Những đặc điểm lâm sàng của bệnh này thường gặp là sốt nhẹ kéo dài, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, đau nhức lưng, viêm miệng, nhiễm khuẩn.
Những đặc điểm lâm sàng của bệnh này thường gặp là sốt nhẹ kéo dài, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, đau nhức lưng, viêm miệng, nhiễm khuẩn. Chứng bạch cầu giảm là một bệnh mạn tính thuộc phạm trù chứng “hư lao”, “huyễn vựng”.
Chứng bệnh này thường chia làm 2 loại: nguyên phát và thứ phát. Hiện người ta đã biết nguyên nhân gây bệnh có thể do các chất hóa học và các yếu tố vật lý, hoặc do nhiễm khuẩn và các loại bệnh khác. Các độc tố có hại có thể tác động trực tiếp gây phản ứng dị ứng lên tế bào bạch cầu hoặc ức chế chức năng tạo máu.
Các thể bệnh
Chứng bạch cầu giảm do khí âm lưỡng hư:
Triệu chứng chủ yếu chóng mặt, mệt mỏi, lười hoạt động, ra mồ hôi, lưỡi thon đỏ nhợt, mạch hư nhỏ. Phương pháp chữa: ích khí dưỡng âm.
Tâm tỳ lưỡng hư:
Triệu chứng chủ yếu váng đầu hồi hộp, mất ngủ, nhiều mộng, hay quên, mệt mỏi ăn ít tiêu lỏng, lưỡi nhợt, rêu mỏng, mạch tế hoặc kết đại. Phương pháp chữa: bổ ích tâm tỳ.
Chứng bạch cầu giảm do can thận âm hư
Triệu chứng chủ yếu đau váng đầu, hoa mắt ù tai, lưng gối nhức mỏi, hai chân teo yếu, miệng khô, lưỡi khô đỏ, ít rêu, mạch huyền tế. Phương pháp chữa: tư dưỡng can thận.
Chứng bạch cầu giảm do tỳ thận dương hư:
Triệu chứng chủ yếu váng đầu, sắc mặt vàng úa, người và chân tay lạnh, mệt mỏi, ăn ít tiêu lỏng, lưng đau tiểu nhiều, lưỡi bệu nhợt rêu trắng, mạch nhược. Phương pháp chữa: ôn bổ tỳ thận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét