Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

BẢNG TRA: MỘT HUYỆT CÓ NHIỀU TÊN - PHẦN 1: BẢNG CÙNG TÊN KHÁC HUYỆT; KINH PHẾ; KINH ĐẠI TRƯỜNG; KINH VỊ; KINH TỲ; KINH TÂM; KINH TIỂU TRƯỜNG; KINH BÀNG QUANG

Trong sách " Kinh huyệt tiện lãm" của Vương Dã Phong do Thượng Hải khoa học kỹ thuật đã xuất bản tháng 3-1960 và sách "Châm cứu học" của Tổ nghiên cứu khoa giáo châm cứu học Trung y học hiệu tỉnh Giang Tô 1957 có Bảng tra các loại huyệt có nhiều tên, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc Bảng Tra này trong nhiều phần khác nhau.

BẢNG CÙNG TÊN KHÁC HUYỆT:

1. Lâm khấp:
  • Đầu lâm khấp - thuộc kinh Đản
  • Túc lâm khấp - thuộc kinh Đản
 2. Khiếu âm:
  • Đầu khiếu âm - thuộc kinh Đản
  • Túc khiếu âm - thuộc kinh Đản
3. Thông Cốc:
  • Thông cốc ở bụng - thuộc kinh Thận
  • Thông cốc ở chân - thuộc kinh Bàng Quang
4. Dương quan:
  • Yêu dương quan - thuộc mạch Đốc
  • Tất dương quan - thuộc kinh Đản
5. Tam lý:
  • Thủ tam lý -thuộc kinh Đại trường
  • Túc tam lý - thuộc kinh Vị
6. Ngũ lý:
  • Thủ ngũ lý - thuộc kinh Đại Trường
  • Túc ngũ lý - thuộc kinh Can

 TRÍCH YẾU CÁC TÊN KHÁC CỦA KINH HUYỆT:


I/ Kinh Phế:
  1. Trung phủ: có tên Ưng du; Ưng trung du; Phế mộ; Phủ trung
  2. Liệt khuyết: có tên Đồng huyền; Uyển lao
  3. Hiệp bạch: Giáp bạch
  4. Xích trạch: Quỷ thụ; Quỷ đường
  5. Thái Uyên: Thái tuyền; Quỷ tâm
  6. Ngư tế: Thái tuyền; Quỷ tâm
  7. Thiếu thương: Quỷ tín
II/ Kinh Đại Trường:
  1.  Hợp cốc: có tên Hổ Khẩu; Hàm khẩu; Hợp cốt
  2. Dương khê: có tên Trung khôi
  3. Ôn lưu: có tên Xà đầu; Nghịch chú; Trì đầu
  4. Ngũ lý: có tên Xích chi ngũ lý; Thủ chi ngũ lý
  5. Kiên ngung: có tên Trung kiên tỉnh; Kiên tiêm; Kiên cốt; Thiên cốt; Ngung cốt; Biển kiên
  6. Thương dương: Tuyệt dương
  7. Nhị gian: Gian cốc; Chu cốc
  8. Tam gian: Thiếu cốc; Tiểu cốc
  9. Hạ liêm: Thủ chi hạ liêm
  10. Thượng liêm: Thủ chi thượng liêm
  11. Thủ tam lý: Thượng tam lý; Quỷ tà
  12. Khúc trì: Quỷ thần; Dương trạch
  13. Trửu liêu: Trửu tiêm
  14. Tý nhu: Đầu xung; Cảnh xung
  15. Thiên vạc: Thiên đỉnh; (nghi là Thiên hạng)
  16. Phủ dột: Thủy huyệt
  17. Hòa liêu: Trường tần; Trường Xúc; Trường liêu; Trường giáp; Trường đốn
  18. Nghinh hương: Xung dương
III/ Kinh Vị
  1. Giáp xa: có tên Lợi quan; Khúc nha; Cơ quan; Quỷ sàng; Quỷ lâm
  2. Khuyết bồn: có tên Thiên cái; Xích cái
  3. Thiên khu: có tên Trường khê; Trường cốc; Cốc môn; Tuần tế; Đại trường mộ; Tuần nguyên; Bổ nguyên
  4. Khí xung: có tên Khí nhai; Dương tỷ (Tê)
  5. Tam lý: có tên Hạ lăng; Quỷ tà; Hạ tam lý
  6. Thượng cự hư: có tên Cự hư thượng liêm; Thượng liêm
  7. Hạ cự hư: có tên Cự hư hạ liêm; Hạ liêm
  8. Xung dương: có tên Phu dương; Hội nguyên; Hội cốt; Hội quật; Hội dũng
  9. Thừa khấp: Diện liêu; Hề huyệt; Khê huyệt
  10. Địa thương: Vị duy; Hội duy
  11. Đại nghinh: Tủy khổng
  12. Đầu duy: Tảng đại
  13. Nhân nghinh: Thiên ngũ hội; Ngũ hội
  14. Thủy đột: Thủy môn; Thủy thiên
  15. Nhũ trung: Dương nhũ
  16. Nhũ căn: Tiết tức
  17. Thái ất: Thái nhất
  18. Hoạt nhục môn: Hoạt nhục
  19. Đại cự: Dịch môn
  20. Quy lai: Khê cốc; Khê huyệt
  21. Phục thỏ: Ngoại khâu; Ngoại câu
  22. Âm thị: Âm vạc
  23. Lương khâu: Khóa cốt; Hạc đỉnh
  24. Giải khê: Hài đới.

1 nhận xét: