Sởi hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, rất dễ lây lan trong cộng đồng và nguy hiểm nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Đông y gọi bệnh sở là Ma chẩn hay sa tử và có những bài thuốc điều trị theo từng thời kỳ.
Theo đông y, bệnh sởi do khí độc đi vào Phế, phế chủ bì mao nên có các nốt ban đỏ, khoảng 10 ngày các nốt ban bay mất. Nhưng nếu cơ thể suy yếu, nhiệt thịnh bế ở trong, nhiệt tà quá mạnh không ra ngoài (các nốt ban không mọc) dễ gây biến chứng: viêm phổi, tiêu chảy …
Thời kỳ phát sốt (3 – 4 ngày): Người bệnh bắt đầu sốt, ho, chảy nước mũi, chảy nước mắt, người mệt mỏi, sốt cao dần, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, niêm mạc miệng có ban chẩn, xem kỹ vùng tai, gáy, cổ, lưng có một vài điểm ban đỏ (rất giống thời kỳ khởi phát của các bệnh truyền nhiễm khác, cần chú ý dịch tễ học).
Thời kỳ sởi mọc (3 – 4 ngày): Xuất hiện các nốt ban sởi, tuần tự từ đầu, mặt, thân mình, lòng bàn tay, bàn chân, mọc càng ngày càng dày, sốt cao, ho nhiều, đại tiện nát, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch sác. Phép chữa là thanh nhiệt giải độc.
Thời kỳ sởi bay (3 – 4 ngày): Sốt có giảm, nhưng còn triều nhiệt do tân dịchgiảm, ho, miệng khô, lưỡi đỏ, rêu ít.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét