Hiển thị các bài đăng có nhãn DANH TỪ HUYỆT VỊ CHÂM CỨU. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn DANH TỪ HUYỆT VỊ CHÂM CỨU. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

Đông y điều trị bệnh đái tháo đường

Đông y xếp đái tháo đường vào chứng tiêu khát, là bệnh do ngũ tạng tổn thương, nguyên nhân có thể do: tiên thiên bất túc, ẩm thực bất tiết, tích nhiệt thương tân: ăn uống nhiều đồ cay, rượu, các thức ăn khích thích, ăn quá nhiều đồ ngọt béo làm tổn thương tỳ vị; tình chí thất điều, uất hỏa thương tân; phòng lao quá độ dẫn đến thận tinh hư tổn; hư hỏa nội sinh, âm hư hỏa vượng dẫn đến phế táo vị nhiệt thận hư mà thành tiêu khát.
Đông y điều trị bệnh đái tháo đường
Quả cau cho vị thuốc đại phúc bì.
Nguyên tắc điều trị
Cơ chế cơ bản của bệnh tiêu khát là âm hư táo nhiệt khí âm lưỡng hư, nên phép cơ bản là thanh nhiệt sinh tân, ích khí dưỡng âm..
Các thể lâm sàng
Táo nhiệt thương phế
Triệu chứng: Miệng khô lưỡi táo, phiền khát uống nhiều, đi tiểu nhiều, khí đoản, mệt mỏi, tự hãn, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt sác.
Pháp trị: Thanh táo ích âm.
Phế vị táo nhiệt
Triệu chứng: Phiền khát, uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, hơi thở nóng, mạch hồng đại.
Pháp trị: Thanh nhiệt sinh tân.
Tỳ vị khí hư
Triệu chứng: Miệng khát, muốn uống nhưng không uống, ăn kém, đại tiện lỏng nát, tinh thần mệt mỏi, người gầy không có lực, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch tế nhược.
Pháp trị: Kiện tỳ ích khí.
Thấp nhiệt trung trở
Triệu chứng: Miệng khát mà không muốn uống nhiều nước giống như đói mà không muốn ăn nhiều. Miệng đắng nhớt dính, thượng vị đầy trướng, rêu vàng dày, mạch nhu hoãn.
Pháp trị: Thanh nhiệt hóa thấp
Trường táo thương âm
Triệu chứng: Ăn nhiều, mau đói, miệng khát, đại tiện táo kết, lưỡi đỏ ít dịch, rêu vàng khô, mạch thực hữu lực.
Pháp trị: Tư âm thông phủ.
Can thận âm hư
Triệu chứng: Tiểu tiện nhiều lần, số lượng lớn, tiểu đục và hôi, lưng gối đau mỏi, mắt khô, chóng mặt, ù tai nghe kém, da khô, mơ nhiều, di tinh, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.
Pháp trị: Tư bổ can thận.
Âm dương lưỡng hư
Triệu chứng: Uống nhiều gầy nhanh, số lượng nước tiểu nhiều, đục và hôi, hầu họng lưỡi khô, mặt đen sạm không tươi, sợ lạnh, chi lạnh, ngọn chi không ấm, lòng bàn tay bàn chân nóng hoặc liệt dương tảo tiết, chất lưỡi nhợt, rêu mỏng, mạch trầm tế nhược.
Pháp trị: Dưỡng âm ôn dương.


Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Chứng dương hư trong Đông y

Chứng dương hư thường gọi là chứng hư hàn, là tên gọi chung cho các trường hợp dương khí bất túc, cơ năng suy thoái, các cơ quan trong cơ thể không được sưởi ấm. Nguyên nhân chủ yếu do tiên thiên phú bẩm bất túc, do đau ốm lâu ngày thể trạng hư yếu hoặc do hàn tà xâm phạm vào cơ thể làm tổn thương dương khí. Trong trường hợp này nói đến dương khí bất túc toàn cơ thể, chứng dương hư thường gặp trong các bệnh như: thuỷ thũng, tiết tả, tâm quý, hư lao.
Triệu chứng lâm sàng
Sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt thường trắng bệch, sức yếu hay mệt mỏi, do thiếu khí nên hay hụt hơi, biếng nói, tự ra mồ hôi, miệng nhạt không khát, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng, chất lưỡi trắng nhạt, mạch hư trì hoặc trầm nhược. Cần phân biệt với các chứng khí hư, chứng lý hàn thực, chân nhiệt giả hàn.
Chứng dương hư phần nhiều phát sinh ở những người có thể trạng phú bẩm bất túc, tuổi cao thể lực suy kém, hoặc ốm lâu ngày điều trị và nuôi dưỡng không tốt, bệnh thường nhẹ về mùa hạ vì được dương khí của trời đất hỗ trợ, còn mùa đông do âm khí nhiều hơn nên bệnh nặng hơn. Trong quá trình bệnh lý, chứng dương hư thường biểu hiện hai tình huống: Một là âm dương nương tựa vào nhau, vì dương hư lâu ngày thì tổn hại đến âm và sinh ra chứng âm dương đều hư cho nên trên lâm sàng có biểu hiện của dương hư như: sợ lạnh, chân tay lạnh, mệt mỏi yếu sức; nhưng cũng có biểu hiện của chứng âm hư như: triều nhiệt, mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt. Hai là do dương khí bất túc, sự vận hoá kém nên trọc âm tích tụ thuỷ thấp tắc nghẽn, đình trệ ẩm ngưng đọng, có thể sinh ra chứng huyết ứ...
Chứng dương hư trong Đông y
Câu kỷ tử.
Phương pháp điều trị
Bệnh tiết tả xuất hiện chứng dương hư:
Nguyên nhân: Do đi tả lâu ngày làm tổn thương phần dương của tỳ vị làm chức năng vận hoá của tỳ vị kém, hoặc thận dương bất túc mệnh môn hoả suy yếu mà sinh ra chứng dương hư.
Triệu chứng lâm sàng: Vùng bụng đau, sợ lạnh, sôi bụng, đại tiện lỏng, mạch trầm tế vô lực...
Phương pháp điều trị: Ôn dương chỉ tả.
Chứng dương hư sinh ra bệnh thủy thũng
Nguyên nhân: Do tỳ dương hư không vận hóa, dẫn đến thủy thấp không lưu thông. Hoặc do thận dương bất túc mất chức năng khí hóa mà sinh ra bệnh.
Triệu chứng lâm sàng: Từ lưng trở xuống phù thũng nặng, ấn tay vào thì lõm sâu một lúc lâu mới hồi phục, chân tay lạnh, tinh thần mệt mỏi, tiểu tiện sẻn, chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm tế.
Phương pháp điều trị: Ôn dương lợi thủy.
Chứng dương hư trong bệnh tâm quý
Nguyên nhân: Do tâm dương không mạnh mà sinh ra bệnh.
Triệu chứng: Chóng mặt, hồi hộp, cơ thể lạnh, tay chân lạnh, sức yếu, tinh thần mệt mỏi, lưỡi trắng, mạch tế nhược sác.
Phương pháp điều trị: Bổ tâm dương.
Chứng dương hư xuất hiện hư lao
Nguyên nhân: Do tỳ dương bất túc, chức năng vận hoá kém hoặc thận dương hư bất túc, mệnh môn hoả suy yếu mà sinh ra bệnh.
Triệu chứng: Sợ lạnh, tay chân lạnh, mỏi mệt, hụt hơi, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng, mạch hư nhược.
Phương pháp điều trị: Ôn dương phù chính.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Nội dưỡng công và cường tráng công trong đông y (Kỳ I)

Nội dưỡng công và cường tráng công là một phương pháp khí côngkhá đơn giản, dễ tập luyện mà hiệu quả cao. Nội dưỡng công, cường tráng công thuộc thể loại tĩnh công, nghĩa là khi luyện công cơ thể hoàn toàn bất động. Tuy vậy tạng phủ kinh lạc lại vận động rất mạnh mẽ, cho nên tĩnh công trên thực tế là ngoại tĩnh nội động. Bài viết này xin giới thiệu phương pháp tập luyện nội dưỡng công và cường tráng công để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
Nội dưỡng công
Tác dụng của nội dưỡng công chủ yếu xác định cách thư giãn toàn bộ các cơ nhục ở tay, chân, thân thể và tạo thành một tư thế nhất định, kết hợp với phép thở, nhẩm một câu chú để tập trung ý thức (ý thủ) nhằm nâng cao sinh khí trong cơ thể từ đó mà có hiệu quả trong chữa bệnh.
Tư thế
Cách nằm :
Nội dưỡng công và cường tráng công trong đông y (Kỳ I)
Trước khi nằm, cần chuẩn bị một cái giường bằng gỗ cứng trải đệm cho bằng phẳng, để cho tư thế chính xác, gối đầu cần đặt cho vừa, khi trời lạnh nên lấy vải hay chăn đắp chân, nằm nghiêng (nằm nghiêng bên nào cũng được), đầu hơi thấp về phía trước, gối đầu lên gối cho bằng phẳng, hai mắt nhắm lại, để hơi lộ ra một tia sáng nhỏ, mắt nhìn vào đầu sống mũi, tập trung ý thức vào đan điền (ở dưới rốn 1 thốn 5 phân), tập cho tai lãng quên như không nghe thấy gì, miệng ngậm lại tự nhiên, thở đều nhẹ nhàng bằng mũi, cánh tay phía trên duỗi ra một cách rất tự nhiên, úp bàn tay xuống đùi, tay phía dưới để lên cái gối, mở ra tự nhiên, để ngửa bàn tay lên, cách xa đầu khoảng 2 thốn, lưng hơi uốn ra phía trước, đùi bên dưới duỗi ra hơi cong cong một cách tự nhiên, đùi bên phải co lại 1200, chồng lên trên đùi bên dưới. Xếp đặt tư thế xong, thì bắt đầu tập trung ý thức vào đan điền, rồi tiến hành phép hô hấp (Hình vẽ 1).
Cách ngồi :
Trước khi ngồi chuẩn bị một chiếc ghế đẩu vuông, bằng phẳng rộng, sau khi ngồi xuống, đầu gối co lại 900, bàn chân không được bỏ thõng (nếu thấy không vừa thì dưới bàn chân có thể dùng miếng gỗ hay viên gạch kê), người ngồi ngay thẳng yên ổn trên ghế, cố định tư thế cho tốt, không nên đưa người về phía trước, phía sau và hai bên, đầu hơi cúi về phía trước, đặt mông ngồi bằng phẳng thân mình với hai đùi trên làm thành góc 90o, hai đùi mở ra, hai chân và hai vai rộng ngang nhau, người béo thì hai đùi cách nhau rộng hơn, đầu gối co lại 900, hai ống chân không nên co về phía sau hay phía trước, hai bàn chân để cho bằng nhau sát đất, hai tay đặt lên trên hai đùi, bàn tay úp xuống cho bằng phẳng tự nhiên, nửa người trên không ưỡn ra phía sau, xuôi vai xuống ép ngực lại. Khi ấy tập trung vào đan điền rồi bắt đầu thở còn tư thế của tai, mắt, miệng, mũi cũng như cách nằm.
Nằm ngửa :
Nội dưỡng công và cường tráng công trong đông y (Kỳ I)
Ngoài các vật liệu cần dùng cho cách nằm ra, lại phải dùng thêm một cái chăn bông hoặc cái đệm, kê cao đầu và ngửa người bên trên lên thành như hình cái bục dốc, đầu kê cao 25 phân, dưới vai kê cao 5 phân, dùng cách nằm ngửa, đầu phải được ngay thẳng, không nên để lệch sang hai bên, tập trung ý thức vào đan điền, rồi bắt đầu thở, hai đùi duỗi ra một cách tự nhiên và đều nhau, đầu chót hai bàn chân ngón chân ngược lên, hai cánh tay duỗi thẳng ra cho tự nhiên, đặt vào phía ngoài hai đùi; tư thế của mặt, tai, mắt, miệng, mũi cũng như cách nằm, hai mắt cũng để hé lộ một ít để thấy tia sáng, nhìn thẳng xuống đầu chót ngón chân.
Phương pháp
Cách thở:
Môi miệng hơi mím lại, thở ra hít vào bằng mũi, miệng nhẩm câu chú, khi hít hơi vào thì đầu lưỡi uốn lên thúc vào hàm trên, sau khi đã hít hơi vào, nửa chừng nên nín hơi lại một chút, đầu lưỡi nên uốn lên thúc vào hàm trên, sau khi đã hít hơi vào, nửa chừng nên nín lại một chút, đầu lưỡi không được máy động, vẫn cứ để dính ở hàm trên, khi thở hơi ra, thì đầu lưỡi buông xuống cho hơi thở ra. Cứ như thế mà làm đi làm lại cách thở. Thời gian nín thở lâu hay chóng có thể căn cứ vào tình trạng cụ thể của bệnh mà chỉ định cho phù hợp.
Nhẩm câu chú:
Khi thở người bệnh miệng phải nhẩm câu chú, bắt đầu nhẩm câu 3 chữ, sau căn cứ vào tình trạng của người bệnh, mà thêm dần lên hay không thêm, nhiều cũng không được quá 9 chữ, phương pháp cụ thể là khi nhẩm một chữ đầu thì hít hơi vào, khi nhẩm đến chữ giữa thì nín thở, số chữ ở khoảng giữa càng nhiều, thời gian nín thở càng lâu, nhẩm đến chữ cuối cùng thì thở hơi ra. Câu chữ dùng thường là: "Ta yên tĩnh", "Ta ngồi yên tĩnh". Đến câu chữ nhiều nhất như: "Ta ngồi yên tĩnh thân thể khỏe mạnh", hoặc "Ta ngồi yên tĩnh thân thể mới khỏe mạnh".
Cách thở áp dụng trong 3 chữ "Ta yên tĩnh" tiến hành như sau: Khi bắt đầu nhẩm chữ "ta" thì đầu lưỡi uốn lên, thúc sát vào hàm trên, khi nhẩm đến chữ "yên" thì nín thở, đầu lưỡi vấn cứ dính vào hàm trên không động, khi nhẩm đến chữ "tĩnh" thì buông đầu lưỡi xuống rồi thở ra.
Tập trung ý thức vào đan điền:
Tập trung ý thức vào đan điền là làm cho người bệnh tập trung tư tưởng để chuyên tâm luyện công. Bắt đầu khi mới luyện công, chú ý tập trung giữ cho tinh thần hướng vào đan điền, khi hít hơi vào cũng phải có ý thức đưa xuống đan điền, trải qua khoảng 20 ngày, người bệnh tự thấy khi mình hít hơi đã thấu suốt đến đan điền, rồi sau đó có thể đem phép "tập trung ý thức vào đan điền" đổi sang "tập trung ý thức vào ngón chân cái", lại trải qua một thời kỳ, nếu đã cảm thấy ngón chân có hiện tượng phát nóng, tư tưởng của người bệnh đã tập trung, tâm tình đã yên tĩnh, lòng nghĩ vơ vẩn đã hết thì cũng có thể bỏ phép tập trung ý thức đi, nếu chưa đạt được như thế thì phải tập lại từ đầu cho tới khi tập trung ý thức vào ngón chân, vào đan điền theo ý muốn.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

DANH TỪ HUYỆT VỊ CHÂM CỨU - PHẦN 21: ĐỐC MẠCH (HẾT) 15

XV.ĐỐC MẠCH

- Đốc mạch kinh huyệt ca :

Đốc mạch tung hành nhị thập thất
Trường cường, Yêu du, Dương quan mật,
Mệnh môn, Huyền khu, tiếp Tích trung,
Cân súc, Chí dương, Linh đài dật,
Thần đạo, Thân trụ, Đào đạo trưởng,
Đại chùy, Hình kiên, Nhị thập nhất
Á môn, Phong phủ, Não hộ thâm,
Cường gian, Hậu đỉnh, Bách hội suất,
Tiền đỉnh, Tín hội, Thượng tinh viên,
Thần đỉnh, Tố liêu, Thủy câu quật,
Đài đoan, khai khẩu thần Trung ương
Ngận giao, Thần nội Nhâm Đốc hóa.

Gồm 27 huyệt.

Kinh này không lấy Tỉnh, Vinh, Du, Hợp.

Mạch bắt đầu từ Du cuối cùng, gồm ở trong xương sống, lên đến Phong phủ, vào trên đỉnh chót của não, theo trán xuống đến mũi, thuộc bể của dương mạch. Lấy mạch lạc ở đó của người ta, lưu vòng quanh ở các phần dương. Ví dụ như nước vậy, mà Đốc mạch như đô của cái võng, cho nên gọi là hải. Dùng thuốc khó câu nệ vào một cách, châm cứu quý ở chỗ xét nguồn bệnh.

Cần biết Nhâm Đốc hai mạch mà một công,  trước hết nghĩ rằng 4 cửa ngoài khép lại, hai mắt xem vào bên trong, im lặng hình dung ra, hạt ngọc bằng hạt lúa, quyền làm chủ Hoành đình, bỏ đi từ từ khí ở họng một miệng, chậm chậm nạp vào Đan diền, xông dậy Mệnh môn, dẫn Đốc mạch qua Vĩ lư (Xương đuôi) mà thẳng lên Nê hoàn (đỉnh sọ). Truy động tính nguyên, dẫn Nhâm mạch giáp trọng lâu, mà xuống lại Khí hải, hai mạch lên xuống, xoay chuyển như cái vòng tròn, trước giáng, sau thăng, nối tiếp không dứt, Tâm như nước dừng thấm tựa như cái hũ rộng, tức thì tưởng lỗ đít nâng nhẹ lên, mũi thở tạm bê lại. Thảng hoặc khí cấp, từ từ nuốt đi, nếu như lại thần Hôn, cần thêm chú tưởng. Ý mệt thì phóng thêm, làm mãi lâu dài như thế các quan khiếu tự khai, mạch lạc lưu thông, bách bệnh không làm.

Quảng Thành Tử nói rằng : «Đan táo hà xa lưu quật quật (nghĩa đen : bếp đỏ xe sông gắng gắng nghỉ), là nói về việc đó. Đốc mạch vốn là thông chân lộ, Đan kinh bày ra làm rất nhiều lời, nhưng tôi chỉ ra cái lý của huyền cơ, chỉ nguyện người người thọ vạn năm.

CÁCH TÌM ĐÚNG HUYỆT :

1. TRƯỜNG CƯỜNG :長强

Khỏe mạnh lâu dàu
Có tên là Quyết cốt – Khí chi âm tà
Huyệt Lạc với Mạch Nhâm

- Vị trí : Phía dưới xương cụt đuôi, phía sau lỗ đít. Quỳ cúi gập (phủ phục) mà lấy huyệt. Túc Thiếu âm, Thiếu dương hội ở đó. Là Lạc của Đốc mạch tách đi sang nối với Nhâm mạch.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Lòi dom, trường phong ỉa ra máu, trĩ, âm nang thấp chấn, ỉa chảy, dẫn sản, liệt dương, chứng thần kinh phân liệt, di tinh, lậu, đái đục, giật duỗi, cuồng điên, đau cột sống thắt lưng, đái ỉa khó, nặng đầu, ngũ lâm (5 thứ đái buốt), cam ấn ở hạ bộ, trẻ em lõm thóp, nôn ra máu, sợ hãi mất tinh, nhìn ngó không thẳng, phòng lao (mệt mỏi do hoạt động tình dục).

- Tác dụng phối hợp : Với Thừa sơn trị ỉa ra máu, với Đại đôn trị sán khí, với Bách hội, Thừa sơn, Khí hải, trị thoát giang, với Âm lăng tuyền, Hợp cốc, Tam âm giao có thể dẫn đẻ,. Dùng kim 3 cạnh châm xung quanh Trường xường cách huyệt 0,3 thốn cho ra máu, châm sâu 0,5 – 1 thốn với Yêu kỳ, Điên nhàn huyệt trị điên nhàn, với Đại trường du, Thừa sơn, Bách hội trị thoát giang.

2. YÊU DU :腰俞

Đáp ứng yêu cầu của thắt lưng
Có tên là Bối giải, Tủy khổng, Yêu hộ

- Vị trí : Dưới mỏm gai đốt sống thứ 21 (đốt sống thứ tư mảng xương cùng).

- Cách châm cứu : Mũi kim chếch lên sâu 3 – 5 phân, cứu 7 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Đau lưng, kinh nguyệt không đều, điên nhàn, trĩ, đái không cầm, chi dưới tê bại, đau vùng xương chậu và cột sống, thắt lưng không thể cúi ngửa được, sốt rét thời khí, mồ hôi không ra, thương hàn tứ chi nóng không thôi, đàn bà bế kinh, nước đái đỏ.

3. YÊU DƯƠNG QUAN :腰陽關

Có liên hệ đến dương khí

- Vị trí : Ở chỗ lõm dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ 4. Nằm sấp ở chỗ đó tương đương bằng ngang với hai mào xương chậu 2 bên.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, mũi kim chếch lên sâu 1 – 1,5 thốn, cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 - 15’

- Chủ trị : Đau thắt lưng và mảng xương cùng, kinh nguyệt không đều, khí hư, di tinh, liệt dương, lị, ỉa ra máu, chi dưới bại, liệt tê bại, viêm ruột mãn tính, lậu đái đục, bụng dưới chướng đau, nôn mửa không dứt, tràng nhạc, cạnh ngoài đầu gối không thể gập duỗi, gân co không đi được.

4. MỆNH MÔN :命門

Cửa của mạng sống
Có tên là Ngung lũy

- Vị trí : Ở chỗ lõm dưới đốt sống thắt lưng thứ 2, tương đương khoảng rốn ở phía trước.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu từ 3 – 5 phân, hơi chếch lên thì sâu từ 1 – 1,5 thốn, khi đến vùng sâu thì có cảm giác như kiến bò hoặc tê như điện giật lan xuống đến chi dưới. Cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 – 20’

- Chủ trị : Đau thắt lưng, đau bụng, đau cứng cột sống, kinh nguyệt không đều, đau bụng hành kinh, băng lậu huyết, ỉa ra máu, liệt dương, di tinh, đái dầm, bong gân thắt lưng, khí hư, viêm màng trong dạ con, viêm xoang chậu, viêm tủy sống, đau thần kinh tọa, viêm thận, trẻ em tê bại do di chứng não, nóng rét, sốt rét lâu ngày, giật duỗi, lưng và bụng cùng dẫn đau, đau trường sán khí, lòi dom, đầu đau như phá, mình nóng như lửa, mồ hôi không ra.

- Tác dụng phối hợp : Với Đại chùy, Cách du, Khúc trì, Túc tam lý trị bần huyết do thiếu sắt trong máu, với cứu Bách hội, Quan nguyên, Tam âm giao, Trung liêu trị đái dầm dề, với Thận du, trị người già đái nhiều, với Bách hội, Quan nguyên trị ỉa chảy.

5. HUYỀN KHU :懸樞

Cái then cửa treo lơ lửng

- Vị trí: Dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ 1

- Cách châm cứu: Châm hơi chếch lên, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 5 – 7 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị: Đau lưng, cứng đau thắt lưng, tiêu hóa kém, viêm ruột, ỉa chảy, lị, đau bụng, lòi dom, trong bụng chứa tích, tích khí đi lên xuống.

6. TÍCH TRUNG :脊中

Giữa cột sống
Có tên là Thần tông – Tích du

- Vị trí : Dưới mỏm gai đốt sống lưng 11. « Đồng Nhân » nói : CẤM CỨU. Cứu ở đó làm cho người ta còng lưng.

- Cách châm cứu : Châm chếch lên 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị : Điên giản, vàng da, ỉa chảy, trẻ em lòi dom, trĩ, viêm gan, lưng dưới lưng trên đau, chi dưới tê bại, tức bụng không hám ăn, ôn bệnh tích tụ, ỉa dễ.

7. TRUNG KHU :中樞

Cái then ở giữa

- Vị trí : Dưới mỏm gai đốt sống lưng 10

- Cách châm cứu : Châm chếch lên sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị : Lưng và thắt lưng cứng đau, đau dạ dày, ăn không biết ngon, viêm túi mật, sức nhìn giảm.

8. CÂN SÚC  :筋缩

Gân co rút

- Vị trí : Dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 9.

- Cách châm cứu : Châm chếch lên sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị : Lưng và thắt lưng đau, đau dạ dày, thần kinh suy nhược, điên nhàn, bệnh thần kinh chức năng, viêm gan, viêm túi mật, viêm mạc lồng ngực, đau thần kinh liên sườn, cột sống cứng cấp, mắt xoay ngược lên, nhìn ngước lên, mắt trợn lên, đau tim, bệnh giản lắm lời.

9. CHÍ DƯƠNG :至陽

Dương đến hết mức

- Vị trí : Ở khe lõm dưới mỏm gai đốt sống lưng thứ 7, tương đương với đầu nhọn phía dưới xương bả vai ở 2 bên chiếu vào (khi buông xuôi bả cai tự nhiên và cân * bằng).

- Cách châm cứu : Châm chếch lên sâu 5 – 7 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Ho hắng, hen phế quản, vai lưng đau và cổ ngay đơ, đau dạ dày, viêm gan, viêm túi mật, đau liên sườn, sốt rét, viêm mạc lồng ngực, giun chui ống mật, đau lưng dưới lưng trên, vàng da, tứ chi mỏi mệt nặng đau, ngực sườn đầy tức, lạnh dạ dày, dôi ruột, không thể ăn được, thân gầy yếu, giữa lưng trên có khí đi lên xuống, buồn bẳn buốt ống chân, ít hơi khó nói, tựn hiên độnhg phải sự không hợp ý thì công lên tim.

- Tác dụng phối hợp : Với Ủy trung trị mụn nhọt mới mọc, với Đại chùy, Phong môn (dùng bầu hút cũng được )chữa ho gà, với Can du, Tỳ du, Túc tam lý, Dương lăng tuyền trị viên gan truyền nhiễm, với Dương lăng tuyền, Chi câu trị bệnh Ngân tiết (Yên xi), với Nội quan trị nhịp tim không đều, Chí dương thấu Đảm du trị giun chui ống mật.

10. LINH ĐÀI :靈台

Cái đài linh thiêng

- Vị trí :  Khe lõm dưới mỏm gai đốt sống lưng thứ 6

- Cách châm cứu : Châm chếch lên sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 – 20’

- Chủ trị : Hen xuyễn, viêm phế quản, đau lưng, đau dạ dày, mụn nhọt, giun chui ống mật, sốt rét, cảm mạo nóng rét, cột sống đau, gáy cứng đo, ho hen lâu ngày, tỳ nhiệt.

- Tác dụng phối hợp : Riêng châm Linh đài hoặc phối hợp với Dương lăng tuyền trị giun chui ống mật, với Đào đạo, Nội quan trị sốt rét cách nhật.

11. THẦN ĐẠO :神道

Con đường của thần khí

- Vị trí : Ở khe lõm dưới mỏm gai đốt sống lưng thứ 5

- Cách châm cứu : châm chếch lên sâu 0,5 -1  thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị : Thần kinh suy nhược, đau lưng trên, ho hắng, đau thần kinh liên sườn, sốt rét, trẻ om kinh phong giật duỗi, bệnh nhiệt, bệnh tâm tạng, bệnh điên nhàn, thương hàn phát nhiệt, đau đầu nhiệt, tiến thoái vãng lai, hoảng hốt, buồn rầu hay quên, hồi hộp, ??? hàm răng trật ra, miệng há không ngậm lại được.

12. THÂN TRỤ :身柱

Cái cột của thân mình

- Vị trí : Ở chỗ lõm dưới mỏm gai đốt sống lưng thứ 3.

- Cách châm cứu : Mũi kim chếc lên, sâ 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị : Vai và lưng trên đau, mụn nhọt, ho hắng, hen xuyễn, viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi, bệnh tinh thần, bệnh thần kinh chức năng, ngực nóng, trúng gió không nói được, điên nhàn, giật duỗi, thắt lưng và cột sống cứng đau, giận muốn giết người, nói mơ hồ như thấy ma quỷ.

- Tác dụng phối hợp : Với Đại chùy, Phong môn trị ho gà, với Quan nguyên, Túc tam lý (cứu) trị bệhn còng gù, với Đại chùy, Phếdu  trị viêm phế quản mãn tính. « Nạn Kinh » nói : Trị 3 loại mạch Hồng, Trường, Phục phong giản, phát cuồng sợ ngườ ivà lửa cứu chùy 3 chùy 9.

13. ĐÀO ĐẠO :陶道

Con đường vui mừng

- Vị trí : Ở khe lõm dưới mỏm gai đốt sống lưng 1. Túc Thái dương và Đốc mạch hội ở đó.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 0,3 – 0,8 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Cột sống cứng, đầu đau, sốt cao, sốt rét, điên dại, tinh thần phân liệt, lao phổi, mọi cơ ở đầu gáy co rút, mồ hôi không ra, đầu nặng mắt hoa, giật duỗi, hoảng hốt, không vui.

