Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

BẢNG PHÂN LOẠI TÁC DỤNG CỦA TÂN, KỲ HUYỆT - PHẦN 1 - BỆNH VỀ MẮT

Để nhiều bạn đọc có thể tham khảo chuyên sâu về các huyệt đạo trong châm cứu, chúng tôi sẽ trình bày dần dần "Bảng phân loại tác dụng của Tân, Kỳ huyệt" của cụ Lương Y Lê Văn Sửu tách thành nhiều phần chuyên về các loại bệnh khác nhau, rất mong được bạn đọc góp ý.

Các huyệt liên quan tới các bệnh về MẮT:

  1. Bệnh mắt:Quyền tiêm, Tiểu cốt không, Đại cốt không, Thái dương, Ngược môn, Kiến minh
  2. Cận thị: Tăng minh 1, Tăng minh 2, Kiện minh 4, Ế minh, Ngư yêu, Cầu hậu
  3. Tật khúc xạ:Tăng minh 1, Tăng minh 2, Kiện minh 4, Hạ tinh minh, Thượng tình minh, Động   kinh, Vạn lý, Đầu quang minh, Thượng minh, Ngoại minh.
  4. Viễn thị: Ế minh
  5. Mù về đêm: Ế minh
  6. Đục thủy tinh thể: Cầu hậu
  7. Đục nhân mắt: Tăng minh 1, Tăng minh 2, Ế minh
  8. Viêm màng bồ đào, đục nhân mắt: Kiện minh
  9. Viêm võng mạc nhìn: Kiện minh 5, Kiện minh
  10. Xuất huyết võng mạc: Nội tình minh
  11. Viêm tĩnh mạch thành võng mạc: Kiện minh 2
  12. Thoái hóa sắc tố võng mạc: Kiện minh
  13. Biến dạng sắc tố võng mạc: Cầu hậu
  14. Quáng gà: Kiện minh, Phượng nhỡn, Minh nhỡn, Vạn lý
  15. Teo thần kinh nhìn: Kiện minh 5, Ế minh, Thượng minh, Ngoại minh, Nội tình minh, Cầu hậu, Kiện minh 1, Vạn lý, Kiện minh.
  16. Thần kinh thị giác yếu: Kiện minh, Ế minh, Kiện minh 2
  17. Viêm thần kinh thị giác: Cầu hậu
  18. Giác mạc có màng che, có ban trắng: Kiện minh 1, Kiện minh 2, Mẫu chỉ tiết hoành văn, Tăng minh 1, Tăng minh 2, Hạ tình minh, Thượng tình minh.
  19. Loét giác mạc: Kiện minh 1
  20. Giác mạc có ban trắng: Thượng minh, Ngoại minh
  21. Giác mac có màng: Nhĩ tiêm, Trung tuyền
  22. Mắt có màng: Thái dương
  23. Thần kinh mắt mệt mỏi: Hạ tình minh, Thượng tình minh
  24. Bạch nội chướng: Trì tiền
  25. Giãn đồng tử, tăng nhãn áp: Nham trì, Kiện minh 4
  26. Thanh quang nhãn, Tăng nhãn áp gấy thoái hóa sắc tố võng mạc: Trì hạ
  27. viêm kết mạc: Nội nghinh hương, Nhĩ tiêm, Ngư yêu, Tĩnh mạch sau tai, Nội tình minh, Mục minh, Minh nhỡn, Kiện minh.
  28. Đục thủy tinh thể mức nhẹ (nội chướng): Kiện minh 4
  29. Sức nhìn giảm: Mục minh
  30. Cơ mắt tê bại: Ngư yêu
  31. Mắt sưng đỏ đau: Thái dương
  32. Mắt lác: Kiện minh 3, Kiện minh, Hạ tình minh, Thượng tình minh
  33. Mắt lác vào trong: Cầu hậu
  34. Viêm tuyến lệ: Kiện minh 1, kiện minh
  35. Chảy nước mắt: Thượng tình minh, Hạ tình minh
  36. Mắt có bươu (viêm lệ hạch): Kiện minh 2
  37. Loét khóe mắt: Kiện minh 1
  38. Lẹo (Chắp mắt): Kiện minh
  39. Đau thần kinh trên ổ mắt: Tân tán trúc, Đầu quang minh, Ngư yêu
  40. Sụp mi: Đầu quang minh
  41. Da mắt sinh châu: Thái dương

BẢNG MỘT HUYỆT NHIỀU TÊN - PHẦN 5: BẢNG CÙNG HUYỆT KHÁC TÊN "TỤ ANH"

BẢNG CÙNG HUYỆT KHÁC TÊN "TỤ ANH"
(Sách châm cứu Đại thành của Dương Kế Châu - Bắc Kinh - 1973

MỘT HUYỆT HAI TÊN:

Hậu đỉnh - Giao xung
Cường gian - Đại vũ
Khiếu âm - Chẩm cốt
Não không - Nhiếp nhu
Não hộ - Hợp lư
Khúc mấn - Khúc phát
Lư tín - Lư tức
Thính hội - Đa thính văn
Khế mạch - Tư mạch
Tố liêu - Diện chính
Thủy câu - Nhân trung
Thừa tương - Huyền tương
Liêm tuyền - Thiệt bản
Phong phủ - Thiệt bản
Thượng tinh - Thần đường
Ty trúc không - Mục liệu
Tình minh - Mục khổng
Cự liêu - Cự giao
Kiên tỉnh - Bạc tỉnh
Uyên dịch - Tuyền dịch
Nhu hội - Nhu liêu
Đại chùy - Bách lao
Mệnh môn - Thuộc lũy
Phong môn - Nhiệt phủ
Cự khuyết - Tâm mộ
Kỳ môn - Can mộ
Đốc du - Cao cái
Trung lữ du - Tích nội du
Thiên song - Song lung
Thiên vạc - Thiên hạng
Thiên đột - Thiên cù
Phù đột - Thủy huyệt
Thiên trì - Thiên hội
Nhân nghinh - Ngũ hội
Khuyết bồn - Thiên cái
Du phủ - Luân phủ
Ngọc đường - Ngọc anh
Thần khuyết - Khí xá
Tứ mãn - Tủy phủ
Phúc bết - Trường quật
Xung môn - Thượng từ cung
Khí xung - Khí nhai
Hoành cốt - Khúc cốt đoan
Nhiếp cân - Thần quang
Dương phù - Phân nhục
Âm đô - Thực cung
Thủy đột - Thủy môn
Thủy phân - Phân thủy
Hội âm - Bình ế
Hội dương - Lợi cơ
Thái uyên - Thái tuyền
Thương dương - Tuyệt dương
Nhiị gian - Gian cốc
Tam gian - Thiếu cốc
Hợp cốc - Hổ khẩu
Dương khê - Trung khôi
Tam lý - Thủ tam lý
Thiếu xung - Kinh thủy
Thiếu hải - Khúc tiết
Thiếu trạch - Tiểu cát
Thiên tuyền - Thiên thấp
Dương trì - Biệt dương
Chi câu - Phi hổ
Lãi câu - Giao nghi
Trung phong - Huyền tuyền
Trung đô - Trung khích
Tam dương lạc - Thông môn
Âm bao - Âm bào
Dương giao - Hoành hộ
Ủy trung - Huyết khích
Huyền chung - Tuyệt cốt
Thông cốc - Thái âm lạc
Địa cơ - Tỳ xá
Huyết hải - Bách trùng sào
Thượng Liêm - Thượng cự hư
Hạ liêm - Hạ cự hư
Âm thị  - Âm môn
Phục thỏ - Ngoại câu
Thái khê - Lư ti
Chiếu hải - Âm kiều
Kim môn - Lương quan
Côn luân - Hạ côn luân
Phi dương - Khuyết dương
Phụ dương - Phó dương
Bộc tham - An tà
Hoàn khiêu - Tẫn cốt
Thân mạch - Dương kiều
Dũng tuyền - Địa xung




MỘT HUYỆT BA TÊN:

Lạc khước - Cường dương; Não cái
Hòa liêu - Trường át; Hòa Giao
Khách chủ nhân - Thượng quan; Khách chủ
Đồng tử liêu - Tiền quan; Thái dương
Giáp xa - Cơ quan; Khúc nha
Thính hội - Thính hà; Hậu quan
Kiên ngung - Trung kiên; Thiên kiên
Tích trung - Thần tông; Tích du
Chiên trung - Đàn trung; Nguyên kiến
Cưu vĩ - Vĩ ế; Hạt khuy
Thượng quản - Thượng quản; Vị quản
Trung quản - Thái dương; Vị mộ
Khí hải - Bột anh; Hạ hoang
Khí huyệt - Bào môn; Tử hộ
Trung phủ - Phủ trung du; Phế mộ
Lao cung - Ngũ lý; Chưởng trung
Đại hách - Âm duy; Âm quan
Trường cường - Khí khích; Quyết cốt
Nhật nguyệt - Thần quang; Đảm mộ
Thừa cân - Đoan trường; Trực trường
Ôn lưu -Trì đầu; Nghịc chú
Phục lưu - Xương dương; Phục bạch
Dương quan - Dương lăng; Quan lăng
Dương giao - Biệt dương; Túc giao
Thần môn - Thoát cốt; Trung đô
Nhiên cốc - Nhiên cốt; Long uyên

MỘT HUYỆT BỐN TÊN:

Á môn - Âm môn; Thiệt hoành; Thiệt yếm
Toản trúc - Thủy quang; Quang minh; Viên trụ
Quan nguyên - Đan điền; Đại trung cực; Tiểu trường mộ
Trung cực - Ngọc tuyền; Khí nguyên; Bàng quang mộ
Thiên khu - Trường khê; Cốc môn; Đại trường mộ
Kinh môn - Khí du; Khí phủ; Thân mộ
Thừa sơn - Ngư phúc; Nội trụ; Trường sơn
Thừa phù - Nhục khích; Âm quan; Bì bộ

MỘT HUYỆT NĂM TÊN:

Bách hội - Tam dương; Ngũ hội; Điên thượng; Thiên mãn
Chương môn - Trường bình; Lý lặc; Lặc liêu; Tỳ mộ

MỘT HUYỆT SÁU TÊN:

Yêu du - Bối giải; Yêu hộ; Tủy khổng; Yêu trụ; Tủy phủ
Thạch môn - Lợi cơ; Đan điền; Tinh lộ; Mệnh môn; Tam tiêu mộ



BẢNG MỘT HUYỆT CÓ NHIỀU TÊN - PHẦN 4: NHÂM MẠCH; ĐỐC MẠCH

XIII/ Nhâm mạch:
  1. Khúc cốt: có tên Khuất cốt; Niệu bào; Khuất cốt đoan
  2. Trung cực: có tên Ngọc tuyền; Khí nguyên; Bàng quang mộ; Khí ngư
  3. Quan nguyên: có tên Hạ kỷ; Đại trung cực; Đan điền; Thứ môn; Quan nguyên; Đại trung; Tam kết giao; Đại hải; Nịch thủy; Đại khố
  4. Quan Nguyên: Côn luân; Trì khu; Ngũ thành; Sản môn; Bột ương; Tử xứ; Huyết hải; Mệnh môn; Huyết thất; Hạ hoang; Tinh lộ; Lợi cơ; Tử hộ; Bào môn; Tử cung; Tử trường; Hoanh chi nguyên; Khí hải
  5. Khí hải: có tên Bột thiển; Hạ hoang
  6. Thần khuyết: có tên Tê trung
  7. Thủy phân: có tên Phân thủy; Trung thủ
  8. Trung quản: có tên Thái thương; Thượng kỷ; Vị quản; Trung quản
  9. Thượng quản: có tên Thượng quản; Vị quản
  10. Cưu vĩ: có tên Vĩ ế; Hạt khuy
  11. Chiên trung: có tên Thượng khí hải; Nguyên nhân
  12. Ngọc đường: có tên Ngọc anh
  13. Liêm tuyền: có tên Thiệt bản; Bản trì
  14. Thừa tương: có tên Huyền tương; Thiên trì; Thiên địa; Thùy tương; Quỷ thị; Trọng tương
  15. Hội âm: có tên Bình ế; Hạ cực; Kim môn; Bình ế; Hạ âm biệt; Hải để
  16. Thạch môn: Mệnh môn; Lợi cơ; Tinh lộ; Đan điền; Tuyệt nhâm; Du môn; Tam tiêu mộ
  17. Âm giao: Tiểu quan; Thiếu quan; Hoành hộ; Đan điền
  18. Hạ quản: U môn
  19. Cự khuyết: Tẩm mộ
  20. Toàn cơ: Toàn cơ
  21. Thiên đột: Ngọc hộ; Thiên cù
XIV/ Đốc Mạch
  1. Trường cương: có tên Cùng cốt; Vĩ lư; Quy vĩ; Vĩ thúy cốt
  2. Mệnh môn: có tên Thuộc lũy; Trúc trượng; Tinh cung
  3. Tích trung: có tên Thần tông; Tích trụ; Tích du
  4. Đại chùy: có tên Bách lao
  5. Á môn: có tên Thiệt yếm; Thiệt hoành; Ám môn; Thiệt căn; Yếm thiệt;; Hoành thiệt; Thiệt thũng
  6. Phong phủ: có tên Thiệt bản; Quỷ chẩm; Tào khê; Tỉnh tỉnh; Quỷ huyệt; Quỷ lưu
  7. Cường gian: có tên Đại vũ
  8. Bách hội: có tên Tam dương Ngũ hội; Điên thượng; Duy hội; Thiên mãn; Lĩnh thượng; Tam dương; Ngũ hội; Nê hoàn cung; Duy hội; Lĩnh thượng thiên mãn
  9. Thần đình: có tên Phát tế
  10. Tố liêu: có tên Diện vương; Diện chính; Tỵ chuẩn; Chuẩn đầu
  11. Thủy câu: có tên Nhân trung; Tỵ nhân trung; Quỷ cung; Quỷ khách sảnh; Quỷ thị
  12. Yêu du: Yêu trụ; Yêu hộ; Tủy khổng; Bối giải; Tủy không; Bối tiên; Tủy du; Tủy phủ
  13. Cân súc: Cân thúc
  14. Chí dương: Phế để
  15. Thần đạo: Tạng du
  16. Thân trụ: Trần khí; trí lợi mao; Trí lợi khí; Trí lợi giới
  17. Não hộ: Táp phong; Hội ngạch; Hợp lư; Tây phong;
  18. Hậu đỉnh: Giao xung
  19. Tím hội: Tín thượng; Tín môn; Quỷ môn; Đỉnh môn;
  20. Thượng tinh: Thần đường; Danh đường; Quỷ đường
  21. Đoài đoan: Đoài thông thoát; Thần thượng đoan; Tráng cốt
  22. Ngận giao: Ngận phùng cân trung

BẢNG TRA MỘT HUYỆT CÓ NHIỀU TÊN - PHẦN 3: KINH TÂM BÀO; KINH TAM TIÊU; KINH ĐẢM; KINH CAN

IX/ Kinh Tâm Bào:
  1. Thiên trì: Thiên hội
  2. Đại lăng: Tâm chủ; Quỷ tâm
  3. Lao cung: Ngũ lý; Quỷ lộ; Chưởng trung
X/ Kinh Tam Tiêu
  1. Trung chử: có tên Hạ đô
  2. Chi câu: có tên Phi hổ
  3. Tam dương lạc: có tên Thông gian; Thông môn
  4. Ty trúc không: có tên Mục liêu; Cự liêu; Cự giao
  5. Dịch môn: Dịch; Dịch môn
  6. Dương trì: Biệt dương
  7. Thanh lãnh uyên: Thanh lãnh tuyền; Thanh hiệu
  8. Nhu hội: Nhu liêu; Nhu giao
  9. Khế mạch: Tư mạch
  10. Lư tức: Lư tín
XI/ Kinh Đảm:
  1.  Đồng tử liêu: có tên Thái dương; Tiền quan; Hậu khúc
  2. Thính hội: có tên Hậu quan; Thính kha; Cơ quan
  3. Khách chủ nhân: có tên Thượng quan; Khách chủ; Thái dương
  4. Suất cốc: có tên Nhĩ tiêm; Suất giác; Xuất dung; Suất cốt
  5. Khiếu âm: có tên Chẩm cốt
  6. Nhật nguyệt: có tên Thần Quang; Đảm mộ
  7. Dương quan: có tên Hàn phủ; Quan lăng; Quan dương; Dương lăng
  8. Dương giao: có tên Biệt dương; Túc giao
  9. Dương phù: có tên Phân nhục; Tuyệt cốt
  10. Huyền chung: có tên Duy hội; Tuyệt cốt; Tủy hội
  11. Huyền lư: Tủy khổng: Tủy trung; Mễ nghiệt
  12. Khúc môn: Khúc phát
  13. Thiên xung: Thiên cù
  14. Mục song: Chí Vinh
  15. Não không: Nhiếp nhu
  16. Phong trì: Nhiệt phủ
  17. Kiên tỉnh: Bạc tỉnh
  18. Uyên dịch: Dịch môn; Tuyền dịch; Dịch môn
  19. Nhiếp cân: Thần quang; Đảm mộ
  20. Kinh môn: Khí phủ; Khí du; Thận mộ
  21. Duy đạo: Ngoại khu
  22. Hoàn khiêu: Hoàn cốc; Khoan cốt; Bễ quan; Tẫn cốt; Bễ yếm; Khu hợp trung; Khu trung
  23. Dương lăng tuyền: Cân hội; Dương chi lăng tuyền; Dương lăng
  24. Khâu khư: Khâu khư
  25. Địa ngũ hội: Địa ngũ
  26. Hiệp khê: Giáo khê
XII/ Kinh Can:
  1.   Lãi câu: có tên Giao nghi
  2. Chương môn: có tên Trường bình; Lý lăc; Hiếp liêu; Trửu tiêm; Lặc liêu; Tỳ mộ; Lý hiếp; Hiếp giao
  3. Đại đôn: Đại thuận; Thủy tuyền
  4. Thái xung: Đại xung
  5. Trung phong: Huyền tuyền
  6. Trung đô: trung khích; Thái âm; Đại âm
  7. Âm bao: Âm bào
  8. Kỳ môn: Can mộ

BẢNG TRA: MỘT HUYỆT CÓ NHIỀU TÊN - PHẦN 2: KINH TỲ; KINH TÂM; KINH TIỂU TRƯỜNG; KINH BÀNG QUANG; KINH THẬN

IV/ Kinh Tỳ:
  1. Huyết hải: có tên Bách trùng sào; Huyết khích
  2. Xung môn: có tên Từ cung; Thượng từ cung; Tiền chương môn
  3. Phúc kết: có tên Phúc Khuất; Trường quật; Dương quật; Trường kết
  4. Thực đậu: có tên Mệnh quan
  5. Ẩn bạch: Quỷ lũy; Quỷ nhỡn; Âm bạch
  6. Thương khâu: Thương khâu
  7. Tâm âm giao: Thừa mệnh; Thái âm; Hạ chi tam lý
  8. Lậu cốc: Thái âm lạc; Âm kinh
  9. Địa cơ: Địa ky; Tỳ xá
  10. Âm lăng tuyền: Âm chi lăng tuyền
  11. Đại hoành: Thận khí; Nhân hoành
  12. Phúc ai: Trường ai; Trường khuất
  13. Đại bao: Đại bào
V/ Kinh Tâm:
  1. Thiếu hải: có tên Khúc tiết
  2. Thanh linh: Thanh linh tuyền
  3. Thông lý: Thông ly
  4. Âm khích: Thạch cung; Thiếu âm khích
  5. Thần môn: Đoài xung; Trung độ; Thoát trung; Thoát cốt
  6. Thiếu phủ: Thoát cốt
  7. Thiếu xung: Kinh thủy
VI/ Kinh Tiểu trường:
  1. Thiên song: có tên Song lung
  2. Thích cung: có tên Đa sở văn
  3. Thiesu trạch: Tiểu cát
  4. Tiền cốc: Thủ thái dương
  5. Nhu du: Nhu luân
  6. Quyền liêu: Quyền liêu; Thoát cốt
VII/ Kinh Bàng quang:
  1. Tình minh: có tên Mục khổng; Tinh minh; Lệ xoang; Mục nội giai; Nội giai ngoại
  2. Toản trúc: có tên Viên trụ; Dạ quang; Minh quang; Quang minh
  3. Lạc khước: có tên Lạc khích; Não cái; Cường dương
  4. Phong môn: có tên Nhiệt phủ
  5. Trung lữ du: có tên Trung lữ nội du; Trung lữ; Tích nội du
  6. Bạch hoàn du: có tên Ngọc hoàn du; Ngọc phòng du
  7. Hội dương: có tên Lợi cơ
  8. Cao hoang: có tên Cao hoang du
  9. Chí thất: có tên Tinh cung
  10. Thừa phù: có tên Nhục khích; Bì bộ; Quan âm; Bì khích; Thừa phù chi bộ; Âm quan
  11. Ủy trung: có tên Huyết khích; Ủy trung ương; Trung khích; Thoái âu; Khúc thu nội
  12. Thừa cân: có tên Đoan trường; Trực trường
  13. Thừa sơn: có tên Ngư phúc; Nhục trụ; Thương sơn; Trường sơn; Ngư yêu
  14. Bộc tham: có tên An tà
  15. Khúc sai: Tỵ xung
  16. Ngũ xứ: Cự xứ
  17. Thông thiên: Thiên cựu; Thiên bạch; Thiên bá
  18. Đại trữ: Bối dụ; Bách lao
  19. Quyết âm du: Khuyết du; Quyết du
  20. Tâm du: Bối du; Ngũ tiêu chi gian; Tâm chi du
  21. Đốc du: Cao ích; Cao cái
  22. Thận du: Cao cái
  23. Trung liên: Trung không
  24. Phách hộ: Hồ hộ
  25. Ý xá: Ngũ khứ du
  26. Phi dương: Quyết dương; Quyết dương
  27. Phụ dương: Phụ dương; Phó dương
  28. Côn luân: Hạ côn luân
  29. Thân mạch: Dương kiều; Quỷ lộ
  30. Kim môn: Lương quan; Quan lương
  31. Thúc cốt: Thích cốt
VIII/ Kinh Thận:
  1. Dũng tuyền: có tên Địa xung; Địa cù
  2. Nhiên cốc: có tên Long uyên; Nhiên cốt; Long tuyền
  3. Thái khê: có tên Lư ti
  4. Phục lưu: có tên Xương dương; Phục bạch; Ngoại mệnh; Phục lưu
  5. Khí huyệt: có tên Bào môn; Tử hộ
  6. Tứ mãn: có tên Tủy phủ; Tủy trung
  7. Chiếu hải: Âm kiều lận âm
  8. Hoành cốt: Hạ cực; Khúc cốt; Khuất cốt
  9. Đại hách: Âm duy; Âm quan
  10. Thương khúc: Cao khúc; Thương xá
  11. Thạch quan: Thạch khuyết
  12. Âm đô: Thực cung; Thực lã; Thông quan
  13. Thông cốc: Thông cốc
  14. U môn: Thượng môn
  15. Húc trung: Vực trung
  16. Du phủ: Luân phủ

BẢNG TRA: MỘT HUYỆT CÓ NHIỀU TÊN - PHẦN 1: BẢNG CÙNG TÊN KHÁC HUYỆT; KINH PHẾ; KINH ĐẠI TRƯỜNG; KINH VỊ; KINH TỲ; KINH TÂM; KINH TIỂU TRƯỜNG; KINH BÀNG QUANG

Trong sách " Kinh huyệt tiện lãm" của Vương Dã Phong do Thượng Hải khoa học kỹ thuật đã xuất bản tháng 3-1960 và sách "Châm cứu học" của Tổ nghiên cứu khoa giáo châm cứu học Trung y học hiệu tỉnh Giang Tô 1957 có Bảng tra các loại huyệt có nhiều tên, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc Bảng Tra này trong nhiều phần khác nhau.

BẢNG CÙNG TÊN KHÁC HUYỆT:

1. Lâm khấp:
  • Đầu lâm khấp - thuộc kinh Đản
  • Túc lâm khấp - thuộc kinh Đản
 2. Khiếu âm:
  • Đầu khiếu âm - thuộc kinh Đản
  • Túc khiếu âm - thuộc kinh Đản
3. Thông Cốc:
  • Thông cốc ở bụng - thuộc kinh Thận
  • Thông cốc ở chân - thuộc kinh Bàng Quang
4. Dương quan:
  • Yêu dương quan - thuộc mạch Đốc
  • Tất dương quan - thuộc kinh Đản
5. Tam lý:
  • Thủ tam lý -thuộc kinh Đại trường
  • Túc tam lý - thuộc kinh Vị
6. Ngũ lý:
  • Thủ ngũ lý - thuộc kinh Đại Trường
  • Túc ngũ lý - thuộc kinh Can

 TRÍCH YẾU CÁC TÊN KHÁC CỦA KINH HUYỆT:


I/ Kinh Phế:
  1. Trung phủ: có tên Ưng du; Ưng trung du; Phế mộ; Phủ trung
  2. Liệt khuyết: có tên Đồng huyền; Uyển lao
  3. Hiệp bạch: Giáp bạch
  4. Xích trạch: Quỷ thụ; Quỷ đường
  5. Thái Uyên: Thái tuyền; Quỷ tâm
  6. Ngư tế: Thái tuyền; Quỷ tâm
  7. Thiếu thương: Quỷ tín
II/ Kinh Đại Trường:
  1.  Hợp cốc: có tên Hổ Khẩu; Hàm khẩu; Hợp cốt
  2. Dương khê: có tên Trung khôi
  3. Ôn lưu: có tên Xà đầu; Nghịch chú; Trì đầu
  4. Ngũ lý: có tên Xích chi ngũ lý; Thủ chi ngũ lý
  5. Kiên ngung: có tên Trung kiên tỉnh; Kiên tiêm; Kiên cốt; Thiên cốt; Ngung cốt; Biển kiên
  6. Thương dương: Tuyệt dương
  7. Nhị gian: Gian cốc; Chu cốc
  8. Tam gian: Thiếu cốc; Tiểu cốc
  9. Hạ liêm: Thủ chi hạ liêm
  10. Thượng liêm: Thủ chi thượng liêm
  11. Thủ tam lý: Thượng tam lý; Quỷ tà
  12. Khúc trì: Quỷ thần; Dương trạch
  13. Trửu liêu: Trửu tiêm
  14. Tý nhu: Đầu xung; Cảnh xung
  15. Thiên vạc: Thiên đỉnh; (nghi là Thiên hạng)
  16. Phủ dột: Thủy huyệt
  17. Hòa liêu: Trường tần; Trường Xúc; Trường liêu; Trường giáp; Trường đốn
  18. Nghinh hương: Xung dương
III/ Kinh Vị
  1. Giáp xa: có tên Lợi quan; Khúc nha; Cơ quan; Quỷ sàng; Quỷ lâm
  2. Khuyết bồn: có tên Thiên cái; Xích cái
  3. Thiên khu: có tên Trường khê; Trường cốc; Cốc môn; Tuần tế; Đại trường mộ; Tuần nguyên; Bổ nguyên
  4. Khí xung: có tên Khí nhai; Dương tỷ (Tê)
  5. Tam lý: có tên Hạ lăng; Quỷ tà; Hạ tam lý
  6. Thượng cự hư: có tên Cự hư thượng liêm; Thượng liêm
  7. Hạ cự hư: có tên Cự hư hạ liêm; Hạ liêm
  8. Xung dương: có tên Phu dương; Hội nguyên; Hội cốt; Hội quật; Hội dũng
  9. Thừa khấp: Diện liêu; Hề huyệt; Khê huyệt
  10. Địa thương: Vị duy; Hội duy
  11. Đại nghinh: Tủy khổng
  12. Đầu duy: Tảng đại
  13. Nhân nghinh: Thiên ngũ hội; Ngũ hội
  14. Thủy đột: Thủy môn; Thủy thiên
  15. Nhũ trung: Dương nhũ
  16. Nhũ căn: Tiết tức
  17. Thái ất: Thái nhất
  18. Hoạt nhục môn: Hoạt nhục
  19. Đại cự: Dịch môn
  20. Quy lai: Khê cốc; Khê huyệt
  21. Phục thỏ: Ngoại khâu; Ngoại câu
  22. Âm thị: Âm vạc
  23. Lương khâu: Khóa cốt; Hạc đỉnh
  24. Giải khê: Hài đới.

THỦ DƯƠNG MINH ĐẠI TRƯỜNG KINH

THỦ DƯƠNG MINH ĐẠI TRƯỜNG KINH
(Khí huyết của Đại trường đi qua phần bắt đầu xương ở tay)

1.Thủ dương minh kinh chủ trị:

“Nội kinh” nói rằng: Đại trường chức vụ đường vận chuyển biến hóa ra ở đó. Lại nói: Đại trường là bạch trường (Ruột trắng).

2.Thủ Dương minh đại trường kinh nguyệt:

+ Thủ dương ming đại trường có 20 huyệt: Thương dương, Nhị gian, Tam gian, Hợp cốc, Dương khê, Thiên lịch, Ôn lưu, Hạ liêm, Thượng liêm, Thủ tam lý, Khúc trì, Trử liêu, Ngũ lý, Tí nhu, Kiên ngung, Cự cốt, Thiên vạc, Phù đột, Hòa liêu, Nghinh hương (cả 2 bên là 40 huyệt).


+ Kinh này bắt đầu ở Thương dương, kết thúc ở Nghinh hương. Lấy Thương dương, Nhị gian, Tam gian, Hợp cốc, Dương khê, Khúc trì làm Tỉnh, Vinh, Du, Nguyên, Kinh, Hợp.

+ Mạch đó bắt đầu ở ngón cái và ngón trỏ tay, theo ngón tay lên cạnh trên, ra Hợp cốc ở khe hai xương, lên vào giữa hai gân, theo cạnh cánh tay vào cạnh ngoài khuỷu tay, lên theo cạnh ngoài và phía trước bắt thịt bả vai, lên vai ra cạnh trước xương vai, lên ra xương sống hội ở phía trên, xuống vào hố đòn, có nhánh nối vào phế, xuống hoàng cách, thuộc với đại trường. Mạch nhánh nữa từ hố đòn đi lên cổ, xuyên qua má vào giữa xương hàm dưới, lại ra cạnh mồm, giao qua Nhân Trung, từ trái sang phải, phải sang trái, lên cạnh lỗ mũi theo Hòa Liêu, Nhân Nghinh mà tận cùng, rồi giao với Túc dương minh. Là một kinh khí huyết đều nhiều, giờ Mão khí huyết đi ở đó, chịu giao với Thủ thái âm.

+ Là phủ Oanh, Kim, Mạch xem  ở thốn bộ bên phải.




CÁCH TÌM ĐÚNG HUYỆT:

1.    THƯƠNG DƯƠNG: 商陽

•    Âm thương ở phần dương, buồn rầu ở mặt dương;
•    Có tên là Tuyệt dương
•    Huyệt Tỉnh  Kim

-    Vị trí : Ở cạnh trong gốc móng ngón tay trỏ, cạnh quay (cạnh áp ngón cái), cách gốc móng ra hơn 1 phân, chỗ mạch thủ dương minh đại trường ra là : Tỉnh, Kim

-    Cách lấy huyệt : Ngồi ngay, nghiêng bàn tay, ngón cái lên trên ngón út xuống dưới.

-    Cách châm cứu : Mũi kim hơi chếch lên, sâu 1 phân, thường dùng kim 3 cạnh chích nặn máu, cứu 3 mồi, hơ 5 phút.

-    Chủ trị : Ho gà, cấp tính đau mát hỏa, trúng gió hôn mê, các bệnh nhiệt, đau răng, đau hầu họng, tai điếc, ngón tay tê, trong ngực đầy khí, ho hen, chi sưng, bệnh nhiệt mồ hôi không ra, nóng rét do sốt rét lâu ngày, miệng khô, hàm má sưng, sợ lạnh, vai và lưng trên cấp đau, dẫn vào trong hố đòn, mắt thong manh, cứu 3 mồi, bên trái lấy bên phải, bên phải lấy bên trái, khoảng chừng một bữa ăn khỏi ngay.

-    Tác dụng phối hợp : Với Thiếu thương chích nặn máy chữa hầu họng sưng đau, hiệu quả rất rõ rệt.

2.    NHỊ GIAN: 二間

•    Khoảng cách thứ hai
•    Có tên là Gian cốc
•    Huyệt Huỳnh Thủy

-    Vị trí : Nắm bàn tay lại, ở chỗ lõm trước khớp ngón trỏ và xương bàn ở cạnh quay. Chỗ mạch thủ dương minh đại trường lưu (chuyển) là Vinh, Thủy, Đại trường thực thì tả ở đó.

-    Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 2 – 3 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 phút

-    Chủ trị : Mũi chảy máu, đau răng, hầu họng sưng đau, bả vai đau, đau tê dại thần kinh mặt, bệnh sốt cao, hàm sưng, hay sợ, mắt vàng, miệng khô, miệng méo, cấp tính ăn không thông, thương hàn, nước kết lại.

3.    TAM GIAN: 三間

•    Khoảng cách thứ ba
•    Có tên là Thiếu cốc
•    Huyệt Du Mộc

-    Vị trí : Chỗ lõm sau đầu ngoài xương bàn số 2, ở cạnh quay, nắm tay lấy huyệt. Chỗ mạch thủ dương minh dừng trú ở đó là Du, Mộc.

-    Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút

-    Chủ trị : Đau mắt, đau răng hàm dưới, đau thần kinh tam thoa, hầu họng sưng đau, ngón tay và mu bàn tay sưng đau, sốt rét, ham nằm, ngực bụng đầy tức, ruột kêu, ỉa như tháo cống, môi khô miệng khô cứng, xuyễn, khóe mắt cấp đau, lưỡi thè lè, nước mắt xuống đến cổ, hay sợ, nhổ bọt nhiều, thương hàn hơi thở ra nóng, mình nóng mà kết nước.

Đông viên nói rằng : « Khí ở tay chân lấy ở đó, trước hết bỏ huyết mạch, sau lấy sâu ở thủ dương minh chỗ Vinh, Du là Nhị gian, Tam Gian » (Khí tại vu tý túc thủ chi, tiêu khứ huyết mạch, hậu thân thủ thủ dương minh chi Vinh, Du Nhị gian, Tam gian).

4.    HỢP CỐC: 合谷

•    Cái hang hộp, cái hang vừa vặn;
•    Có tên là Hổ khẩu
•    Huyệt Nguyên, Huyệt tổng vùng mặt

-    Vị trí : Ở mu bàn tay, khe đốt bàn ngón 1 – 2

-    Cách lấy huyệt : Người bệnh giang ngón cái và ngón trỏ tay, lấy ngón cái tay kia đặt vào Hổ khẩu tay này, giao hổ khẩu đối nhau, lấy đầu nếp ngang ngón cái này chiếu xuống mu bàn tay, cạnh xương bàn ngón 2 là huyệt. Chỗ mạch thủ dương minh đại trường qua là Nguyên, Hư thực đều bạt ở đó.

-    Cách châm cứu : Chân mũi kim hướng về phía huyệt Lao cung hoặc huyệt Hậu khê, sâu 0,5 – 1 thốn, có thể từ 1 – 2 thốn, bàn tay tê tức hướng lan ra đầu ngón, nếu châm chếch về phía trên của bàn tay châm sâu hơn 1 thốn, cảm giá có thể lan tới khuỷu hoặc vai, cứu 3 mồi, hơ 5 phút. ĐÀN BÀ  CÓ CHỬA CẤM CHÂM.

-    Chủ trị: Huyệt này là huyệt chủ yếu chữa ngoại cảm và đầu mặt mồm như : cảm mạo, sốt cao, đau đầu, đau răng, hầu họng sưng đau, mắt sưng đỏ đau, say nắng, ho gà, liệt mặt, hàm răng cắn chặt, thần kinh thất thường, sâu mũi, hành kinh đau bụng, bế kinh, ngón tay tê cứng, đau lỗ đít, nổi mày đay ngứa, thần kinh suy nhược, các loại đau đớn, mũi chảy máu cam, tai điếc, mặt phù, miệng mắt méo lệch, trúng gió cấm khẩu, sốt rét, mụn nhọt, làm trụy thai, ra thai chết lưu, thương hàn đại khát, mạch nổi ở biểu, cột sống cứng, không có mồi hôi, mắt nhìn không rõ, mắt sinh màng trắng, mặt sưng môi mép không gọn, đau một bên đầu, phong một nửa người, trẻ em viêm V.A, đàn bà có chửa có thể châm tả, không thể châm bổ, bổ thì trụy thai, xem rõ thêm huyệt Tam âm giao ở túc thái âm tỳ kinh ở dưới.

-    Tác dụng phối hợp :
+Với Đại Chùy, Khúc trì chữa cảm mạo phát sốt,
+ Với Đại Chùy, Huyết hải chữa dị ứng mẩn ngứa,
+ Với Thái dương chữa răng hàm trên đau, với Giáp xa chữa răng hàm dưới đau,
 + Với Tam âm giao có tác dụng thúc đẻ ;
+ Với Thái xung gọi là «  Tứ quan huyệt » châm vào có tác dụng  điều khí huyết, hòa âm dương, trấn tĩnh, kéo huyết áp xuống, dùng để chữa trẻ em kinh phong, tinh thần thất thường, bệnh cao huyết áp,
+Với Phục lưu trị chứng ra mồ hôi nhiều,
+Với Nội quan có thể dùng gây tê cho các loại thủ thuật,
+Với Khúc trì trị phong chẩn khắp người.

5.    DƯƠNG KHÊ: 陽溪

o    Khe suối ở mặt dương
o    Có tên là Trung khôi
o    Huyệt Kinh Hỏa

-    Vị trí : Ở chỗ lõm phía cạnh quay trên mu bàn tay, giữa khe gân cơ duỗi ngắn, duỗi dài, chỗ mạch thủ dương minh đại trường hành là Kinh, Hỏa.

-    Cách châm cứu : châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 5 mồi, hơ 10 – 15 phút

-    Chủ trị : Đau đầu, tai điếc, đau mắt, tai ù, đau răng, đau cổ tay, trẻ em tiêu hóa kém, bệnh tật ở khớp và tổ chức phần mềm quanh khớp, khuỷu cánh tay không giơ lên được, đau cuống lưỡi, đau mắt đỏ, mắt có màng, nói cuồng, hay cười, thấy quỷ, bệnh nhiệt mà tâm buồn bẳn, toét mắt, quyết nghịch; ngực tức không thở được, bệnh sốt rét nóng lạnh, ho lạnh nôn ra nước bọt, hầu bại, tai kêu, kinh sợ co khuỷu tay, ghẻ lở.

-    Tác dụng phối hợp : Với Liệt khuyết trị bệnh ở gần đầu cơ vùng cổ tay, với Hợp cốc trị mắt đỏ đau.

6.    THIÊN LỊCH: 偏歷

•    Chỗ mạch đi qua mà lệch
•    Huyệt Lạc với Thủ Thái âm phế.

-    Vị trí: Tại mặt sau xương quay, cách cổ tay 3 thốn, mạch thủ dương minh tách đi sang Thái âm.

-    Cách lấy huyệt: Co khuỷu tay, từ cạnh quay nếp gấp cổ tay đến huyệt Khúc trì nối thành một đường, cách huyệt Dương khê 3 thốn là huyệt, chỗ đó hơi lõm.

-    Cách châm cứu: Châm sâu từ 6 – 8 phân, cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 phút

-    Chủ trị: Mũi chảy máu cam, đau răng, hầu họng sưng đau, cổ tay và cánh tay đau, liệt mặt, viêm amidan, đau thần kinh cẳng tay, đau vai và cánh tay, mắt lim dim mờ mờ, sốt rét nóng lạnh, bệnh điên nói nhiều, tai ù, phong mồ hôi không ra, đi đái dễ và nhiều, thực thì đau răng, điếc tai tả ở đó, hư thì răng lạnh, bại hoành cách bổ ở đó.

-    Tác dụng phối hợp: Với Ngoạiqua n, Hợp cốc trị đau răng

7.    ÔN LƯU: 溫溜

•    Trôi chảy mà ấm
•    Có tên là Nghịch chú, Phi đầu
•    Huyệt Khích

-    Vị trí: Tại cổ tay lên 5 thốn, co khuỷu tay, trên đường từ cạnh quay cổ tay lên Khúc trì, phía trên huyệt Thiên lịch 2 thốn

-    Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 5 phân đến 1 thốn, cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 phút

-    Chủ trị: Vai và cánh tay đau buốt, quai bị, viêm lưỡi, viêm vòm mồm, liệt mặt, bệnh hầu họng, sôi ruột, đau bụng, ựa ngược mà sặc, bí hơi ở trong cách, nóng rát đau đầu, hay cười, nói cuồng, thấy quỷ, mửa ra bọt dãi, phong nghịch sưng tứ chi, lưỡi thè lè.

-    Tác dụng phối hợp: với Kỳ môn chữa bị lạnh mà cứng cổ gáy

8.    HẠ LIÊM:下廉

•    Điểm trong sạch ở dưới, dưới cạnh

-    Vị trí: Huyệt Khúc trì xuống 4 thốn, cách Thượng Liêm 1 thốn

-    Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 1 – 2 thốn, cứu 5 mồi,  hơ 5 – 20 phút

-    Chủ trị: Khuỷu cánh tay đau, bụng đau, viêm tuyến vú,  rụng tóc, đau đầu, đau mắt choáng váng, ỉa như cháo loãng, lao phổi, bụng dưới chướng, nước đái vàng, đái ra máu, nói cuồng, phong 1 bên người, phong nóng, bại lạnh bất toại, phong thấp bại, tiểu trường khí bất túc, mặt không có màu sắc, có hạch hòn, bụng đau đớn như có dao đâm, bụng sườn đau tức, chạy cuồng, đau sát hai bên rốn, ăn không hóa, thở xuyên không thể đi được, môi khô mà ra nước dãi.

9.    THƯỢNG LIÊM:    上廉

•    Điểm trong sạch ở trên cạnh

-    Vị trí: Huyệt Khúc trì xuống 3 thốn, huyệt Tam lý xuống 1 thốn, chỗ phân riêng thay thế cho dương minh hội ở ngoài

-    Cách châm cứu: Châm đứng sâu 1 – 2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 20 phút

-    Chủ trị: Vai, cánh tay đau buốt, chi trên tê dại, tê bại, sôi ruột đau bụng, liệt nửa người, bong gân, chân tay tê dại, đái khó mà vàng đỏ, xương tủy lạnh, xuyễn, đại trường khí, não phong đau đầu.

10.    THỦ TAM LÝ: 手三里

•    Ba dặm (Ở tay)

-    Vị trí: Ở huyệt Khúc trì thẳng xuống 2 thốn, ấn chỗ đó thì thịt đẩy lên, đúng chỗ thịt lồi ra ;

-    Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu từ 0,5 – 2 thốn, cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 – 10 phút

-    Chủ trị: Vai, cánh tay đau, liệt nửa người, đau răng, đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, cao huyết áp, quai bị, chi trên tê bại, bệnh loét tá tràng và đau dạ dày, tiêu hóa không tốt, mất tiếng, sưng hàm má, tràng nhạc, vừa ỉa vừa mửa, bán thân bất toại, khuỷu tay co không duỗi, trúng gió trễ miệng.

-    Tác dụng phối hợp:

+ Với Túc Tam lý trị bệnh đường ruột, có thể làm tăng giảm nhu động ruột,
+Với Kiên ngung, Trung chữ trị đau vai, viêm chung quanh khớp vai,
+Với Hợp cốc, Dưỡng lão chữa ung nhọt, với Thiếu hải trị bàn tay, cánh tay tê dại,
+Với Trung quảng Túc tam lý trị bệnh loét tá tràng, với Túc Tam lý trị đồ ăn giãn hơi thành hòn cục.

11.    KHÚC TRÌ: 曲池

•    Cái đầm cong, cái ao chỗ gập
•    Huyệt Hợp Thổ

-    Vị trí: Ở đầu cao chỗ cuối cùng nếp ngang khuỷu tay

-    Cách lấy huyệt: Co khuỷu tay thành vuông góc, chỗ giữa đầu nếp gấp khuỷu tay và lồi cầu đầu xương cánh tay là huyệt. Chỗ mạch thủ dương minh đại trường vào là Hợp thổ

-    Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 – 7 mồi, hơ từ 5 – 10 phút. Có thể xuyên qua Thiếu hải, cục bộ tê tức có khi đến bàn tay, cánh tay.

-    Chủ trị: Cảm mạo, phát sốt, nôn mửa, say nắng, đau khuỷu và vai, chi trên bất toại, sưng quai bị, cao huyết áp, bệnh ngoài da, nổi mày đay ngứa, chứng động kinh, các khớp ở chi trên đau, thiếu máu, tật quá nản, cảm, tuyến giáp trạng sưng to, mắt đỏ đau, đau răng, hầu bại, tràng nhạc, da khô khan, kinh nguyệt không thông, bán thân bất toại, phong quanh mắt cá chân, bàn tay và cánh tay sưng đỏ, ác phong tà khí chảy nước mắt ra, hay quên, trong ngực tức bứt rứt, xương cánh tay trên đau đớn gân chùng ra, nắm giữ vật không được, không kéo cung mở ra được, gập duỗi khó khăn, phong bại, khuỷu tay nhỏ không có sức, thương hàn nóng dư bất tận, nhấc mình đau như sâu cắn.

-    Tác dụng phối hợp:

+Với Thiếu xung trị phát sốt, với Túc tam lý trị bệnh đường ruột,
+Với Kiên ngung, Hợp cốc trị bệnh chi trên bất toại, đau đớn,
+Với Túc tam lý, Huyết hải, Đại chùy trị nổi mày đay ngứa, với Xích trạch trị đau khuỷu tay,
+Với Đại chùy, Hợp cốc, Ấn đường, Thiếu thương trị sởi, với Đại chùy Thập tuyên trị sốt cao,
+Với Túc tam lý, Nhân nghinh trị cao huyết áp, với Đại chùy Thái xung, Túc tam lý, Hợp cốc trị nguyên phát tính tiểu cầu giảm gây ra xuất huyết dưới da (Tử điến), với Thần môn, Ngư tế trị mửa ra máu.

12.    TRỬU LIÊU:  肘髎

o    Lỗ ở khuỷu tay, sụn ở khuỷu tay
o    Có tên là Trửa giao

-    Vị trí : Khi co khuỷu tay nó ở đầu nếp gấp khuỷu ra ngoài huyệt Khúc trì, hơi hướng lên trên và ra ngoài 1 thốn, sát cạnh ngoài đầu ngoài xương cánh tay.

-    Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút

-    Chủ trị : Đau khớp khuỷu, co dúm, tê dại, viêm lồi trên phía bên ngoài xương cánh tay trên, phong lao hay nằm

-    Tác dụng phối hợp : Với Khúc trì, Thủ tam lý trị phía trên cạnh ngoài xương cánh tay trên viêm

13.    NGŨ LÝ:  五 里

•    Năm dặm
•    Có tên là Thủy ngũ lý

-    Vị trí: Huyệt Khúc trì lên 3 thốn, co khuỷu tay lấy huyệt

-    Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 1 – 2 thốn, tránh huyết quản, cứu 7 mồi, hơ 5 – 15 phút. Sách “Tố Vấn Đại” CẤM CHÂM.

-    Chủ trị: Viêm phổi, viêm phúc mạc, đau khuỷu tay, lao hạch, ho ra máu, phong lao sợ hãi, ham nằm, tứ chi không động được, chướng tức dưới tim, khí lên, mình vàng, khuỷu tay hơi có nóng, mắt nhìn mờ mờ, sốt rét lâu ngày.

14.    TÝ NHU: 臂臑

•    Bắp thịt vai bắt xuống cánh tay

-    Vị trí: Cạnh ngoài phía trước cánh tay trên, phía trước chỗ dưới cơ tam giác, Là lạc của Thủ dương minh, hội với Thủ túc thái dương. Hơi nâng tay lên lấy huyệt

-    Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15 phút

-    Chủ trị: Đau cánh tay, liệt nửa người, bệnh mắt, nóng rét, cổ gáy co cấp, bả vai đau không thể nâng lên, tràng nhạc.

-    Tác dụng phối hợp: Thấu huyệt Nhu thượng với Khúc trì trị đau vai và cánh tay, với Tinh minh, Thừa khấp trị bệnh mắt.
Mũi kim hơi hướng lên thấu Kiên ngung dùng vào châm tê mổ vùng ngực, với Trửu liêu trị cánh tay đau không nâng lên được.

15.    KIÊN NGUNG: 肩髃

•    Góc vai
•    Có tên là Trung kiên tỉnh, Thiên kiên

-    Vị trí: Huyệt ở đầu vai, đúng khớp vai, chỗ đó hội của Thủ dương minh và Dương kiểu.

-    Cách lấy huyệt: Giơ ngang cánh tay, chỗ xương cao to đầu khớp vai hơi lui về phía trước và xuống hơn 1 thốn, ở đó có 1 hố lõm là huyệt.

-    Cách châm cứu: Giơ tay có thể châm đứng sâu 0,5 – 1 thốn. Khi để xuôi có thể châm mũi kim chếch xuống 1 – 2 thống, cứu 10 mồi, hơ 5 – 10 phút. Nếu cứu phong 1 bên người thì nên cứu 7 x 7 = 49 mồi, không nên cứu nhiều, sợ bàn tay và cánh tay nhỏ đi. Nếu bênh phong gân cốt không có sức lâu ngày không khỏi, cứu không sợ nhỏ. Châm thì tiết nhiệt khí ở vai và cánh tay.

-    Chủ trị: Vai và cánh tay đau đớn, chi trên bất toại, trúng gió liệt nửa người, cao huyết áp, đau khớp vai, viêm chung quanh khớp vai, chứng nhiều mồ hôi, bệnh nhiệt nóng trong vai không thể ngoái cổ lại được, tay không hướng lên đầu được, phong nhiệt ẩn chẩn, sắc mặt khô xác, lao khí ra tinh, thương hàn sốt không thôi, tứ chi nhiệt, mọi thứ anh khí (các loại u bướu ở cổ). Sử về châm chép ở Châu Lỗ đời Đường, Khố Địch Kiêm không thể kéo cung, Châu Quyền châm Kiên ngung kim tiến xong thì có thể kéo cung được.

-    Tác dụng phối hợp: Với Khúc trì, Hợp cốc chữa vai và cánh tay đau đớn, với Kiên nội lăng, Kiên liêu, Khúc trì trị bệnh tật ở khớp vai, với Kiên liêu, Dương lăng tuyền trị viêm bao hoạt dịch dưới ụ vai, với Dương khê trị phong chẩn.


16.    CỰ CỐT: 巨骨

•    Xương to

-    Vị trí: Ở chỗ lõm giữa mỏm ngoài xương đòn và võng xương bả vai. Chỗ đó hội của Thủ dương minh và Dương kiều.

-    Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 1 – 1,5 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 20 phút

-    Chủ trị: Vai, cánh tay đau, không co duỗi được, thổ huyết, lao hạch ở cổ, bệnh ở khớp vai và tổ chức phần mềm, kinh giản, bướu cổ, trong ngực có huyết ứ + Túc lâm khấp.

-    Tác dụng phối hợp: Với Kiên liêu thấu Cực tuyền, Dương lăng tuyền trị viêm chung quanh khớp vai, với Khổng tối, Xích trạch, Ngư tế trị lạc huyết, với Tiền cốc trị cánh tay không nâng lên được.

17.    THIÊC VẠC:( Thiên  Đỉnh) 天鼎

•    Cái vạc của trời

-    Vị trí: Ở huyệt Phù dột cạnh cổ xuống 1 thốn, phía sau cơ ức đòn chũm, ở giữa huyệt Phù dột và huyệt Khuyết bồn.

-    Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15 phút

-    Chủ trị: Ho hen, nhiều đờm, hầu họng sưng đau, viêm amidan, viêm đầu hầu, lao hạch cổ, chứng tê bại cơ xương lưỡi, bạo câm không nói được, khí vướng, trong hầu kêu.

18.    PHÙ ĐỘT: 扶突

•    Giúp sự xúc phạm, giúp sự bất ngờ
•    Có tên là Thủy huyệt

-    Vị trí : Ở kết hầu sang 3 thốn, chỗ giữa nhánh đòn và nhánh ức nhập vào thành cơ ức đòn chũm, huyệt Khí xá lên 1,5 thốn.

-    Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút.

-    Chủ trị : Ho  hen, nhiều đờm, hầu họng sưng đau, câm điếc, nuốt vào họng khó khăn, trong họng như có tiếng gà nước kêu.

-    Tác dụng phối hợp : Với Thiên đột, Thái khê trị ho hắng, với Thiên đột, Hợp cốc trị ho hắng, với Thiên đột, Thái khê trị hầu kêu, ho hắng nhổ bọt nhiều.

19.    HÒA LIÊU:和髎

•    Cái lỗ hình hạt lúa
•    Có tên Trưởng nguyên

-    Vị trí: Từ huyệt Nhân trung ra hai bên 5 phân, chỗ mạch khí Thủ dương minh phát.

-    Cách châm cứu: Châm chếch kim sâu đến 3 – 5 phân, CẤM CỨU.

-    Chủ trị: Tê liệt thần kinh mặt, chảy máu mũi, tắc mũi, viêm mũi, thi quyết và miệng không thể há ra, mũi có thịt thừa.

-    Tác dụng phối hợp: Với Khiên chính, Địa thương, Tứ bạch, Dương bạch trị thần kinh mặt tê bại, với Ấn đường, Liệt khuyết trị mũi chảy máu.

20.    NGHINH HƯƠNG: 迎香

•    Đón mùi thơm

-    Vị trí: Ở cạnh ngoài lỗ mũi 5 phân, chỗ đó hội của Thủ Túc dương minh.

-    Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 1 – 3 phân thốn hoặc châm chếch vào và lên 0,5 – 1 thốn, không cứu được vì kẹt. CẤM CỨU.

-    Chủ trị: Các nghẹt mũi, mũi sâu, cảm mạo, ra gió chảy nước mắt, liệt mặt, châm thấu Tứ bạch có thể chữa giun chui ống mật, viêm hốc cạnh mũi, phong một bên miệng méo, mặt ngứa sưng phù, phong rung rung, giống như giun bò, môi sưng đau, thở xuyễn, mũi lệch, nhiều nước mũi, chảy máu mũi, mũi có thịt thừa, xương mũi có mụn.

-    Tác dụng phối hợp: Với Thượng tinh, Hợp cốc chữa các bệnh về mũi, với Thính hội chữa tai điến, bí hơi, Thấu tứ bạch với Nhân trung, Đảm nang huyệt, Túc tam lý, Trung quản trị chứng giun chui đường mật, Thấu Tỵ thông với Khúc trì, Thượng tin, Hợp cốc trị viêm hốc cạnh mũi, với Ấn đường, Hợp cốc trị viêm mũi mạn tính, với Hợp cốc trị mặt sưng ngứa.