Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Chữa chứng đái dầm ở trẻ em

(SKDS) - Đái dầm là tình trạng trẻ em từ 3 tuổi trở lên khi đi ngủ tự đái mà không biết. Thống kê cho thấy tỷ lệ đái dầm chiếm khoảng 3% trẻ em. Tuy nhiên bệnh cũng có thể gặp ở người lớn. Đái dầm tuy không nguy hiểm, nhưng gây phiền toái trong cuộc sống và làm mất tự tin (nhất là ở người lớn).
Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân gây chứng đái dầm do thận khí hư hàn không khế ước được bàng quang; do cơ thể suy nhược, tỳ, phế khí hư hoặc do can kinh uất nhiệt, thói quen xấu của trẻ em.
Do thận chủ sinh dục tiết niệu, chủ nhị tiện, chủ tiền âm và hậu âm, thận hư không thể thu nhiếp, cố sáp nước tiểu được gây nên đái dầm.
Cần chú ý phân biệt tình trạng đái dầm dề, không tự chủ trong các bệnh lý thần kinh: tai biến mạch máu não, tổn thương tuỷ sống, u não… gây rối loạn cõ vòng gây nên với chứng đái dầm.
Đái dầm theo y học cổ truyền có những thể bệnh và chứng trạng khác nhau  tương ứng với mỗi thể bệnh như sau:

Thể thận dương hư
Chứng trạng:
Tiểu tiện trong, nhiều, nhỏ giọt không dứt, sắc mặt trắng bệch, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối mỏi yếu, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch trầm tế vô lực.
Pháp điều trị: Ôn bổ thận dương
Thể phế tỳ khí hư
Chứng trạng:
Luôn muốn đi tiểu, sắc mặt tối xám, hụt hơi mất sức, kém ăn, bụng dưới chướng, phân nát, chất lưỡi nhạt, rêu mỏng, mạch tế vô lực.
Pháp điều trị: Bổ tỳ ích khí
Thể can kinh uất nhiệt
Chứng trạng:
Tiểu tiện nhiều lần, nhỏ giọt, sắc vàng đỏ, bứt rứt dễ cáu, lòng bàn tay chân nóng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt mỏng, mạch huyền.
Pháp điều trị: Tả can thanh nhiệt

Chữa chứng đái dầm ở trẻ em
Đào nhân
Thể hạ tiêu ứ trệ
Chứng trạng:
Tiểu tiện nhỏ giọt không thông, bụng dưới chướng đầy ngâm ngẩm đau, có thể sờ thấy cục báng, chất lưỡi tím tối hoặc có ban ứ, rêu lưỡi mỏng, mạch sáp.
Pháp điều trị: Hoạt huyết hoá ứ

Phòng bệnh:
- Buổi tối không nên uống nhiều nước, cơm tối ăn nhiều thức ăn khô, ít uống canh.
- Nếu thuộc trường hợp đái dầm ở trẻ em, chú ý buổi tối tránh hưng phấn quá độ, ban đêm định giờ gọi trẻ dậy đi tiểu, để hình thành được phản xạ đi tiểu theo thời gian nhất định.
Lương y Vũ Quốc Trung

1 nhận xét: