TÚC THÁI ÂM TỲ KINH: 21 HUYỆT | ||
1. Ẩn bạch
Vị trí: Ở cạnh trong góc móng ngón chân cái.
Cách lấy huyệt: Ngồi ngay, bàn chân, đặt ngang bằng, ở cạnh trong, các góc gốc móng chân cái hơn 0,1 thốn. (H. 60) Cách châm: Châm sâu hơn 0,1 thốn, hoặc chích nặn máu. Cứu 3 mồi, hoặc hơ 5 phút. Chủ trị: trướng bụng, nôn mửa, kinh nguyệt không đều (quá nhiều) băng huyết, hôn mê, mất ngủ, bệnh tinh thần, trẻ em kinh phong. Tác dụng phối hợp: Với Huyết hải, Thần môn trị Tử cung xuất huyết; với Đại đôn (cứu) làm tăng tiểu cầu, chống các loại xuất huyết. Hình 60 2. Đại đô Vị trí: Cạnh ngón chân cái, phía trước và dưới khớp bàn và ngón, chỗ thấy da trắng đỏ. (H. 60). Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 3 mồi. Chủ trị: Bụng trướng, bụng đau, sốt cao, không ra mồ hôi. 3. Thái bạch Vị trí: Ở cạnh trong bàn chân (phía ngón cái) trong chỗ lõm dưới gầm đầu ngoài xương bàn chân số 1. Cách lấy huyệt: Để bàn chân ngang bằng, ở phía sau khớp đốt ngón cái và đốt bàn số 1, chỗ lõm dưới đầu xương bàn. (H. 60) Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 3 mồi hoặc hơ 5 phút. Chủ trị: Đau dạ dày, nôn mửa, tiêu hoá kém, đầy trướng bụng, lỵ, táo bón, ợ hơi. Tác dụng phối hợp: Với Nội quan chữa đau dạ dày. 4. Công tôn Vị trí: Ở cạnh xương bàn chân, phía ngón cái, phía dưới gâm xương và trước khớp nối xương bàn chân số 1 và xương cổ chân có chỗ lõm là huyệt. (H. 60) Cách lấy huyệt: Bàn chân để ngang bằng lấy ở vị trí như trên. Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,6 – 1,5 thốn. Cứu 3 mồi hoặc hơ 5 phút. Chủ trị: Đau dạ dày, nôn mửa, tiêu hoá kém, đau bụng, ỉa chảy, lỵ, đau ngón chân. Tác dụng phối hợp: Với Lương khâu trị nôn mửa và dạ dày đa toan, với Tỳ du, Bĩ căn, Chương môn trị lá lách sưng to (cứu); với Nội quan, chữa đau dạ dày, nôn mửa. 5. Thương khâu Vị trí: Chỗ lõm trước và dưới mắt cá trong chân, ở giữa đường nối từ lồi xương thuyền và chỗ nhọn mắt cá trong chân. (H. 60) Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 3 mồi. Chủ trị: Viêm dạ dày, viêm ruột, tiêu hoá kém, đau vùng mắt cá chân. 6. Tam âm giao Vị trí: Từ đỉnh mắt cá trong chân lên 3 thốn, phía sau xương chầy. Cách lấy huyệt: Huyệt ở phía sau xương chầy, cách mắt cá trong 3 thốn về phía trên. (H. 60) Cách châm: Châm đứng kim, hướng về phía huyệt Tuyệt cốt sâu 0,5 – 1 thốn, nếu mũi kim chếch xuống theo ven sau xương chầy, sâu 1 – 2 thốn, có tê lan đến mắt cá trong. Cứu 3 mồi, hơ 5 –10 phút. Chủ trị: Phạm vi chủ trị rất rộng. Đàn bà: Kinh nguyệt không đều, quá nhiều băng huyết, đau bụng hành kinh, choáng váng sau đẻ, khí hư, ngứa cửa mình. Đàn ông: Xuất tinh sơm, di tinh, liệt dương, đau dương vật. Và các bệnh: Phù thũng, khó tiểu tiện, đái dầm, tiêu hoá kém, đầy trướng bụng, sôi bụng, mất ngủ, trúng gió hư thoát, suy nhược thần kinh, trĩ sưng đau, đau chi dưới, thấp chẩn. Tác dụng phối hợp: Với Túc tam lý, trị bệnh đường ruột, với Quan nguyên (hoặc Trung cực) trị đái dầm; với Nội quan, Thái xung trị lưỡi nứt chảy máu, với Khí hải, Trung cực, Trung quản trị bế kinh, kinh nguyệt không đều, với Hợp cốc để đẻ nhanh, dễ đẻ. 7. Lậu cốc Vị trí: Phía sau xương chầy, chỗ lõm trên Tam âm giao 3 thốn. (H. 60). Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1,5 thốn. Cứu 3 mồi. Chủ trị: Bụng trướng sôi, sôi ruột, đùi và gối lạnh, tê bại. 8. Địa cơ Vị trí: Huyệt Nội Tất Nhỡn (Tất nhỡn phía trong) xuống 5 thốn. Cách lấy huyệt: từ chính giữa cạnh trong xương bánh chè xuống 5 thốn, cạnh trong đầu trên xương chầy. (H. 60) Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 đến 1 thốn, duỗi chân mà châm. Cứu 3 – 5 mồi, hơ 5 phút. Chủ trị: Đầy bụng, tiểu tiện khó, kinh nguyệt không đều, đau bụng hành kinh, di tinh, phù thũng, Tác dụng phối hợp: Với Tam âm giao hoặc Huyết hải trị kinh nguyệt không đều. 9. Âm lăng tuyền Vị trí: Cạnh trong đầu trên xương chầy, dưới đầu to của xương chầy, chỗ hố lõm đối bên của lồi cao Dương lăng tuyền. (H. 61) Cách lấy huyệt: Ngồi ngay co gối hay nằm ngửa, duỗi chân. Từ chính giữa xương bánh chè xuống chính giữa mặt trước xương chầy, đến chỗ lồi cao nhất dưới đầu gối, từ đó ngang vào phía trong 4 thốn, ở phía trong và sau bờ xương. Cách châm: Châm kim chếch xuống, sâu 0,5 đến 1 thốn (hoặc hướng về phía Dương lăng tuyền). Cứu 3 mồi, hơ 5 phút. Chủ trị: Bụng trướng, phu thũng, tiểu tiện khó, tiểu tiện không dứt, ỉa chảy, đau gối, di tinh. Tác dụng phối hợp: Với Dương lăng tuyền trị đau khớp gối; với Thuỷ phân trị phù thũng, với Tam âm giao, Khí hải trị tiểu tiện không thông; với Dũng tuyển trị đau tiểu đường lan sang rốn. 10. Huyết hải Vị trí: Ở cạnh trong đùi, trên đầu gối 2 thốn Cách lấy huyệt: Ngồi co gối chân buông thõng, thầy thuốc úp bàn tay vào xương bánh chè người bệnh, ngón cái vào phía trong, chỗ đầu ngón cái là huyệt (H. 61). Cạnh trong cơ 4 đầu đùi. Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn. Cứu 3 mồi hoặc hơ 5 phút. Chủ trị: đau bụng kinh nguyệt không đều, bế kinh, băng huyết, nổi mề đay, thấp chẩn, viêm da thần kinh, đau khớp gối. Tác dụng phối hợp: Với Địa cơ trị kinh nguyệt không đều; với Khúc trì trị nổi mề đay, ngứa (tầm ma chẩn), với Hợp cốc, Tam âm giao trị bế kinh. Hình 61
11. Cơ môn
Vị trí: Từ phía trên của cạnh trong xương bánh chè lên thẳng 8 thốn, hoặc trên Huyết hải 6 thốn. (H. 61) Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, tránh động mạch. Cứu 3 mồi. Chủ trị; Tiểu tiện không thông, viêm hạch bẹn, đái dầm. 12. Xung môn Vị trí: Từ chính giữa bờ trên xương mu sang mỗi bên 3,5 thốn (H. 53) Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,7 đến 1 thốn (tránh động mạch). Cứu 5 mồi. Chủ trị: Viêm tinh hoàn, Viêm đau ống dẫn tinh, viêm nội mạc Tử cung, lòi dom (thoát giang). 13. Phủ xá Vị trí: Từ Xung môn chéo lên 0,7 thốn, cách đường giữa trước bụng 4 thốn. (H53) Cách châm: châm đứng kim, sâu 1 đến 2 thốn. Cứu 5 mồi. Chủ trị: Đau bụng, lòi dom, viêm ruột thừa, táo bón. 14. Phúc kết Vị trí: Từ giữa rốn ra 4 thốn, rôi từ đó xuống 1,3 thốn. (H. 53) Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 đến 2,5 thốn. Cứu 5 mồi. Chủ trị: Đau quanh rốn, sán khí (các dạng đau co thắt ổ bụng), ỉa chảy. 15. Đại hoành Hình 53 Vị trí: Giữa rốn sang ngang 4 thốn (H. 53) Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-2,5 thốn. Cứu 5 mồi. Chủ trị: Trướng bụng, táo bón, liệt ruột, ỉa chảy, đau bụng dưới, ký sinh trùng đường ruột (giun sán). 16. Phúc ai Vị trí: Thẳng huyệt Đại hoành lên 3 thốn, Nhâm mạch ra 4 thốn (H. 53) Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1,5 đến 2 thốn. Cứu 5 mồi. Chủ trị: Đau bụng, tiêu hóa kém, táo bón, lỵ. 17. Thực đậu Vị trí: Liên khe sườn 5-6. Nhâm mạch ra 6 thốn (H. 62) Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5-0,8 thốn. Cứu 5 mồi. Chủ trị: Sườn ngực trướng đau 18. Thiên khê Vị trí: Khe liên sườn 4-5. Nhâm mạch ra 6 thốn (H. 62) Cách châm: Châm chếch kim, sâu đến 0,8 thốn. Cứu 5 mồi Chủ trị: Ngực đau, ho, viêm tuyến vú, ít sữa. 19. Hung hướng Vị trí: Khe liên sườn 3-4. Nhâm mạch ra 6 thốn (H. 62) Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5-0,8 thốn. Cứu 5 mồi. Chủ trị: Sườn ngực trướng đau 20. Chu vinh Vị trí: Khe liên sườn 2-3. Nhâm mạch ra 6 thốn (H. 62) Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5-0,8 thốn. Cứu 5 mồi Chủ trị: Sườn ngực trướng đau, ho 21. Đại bao Vị trí: Từ giữa nách xuống khe liên sườn 6-7 (H. 62) Cách lấy huyệt: Tay giơ ngang, từ giữa nách kẻ thẳng xuống tới khe liên sườn 6-7 Cách châm: Châm theo khe sườn, chếch kim, sâu từ 0,3-0,6 thốn. Hơ từ 3-5 phút Chủ trị: Đau liên sườn, đau toàn thân, mỏi tứ chi. Tác dụng phối hợp: Với Ngoại quan, Dương lăng tuyền trị đau thần kinh liên sườn. Hình 62 |
Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015
TÚC THÁI ÂM TỲ KINH
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Trả lờiXóaeva air việt nam
đại lý vé máy bay đi mỹ
hãng hàng không korean air tại việt nam
vé máy bay khứ hồi đi mỹ giá rẻ
giá vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngau Hung Du Lich
Tri Thuc Du Lich