Chứng gối sưng đau được Y học cổ truyền xếp vào chứng tý, thống phong, hạc tất phong, lịch tiết phong. Chứng gối sưng đau do liên quan ba kinh âm Can, Tỳ, Thận.
Can chủ cân, Tỳ chủ nhục, Thận chủ xương. Gối là nơi sưng đau. Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng nguyên nhân:
Gối sưng đau do khí huyết hư tổn:
Người bệnh có biểu hiện gối sưng đau, chân tay yếu mỏi vô lực, sắc mặt úa vàng, choáng váng, hồi hộp, chất lưỡi đỏ nhạt hoặc đỏ non, rêu trắng mỏng, mạch trầm tế. Phép điều trị là bổ khí huyết, ấm kinh mạch, tán phong thấp.
Gối sưng đau do can thận hư tổn:
Người bệnh có biểu hiện hai gối sưng to và đau, lưng đau mỏi, chi dưới teo cơ, đi đứng khó khăn, choáng váng, tinh thần mỏi mệt, người gầy hoặc to mập, chất lưỡi nhợt hoặc tối, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế vô lực. Phép điều trị là bổ can thận, tăng tinh tủy, tán hàn thấp.
Gối sưng đau do hàn thấp nghẽn trệ:
Người bệnh có biểu hiện hai gối sưng to, đau dữ dội, khó đi lại, cơ thể lạnh tay chân lạnh, sắc mặt trắng xanh, chất lưỡi tía tối, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm khẩn hoặc trầm trì: Phép trị là tán hàn ôn kinh, trừ thấp hoạt huyết.
Gối sưng đau do nhiệt độc cốc phá ở trong:
Người bệnh có biểu hiện khớp gối sưng đỏ đau dữ dội, co duỗi khó khăn, mình nóng, tâm phiền khát nước, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện khô kết, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hơi khô, mạch hoạt sác. Phép điều trị nên thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết lợi khớp xương.
Gối sưng đau do thấp độc tích đọng:
Người bệnh có biểu hiện khớp gối sưng đau nặng nề, đầu u ám, mình nặng nề, chân tay thân mình căng trướng, bụng trướng đầy có lúc buồn nôn, đại tiện không thành khuôn, chất lưỡi đỏ nhạt hoặc tối nhạt, rêu lưỡi trắng nhớt mà nhuận, mạch trầm hoãn hoặc huyền hoạt. Thấp độc lưu đọng gây nên bệnh. Phép điều trị là lợi thấp khư phong, ích huyết giải độc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét