Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

Học thuyết Thủy hỏa theo đông y

 Theo lý luận Đông y: Tạng thận là tạng quan trọng bậc nhất của cơ thể. Tất cả bệnh tật của con người rốt cuộc rồi cũng liên hệ tới thận, thận là nguồn gốc của trăm thứ bệnh.

Xét trăm bệnh gây ra không bệnh nào là không vì hỏa, mà hỏa phát ra không khi nào là không do hư, vì gốc chứng hư không khi nào là không do thận. Thận bao gồm thận thủy (thận âm) và thận hỏa (thận dương). Thủy là “nguồn” của muôn vật, hỏa là “cha” của muôn loài. Hễ thận nguyên đầy đủ thì mọi thể hiện đều yên và bệnh tật không còn nữa. Cho nên cứu âm, cứu dương mà không tìm chủ của nguồn thủy hỏa, bỏ rơi tạng thủy hỏa, bỏ Lục vị, Bát vị thì không tìm thấy cửa, tất không có lối vào.

Mệnh môn hỏa được ví như ngọn lửa trong đèn kéo quân nó nắm giữ sinh mệnh của con người. Lục phủ ngũ tạng xoay quanh nó.

Sách Y quán ví Mệnh môn với với cái đèn kéo quân như sau: "Nào người lạy, nào người múa, nào người đi, nào người chạy, đều chỉ nhờ một ngọn lửa mà thôi. Lửa mạnh thì chuyển động nhanh, lửa yếu thì chuyển động chậm, lửa tắt thì muôn máy đều im lặng."

Người mắc bệnh là vì thủy hỏa không đều gây ra.

 Cái gọi là ‘hỏa có dư', thực sự là ‘chân thủy không đủ', không nên ‘tả’ hỏa, mà chỉ lo bổ thủy để chế hỏa, tức là chủ yếu lo thủy mạnh để chế ngực hỏa. Trái lại, nếu ‘hỏa không đủ' thì làm cho ‘thủy có dư', khi đẩy lùi cũng bất tất ‘tả’ thủy, mà chỉ lo bổ hỏa để hóa thủy, tức là lo tăng nguồn hỏa để triệt tiêu thủy.

Vận dụng của thuyết Thủy hỏa như nào?


Hải Thượng Lãn Ông đã vận dụng phép biến phương vào hai phương lục vị và bát vị để tạo ra tới hơn 50 phương pháp khác nhau loại bỏ được rất nhiều loại bệnh tật trong cơ thể. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác có nói: “Tôi kinh nghiệm chữa bệnh đã lâu, biết rằng sự thần diệu của cổ phương không bài nào bằng các bài Lục vị, Bát vị, thật là thuốc thánh để bảo vệ sinh mạng, nếu mà hiểu sâu được ý nghĩa gặp từng loại bệnh mà suy rộng ra thì càng dùng thấy càng hay, đem chữa bệnh nào mà chẳng được”.


Bài trị chứng đại tràng thấp nhiệt theo đông y

 Chứng đại tràng thấp nhiệt :

thường gặp trong các bệnh như: phúc thống, lỵ tật, thấp ôn, tiết tả, tràng ung, trĩ nội...

 Nguyên nhân Chứng đại tràng thấp nhiệt:

thường do ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, uống nhiều rượu... làm tổn thương tỳ vị.

Biểu hiện Chứng đại tràng thấp nhiệt:

 ợ hăng, nuốt chua, bụng đầy, trướng, đại tiện tiết tả, tay chân nặng nề, ăn kém, hay buồn nôn, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác.

Chứng đại tràng thấp nhiệt uất kết ở đại tràng

Triệu chứng Chứng đại tràng thấp nhiệt uất kết ở đại tràng:

 đau bụng, đau nhiều ở bụng dưới, mót rặn, đại tiện dính trệ, khó chịu, nóng rát ở giang môn, bụng đau nhưng cự án. Không thích chườm nóng,

Phép trị Chứng đại tràng thấp nhiệt uất kết ở đại tràng

 Điều khí, đạo trệ, thanh hóa thấp nhiệt.

Chứng đại tràng do thấp nhiệt dồn xuống sinh ra bệnh tiết tả

Triệu chứng Chứng đại tràng thấp nhiệt sinh ra bệnh tiết tả

Đại tiện ra phân có màu đục như nước gạo hoặc có màu vàng, có mùi hôi khắm, khi đại tiện giang môn có cảm giác nóng rát.

Phép trị Chứng đại tràng thấp nhiệt sinh ra bệnh tiết tả: 

Thăng phát thanh khí của đại tràng, thanh hóa thấp nhiệt.

 Chứng đại tràng  do thấp nhiệt hun đốt làm tổn hại khí huyết sinh ra chứng lỵ tật

Triệu chứng Chứng đại tràng thấp nhiệt sinh ra chứng lỵ tật : 

Đại tiện ra máu mủ, lý cấp hậu trọng, giang môn nóng rát.

Điều trị Chứng đại tràng thấp nhiệt sinh ra chứng lỵ tật: 

Thanh nhiệt, lương huyết, lợi thấp.

Chứng đại tràng do thấp nhiệt làm úng tắc đại tràng sinh ra chứng đại tràng ung (ung nhọt)

Triệu chứng Chứng đại tràng thấp nhiệt  sinh ra chứng đại tràng ung (ung nhọt): 

Phía bên phải bụng dưới của bệnh nhân đau dữ dội, cự án, kèm theo sốt.

Phép trị Chứng đại tràng thấp nhiệt  sinh ra chứng đại tràng ung (ung nhọt): 

Thanh lợi thấp nhiệt, hóa ứ, tiêu ung.

Chứng đại tràng do thấp nhiệt ủng kết ở bên dưới đại tràng sinh ra bệnh trĩ

Triệu chứng Chứng đại tràng thấp nhiệt sinh ra bệnh trĩ

Khi đại tiện thường ra máu tươi, nếu là trĩ ngoại thì sa ra ngoài, đại tiện thì phải rặn, đau tức hậu môn.

Phép trị Chứng đại tràng thấp nhiệt sinh ra bệnh trĩ: 

nhiệt hóa thấp hành khí hoạt huyết.

Chứng đại tràng do thấp ôn sinh ra chứng đại tràng thấp nhiệt

Triệu chứng Chứng đại tràng do thấp ôn sinh ra chứng đại tràng thấp nhiệt

Bệnh nhân sốt dai dẳng, ra nhiều mồ hôi, đại tiện lỏng mà khó đi, bụng trướng đầy, ăn kém có khi không muốn ăn.

Phép trị Chứng đại tràng do thấp ôn sinh ra chứng đại tràng thấp nhiệt

Thanh nhiệt lợi thấp.

Bài trị bệnh nhiễm mỡ xơ mạch theo đông y

 Bệnh nhiễm mỡ xơ mạch 

là một bệnh toàn thân, gây tổn thương bệnh lý động mạch ở nhiều bộ phận và cơ quan khác nhau của cơ thể,

điều trị bằng Đông y hai chứng thường gặp: 

Xơ cứng động mạch não và xơ cứng động mạch vành.

Nhiễm mỡ xơ mạch là một bệnh mạn tính của động mạch kéo dài hàng chục năm, gặp nhiều nhất ở lứa tuổi từ 50 - 70, dưới 20 tuổi cũng có thể bắt đầu phát hiện bệnh và sau 70 tuổi bệnh giảm dần. Bệnh lý chủ yếu là hai quá trình thoái hóa và tăng sinh cùng diễn tiến ở thành mạch, làm cho thành mạch dày lên và xơ cứng, mất tính đàn hồi và hẹp lòng mạch, cản trở tuần hoàn. Nhiễm mỡ và xơ hóa thành mạch bắt nguồn từ sự rối loạn chuyển hóa mà chủ yếu là sự rối loạn chuyển hóa lipid trong cơ thể.

Phòng và điều trị bệnh nhiễm mỡ xơ mạchThành mạch dày lên và xơ cứng, hẹp lòng mạch

Xơ cứng động mạch não

Các thể bệnh thường gặp và điều trị như sau:

Xơ cứng động mạch não do Can thận âm hư, can phong thịnh :

Thường ngày người bệnh cảm thấy chóng mặt, váng đầu, tai ù, họng khô, bứt rứt, ít ngủ hay nằm mộng, lưng gối nhức mỏi, chất lưỡi đỏ khô, mạch huyền tế sác. Trường hợp nặng, chóng mặt gia tăng, đầu đau giật hoặc đau tức khó chịu, chân tay tê hoặc run giật, bước đi không vững có khi ngã quỵ, liệt nửa người, mất tiếng nói…

 Phép chữa Xơ cứng động mạch não do Can thận âm hư, can phong thịnh 

Tư âm tiềm dương, bình can tức phong.

Xơ cứng động mạch não do Đàm trở huyết ứ:

Bệnh nhân váng đầu chóng mặt đau đầu nặng không di chuyển, đầu đau như bị bó chặt, tức ngực buồn nôn, tinh thần lạnh nhạt, tai ù tai điếc có lúc nói khó, nhẹ thì đần độn hay quên, nặng thì trầm cảm ít nói hoặc giận tức thất thường, chất lưỡi xạm rêu trắng nhớt, mạch huyền hoạt. 

Phép chữa Xơ cứng động mạch não do Đàm trở huyết ứ::

 hóa đàm khai khiếu, hoạt huyết hóa ứ.

Xơ cứng động mạch não do Khí huyết lưỡng hư:

Váng đầu, chóng mặt, hồi hộp hay quên, ít ngủ, mộng nhiều, mệt mỏi, hơi thở ngắn, ăn kém, bụng đầy dễ tiêu chảy, chất lưỡi nhạt, mạch trầm tế hoặc tế sáp. 

Phép chữa Xơ cứng động mạch não do Khí huyết lưỡng hư: 

ích khí dưỡng huyết, hoạt huyết thông mạch.

Xơ cứng động mạch não do Thận dương bất túc:

Váng đầu ù tai, chân tay lạnh, sợ lạnh, lưng gối nhức mỏi hoặc mặt và chân tay phù, hay quên, đần độn, tiểu trong, đêm tiểu nhiều, thân lưỡi bệu, mạch trầm trì tế nhược. 

Phép chữa Xơ cứng động mạch não do Thận dương bất túc: 

Ích thận ôn dương.

Xơ cứng động mạch vành

Các thể bệnh thường gặp và điều trị như sau:

Xơ cứng động mạch vành do Tâm khí âm lưỡng hư (thường gặp vào thời kỳ đầu):

Ngực hoặc vùng thượng vị đầy tức, ngắn hơi hồi hộp, mệt mỏi, vận động mệt tăng thêm, mồm khô bứt rứt, chất lưỡi đỏ, rêu mỏng ít tân dịch, mạch huyền tế hoặc tế sác. 

Phương pháp chữa Xơ cứng động mạch vành do Tâm khí âm lưỡng hư

Ích khí dưỡng tâm, bổ tâm hoạt huyết.

Xơ cứng động mạch vành do Huyết ứ đàm trệ:

Nặng ngực đau tức như dao đâm, khó thở, chất lưỡi tím thâm, mạch huyền hoặc kết đại, hoặc rêu lưỡi dày nhớt, mạch hoạt. 

Phương pháp chữa Xơ cứng động mạch vành do Huyết ứ đàm trệ

Lý khí hoạt huyết hóa đàm.

Xơ cứng động mạch vành do Tâm thận dương hư

Đau thắt ngực khó thở, tim hồi hộp, ra mồ hôi trộm, tay chân lạnh, sợ lạnh, thân lưỡi nhạt bệu, mạch trầm tế hoặc kết đại. Nặng có thể hôn mê. 

Phương pháp chữa Xơ cứng động mạch vành do Tâm thận dương hư

Bổ tâm, ôn thận, ích khí, trợ dương.


Bệnh thu táo theo đông y

 Bệnh thu táo

 là bệnh cảm phải khí táo của mùa thu. Táo khí có 2 tính chất: một là thiên về nhiệt, hai là thiên về hàn. Thiên về hàn là lương táo, còn thiên về nhiệt là ôn táo. Bệnh này thuộc tân cảm ôn bệnh; mới đầu bệnh ở phổi, thuộc vệ phận. Nếu không chữa khỏi thì truyền vào khí phận, rồi vào dinh phận, huyết phận.

Chứng lương táo mới đầu thì đau đầu, nóng lạnh, không mồ hôi, ngạt mũi tương tự như cảm phong hàn, chỉ khác là môi khô, họng ráo, đau ngực, khí nghịch đau nhói 2 bên sườn, da dẻ khô đau, rêu lưỡi mỏng trắng khô, tân khí khô ráo. Khí lương táo hóa nhiệt thì xu hướng phát triển của nó giống như ôn táo.

Chứng ôn táo ban đầu thấy đau mình, đau đầu, nóng, ho khan, không có đờm hoặc đờm lỏng mà dính, khí nghịch sinh suyễn, cổ khô, họng đau, mũi khô môi ráo, ngực đầy, sườn đau, tâm phiền, miệng khát, rêu lưỡi mỏng trắng mà ráo, rìa lưỡi và chót lưỡi đỏ. Đó là hỏa nhiệt đốt hại phế kim.

Bệnh thu táo hay làm khô khan tân dịch, khi nó truyền tới dương minh thì khô ruột, táo bón; truyền tới hạ tiêu làm hại phần âm của thận. 

Phép chữa bệnh thu táo :

phải dùng thuốc nhu nhuận.

Bài trị bệnh cước do lạnh theo đông y

 Bệnh Cước:

 là một loại thương tổn da do lạnh, khu trú ở ngón tay, ngón chân.

Biểu hiện của bệnh cước :

 ngón sưng múp, da rộp hoặc nứt, đau. Xảy ra ở người hay bị chứng xanh tím đầu chi, giảm năng các tuyến nội tiết. Ngoài ra, người lao động ở môi trường tiếp xúc  với nước lạnh (đồng ruộng, chế biến thực phẩm đông lạnh mà không dùng găng, ủng).

Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh cước 

là do khí độc ở ngoài xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Các loại khí độc này là hàn (lạnh) và thấp (ẩm ướt) khí. Bệnh nhân sống ở vùng ẩm ướt, hay tiếp xúc với nước, khí hậu lạnh lẽo, hay đi chân đất, nằm ngồi hoặc ngủ dưới đất lâu ngày hàn và thấp khí xâm nhập vào da thịt, gân mạch mà sinh bệnh. Vào mùa mưa hoặc mùa lạnh thì bệnh thường phát nặng hơn (thấp hợp hàn). Bệnh gây sưng đau các ngón tay, chân, gót chân; bắp chân đến đầu gối, khớp đau buốt.

Bệnh này nếu chỉ đau ở tay, chân là chưa nặng lắm. Nếu cảm thấy đau tức ở bụng, da khô rát, nổi vẩy, táo bón là bệnh đã nhập đến can tạng (gan), đã nặng. Nếu cảm thấy ngực đau tức, khó thở, nôn, tim đập mạnh, hay bị hồi hộp, hoảng hốt là bệnh đã nhập đến tâm tạng (tim), Đông y gọi là cước khí xung tâm, rất khó chữa.

Phương pháp chữa Cước :

là trừ thấp tán hàn thông kinh hoạt lạc. 

Theo đông y Tỳ, phế khí hư dễ mắc chứng cảm mạo

 Chứng tỳ phế khí hư

 thường gặp trong các bệnh: cảm mạo, cảm mạo lưu hành (cúm), viêm họng, ho, suyễn chứng…

là một loại bệnh phức hợp tỳ khí hư đồng thời có cả phế khí hư hoặc do tỳ khí hư từ trước, liên lụy đến phế tạo thành chứng tỳ phế khí cùng hư. Hoặc do phế khí hư từ trước liên lụy đến tỳ mà dẫn đến chứng phế tỳ khí cùng hư.

 Bệnh chứng Chứng tỳ phế khí hư gây cảm mạo

chủ yếu là tỳ mất sự kiện vận, phế mất sự tuyên giáng, tân dịch không phân bố được, đờm và thấp ngăn trở mà sinh bệnh. Nhân cơ hội tạng phủ bất túc mà sinh ra hư chứng, bệnh chủ yếu do nội thương gây ra.

Bệnh thường gặp ở người cao tuổi, thể lực hư yếu hoặc ốm lâu ngày, cơ thể suy yếu, phụ nữ sau khi sinh chính khí chưa hồi phục… sinh chứng ngoại cảm phong hàn lưu hành (cảm cúm).

Triệu chứng Chứng tỳ phế khí hư gây cảm mạo:

 sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau mình, rêu lưỡi trắng mỏng mạch phù, đoản hơi, mệt mỏi, đàm ẩm, ho ra đờm trắng, mạch hư vô lực.

Phép trị Chứng tỳ phế khí hư gây cảm mạo:

 Ích khí giải biểu tuyên phế hóa đàm.

Trên lâm sàng có thể chia ra hai nhóm chứng trạng:

Một là do phế khí hư thì ho kéo dài, đờm trắng loãng, ngực khó chịu đoản hơi, tiếng nói nhỏ, có khi khản tiếng, tinh thần mệt mỏi, tự ra mồ hôi, dễ cảm mạo.

Hai là tỳ khí bất túc thì ăn kém, bụng trướng đầy, đại tiện phân nhão, chân tay nặng nề, mặt và tay chân phù thũng, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch tế nhược.

Do phế khí hư tổn mà sinh ra chứng khái thấu (ho). 

Bệnh phát ở phế rồi sau mới truyền sang tỳ.

Triệu chứng Do phế khí hư tổn mà sinh ra chứng khái thấu (ho): 

Bệnh nhân ho nhiều, đờm nhiều có màu trắng,bụng đầy, ăn kém, chân tay mỏi mệt, hụt hơi, tự ra mồ hôi, đại tiện phân nhão, rêu lưỡi trắng, mạch hoãn.

Phép trị Do phế khí hư tổn mà sinh ra chứng khái thấu (ho):

 Ích khí kiện tỳ hóa đờm chỉ ho.

Do tỳ khí bất túc sinh chứng suyễn

do đờm thấp ủng tắc ở trong, đường thở của phế bị tắc nghẽn, phế khí mất sự hòa giáng mà sinh chứng suyễn.

Triệu chứng Do tỳ khí bất túc sinh chứng suyễn:

 Bệnh nhân ho suyễn, nhiều đờm dính, khạc khó ra, mạch hoạt.

Phép trị Do tỳ khí bất túc sinh chứng suyễn: 

Bổ tỳ ích khí, tiêu đờm giáng khí bình suyễn.

Bài đau răng, sưng bọng răng theo đông y

 Đau răng, sưng bọng răng, đau lợi

 là những chứng bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Theo Đông y, sưng lợi, đau răng, sưng bọng răng thuộc “phong nha đông thống”. Bệnh có thể tái phát từng đợt hoặc tự nhiên xảy ra khi gặp gió lạnh, sau khi ăn thức ăn lạ: thịt trâu, thịt gà cũng như một vài thực phẩm khác. Bệnh tuy không nghiêm trọng nhưng nếu không chữa trị ngay, lâu ngày ảnh hưởng đến ăn uống và toàn bộ cơ thể.

Biểu hiện Đau răng, sưng bọng răng, đau lợi

sưng bọng ở một hay nhiều chân răng, có thể ở một hoặc cả hai bên hàm răng, thường sưng khu vực xương hàm. Nếu sưng cả hai bên làm cho má sưng to, ăn uống kém; mạch tế sác. 

Nguyên nhân Đau răng, sưng bọng răng, đau lợi

do kinh vị hỏa thịnh phối hợp với phong nhiệt tà ở bên ngoài xâm nhập lưu trú, làm phong nhiệt hóa hỏa tại vùng lợi và chân răng gây sưng. Nếu phong tà mạnh làm bọng răng đau nhức khó chịu, người bệnh sốt hoặc sưng tấy một hoặc cả hai bên hàm răng. 

Phép chữa Đau răng, sưng bọng răng, đau lợi

là khu phong thanh nhiệt, trừ thấp.

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

Bài trị bệnh tâm cam theo y học cổ truyền

 Bệnh tâm cam (tâm yếu) 

phần nhiều do ăn uống không phù hợp, có khi tạng tâm uất nhiệt. Bệnh tâm cam mới mắc biểu hiện đi tiểu như nước đục, tâm thuộc hỏa sắc đỏ, chủ huyết mạch. Nếu để lâu, bệnh khó điều trị.

Biểu hiện Bệnh tâm cam (tâm yếu):

 mặt hay đỏ, mắt có tia máu, người nóng ra mồ hôi, hay sợ, giật mình, miệng khô khan, khát nước, phát lở ở miệng, tiểu tiện vàng và ít, ngực và mạng sườn đầy tức… 

Bệnh tâm cam nhiệt thịnh, bứt rứt, miệng lở, tiểu đỏ

Phép trị Bệnh tâm cam nhiệt thịnh, bứt rứt, miệng lở, tiểu đỏ

thanh tâm, lợi thủy

Bệnh tâm cam do Tạng tâm hư nhiệt lâu

Phép trị Bệnh tâm cam do Tạng tâm hư nhiệt lâu

thanh tâm định kinh tiêu cam.

Bệnh tâm cam do Tâm khí hư, hay giật mình hoảng hốt

Phép trị Bệnh tâm cam do Tâm khí hư, hay giật mình hoảng hốt

bổ tâm dưỡng huyết.

Bệnh tâm cam lâu ngày, tinh thần hoảng hốt đêm ngủ không yên

Phép trị Bệnh tâm cam lâu ngày, tinh thần hoảng hốt đêm ngủ không yên

ích tâm, bổ khí dưỡng huyết.

Bài trị chứng vị khí hư theo đông y

 Chứng vị khí hư 

thường gọi là chứng vị khí bất túc, công năng thu nạp và ngấu nhừ thức ăn, đồ uống sút kém dẫn đến tình trạng vị mất đi sự hòa giáng,

phần nhiều là do ăn uống không điều độ, cơ thể mệt nhọc hư tổn. Hoặc do thổ tả thái quá, làm tổn hại vị khí mà gây bệnh.

Biểu hiện Chứng vị khí hư:

 môi trắng nhợt, mạch hữu quan nhuyễn nhược, thường gây ra các chứng nôn mửa, nấc, không ăn được, đau vị quản, dạ dày đau âm ỉ cả ngày. Khi ấn tay vào thì đỡ đau. Không muốn ăn uống, khi ăn vào thì lâu tiêu hoặc ăn vào thì nôn ra, có kiêm chứng hụt hơi, lười nói, tiếng nói nhỏ nhẹ, sắc mặt vàng bủng, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch hư nhược.

Do vị khí hư sinh chứng vị quản thống:

 thời kỳ đầu thuộc thực chứng, phần nhiều do can khí phạm vị hoặc do đàm ẩm lưu trệ ở vị hay do ngoại tà xâm nhập. Nếu bệnh để lâu ngày không được điều trị, làm tổn thương chính khí, khi vị khí bị tổn hại, bệnh thuộc hư chứng. Đây là do vị khí hư yếu, kinh mạch không được nuôi dưỡng mà gây nên bệnh.

Triệu chứng do vị khí hư sinh chứng vị quản thống: 

Vị quản đau âm ỉ, khi đói thì đau tăng, khi ăn vào thì giảm đau, ấn tay vào thì dễ chịu, lưỡi nhạt, mạch hư nhược.

Điều trị do vị khí hư sinh chứng vị quản thống: 

Bổ ích vị khí.

Do vị khí hư nhược gây cồn cào:

 do không làm được chức năng ngấu nhừ thức ăn, trọc âm không giáng xuống, đàm ẩm lưu trệ mà sinh ra bệnh chứng tào tạp (cồn cào). Sách Bút hoa y kính viết: “Tào tạp là cồn cào quấy nhiễu không yên, khi ăn vào thì tạm dễ chịu, thở gấp mà kém ăn. Đó là do trung tiêu hư yếu, có kiêm đàm ẩm vậy”.

Triệu chứng Do vị khí hư nhược gây cồn cào: 

Bệnh nhân thấy trong vị (dạ dày) cồn cào không yên, khó mô tả hình dung, có cảm giác như đói mà không phải đói, giống như đau mà không phải đau, miệng nhạt không có mùi vị, lợm giọng buồn nôn, có khi nôn mửa.

Phép trị Do vị khí hư nhược gây cồn cào: 

Kiện tỳ hòa vị.

Do vị khí bất túc gây nấc:

 khí mất sự hòa giáng nghịch lên trên mà sinh chứng ách nghịch (nấc).

Triệu chứng Do vị khí bất túc gây nấc:

 Do tỳ vị đều hư, lại cảm nhiễm phong tà cho nên khi ăn cơm vào vị không chuyển hóa được, khí của thức ăn cũ và thức ăn mới chống lại nhau, không chuyển hóa được, làm cho vị khí nghịch lên, vị nghịch thì tỳ khí cũng nghịch, bụng trướng đầy, lại bị khí lạnh nhập vào mà sinh ra chứng ách nghịch.

Phép trị Do vị khí bất túc gây nấc: 

Bổ vị hòa trung, trừ nấc.

Do phát hãn hoặc thổ hạ quá mức làm tổn thương vị khí gây ợ hơi:

 vị khí hư yếu, thực trệ tích lại làm cho vị khí nghịch lên sinh chứng ái khí (ợ hơi). Sách Loại chứng trị tài viết: “Vị khí ẩn náu nghịch lên, sinh ra ợ hơi, buồn nôn, phải dùng vị mặn làm mềm chứng bỉ (tích tụ), dùng chất nặng để giáng nghịch.

Triệu chứng Do phát hãn hoặc thổ hạ quá mức làm tổn thương vị khí gây ợ hơi:

 Bệnh nhân ợ hơi liên tục nhưng không có mùi nồng của thức ăn, dưới tâm bỉ đầy, thích xoa bóp.

Phép trị Do phát hãn hoặc thổ hạ quá mức làm tổn thương vị khí gây ợ hơi:

 Bổ hư tỳ vị giáng khí nghịch.

Do tỳ vị hư yếu, khí thăng giáng thất thường mà sinh chứng ẩu thổ (nôn mửa). 

Sách Y học chính truyền viết: “Bệnh nhân mắc bệnh đã lâu, khí hư, vị khí bị suy nặng, ngửi thấy mùi thức ăn thì nôn ọe”.

Triệu chứng Do tỳ vị hư yếu, khí thăng giáng thất thường mà sinh chứng ẩu thổ (nôn mửa): 

Bệnh nhân nôn mửa ra nước trong hoặc ăn uống không cẩn thận cũng gây nôn mửa, ăn kém, đại tiện phân lỏng.

Phép trị Do tỳ vị hư yếu, khí thăng giáng thất thường mà sinh chứng ẩu thổ (nôn mửa): 

Kiện bổ tỳ vị.

Do tỳ vị hư yếu, nguồn sinh hóa của huyết không đủ mà sinh chứng hư lao. 

Sách Chư bệnh nguyên hậu luận viết: “Tỳ vị cai quản cơ nhục toàn thân, vị là bể chứa thủy cốc, khi mắc chứng hư lao thì tỳ vị không hòa, khí của tỳ vị hư yếu mà ăn uống kém”.

