Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

DANH TỪ HUYỆT VỊ CHÂM CỨU - PHẦN 9: TÚC THÁI ÂM TỲ KINH (TIẾP VÀ HẾT PHẦN)

IV.TÚC THÁI ÂM TỲ KINH


( Khí huyệt của tỳ đi qua phần âm rất nhiều ở chân)

CÁCH TÌM ĐÚNG HUYỆT:

7. LẬU CỐC: 漏谷

Cái hang dò rỉ (Có tên Thái âm lạc)

- Vị trí: Ở phía sau xương chày, chỗ lõm trên huyệt Tam âm giao 3 thốn

-Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị: Bụng chướng, sôi ruột, đùi gối lạnh lẽo, tê bại, viêm đường tiết niệu, ngáp mạnh, tâm buồn khí nghịch, hạch hòn khí lạnh, ăn uống không làm da thịt (tả).

8. ĐỊA CƠ:地機

Chỗ bí mật trọng yếu
Có tên là Tỳ xá
Huyệt Khích

- Vị trí: Ở phía dưới huyệt Tất nhỡn, phía trong là 3 thốn, là khích huyệt

- Cách lấy huyệt: Ngồi ngay co gối xuôi chân, hoặc nằm ngửa duỗi chân, từ chính giữa cạnh trong xương bánh chè xuống 5 thốn, cạnh trong đầu trên xương chày

- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 – 5 mồi, hơ 5’

- Chủ trị: Đầy bụng, tiểu tiện khó, kinh nguyệt không đều, đau bụng hành kinh, di tinh, phù thũng, công năng tính xuất huyết dạ con, bụng sườn chướng khí, đau sán khí, trĩ, lưng đau không thể cúi ngửa, ỉa lỏng, bụng rắn, không muốn ăn, con gái có hòn cục, ấn như nước sôi chảy dẫn từ cạnh trong đùi đến đầu gối (lao màng bụng).

- Tác dụng phối hợp: Với Khí huyệt, Tam âm giao trị kinh nguyệt không đều, với Tam âm giao hoặc Huyết hải chữa kinh nguyệt không đều.

9. ÂM LĂNG TUYỀN: 陰陵泉

Con suối ở quả đồi phía âm, Huyệt Hợp Thủy

- Vị trí: Ở cạnh trong bắp chân, phía sau xương chày, chỗ hố lõm đối bên của lồi cao Dương lăng tuyền, chỗ mạch túc thái âm tỳ nhập là Hợp, Thủy.

- Cách lấy huyệt: Từ chính giữa xương bánh chè thẳng xuống, giữa mặt trước xương chày đến chỗ lồi cao nhất của xương chày dưới đầu gối, từ đó chiếu ngang vào 4 thốn, ở phía trong sau đầu mẩu xương chày.

- Cách châm cứu: Mũi kim chếch xuống, châm sâu từ 0,5 – 1 thốn hoặc hướng về phía huyệt Dương lăng tuyền, phía ngoài, cứu 3 mồi, hơ 5’

- Chủ trị: Bụng chướng, phù thũng, tiểu tiện khó, tiểu tiện không dứt, ỉa chảy, đau gối, di tinh, viêm đường tiết niệu, kinh nguyệt không đều, liệt dương, viêm thận, cưới khí, viêm ruột, lị, đau âm hộ. Trong bụng lạnh không muốn ăn, dưới sườn tức, xuyễn ngược không nằm được, lưng đau không thể cúi ngửa, hoắc loạn, sán giả, hàn nhiệt không điều độ, nóng trong ngực.

- Tác dụng phối hợp: với Dương lăng tuyền trị đau khớp gối, với Thủy phân trị phù thũng, với Tam âm giao, Khí hải trị tiểu tiện không thông, với Dũng tuyền chữa đau tiểu trường liền sang rốn, với Quan nguyên, Thủy phân, Túc tam lý, Tam âm giao trị bí đái và bụng có nước, với Địa cơ, Hạ quản trị bụng rắn cứng.

10. HUYẾT HẢI:血海

Bể huyết, Còn gọi là Bách trùng sào

- Vị trí: Ở cạnh trong đùi, đầu gối lên 2 thốn

- Cách lấy huyệt: Ngồi ngay, co đầu gối thẳng chân, thầy thuốc lấy lòng bàn tay mình úp vào xương bánh chè người bệnh, ngón tay cái vào phía trong, chỗ đầu ngón tay cái là huyệt (cạnh trong cơ tứ đầu đùi).

- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu từ 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5’

- Chủ trị: Đau bụng kinh nguyệt không đều, bế kinh, băng huyết, nổi mề đay ngứa, thấp chẩn, viêm da do thần kinh, đau khới gối, bần huyết khí nghịch, bụng chướng, con gái rỉ ra máu ác, ra nhiều nước sền sệt có lẫn vật, đái buốt.

Đông Viên nói rằng: “Con gái rỉ ra máu ác, kinh nguyệt không đều, bạo băng không cầm, ra nhiều nước sền sệt có lẫn vật, do ăn uống không điều độ, hoặc mệt hại hình thể, hoặc do có khí bất túc, cứu thái âm tỳ kinh 7 mồi”.

- Tác dụng phối hợp: Với Địa cơ trị kinh nguyệt không đều, với Khúc trì trị dị ứng mẩn ngứa, với Hợp cốc, Tam âm giao trị bế kinh, với Khúc trì, Liệt khuyết, Túc tam lý, Tam âm giao trị dị ứng mẩn ngứa. 

11. CƠ MÔN: 機門

Cái cửa giần sàng

- Vị trí: Từ phía trong của cạnh trong xương bánh chè lên 8 thốn, bên trên huyệt Huyết hải 6 thốn, trong mặt âm đùi, có động mạch ứng với tay, khe hai bó cơ.

- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’

Chủ trị: Tiểu tiện không thông, đái dầm, viêm hạch ở háng, viêm niệu đạo, cơ khép đùi sưng đau. 

12. XUNG MÔN: 冲門

Cái cửa của khí xông lên
Có tên là Thượng từ cung

- Vị trí: Chính giữa bờ trêm xương mu sang hai bên 3,5 thốn

- Cách châm cứu: Châm đứng 0,7–1 thốn, tránh động mạch, cứu 5 mồi, hơ 10–20’

- Chủ trị: Viêm trứng dái, đau ống dẫn tinh, viêm màng trong dạ con, sa ruột, bí đái, bụng lạnh khí đầy tức, trong bụng tích tụ đau, còng, bứt rứt, đàn bà khó sữa, tử giản (đàn bà có chửa khí xông lên tim không thở được).

13. PHỦ XÁ府舍

Cái nhà làm nơi chứa giữ vật chất

- Vị trí: Ở huyệt Xung môn chéo lên 7 phân, từ đường chính giữa trước bụng ra 4 thốn, chỗ đó hội của Túc quyết âm, Thái âm và Âm duy, 3 mạch lên xuống nhất nhất đều vào bụng, nối vào can, tỳ, kết với tâm phế, từ trên sườn lên đến vai đó là Thái âm khích, Tam âm, Tam dương biệt ở đó.

- Cách châm cứu: Châm đứng 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị: Đau bụng, sa ruột, viêm ruột thừa, táo bón, viêm hạch bạch huyết ở rãnh háng, viêm phần phụ, đau bụng dưới,  bại ở trong đau cấp, đi theo sườn lên xuống nhói vào tim, bụng đầy tức, tích tụ, quyết khí, hoắc loạn.

14. PHÚC KẾT: 腹結

Rắn chắc ở bụng, dính liền với bụng
Có tên là Trường quật

- Vị trí : Ở huyệt Đại hoành xuống 1,3 thốn, từ đường chính giữa trước bụng ra 4 thốn.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 2,5 thốn, cứu 5 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị : Đau quanh rốn, ỉa chảy, đau sán thống, ho nghịch, nhói bên tim mà ho.

15. ĐẠI HOÀNH:大橫

Sang ngang mà to, hoặc sang ngang nhiều nhất

- Vị trí: Ở giữa rốn sang ngang 4 thốn (sách Thượng hải nói 3,5 thốn), chỗ đó hội của Túc thái âm và Âm duy.

- Cách châm cứu: Châm đứng 1 - 2,5 thốn, cứu 5 mồi, hơ 10 - 20’

- Chủ trị: Chướng bụng, táo bón, liệt ruột, ỉa chảy, đau bụng dưới, ký sinh trùng đường ruột, lị, bụng dưới lạnh đau, đại phong nghịch khí, thường rét, ưa buồn, tứ chi không thể cử động, nhiều mồ hôi.

- Tác dụng phối hợp: Với Tứ phùng hoặc Túc tam lý trị chứng giun đũa đườn ruột, với Dương lăng tuyền trị chứng tập quán táo bón, với Đại chùy, Túc tam lý trị bệnh cú lũ (cong gù do mềm xương)

16. PHÚC AI: 腹哀

Bi thương trong bụng

- Vị trí: Ở huyệt Đại hoành lên 3 thốn, ở đường chính giữa trước bụng ra 4 thốn, chỗ đó hội của Túc thái âm và Âm duy.

- Cách châm cứu: Châm đứng 1,5 – 2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị: Đau bụng, tiêu hóa kém, táo bón, lị, đau quanh rốn, hàn ở trong, ăn không hóa, ỉa ra mủ máu.

17. THỰC ĐẬU: 食竇

Cái hang chứa đồ ăn

- Vị trí: Ở khe liên sườn 5 – 6, nhâm mạch ra 6 thốn

- Cách châm cứu: Châm chếch 5 – 8 phân, trong là phế tạng, cấm châm sâu, cứu 5 mồi, hơ 5 – 15’.

- Chủ trị: Sườn ngực chướng đau, bí đái, trong bụng có nước, viêm dạ dày, cách đau, ở cách thường có tiếng nước kêu như sấm.

18. THIÊN KHÊ:天溪

Khe suối của trời

- Vị trí: Khe liên sườn 4 – 5, nhâm mạch ra 6 thốn

- Cách châm cứu: Châm chếch 5 – 8 phân, cứu 5 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị: Đau ngực, ho hắng, viêm tuyến vú, sữa không đủ, viêm phế quản, nấc, trong ngực tức đau chạy trong mảng sườn trước ngực.

19. HUNG HƯƠNG: 胸鄉

Quê hương của ý chí, quê hương của khí lượng

- Vị trí: Khe liên sườn 3 – 4, nhâm mạch ra 6 thốn

- Cách châm cứu: Châm chếch 5 – 8 phân, cứu 5 mồi, hơ 5 – 20’

- Chủ trị: Sườn ngực chứng đau, đau dần từ ngực sang lưng trên không nằm được, chuyển xoay nghiêng khó.

20. CHU VINH: 周榮

Tươi tốt chung quanh (khắp nơi)

- Vị trí: Khe liên sườn 2 – 3, nhâm mạch ra 6 thốn, từ Trung phủ xuống 1,6 thốn.

- Cách châm cứu: Châm chếch 5 – 8 phân, cứ5  mồi, hơ 5 – 20’

- Chủ trị: Sườn ngực chướng đau, ho hắng, viêm mạc lồn ngực, có mụn nhọt làm mủ trong lồng ngực (phổi), giãn phế quản, ngực sườn tức không thể cúi ngửa, ăn không xuống mà ưa uống, ho nhổ ra mủ tanh, đa dâm.

21. ĐẠI BAO: 大包

Cái bọc to

- Vị trí: Chính giữa nách xuống khe sườn 6 – 7; Là Đại lạc của Tỳ, tống thống tất cả các lạc của âm dương, do tỳ quản khái ngũ tạng.

- Cách châm cứu: Châm chếch 5 – 8 phân, cứu 3 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị: Đau liên sườn, toànha ân đau đớn, tứ chi mỏi mệt, hen xuyễn.

- Tác dụng phối hợp: với Ngoại quan, Dương lăng tuyền chữa đau đớn liên sườn.

1 nhận xét: