Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

Đông y điều trị rối loạn nhịp tim

Theo y học cổ truyền, loạn nhịp tim tùy theo triệu chứng lâm sàng có thể phân các thể bệnh sau đây để điều trị: khí âm lưỡng hư, âm hư hỏa vượng, tâm tỳ lưỡng hư và tỳ thận dương hư. Phương pháp thường dùng trị liệu là bổ ích khí huyết, điều lý âm dương, hóa đờm địch ẩm, hoạt huyết hóa ứ, dưỡng tâm an thần. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, ăn uống là yếu tố quan trọng để điều trị rối loạn nhịp tim.
Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh
- Với thể khí âm lưỡng hư thì có triệu chứng người mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều, hồi hộp, đánh trống ngực, ăn uống ít, bụng đầy, người bứt rứt, khó ngủ hoặc ngủ hay mơ không ngon giấc. Phép trị là “bổ khí, dưỡng tâm”
- Với thể âm hư hỏa vượng có triệu chứng hồi hộp, khó ngủ, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nhức mỏi lưng... phép trị là “tư âm, giáng hỏa”
 Với thể tâm tỳ đều hư người mệt mỏi, sắc mặt không tươi, ăn uống ít, hồi hộp, mất ngủ, hay quên, hoa mắt... 
- Với thể tỳ thận dương hư da khô kém tươi nhuận, phù toàn thân, người mệt mỏi, sắc mặt tái, các khớp đau nhức, lưng gối đau mỏi, ăn uống kém... 


Bài thuốc trị chóng mặt

Chóng mặt Đông y gọi là chứng huyễn vựng, biểu hiện là mắt hoa, đầu váng. Người nhẹ triệu chứng đó đến một lát rồi qua ngay, người bị nặng mọi vật trước mặt quay cuồng có khi đứng không vững, còn kèm theo nôn ọe, vã mồ hôi, chân tay bủn rủn, sắc mặt trắng bệch... Chóng mặt là một bệnh thường gặp và rất dễ sinh ra với người béo phì, người thể chất kém và tuổi già.
Nguyên nhân là do ngoại cảm tà khí xâm nhập vào các thanh khiếu vùng đầu mặt làm bế tắc vận hành kinh mạch gây huyễn vựng. Do đàm thấp, do can thận âm hư, do tâm huyết và tỳ khí suy yếu lâu ngày, do mệnh môn hỏa suy... các kinh dương không được nuôi dưỡng sinh ra huyễn vựng.
Bài thuốc trị chóng mặt
Bán hạ.
Tùy theo từng nguyên nhân mà dùng bài thuốc phù hợp sau đây:
Chóng mặt do đàm thấp:
Biểu hiện: đầu choáng, mắt hoa, lồng ngực đầy tức, nôn ọe không muốn ăn, người ậm ạch, béo phì, mệt mỏi, ngủ nhiều, rêu lưỡi trắng nhợt. Mạch hoạt.

Phương pháp điều trị: Bổ tỳ tiêu đàm thấp.
Chóng mặt do can thận âm hư:
Biểu hiện: đau đầu, choáng váng, hoa mắt, căng cắn buốt hai thái dương, lưng đau, ù tai, phiền khát, ít ngủ, ra mồ hôi trộm, miệng đắng. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác.
Phương pháp điều trị: Bình can tiềm dương .
Chóng mặt do tâm huyết và tỳ khí hư:
Biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, chân tay bủn rủn, sắc mặt trắng bệnh, môi nhợt, ăn kém, ngại nói, thở ngắn, tim hồi hộp, tiểu tiện sẻn, đại tiện lỏng, nặng thì choáng ngất. Rêu lưỡi trắng, chất lưỡi bệu.
Phương pháp điều trị: bổ khí huyết, an thần.
Chóng mặt do mệnh môn hỏa suy:
Biểu hiện: đầu choáng, hoa mắt, đau đầu từng cơn, chân tay lạnh, đầu nóng, mặt nóng bừng bừng, ăn uống kém, sôi bụng. Nặng thì choáng váng có thể ngã ngất kèm theo ngũ canh tiết tả, chất lưỡi bệu. Mạch trầm tế vô lực.
Phương pháp điều trị: Bổ thận dương dẫn hỏa quy nguyên.


Bài thuốc chữa chứng ra mồ hôi trộm

Ra mồ hôi trộm là chứng bệnh khi ngủ thì ra mồ hôi, khi thức dậy thì mồ hôi không ra nữa, sau khi mồ hôi ráo người bệnh không sợ lạnh mà lại cảm thấy phiền nhiệt. Đông y gọi là "đạo hãn", hay "tẩm hãn". Nguyên nhân phần nhiều do âm hư, nội nhiệt, tân dịch không thu liễm được.
Trường hợp tâm hư ra mồ hôi trộm
Trường hợp tỳ  hư ra mồ hôi trộm
Trường hợp ra mồ hôi trộm phong hư, đau đầu
Trường hợp hồi hộp, mất ngủ, mỏi lưng hay mê, táo bón, lưỡi đỏ, ít tân dịch, bệnh thuộc thể âm hư, tâm thận bất giao phải tư dưỡng nguyên âm giao tâm thận.
Trường hợp nội nhiệt nặng hoặc hỏa của ngũ chí khuấy động phải tư âm dưỡng huyết thanh nhiệt, tả hỏa 



Đông y điều trị bệnh đái tháo đường

Đông y xếp đái tháo đường vào chứng tiêu khát, là bệnh do ngũ tạng tổn thương, nguyên nhân có thể do: tiên thiên bất túc, ẩm thực bất tiết, tích nhiệt thương tân: ăn uống nhiều đồ cay, rượu, các thức ăn khích thích, ăn quá nhiều đồ ngọt béo làm tổn thương tỳ vị; tình chí thất điều, uất hỏa thương tân; phòng lao quá độ dẫn đến thận tinh hư tổn; hư hỏa nội sinh, âm hư hỏa vượng dẫn đến phế táo vị nhiệt thận hư mà thành tiêu khát.
Đông y điều trị bệnh đái tháo đường
Quả cau cho vị thuốc đại phúc bì.
Nguyên tắc điều trị
Cơ chế cơ bản của bệnh tiêu khát là âm hư táo nhiệt khí âm lưỡng hư, nên phép cơ bản là thanh nhiệt sinh tân, ích khí dưỡng âm..
Các thể lâm sàng
Táo nhiệt thương phế
Triệu chứng: Miệng khô lưỡi táo, phiền khát uống nhiều, đi tiểu nhiều, khí đoản, mệt mỏi, tự hãn, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt sác.
Pháp trị: Thanh táo ích âm.
Phế vị táo nhiệt
Triệu chứng: Phiền khát, uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, hơi thở nóng, mạch hồng đại.
Pháp trị: Thanh nhiệt sinh tân.
Tỳ vị khí hư
Triệu chứng: Miệng khát, muốn uống nhưng không uống, ăn kém, đại tiện lỏng nát, tinh thần mệt mỏi, người gầy không có lực, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch tế nhược.
Pháp trị: Kiện tỳ ích khí.
Thấp nhiệt trung trở
Triệu chứng: Miệng khát mà không muốn uống nhiều nước giống như đói mà không muốn ăn nhiều. Miệng đắng nhớt dính, thượng vị đầy trướng, rêu vàng dày, mạch nhu hoãn.
Pháp trị: Thanh nhiệt hóa thấp
Trường táo thương âm
Triệu chứng: Ăn nhiều, mau đói, miệng khát, đại tiện táo kết, lưỡi đỏ ít dịch, rêu vàng khô, mạch thực hữu lực.
Pháp trị: Tư âm thông phủ.
Can thận âm hư
Triệu chứng: Tiểu tiện nhiều lần, số lượng lớn, tiểu đục và hôi, lưng gối đau mỏi, mắt khô, chóng mặt, ù tai nghe kém, da khô, mơ nhiều, di tinh, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.
Pháp trị: Tư bổ can thận.
Âm dương lưỡng hư
Triệu chứng: Uống nhiều gầy nhanh, số lượng nước tiểu nhiều, đục và hôi, hầu họng lưỡi khô, mặt đen sạm không tươi, sợ lạnh, chi lạnh, ngọn chi không ấm, lòng bàn tay bàn chân nóng hoặc liệt dương tảo tiết, chất lưỡi nhợt, rêu mỏng, mạch trầm tế nhược.
Pháp trị: Dưỡng âm ôn dương.


Chứng ngược tật trong Đông y

Ngược tật là một loại nhiệt bệnh đặc biệt lưu hành rộng, mang tính truyền nhiễm qua các môi sinh, sơn lam chướng khí mà gây bệnh.
Triệu chứng chủ yếu là hàn nhiệt vãng lai (sốt và rét) tuỳ theo nguyên nhân và tính chất của sốt rét mà chia ra làm 6 loại: chính ngược, ôn ngược, đan ngược, tẫn ngược, chướng ngược và ngược mẫu.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Do khí thử thấp ẩn phục ở bên trong gặp tà khí phong hàn xâm nhập gây ra. Khi tà khí xâm nhập hiệp với tà khí ẩn phục tạo thành tà khí thực, ẩn náu ở mô nguyên phần bán biểu bán lý. Tà khí và chính khí giao tranh gây ra sốt. Khi chính khí suy yếu, sức chống đỡ với bệnh tà giảm, sốt không rõ mà chỉ thấy rét hoặc cơn sốt không điển hình, nếu tà khí không gặp chính khí thì hết nóng hoặc rét.
Tuỳ mức độ tà khí lấn vào sâu, nông khác nhau, môi sinh truyền bệnh khác nhau mà có các cơn sốt rét mang tính chu kỳ (cách nhật) 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày.
Chứng ngược tật trong Đông y
 Miết giáp (mai rùa).
Biện chứng luận trị
Chủ chứng của bệnh ngược tật là nóng rét qua lại (hàn nhiệt vãng lai) thường được chia ra:
Chính ngược
Triệu chứng: Ớn lạnh, nổi gai ốc rùng mình, ngáp vặt, sốt nóng từng cơn đột ngột, định kỳ, khát nước, sau cơn sốt chừng 5 - 15 phút trở lại bình thường.
Phương pháp điều trị: Hòa giải khu tà.
Ôn ngược
Triệu chứng: Mệt mỏi, ngấy sốt, đau khớp, sốt cao, rét ít hoặc không rét, khát nước, táo kết, tiểu tiện vàng sẻn.
Phương pháp điều trị: Thanh lý nhiệt tán hàn sinh tân.
Đan ngược
Triệu chứng: Do ôn ngược lâu ngày diễn biến nặng hơn, chỉ sốt không rét, khát, gầy yếu, bứt rứt vật vã, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch tế sác.
Phương pháp điều trị: Sinh tân thanh nhiệt.
Tẫn ngược
Triệu chứng: Sốt rét, rét nhiều, sốt ít hoặc không sốt, ngực sườn đầy tức, không khát hoặc khát ít, mệt mỏi. Mạch trì hoặc khẩn.
Phương pháp điều trị: Tán hàn thông đạt.
Ngược mẫu
Triệu chứng: Sốt rét lâu ngày liên miên không dứt, người gầy yếu mệt mỏi, hoặc phù mềm, da vàng sạm, mắt trắng, môi thâm, bụng kết tụ báng tích.
Phương pháp điều trị: Dưỡng chính hoà trung.
Chú ý: Triệt  ngược là một bệnh do các môi sinh truyền nhiễm do đó khi chữa trị phải được cách ly và chữa dứt điểm và có kế hoạch phòng bệnh và uống thuốc giải quyết nguyên nhân.
Phòng bệnh
Cách ly người bị triệt ngược, ngủ phải mắc màn. Tránh các vùng sơn lam chướng khí. Kiêng không ăn thịt trâu, ngan, vịt. Tránh lội bùn, gió lạnh và khi thời tiết thay đổi. Lao động nhẹ nhàng. Nghỉ ngơi, luyện tập đều đặn.