Thứ Tư, 14 tháng 10, 2020

Bài trị chứng đau đầu theo đông y

 Theo y học cổ truyền, đầu là nơi hội tụ của các đường kinh dương, qua đó huyết tinh hoa của ngũ tạng, khí thanh dương của lục phủ đều hội tụ ở đầu. Bệnh đau đầu thuộc phạm trù "đầu thống" của y học cổ truyền và được chia thành 2 loại là đau đầu do ngoại cảm và đau đầu do nội thương.

Ngoại cảm gây đau đầu thường do lục dâm tác động vào đầu, trong đó phong tà giữ vai trò chủ đạo và kết hợp với hàn, nhiệt, thấp. Hàn làm tắc kinh mạch, nhiệt làm náo loạn thanh không (khí huyết nghịch loạn), thấp che thanh khiếu, thanh dương, không thăng lên đầu được.

Nội thương gây đau đầu thường do khí hư, khí huyết trệ, huyết ứ làm mạch lạc không được nuôi dưỡng, hoặc thận thủy bất túc, can, dương thượng thăng, tình chí bất hòa, khí uất hóa hỏa làm thanh khiếu bị nhiễu loạn hoặc đờm ẩm thực tích.

Vị trí đau đầu có thể bên phải, đau bên trái, đau chính giữa đỉnh đầu hoặc đau mắt mờ tối, tim đau nóng phiền... Nếu đau nặng thì trong não đau nhói trong tim phiền loạn.

Cơ chế sinh bệnh của đau đầu là ngoại cảm hay nội thương đều làm cho mạch lạc mất điều hòa, khí huyết bị trở ngại.

Về điều trị tuy chỉ phát một chứng đau nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra nên phải căn cứ vào nguyên nhân và chứng trạng mà có cách điều trị khác nhau.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến một số thể đau đầu do nội thương gây ra:

Đau đầu do can dương vượng

Triệu chứng: Đầu váng, căng, đau, tâm phiền dễ cáu, ngủ không yên (tâm hỏa nhiễu động) mặt đỏ, mồm khô, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch huyền hoặc tế sác (âm hư) thường là huyết áp cao vừa. Nguyên nhân là do can âm kém, can dương thượng cang gây đau đầu.

Phép trị Đau đầu do can dương vượng: 

Bình can tiềm dương.

Đau đầu do đờm trọc

Triệu chứng: Đầu đau căng, buồn nôn, nôn mửa đờm rãi, ngực bụng đầy tức, rêu lưỡi cáu trắng, mạch hoạt. Nguyên nhân là do đờm trọc thịnh, uất kết lại che mất đường lên của thanh dương gây nên.

Phép trị Đau đầu do đờm trọc:

 Hóa đờm giáng nghịch.

Đau đầu do huyết ứ

Triệu chứng: Đau đầu lâu không khỏi, chỗ đau cố định không di chuyển, như dùi đâm hoặc có tiền sử ngoại thương phần đầu, lưỡi tím hoặc có ban ứ, rêu trắng mỏng, mạch tế sáp.

Phép trị Đau đầu do huyết ứ: 

Hoạt huyết hóa ứ.

Đau đầu do khí hư

Triệu chứng: Đau đầu âm ỉ liên miên, làm việc quá sức thì đau tăng, người mệt ăn kém, thiếu khí, mạch tế vô lực. Đó là do lao lực quá độ, hoặc sau khi ốm nặng, hoặc ăn uống thất thường gây nên khí huyết hư, không nuôi dưỡng được đầu.

Phép trị Đau đầu do khí hư: 

Bổ khí.

Hỗ trợ điều trị ung thư phế quản theo đông y

 Y học cổ truyền hỗ trợ điều trị ung thư phế quản - phổi

Theo y học cổ truyền, ung thư phế quản - phổi thuộc phạm trù "hư lao", "phế ung", "phế nham". Phế là tạng yếu ớt, cho nên chữa trị phế là rất khó. Phế sinh ung, thành nham là do hỏa ở phế khí bị hư. Phế hư rồi hỏa mới lưu lại ở phế, hỏa thành rồi kết lại thành ung, thành nham mà sinh ra ung thư phế quản - phổi.

Y học cổ truyền chia ung thư phế quản - phổi thành các thể khác nhau với các nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị cụ thể như dưới đây:

Ung thư phế quản - phổi Thể âm hư đờm nhiệt

Triệu chứng lâm sàng: Ho ít đờm hoặc đờm trắng dính tí máu, miệng khô, sốt buổi chiều, ra mồ hôi trộm, mạch hoạt sác, người gầy ốm.

Phép trị Ung thư phế quản - phổi Thể âm hư đờm nhiệt: 

Dưỡng âm nhuận phế, thanh hóa đờm nhiệt.

Ung thư phế quản - phổi Thể khí âm hư

Triệu chứng lâm sàng: Ho nhỏ tiếng ít đờm, đờm lỏng nhớt, khó thở, tiếng nói nhỏ, mệt mỏi, ăn ít, gầy ốm, miệng khô, chất lưỡi đỏ, mạch tế nhược.

Phép trị Ung thư phế quản - phổi Thể khí âm hư: 

Ích khí dưỡng âm, thanh nhiệt hóa đàm.

Ung thư phế quản - phổi Thể huyết ứ trệ

Triệu chứng lâm sàng: Khó thở, sườn ngực đau tức, váng đầu, ho đàm khó khạc, đàm có dính máu, giãn tĩnh mạch thành ngực hoặc tràn dịch màng phổi, môi lưỡi tím đỏ, có ứ huyết, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch huyền sáp.

Phép trị Ung thư phế quản - phổi Thể huyết ứ trệ: 

Hành khí hoạt huyết, hóa đàm, nhuyễn kiên.

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2020

Bài chữa đái tháo nhạt theo đông y

 Theo nghĩa đen "đái tháo nhạt" là bài tiết ra nhiều nước tiểu không có vị gì cả. Y học dùng thuật ngữ này để chỉ một bệnh có đặc điểm là uống nhiều và đái nhiều. Nó khác đái tháo đường ở chỗ không có tăng đường huyết và không có đường trong nước tiểu.

Đái tháo nhạt có thể do tuyến yên bị khối u, do hậu quả của chấn thương sọ não, do di căn, thâm nhiễm, nhưng không ít trường hợp đái tháo nhạt không có nguyên nhân được xếp vào nhóm đái tháo nhạt vô căn.

Bệnh nhân thường đái nhiều từ 4 lít tới 15-20 lít nước tiểu một ngày, rất khát.

Đái cả ngày, cả đêm làm bệnh nhân mất ngủ. Nước tiểu nhạt màu, không có đường, không có protein, tỷ trọng rất thấp, uống ít chỉ làm bệnh nhân khó chịu, không giảm đái, tỷ trọng nước tiểu không tăng.

Do đái nhiều bệnh nhân rất khát và uống rất nhiều. Lượng uống vào thường phải tương đương lượng đái ra.

Theo y học cổ truyền, chứng đái tháo nhạt có liên quan đến phế, tỳ, vị và thận mà có thể hiểu cơ chế sinh bệnh như sau:

Phế chủ khí, thông điều thủy đạo, trường hợp phế âm không đủ, phế cơ mất chức năng thăng giáng, thủy dịch trong cơ thể không được phân bổ đều khắp cơ thể mà xuống trực tiếp bàng quang dẫn đến tiểu nhiều lần và lượng nhiều. Tỳ chủ vận hóa, tỳ khí kém chức năng vận hóa thủy dịch suy giảm, nước không giữ được trong cơ thể mà thoát xuống bàng quang ra ngoài. Mặt khác tỳ khí kém cũng dẫn đến phế khí suy mà không thông điều được thủy đạo. Thận chủ thủy, thận khí suy thì chức năng khí hóa rối loạn, bàng quang không được chế ước nên tiểu nhiều. Sách Cảnh nhạc toàn thư có ghi: "Dương không hóa khí thì tân dịch không phân bổ trong cơ thể, thủy không có hỏa thì chỉ có giáng mà không thăng nên chảy trực tiếp vào bàng quang".

Nguyên tắc chung điều trị bệnh đái tháo nhạt là âm hư nhưng trường hợp mắc bệnh lâu ngày có thể dẫn đến dương hư. Trên lâm sàng thường gặp các thể bệnh và biện chứng luận trị như sau:

Bài chữa đái tháo nhạt theo đông y 

Đái tháo nhạt do Phế vị âm hư: 

Khát nhiều, thích uống nước lạnh, mồm lưỡi khô, tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu nhiều, lưỡi đỏ rêu vàng.

Phép trị Đái tháo nhạt do Phế vị âm hư: 

Thanh dưỡng phế vị

Đái tháo nhạt do Thận âm hư: 

Triệu chứng chủ yếu là khát uống nhiều, tiểu nhiều và nhiều lần, lòng bàn chân tay nóng, váng đầu mệt mỏi, đau lưng mỏi gối, lưỡi đỏ.

Phép trị Đái tháo nhạt do Thận âm hư:  

Tư thận dưỡng âm, thanh nhiệt sinh tân.

Đái tháo nhạt do Thận dương hư:

 Bệnh lâu ngày, âm hư dẫn đến dương hư, thường người mệt mỏi, sợ lạnh, uống nhiều, tiểu nhiều, sắc mặt sạm khô kém tươi nhuận, đau lưng, váng đầu chóng mặt, lưỡi nhợt rêu dày trắng.

Phép trị Đái tháo nhạt do Thận dương hư: 

Ôn bổ thận dương.


Bài chữa chứng đau bầu vú theo Đông y

 Đau bầu vú là chỉ chứng bệnh đau ở hai bên vú, tất cả mọi u, nhọt đều có thể gây đau bầu vú. Đau bầu vú ở phụ nữ thường thấy trên lâm sàng có 6 nguyên nhân và tùy theo nguyên nhân mà mỗi loại đau bầu vú sẽ có cách chữa khác nhau. 

Bài chữa chứng đau bầu vú theo Đông y

Đau bầu vú do can khí uất trệ

Nguyên nhân đau bầu vú do can khí uất trệ: 

Do tình chí phiền muộn, lo buồn, can khí không thư thái, nhũ lạc bất hòa làm đau bầu vú. Theo Đông y bầu vú thuộc vị kinh dương minh, đầu vú thuộc can kinh quyết dương. Nếu bực tức khó chịu thì tổn thương đến can... làm cho khí không hành, khiếu không thông, sữa không ra, kết lại sinh sưng đau.

Triệu chứng đau bầu vú do can khí uất trệ

Bầu vú trướng tức, đau và căng lên trước hành kinh, hết kinh thì đau giảm hoặc hết, trong vú có thể có u cục, ấn vào có thể di động, ranh giới rõ, mặt ngoài nhẵn bóng, thường kèm ngực sườn trướng tức đau đớn, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc mỏng vàng, mạch huyền. 

Đau bầu vú do đàm khí trở tắc

Nguyên nhân đau bầu vú do đàm khí trở tắc:

 Do ăn uống không điều độ, tỳ vị bị tổn thất, vận hóa mạnh, tụ thấp sinh đàm, đàm ngưng khí trệ, can lạc mất thông thoát nên bầu vú đau, người bị nặng thì sưng to trướng tức, kết thành cục sinh đau.

Triệu chứng đau bầu vú do đàm khí trở tắc:

 Phần nhiều thấy ở những phụ nữ béo phì đang trong thời kỳ cho con bú, sữa khó xuống, bầu vú trướng tức sa sệ xuống gây đau đớn thường kèm theo trướng tức vùng dạ dày, hay ợ hơi ợ chua, rêu lưỡi nhẫy bẩn, mạch nhu hoạt.


Đau bầu vú do khí trệ huyết ứ

Nguyên nhân đau bầu vú do khí trệ huyết ứ: 

Can uất khí trệ lâu ngày, khí trệ thì huyết ứ, khí huyết ứ trở gây kết hạch cứng ở vú, đau đớn.

Triệu chứng đau bầu vú do khí trệ huyết ứ:

 Kết nhiều hạch ở vú, to nhỏ không đều, đau nhói, không di động, hơi cứng, có thể tăng hoặc giảm theo chu kỳ kinh nguyệt, lưỡi thâm đen, rêu lưỡi trắng, mạch huyền tế hoặc tế sáp.

Đau bầu vú do sữa tích đọng ứ kết

Nguyên nhân đau bầu vú do sữa tích đọng ứ kết: 

Sự tiết sữa dựa vào hòa giáng của dạ dày và sự sơ tiết của gan. Sau khi sinh nếu người mẹ không cho con bú, hoặc trẻ không chịu bú, đầu vú dị dạng, tình chí không thoải mái... thì gan mất sơ tiết, dạ dày mất hòa giáng, sữa úng tắc không thông thoát, nhũ lạc uất bế không tiết sữa ra được, sữa tích đọng lâu tất gây nên đau bầu vú.

Triệu chứng đau bầu vú do sữa tích đọng ứ kết:

 Lúc đầu thấy ung nhọt ở vú, sữa úng trệ không lưu hành, bầu vú cứng tức đau đớn kèm theo sốt nóng, rét run, đau đầu tức ngực, miệng khát, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc nhẫy bẩn, mạch huyền sác.

Đau bầu vú do nhiệt độc nội uẩn

Nguyên nhân đau bầu vú do nhiệt độc nội uẩn: 

Vú bị sây sát hoặc trong thời kỳ cho con bú nhiễm phải nhiệt độc thời tà (tà khí gây bệnh hoặc bệnh dịch lưu hành do thời tiết nóng nực, nhiệt kết lại), nhiệt độc nội uẩn mà sinh ra nhũ mạch úng trệ, tích kết lại không thông thoát được sinh ra đau ở bầu vú.

Triệu chứng đau bầu vú do nhiệt độc nội uẩn:

 Ở vú phát ra các ung nhọt độc, khi sắp thành mủ, bầu vú tấy đỏ hoặc có u cục, sưng tấy đau đớn liên tục kèm theo sốt cao, nước tiểu đỏ, lưỡi vàng, rêu lưỡi mỏng, vàng và khô, mạch hoạt sác.

Đau bầu vú do khí huyết hư nhược

Nguyên nhân đau bầu vú do khí huyết hư nhược:

 Cơ thể vốn hư nhược, hoặc tỳ vị khí hư suy, chuyển hóa các chất dinh dưỡng không đầy đủ, hoặc bị bệnh ở vú lâu ngày, khí huyết hư suy thiếu hụt, không tư dưỡng được nhũ lạc để làm cho nó hưng thịnh, nên sinh ra đau ở vú.

Triệu chứng đau bầu vú do khí huyết hư nhược: 

Sau khi bầu vú vỡ mủ, bầu vú cảm thấy trướng tức, đau không nhiều, kèm theo sắc mặt xanh tái, váng đầu, tim đập hồi hộp thất thường, hụt hơi, người mệt mỏi rã rời, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế nhược.


Bài trị đau thắt lưng theo đông y

 Đau thắt lưng là đau một bên hay hai bên cột sống là một chứng bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra có thể chia làm hai loại: đau lưng cấp và đau lưng mạn.

Đau lưng cấp thường do bị lạnh gây co cứng các cơ ở sống lưng, dây chằng, cột sống bị viêm, bị phù nề chèn ép vào dây thần kinh khi vác nặng, sai tư thế, sang chấn vùng sống lưng. Đau lưng mạn thường do viêm cột sống, thoái hóa cột sống, lao ung thư, đau các nội tạng ở ngực, đau lan tỏa ra sau lưng, đau lưng cơ năng do động kinh, suy nhược thần kinh. Theo y học cổ truyền, thắt lưng là phủ của thận, nên đau thắt lưng có quan hệ mật thiết với thận.

Đau thắt lưng cấp do phong hàn thấp

Triệu chứng đau thắt lưng cấp do phong hàn thấp:

 Đau thắt lưng xảy ra đột ngột, sau khi bị lạnh, mưa, ẩm thấp không cúi được, ho và trở mình cũng đau, thường đau một bên. Thắt lưng đau tăng khi gặp lạnh, vặn lưng, cúi ngửa khó khăn và gây đau, nằm yên vẫn đau, gặp thời tiết âm u ẩm thấp, mưa thì đau tăng.

Phương pháp chữa đau thắt lưng cấp do phong hàn thấp:

 Khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc (hành khí, hoạt huyết).

Đau lưng cấp khi thay đổi tư thế hay vác nặng lệch tư thế do khí trệ, huyết ứ

Triệu chứng: 

Sau khi vác nặng lệch người, hoặc sau một động tác thay đổi tư thế đột nhiên bị đau một bên sống lưng, đau dữ dội ở một chỗ, vận động hạn chế nhiều khi không cúi, đi lại được, cơ co cứng, sợ ấn vào chỗ đau (cự án).

Phương pháp chữa đau lưng cấp khi thay đổi tư thế hay vác nặng lệch tư thế do khí trệ, huyết ứ: 

Hoạt huyết hóa ứ, lý khí chỉ đau.

Đau thắt lưng do thận hư

Triệu chứng đau thắt lưng do thận hư: 

Thắt lưng đau ê ẩm, chân yếu, lúc mệt đau tăng, nằm thì giảm.

Nếu thận dương hư là chính, có thêm chân tay lạnh, mặt sắc trắng, bụng dưới câu cấp, lưỡi nhạt, mạch trầm tế.

Nếu thận âm hư là chính, có thêm tâm phiền mất ngủ, miệng họng khô, má hồng, lòng bàn chân tay nóng, lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Phương pháp chữa đau thắt lưng do thận hư:

- Với thể thận dương hư là chính: Bổ thận trợ dương.



Thứ Năm, 8 tháng 10, 2020

Bài trị suy tim theo đông y

 Suy tim (hay còn gọi là suy tim ứ huyết)

 là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng mà trong đó tim không còn khả năng bơm đủ máu theo nhu cầu của cơ thể.

Nguyên nhân của suy tim 

Nguyên nhân thường gặp nhất của suy tim là các tình trạng làm tổn thương cơ tim.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến suy tim là do tim làm việc quá tải.

- Quá tải về thể tích xảy ra khi tim bắt buộc phải bơm một lượng máu quá nhiều. Việc quá tải này là do các van tim bị hở làm dòng máu “cuồn cuộn” chảy ngược chiều vào tim. Tình trạng này có thể làm tim kiệt sức, đưa đến suy tim.

- Quá tải về thể tích xảy ra khi tim bị yếu cần phải bơm mạch để thắng được trở lực quá lớn. Tình trạng này xảy ra khi các van tim dẫn về tim bị hẹp, khi túi bao quanh tim (màng ngoài tim) bị sẹo gây co thắt (viêm màng ngoài cơ tim co thắt) hay chứa đầy dịch gây chèn ép tim, hay trong một số trường hợp cơ tim bị phá hủy đến nỗi nó trở lên “cứng lại” và không thể giãn ra đủ để nhận máu trở về.

Suy tim gây thiếu máu nuôi đến các cơ quan nội tạng (kể cả chính trái tim) và các cơ bắp 

Triệu chứng điển hình của suy tim

 là khó thở, mệt mỏi và ho, phù.

Khó thở do suy tim :

Đây là triệu chứng thường gặp sớm của suy tim. Thường, khó thở diễn biến từ từ nên bệnh nhân có thể hạn chế dần dần các hoạt động để tránh cảm giác khó chịu này.

Khó thở phải ngồi

Bệnh nhân suy tim, đặc biệt khi suy tim tiến triển, thường thấy dễ thở hơn khi phần trên cơ thể được nâng cao (gối đầu cao hoặc ngồi dậy).

Khó thở kịch phát về đêm

Hiện tượng gần giống với khó thở phải ngồi nhưng mô tả các đợt khó thở nặng thoáng qua xảy ra về đêm khi bệnh nhân đang nằm và có thể không hết sau khi ngồi dậy.

Mệt mỏi do suy tim

Ngoài các triệu chứng hô hấp ở trên, mệt mỏi cũng là triệu chứng điển hình của suy tim, bởi do thiếu máu nuôi đến các cơ bắp, gây khó khăn cho việc hoạt động gắng sức hoặc ngay cả các hoạt động thường ngày của cuộc sống.

Phù và ho do suy tim

Khi tim không đủ khả năng bơm máu đi, dịch sẽ tích tụ ở chân, mắt cá và đôi khi ở bụng, đó là tình trạng phù, dịch còn có thể tích tụ ở phổi, gây suy tim ứ huyết. Sự ứ huyết ở phổi có thể làm ho kéo dài hay thở khò khè.

Điều trị suy tim theo đông y

Theo y học cổ truyền, suy tim thuộc phạm trù tâm quý, chính xung, khái suyễn, hư hao, thủy thũng... Nguyên nhân suy tim căn bản là tâm và huyết mạch bất túc, nguyên nhân ngoại tà, ăn uống, phòng dục không điều độ là yếu tố dẫn phát bệnh. Suy tim có các thể sau:

Suy tim Thể khí huyết đều hư

Tim hồi hộp, khó thở, mệt mỏi, đầu váng, mắt hoa, hụt hơi, ngại nói, môi nhợt, sắc mặt tối, chất lưỡi nhợt bệu, rêu mỏng, mạch tế vô lực.

Pháp điều trị: Bổ khí huyết, dưỡng tâm an thần.

Suy tim Thể tâm thận hư

Khó thở, hồi hộp, khó ngủ, miệng khát họng khô, hai gò má đỏ, tai ù, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Pháp điều trị: Bổ tâm thận âm, dưỡng tâm an thần.

Suy tim Thể tâm huyết ứ

- Người mệt mỏi, vô lực, hồi hộp, nhịp loạn, suyễn thở, khó thở khi nằm, mặt tối, môi tím, đầu ngón tay xanh tím. Lưỡi ánh tím có ban huyết ứ. Mạch tế hoặc kết đại.

Pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ.

- Tim đập nhanh phù thũng toàn thân, người gầy, ăn kém, đại tiện nhão, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế vô lực.

Pháp điều trị: Ôn tỳ bổ thận, thông dương lợi thủy.


Bài trị bệnh thương hàn theo đông y

 Bệnh thương hàn (gồm thương hàn và phó thương hàn) 

là một bệnh truyền nhiễm, lây lan, tán phát hay gây thành dịch; do trực khuẩn thương hàn Salmonella typhi và trực khuẩn phó thương hàn Salmonella paratyphi A, B, C gây nên. Trực khuẩn thương hàn lây từ người này qua người khác, do tay bị bẩn, nước hồ, ao, sông có phân của người bệnh; quần áo, chăn, giường nhiễm khuẩn; ăn sò huyết chưa chín. Trực khuẩn khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa vào hạch bạch huyết từ đó xâm nhập vào máu đi toàn thân. Bệnh thường xuất hiện vào mùa thu, đông. Đặc biệt vùng lụt lội là yếu tố thuận lợi để bệnh bùng phát.

Thời kỳ ủ bệnh thương hàn : 

Từ khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể đến khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng đầu tiên (từ 10-15 ngày) là thời kỳ ủ bệnh.

Thời kỳ khởi phát bệnh thương hàn: 

Độ 7 ngày. Sốt tăng dần, mạch chậm so với nhiệt độ nên mạch và nhiệt độ phân ly, mạch thường chậm hơn. Người mệt nhọc, nhức đầu, mất ngủ, có khi đổ máu cam. Bệnh nhân không muốn ăn, đi ngoài táo, lưỡi khô trắng, mặt lưỡi rạn nứt. Bệnh đang ở biểu.

Phép điều trị: Giải biểu, tiêu thực.

Thời kỳ toàn phát bệnh thương hàn:

 Khoảng 2 tuần. Bệnh nhân mệt lả và mê sảng, hai tay sờ soạng như bắt chuồn chuồn, đại tiện không tự chủ. Bụng trướng, tháo dạ, đau ở hố chậu phải, sờ bụng vùng hố chậu và ấn vào có tiếng ọc ạch, lách sưng, tim đập mờ và yếu. Phát ban vài nốt ở vùng ngang bụng. Lưỡi khô và đỏ như da lợn quay, môi khô nứt nẻ. Trường hợp bệnh nặng: lưỡi, môi, lợi và răng đều đau. Thời kỳ này là bệnh ở kinh dương minh chuyển vào 3 kinh âm.

Phép trị: Thanh nhiệt, giải độc, khai khiếu, tư âm.

Thời kỳ lui bệnh bệnh thương hàn:

 Sốt bớt dần hoặc dao động rồi trở về nhiệt độ bình thường. Các triệu chứng lui dần, bệnh nhân tỉnh táo hơn, đi tiêu nhiều, lưỡi sạch.

Phép trị: Bổ tỳ, tư âm.

Biến chứng bệnh thương hàn: 

Các biến chứng của bệnh thương hàn có thể xảy ra ở tất cả các mô cơ thể và tất cả các triệu chứng bình thường có thể tiến triển nặng lên, ngang hàng như biến chứng. Thường gặp các biến chứng sau:

Chảy máu ruột: Biến chứng này phần nhiều phát sinh vào tuần thứ 3 sau thời kỳ phát bệnh. Khi bị chảy máu ruột có các triệu chứng thiếu máu cấp tính, phân màu đen. Có thể dùng bài thuốc cầm máu sau:

Thủng ruột: thường phát sinh vào tuần thứ 3, thứ 4. Biến chứng này rất nguy hiểm, dễ tử vong do viêm phúc mạc, cần phải được phẫu thuật sớm.

Trụy tim mạch: Thường phát sinh vào tuần thứ 3, thứ 4, do nội độc tố của vi khuẩn tiết ra nhiều. Triệu chứng xuất hiện đột ngột. Huyết áp không đo được, nhiệt độ hạ xuống 36o hay thấp hơn nữa. Mạch không bắt được, tim đập nhanh tới 140-150 lần trong 1 phút. Bệnh nhân da tím, vã mồ hôi, lả đi. Các chi lạnh và mặt hóp lại. Đông y gọi là chứng vong dương.

Các biện pháp vệ sinh và phòng bệnh thương hàn: 

rong ăn uống cần cung cấp cho người bệnh đầy đủ calo, nước; tránh các thức ăn bột, gây ứ đọng và lên men ở đại tràng. Khi đang sốt: ăn lỏng (sữa, nước súp, nước quả); khi hết sốt: ăn nửa lỏng, nửa đặc (cháo thịt, mì, cơm nát) trong 7 ngày. Sau đó ăn chế độ bình thường.

Cách ly người bệnh. Đồ dùng, bát đĩa riêng, bô riêng. Khử khuẩn nơi người bệnh nằm, đặc biệt chú ý các chất thải của bệnh nhân như phân, nước tiểu...

Phòng bệnh: Gồm tiêm chủng phối hợp với các biện pháp vệ sinh cá nhân và phòng bệnh chung như kiểm tra vệ sinh thực phẩm, nước, rác, diệt muỗi. Giáo dục và đẩy mạnh tập quán vệ sinh thường xuyên, nhất là vệ sinh ăn uống.