Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

Bài trị ho gà

 Y học cổ truyền gọi ho gà là bách nhật khái, sinh khái (ho cơn). Nguyên nhân gây bệnh do tà khí qua miệng mũi vào phế, phế khí không thông, nghịch lên gây ho, bên trong đờm nhiệt ẩn nấp ở phế, gây nên các cơn ho kịch liệt.

Bệnh kéo dài ảnh hưởng đến phế khí, phế âm và sinh ra các biến chứng.

Giai đoạn đầu ho gà (cảm nhiễm, phế hàn): 

người bệnh có biểu hiện chảy nước mũi, ngạt mũi, ho liên tục, ngày nhẹ đêm nặng, rêu lưỡi trắng mỏng. Phương pháp chữa là tuyên phế trừ tà hay tân ôn tuyên phế.

Giai đoạn ho cơn (thường do đàm nhiệt, phế nhiệt): 

sau khi mắc khoảng 1 tuần, người bệnh ho càng ngày càng nặng, sau cơn ho có tiếng rít, nôn ra đờm dãi, thức ăn; nếu ho nhiều có thể ra máu, xuất huyết dưới niêm mạc, chảy máu cam, mi mắt nề, rêu lưỡi vàng hoặc vàng dày. Phương pháp chữa là thanh phế tiết nhiệt, hóa đàm (tuyên phế tiết nhiệt). 

Giai đoạn phục hồi ho gà (phế khí hư hoặc phế âm hư): 

Người bệnh ho giảm nhẹ dần, số lần ho ít hơn, tiếng rít giảm dần đến hết, cơn ho yếu, thở ngắn, dễ ra mồ hôi, khát nước, triều nhiệt, chất lưỡi đỏ. Phương pháp chữa là tư dưỡng phế âm, phế khí. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét