Thứ Tư, 7 tháng 10, 2020

Bài trị chứng sa trực tràng theo đông y

  Chứng sa trực tràng 

là tình trạng một phần hay toàn bộ thành trực tràng lộn lại và chui ra ngoài qua lỗ hậu môn. Các lứa tuổi đều có thể mắc sa trực tràng nhưng hay gặp ở trẻ em 1 - 3 tuổi (sa niêm mạc) và người lớn trên 50 tuổi (thường gặp cả sa niêm mạc và sa toàn bộ). Nguyên nhân ở trẻ em do tiêu chảy, ho gà, hẹp bao quy đầu. Ở người lớn do chứng táo bón, viêm đại tràng mạn, bí tiểu, u tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang... người làm nghề khuân vác nặng.

Hình ảnh trực tràng bị sa.

Hình ảnh trực tràng bị sa.

Đông y gọi sa trực tràng là “chứng thoát giang”. 

Nguyên nhân sa trực tràng theo đông y

chủ yếu là do tỳ dương hư, làm trung khí hạ hãm, nguyên khí bị suy tổn, sự thăng giáng của dương khí thất thường mà sinh bệnh. Đối với người cao tuổi, nguyên khí bị suy tổn, đại tiện táo bón, khi đi đại tiện bị rặn nhiều, làm đại tràng sa xuống không co lên được. Đối với phụ nữ do khi sinh nở rặn quá nhiều, hoặc sinh nhiều lần cũng là nguyên nhân thường thấy. Đối với trẻ em do khí tiên thiên bất túc, sau khi sinh nuôi dưỡng kém, ăn uống thất thường, làm tỳ vị tổn thương, chính khí bị suy kém, hoặc mắc chứng kiết lỵ, tiêu chảy, khi đi đại tiện rặn nhiều mà mắc chứng thoát giang.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét