay sợ, không ăn uống, gân co, cẳng chân và khớp hông đau, còng khom lưng, mũi chảy máu cam không dứt, đau tim.

- Tác dụng phối hợp : Với Thân mạch trị đầu phong đau đầu, với Khích thượng, Nội quan, thông lý, Thiếu phủ trị viêm cơ tim.

65. THÚC CỐT : 叔骨

Cái xương chỗ bó chân

- Vị trí : Ở chỗ lõm cạnh ngoài bàn chân, sau chỗ đầu nhỏ xương bàn ngón út, phía sau khớp gốc ngón, chỗ mép thịt trắng đỏ, chỗ mạch Túc thái dương trú là Du, Mộc, Bàng quang thực tả ở đó.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Đau đầu, cứng gáy, mắt hoa, lưng đùi đau, điên giản, sốt rét, mắt có màng, bệnh thần kinh, khớp hông không thể cong, hố khoeo chân như kết lại, bắp thịt bọng chân như liệt, tai điếc, sợ gió lạnh, đầu thóp và gáy đau, mắt vàng nước mắt chảy ra, bắt thịt động, khóe mát trong đỏ loét, ruột tích, ỉa chảy, trĩ, phát bối ung thư, lưng trên mọc mụn nhọt.

66. THÔNG CỐC :通谷

Cái hang thông suốt- Huyệt Huỳnh Thủy

- Vị trí : Chỗ lõm trước khớp bàn ngón út chân, cạnh ngoài bàn chân, chỗ mạch Túc thái dương lưu là Vinh, Thủy.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 2 – 3 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’

- Chủ trị : Đau đầu, hoa mắt, cứng gáy, mũi chảy máu cam, tiêu hóa kém, hen xuyễn, bệnh tinh thần, ngáp.

Đông Viên nói : « Vị khí lưu xuống, khí của năm tặng loạn, Ở đầu thì lấy Thiện trụ, Đại trữ, không biết, lấy sâu ở Thông cốc, Thúc cốt ».

67. CHÍ ÂM :至陰

Chỗ âm cuối cùng . – Huyệt Tỉnh Kim

- Vị trí : Ở cạnh ngoài gốc móng ngón chân út, cách gốc nóng khoảng hơn 1 phân, chỗ mạch Túc thái dương xuất là Tỉnh, Kim, Bàng quang hư, bổ ở đó.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 phân, thường dùng kim 3 cạnh chích nặn máy, cứu 3 – 5 mồi, hơ 5’

- Chủ trị : Đau đầu, mất nhủ, khó đẻ, thai lệch vị trí (dùng phép cứu ngải để chỉnh ngôi thai), trúng gió, mắt đau sinh màng, mũi chảy máu cam, ra nước mũi trong, ngứa gãi khắp người, giật duỗi (Khế túng), nhau thai không ra, phong hàn dấy lên từ ngón chân út, mạch bại lên xuống, vòng quanh lưng, ngực, sườn đau không nhất định chỗ, chuột rút, sốt rét lạnh, mồ hôi không ra, phiền tâm, nóng dưới chân, tiểu tiện không lợi, mất tính, khóe mắt to đau.

- Tác dụng phối hợp : Với Phong trì, Thái dương trị đau đầu gáy, với Ốc ế trị bệnh ghẻ đau, với Túc Tam lý chữa khó đẻ.


1 nhận xét: