IV.TÚC THÁI ÂM TỲ KINH
( Khí huyệt của tỳ đi qua phần âm rất nhiều ở chân)
1.Túc Thái âm tỳ kinh chủ trị :
« Nội kinh » nói rằng : « Tỳ là chức quan gián nghị, trị vòng quanh ở đó mà ra ».
Tỳ, cái gốc của kho chứa, chỗ ở của sự tươi tốt. Cái đó biến hóa ở môi, tứ bạch. Cái đó biến ở bắt thịt, là loại âm tột bậc, thông với Thổ khí. Riêng một tạng đó quản tứ phương. Từ chủ tứ chi, với Vị mà làm tân dịch.
Trung ương màu vàng, thông vào với tỳ, khai khiếu ở miệng, tàng tinh ở tỳ, làm bệnh ở gốc lưỡi. Là vị ngọt, là loại thổ, Súc là Trâu, Cốc là lúa tẻ, là ứng với 4 mùa. Trên trời thấy sao Trấn đã biết là bệnh bắp thịt, Âm là Cung, số là năm (5), Mùi là thơm, Dịch là nước dãi.
Trung ương sinh thấp, thấp sinh thổ, thổ sinh vị ngọt, vị ngọt sinh tỳ, tỳ sinh bắp thịt, thịt sinh phế, phế chủ miệng. Ở trời là thân, ở đất là thổ, ở thân thể là thịt, ở tạng là tỳ, ở tiếng là lời ca, ở biến động là ựa, ọe, ở chí là suy nghĩ, suy nghĩ thì hại tỳ, giận thắng suy nghĩ, thấp hại thịt, phong thắng thấp, ngọt làm hại thịt, chua thắng ngọt.
2.Túc Thái âm tỳ kinh huyệt ca :
Hai mươi mốt huyệt trong tỳ châu.
Ẩn bạch, ngón cái chân là đầu,
Đại đô, Thái bạch, Công tôn thịnh,
Thương khâu, Tam âm giao có thể cầu.
Lậu cốc, Địa cơ, Âm lăng huyệt,
Huyết hải, Cơ môn, Xung môn khai,
Phủ xá, Phúc kết, Đại hoành bài,
Phúc ai, Thực đậu, Thiên khê tiếp,
Hung hương, Chu vinh, Đại bao theo;
Cả hai bên phải trái có 42 huyệt:
Đó là một đường dọc, bắt đầu từ Ẩn bạch, hết ở Đại bao. Lấy Ẩn bạch tại đó, Thái bạch, Công tôn, Thương khâu, Âm lăng tuyền làm Tỉnh, Vinh, Du, Kinh, Hợp.
Mạch bắt đầu ở đầu nhọn ngón chân cái, đi theo cạnh trong ngón chỗ mép thịt trắng đỏ, đi qua phía sau đầu mẩu xương, lên cạnh trước mắt cá trong, lên bắp chân, đi qua phía sau xương chày, giao chéo qua phía trước quyết âm, đi lên theo phía trước của cạnh trong đầu gối và đùi, vào bụng thuộc tỳ, nối sang vị, lên cách, kẹp lấy họng, liền với cuống lưỡi, tản ra ở dưới lưỡi, có một nhánh tách ra lại từ dạ dày tách riêng, đi lên cách, đi vào giữa tâm. Kinh này ít huyết nhiều khí, giờ Tỵ khí huyết đi ở đó.
Tạng là Tỳ Thổ, mạch ở bộ quan bên phải.
4.Đạo dẫn bản kinh:
Tỳ ở giữa ngũ tạng, gửi vượng ở trong 4 mùa, chứa ngũ vị mà nuôi lớn, năm thần nhân đó mà nổi rõ ra, tứ chi trăm đốt dựa vào đó mà vận động. Người ta chỉ do ăn uống không điều độ, mệt mỏi quá lắm thì tỳ khí bị thương. Tỳ, vị cùng bị thương thì ăn uống không hóa, miệng không biết mùi vị, tứ chi khó khăn mệt mỏi, bụng trên đầy chướng, làm mửa, ỉa, làm tích ở ruột, những điều đó xem các sách “Nội kinh”, đúng từng ban, ban đều có chép đủ, nên tìm đọc cho biết.
Đã không đói mà ăn mạnh thì tỳ mệt, không khát mà uống mạnh thì dạ chướng, ăn nếu quá no thì khí mạch không thông, làm cho tâm tắc bí, ăn uống nếu quá ít thì thân gầy, tâm bâng khuâng, ý nghĩ không vững chắc. Ăn vật tanh trọc thì tâm thức hôn mê, ngồi niệm không yên, ăn vật không phù hợp thì tứ đại ly phản, mà động đến bệnh cũ, đều không phải vệ sinh vậy. Nêu ví dụ một câu: “Ăn tất phải có giờ, uống tất phải có mức”, không no, không đói là được. Người ta ăn uống như thế, không chỉ tỳ vị thuần sạch mà ngũ tạng, lục phủ cũng điều hòa. Người ta đã ăn uống vào mồm, từ cuống dạ vào trong dạ, làm cho chất bổ vào ngũ tạng, đó là chất vào trong tiểu trường và hóa, đến đoạn dưới tiểu trường mới phân trong đục, đục là cặn bã vào trong đại trường, trong là tân dịch vào trong bàng quang, là phủ của tân dịch. Nếu bàng quang lại phân trong đục, cái đục thì vào trong niệu quản, cái trong thì vào đảm, đảm vào tỳ, tản ra ở ngũ tạng, là nước dãi, nước bọt, nước mắt, nước mũi và mồ hôi, là chất bổ thấm vào ngũ tạng, làm thành năm thứ mồ hôi, cùng quay về tỳ, tỳ hòa rồi hóa huyết, lại quay về tạng phủ. Kinh nói rằng: “Tỳ thổ vượng có thể sinh vạn vật, suy thì sinh bách bệnh”; Ngày xưa Đông pha điều tỳ thổ, ăn uống không quá một chén rượu, một miếng thịt. Có người mời ăn, ông thưa tránh đi rằng: “một là an phận để dưỡng phúc, hai là khoan vị để dưỡng khí, ba là giảm phí để dưỡng của”.
Người muốn giữ vệ sinh thì dưỡng ở trong, người không muốn giữ vệ sinh thì dưỡng ở ngoài. Người dưỡng ở trong thì tạng phủ yên ổn, điều thuận huyết mạch, người dưỡng ở ngoài thì rất chăm nếm thứ ngon hết mức ăn uống cho sướng, tuy cơ thể rất béo đẫy, nhưng khí thì khốc liệt, gặm hết tạng phủ ở trong.
CÁCH TÌM ĐÚNG HUYỆT:
1. ẨN BẠCH: 隱白
• Cái trắng không rõ ràng, cái trắng ẩn náu
• Huyệt Tỉnh Mộc
- Vị trí: Ở chính giữa phía sau gốc móng ngón chân cái chừng hơn 1 phân, lại lệch về phía trong hơn 1 phân, hoặc là ở cạnh trong góc gốc móng chân, cách gốc móng chừng hơn 1 phân, chỗ mạch Tỳ xuất là Tỉnh, Mộc.
- Cách châm cứu: Châm hơn 1 phân hoặc chích nặn máu, cứu 3 mồi, hoặc hơ 5’
- Chủ trị: Chướng bụng, nôn mửa, kinh nguyệt không đều (quá nhiều), băng huyết, hôn mê, mất ngủ, bệnh tinh thần, trẻ em kinh phong, xuất huyết đường tiêu hóa, đau bụng, máu cam ra không dứt, thổ huyết, đái, ỉa đều ra máu, thở xuyễn không nằm yên được, ăn không xuống, nóng trong ngực, ỉa dữ dội, thi quyết không biết gì, chân lạnh không thể nóng.
- Tác dụng phố hợp: Với Huyết hải, Thần môn chữa tử cung xuất huyết, với Đại đôn (cứu) làm tăng tiểu cầu, chống các loại xuất huyết với Khí hải, Huyết hải, Tam âm giao trị kinh nguyệt quá nhiều, với Túc tam lý trị ỉa ra máu, với Ủy trung trị ra máu cam kịch liệt không cầm.
2. ĐẠI ĐÔ:大都
• Kinh đô lớn
• Huyệt Huỳnh Hỏa
- Vị trí: Ở cạnh trong ngón chân cái, phía trước và dưới khớp bàn ngón, chỗ phần thịt trắng đỏ, chỗ mạch Tỳ lưu là Vinh, Hỏa, Tỳ hư bổ ở đó
- Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 15 – 20’
- Chủ trị: Bụng chướng, bụng đau; sốt cao, không có mồ hôi, ỉa chảy, đau dạ dày, tứ chi thũng, trúng gió, mình nặng, xương đau, không nằm được, thương hàn chân tay nghịch lạnh, muốn nôn, phiền nhiệt, vật vã, mửa ngược, mắt hoa, lưng đau không thể cúi ngửa, phong chung quanh mắt cá chân, ngực tức, giun làm đau vùng tim, trẻ em kinh phong.
3. THÁI BẠCH:太白
• Rất trắng, trắng rất nhiều
• Huyệt Nguyên, Huyệt Du Thổ
- Vị trí: Ở cạnh trong (ngón cái) bàn chân, trong chỗ lõm dưới gầm của đầu ngoài xương bàn chân số 1, chỗ mạch tỳ trú là Du, Thổ.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5’
- Chủ trị: Đau dạ dày, nôn mửa, tiêu hóa kém, đầy chướng bụng, lị, táo bón, ợ hơi, đau đầu, phù thũng, viêm đường ruột cấp tính, mình nóng bứt rứt, tức tối, lưng đau, khí nghịch, hoắc loạn, trong bụng đau như cắt, sôi ruột, đầu, gối, đùi, ống chân buốt lạnh, chuột rút, mình nặng xương đau, ngực tức, tim đau, mạch chậm.
- Tác dụng phối hợp: với Nội quan chữa đau dạ dày.
4. CÔNG TÔN: 公孫
• Cháu trai, cháu chung
• Huyệt Lạc với Kinh Túc Dương Minh Vị, huyệt giao hội với Xung mạch
- Vị trí: Ở cạnh trong bàn chân (phía ngón cái) dưới gầm và phía trước khớp nối xương bàn chân với xương cổ chân (xương bàn số 1), chỗ có hố lõm, chỗ mạch nối qua Túc thái âm, tách đi sang Túc dương minh vị kinh, là loại Lạc.
- Cách châm cứu: Châm từ cạnh trong bàn chân ra hướng cạnh ngoài bàn chân, sâu 0,6 – 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5’
- Chủ trị: Đau dạ dày, nôn mửa, tiêu hóa kém, đau bụng, ỉa chảy, lị, đau ngón chân, viêm đường ruột cấp, mãn tính, viêm màng trong dạ con, kinh nguyệt không đều, đau cổ chân, thượng thổ hạ tả, sốt rét, sốt thể lạnh, giản, thở dài.
- Tác dụng phối hợp:
+Với Nội quan chữa đau dạ dày, nôn mửa, với Lương khâu trị nôn mửa và nước chưa dạ dày quá nhiều,
+Với Tỳ du, Bĩ căn, Chương môn (cứu) trị lá lách sưng to, với Túc tam lý, Nội quan, Nội đình trị xuất huyết đoạn trên đường tiêu hóa,
+Với Nội quan, Tê biên tứ huyệt trị viêm đường ruột cấp, mãn tính, với Dũng tuyền Nhiên cốc, Túc tam lý, Lương khâu trị Ma phong (Phong tê),
+Với Xung dương, Túc tam lý trị cước khí. Lại trị đầu mặt sưng lên, phiền tâm, nói cuồng, hay uống, đàm hư. Thực thì trong ruột đau như cắt, tả ở đó, hư thì cổ chướng, bổ ở đó.
5. THƯƠNG KHÂU:商丘
• Cái gò buôn bán, hoặc cái gò buồn rầu
• Huyệt Kinh Kim
- Vị trí: Ở chỗ lõm trước và dưới mắt cá trong, giữa đường nối từ xương thuyền lồi ra và chỗ nhọn mắt cá trong. Chỗ mạch tỳ hành là Kinh, Kim. Tỳ thực tả ở đó
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu từ 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’.
- Chủ trị: Viêm dạ dày, viêm ruột, tiêu hóa kém, đau đớn vùng cổ chân, cước khí, phù thũng, tỳ hư bụng chướng, sôi ruột, ỉa lỏng, bí ỉa, vàng da, đau vú, trĩ, đau sán khí, mình lạnh hay thở dài, buồn tâm, xương bại, khí nghịch, có ung ăn mòn, mộng mị, điên giản, nóng rét hay nôn, vùng âm hộ và cạnh trong đùi đau, khí úng, đồi sán chảy lên xuống dẫn vào bụng dưới đau, không thể cúi ngửa, tỳ tích thành hòn, vàng da, gốc lưỡi cứng đau, thích nghĩ, thích nếm, ăn không tiêu, tứ chi nặng, khớp đau, mệt mỏi ham nằm, đàn bà tuyệt đường con cái, trẻ em mạn kinh phong.
- Tác dụng phối hợp: Với Thiên khu, Âm lăng tuyền trị viêm ruột mãn tính, với U môn, Thông cốc trị hay ựa, với Giải khê, Khâu khư trị gót chân đau.
6. TAM ÂM GIAO: 三陰交
• Ba kinh âm giao nhau
- Vị trí: Ở cạnh trong ống chân, từ mắt cá trong lên 3 thốn, phía sau xương chày, chỗ hội của 3 kinh âm: Túc thái âm, Thiếu âm, Quyết âm.
- Cách lấy huyệt: Ngồi ngay, co đầu gối, hoặc nằm ngửa duỗi chân, dùng bốn ngón tay người bệnh (trừ ngón cái) kẹp lại để nằm ngang trên xương chày, một bên là mắt cá trong, một bên về phía trên là huyệt.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, mũi kim hướng về huyệt Tuyệt cốt, sâu 0,5 – 1 thốn, hoặc châm chếch xuống dưới theo ven sau xương chày sâu 1 – 2 thốn, có thể có cảm giác tê như điện lan đến mắt cá trong, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’.
- Chủ trị: Phạm vi chủ trị của huyệt này rất rộng, đàn bà kinh nguyệt không đều, máu kinh ra quá nhiều, đau bụng hành kinh, băng huyết, khó đẻ, choáng váng sau khi đẻ, khí hư, ngứa cửa mình, đàn ông xuất tinh sớm, di tinh, liệt dương, đau dương vật, phù thũng, khó đái, đái dầm, tiêu hóa kém, đầy chướng bụng, sôi ruột, mất ngủ,
- trúng gió hư thoát, thần kinh suy nhược, mụn trĩ, đau chi dưới, thấp chẩn, liệt một bên, viêm da do thần kinh, dị ứng mẩn ngứa, tỳ vị hư nhược, bế kinh, không có con, thai chết trong bụng, sau khi đẻ nước hôi không ra, đái đục, đau sán khí, không nghĩ đến ăn uống, tỳ đau, mình nặng, tứ chi không giơ lên được, có hòn hạch, bụng lạnh, đau cạnh trong đầu gối, chân teo không đi được, đảm hư, sau khi ăn thì nôn ra nước, hoắc loạn, chân tay nghịch lạnh, ngáp trễ miệng, quai hàm mở trật ra, miệng há không ngậm lại được, nguyên tạng phát động dưới rốn đau không chịu được, trẻ em kinh phong, đàn bà đang hành kinh mà giao hợp sinh ra gầy yếu, có hòn cục, máu ra nhỏ giọt không dứt, có chửa thai động, đẻ ngang.
+Nếu kinh mạch không thông, bí tắc, tả ở đó thông ngay, kinh mạch hư tổn không hành, bổ ở đó, kinh mạch thêm mạnh thì thông.
- Tác dụng phối hợp: Với Túc tam lý chữa bệnh đường ruột, với Quan nguyên (hoặc Trung cực) chữa đái dầm, với Nội quan, Thái xung chữa lưỡi nứt chảy máu, với Khí hải, Trung cực, Trung quản trị bế kinh, kinh nguyệt không đều, với Hợp cốc gây ra dễ đẻ, mau đẻ, với Trung quản, Nội quan, Túc tam lý chữa viêm mạch máu do tắc máu, với Hợp cốc, Thái xung trị khó đẻ.
Y án nói rằng: “Tống Thái Tử ra đường gặp người đàn bà chửa, chẩn rằng: “con gái”, Từ Văn Bá đáp: “Một trai, một gái”, Thái Tử tính tuổi xem ngay, Văn Bá tả Tam âm giao, bổ Hợp cốc, thai ra đúng như Văn Bá chẩn. Đời sau theo đó lấy cấm châm Tam âm giao vào Hợp cốc ở đàn bà chửa”. Nhưng Văn Bá tả Tam âm giao, bổ Hợp cốc mà trụy thai, ngày nay riêng không bổ Tam âm giao, tả Hợp cốc mà an thai? Đúng là Tam âm giao, ba mạch can, tỳ, thận hội ở đó, đáng bổ, không đáng tả. Hợp cốc là nguyên của đại trường, đại trường là phủ của phế, chủ khí, đáng tả, không đáng bổ, Văn Bá tả Tam âm giao, bổ Hợp cốc là huyết suy khí vượng vậy.
Nay bổ Tam âm giao, tả Hợp cốc là huyết vượng khí suy. Theo Lưu Nguyên Tân cũng nói: “Huyết suy, khí vượng nhất định không chửa, huyết vượng khí suy có thể ứng” (Huyết suy khí vượng, định vô nhâm, huyết vượng khí suy ứng hữu thế).
(Còn tiếp)
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Trả lờiXóavé máy bay eva
may bay eva di my
hàng không hàn quốc
mua vé máy bay đi mỹ giá rẻ
đặt vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Du Lich Tu Tuc
Kien Thuc Du Lich