Triệu chứng Do tỳ vị hư yếu sinh chứng hư lao:

 Bệnh nhân gầy còm, ốm yếu, sắc mặt vàng bủng, ăn kém, người mỏi mệt, tiếng nói nhỏ, hụt hơi, lười nói.

Phép trị Do tỳ vị hư yếu sinh chứng hư lao: 

Bổ tỳ ích vị.

Do vị khí hư yếu gây nôn oẹ khi mang thai:

 sau khi thụ thai, khí huyết dồn xuống để nuôi thai nhi càng làm cho vị khí yếu thêm mà mất đi sự hòa giáng, khí của xung mạch nghịch lên mà sinh ra chứng nôn ọe. Sách Chư bệnh nguyên hậu luận viết: “Chứng ớ trở (nôn ọe) này chỉ là do vị khí yếu, lại kiêm cả trệ nữa”.

Triệu chứng Do vị khí hư yếu gây nôn oẹ khi mang thai:

 Bệnh nhân thời kỳ đầu có thai thường buồn nôn, nôn mửa, ăn vào thì nôn ra ngay, ngửi thấy mùi thức ăn thì buồn nôn, ăn uống kém, người mệt mỏi, lưỡi nhạt, mạch hoãn hoạt.

Phép trị Do vị khí hư yếu gây nôn oẹ khi mang thai: 

Kiện tỳ vị, hòa trung, giáng nghịch chỉ nôn.


Bài trị đau nhức khớp theo y học cổ truyền

 Ðau nhức các khớp thuộc phạm vi chứng tý của y học cổ truyền. 

Nguyên nhân Ðau nhức khớp

 do vệ khí của cơ thể không đầy đủ; phong, hàn, thấp nhiệt xâm phạm vào cân, cơ, khớp xương, kinh lạc làm sự vận hành của khí huyết tắc lại gây nên. Hoặc do người già can thận bị hư, hoặc bệnh lâu ngày làm khí huyết giảm sút dẫn đến can thận hư, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân làm khớp xương bị thoái hóa, biến dạng...

Người bệnh thường đau mỏi các khớp; khi thời tiết lạnh, mưa, ẩm thấp, đau tăng lên hoặc tái phát, lâu ngay trở thành mạn tính. Tùy theo triệu chứng lâm sàng mà phân ra các thể: phong tý, hàn tý, thấp tý.

 Phương pháp chung trị  Ðau nhức khớp

là khu phong tán hàn trừ thấp.

Đau nhức khớp do phong tý hay hành tý:

 Nguyên nhân Đau nhức khớp do phong tý hay hành tý:

 do phong là chính. 

Triệu chứng Đau nhức khớp do phong tý hay hành tý:

đau di chuyển các khớp, đau nhiều khớp, sợ gió, rêu lưỡi trắng, mạch phù. 

Phép chữa  Đau nhức khớp do phong tý hay hành tý:

khu phong là chính, tán hàn trừ thấp, hoạt huyết hành khí. 

Đau nhức khớp do hàn tý hay thống tý: 

Nguyên nhân Đau nhức khớp do hàn tý hay thống tý: 

 do hàn là chính.

Triệu chứng  Đau nhức khớp do hàn tý hay thống tý: 

 đau dữ dội ở một khớp, trời lạnh đau tăng, chườm nóng thì đỡ, tay chân lạnh, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch huyền khẩn hoặc nhu hoãn. 

Phép chữa Đau nhức khớp do hàn tý hay thống tý: 

 tán hàn là chính, khu phong trừ thấp, hành khí hoạt huyết.

Đau nhức khớp do thấp khớp hay trước tý:

Triệu chứng Đau nhức khớp do thấp khớp hay trước tý:

 nhức mỏi các khớp, đau một chỗ, tê bì, đau các cơ, bệnh lâu ngày làm người bệnh khó vận động, miệng nhạt, rêu lưỡi trắng dính, mạch nhu hoãn, người nặng nề mệt mỏi. 

Phép chữa Đau nhức khớp do thấp khớp hay trước tý:

trừ thấp là chính, tán hàn khu phong, hành khí hoạt huyết.