- Tác dụng phối hợp : Với Đại chùy, Giản sử, Hậu khê trị sốt rét, với Giản sử, Nội quan, Khúc trì trị sốt rét, với Yêu kỳ, Nhân trung, Nội quan, Phong long trị điên nhàn, với Phế du trị phát sốt.

14. ĐẠI CHÙY : 大椎

Cái chùy to (Chùy là vật tròn như nắm đấm)

- Vị trí : Chỗ lõm trên đầu mỏm gai đốt sống 1. Thủ, Túc Tam dương và Đốc mạch hội ở đó.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 5 – 7 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Cảm mạo, phát sốt, nôn mửa, lị, gáy cứng, đau cột sống, ho hắng, hen, trẻ em co giật, động kinh, sái cổ, mắt có hỏa bốc, ho gà, mất ngủ, say nắng, thần kinh phân liệt, điên nhàn, viêm phế quản, lao phổi, viêm khí thũng, viêm gan, bệnh huyết dịch, thấp chấn, bại liệt, vai và lưng trên đau, thương hàn sốt rất cao, hầu bại, phế chướng, sườn đau, cốt chưng triều nhiệt, sức yếu, răng cửa khô.

- Tác dụng phối hợp : Với Hợp cốc, Khúc trì trị cảm mạo, với Gian sử, Hậu khê trị sốt rét, với Trung phủ trị giãn phế quản gây xuất huyết, với Phong trì, Khúc trì trị cảm cúm, với Trung xuyên, Phong long trị chứng giảm bạch cầu, với Đào đạo, Nhị chùy hạ (Vô đam danh- dưới đốt sống lưng thứ 2), Thân trụ trị chứng tinh thần phân liệt, với Chí dương, Gian sử trị sốt rét, với Yêu du trị sốt rét.
Trọng Cảnh nói rằng : « Thái dương và Thiếu dương kiêm bệnh, cổ gáy cứng đau, hoặc hoa mắt chóng mặt, có khi như kết ở ngực, dưới tâm có hòn rắn, đáng đâm khe thứ nhất Đại chùy ».

15. Á MÔN : 啞門

Cửa của bệnh câm
Có tên là Thiệt yếm – Thiệt hoảnh – Ám môn

- Vị trí : Ở giữa phía sau gáy cổ vào chân tóc, từ chân tóc vào 5 phân (giữa đốt cổ 1 – 2). Đốc mạch và Dương duy mạch hội ở đó. CẤM CỨU, cứu ở đó làm cho người ta câm.

- Cách châm cứu : Nói chung với người lớn và gầy thì châm sâu độ 1,5 thốn, với người béo thì châm sâu độ 2 thốn, khi châm qua huyệt này cần chú ý góc độ hơi chúc xuống, hướng về phía đầu yết hầu của người bệnh, nghìn vạn lần không nên chếch lên, trong quá trình châm tiến từ từ không nên vê ngoáy, khi người bệnh có cảm giác tê như điện thì rút kim ngay, không được châm sâu thêm. Nếu như đã châm sâu khoảng 2 thốn mà không có cảm giác, cũng không được châm sâu thêm, đề phòng sự cố ngoài ý muốn. Nhất thiết tránh vê kim, không nâng ấn kim.

- Chủ trị : Câm điếc, Đau đầu, điên cuồng, bại liệt do não, bại não phát triển không đều khắp, bệnh thần kinh chức năng, bệnh thần kinh phân liệt, đau phía sau đầu, cứng gáy, chảy máu mũi, lưỡi chậm ra không nói, trúng gió, co giật, mọi thứ dương khí thịnh, đầu bị phong nặng mồ hôi không ra.

- Tác dụng phối hợp : Với Nhĩ môn, Thính cung, Ngoại quan, Trung chữ trị câm điếc, với Hưng phấn, Nhân trung, Túc tam lý trị di chứng ngu ngốc khi não bị chấn thương. Với Đại chùy, Cân súc, Yêu dương quan, Nhân trung, Hậu khê, Nhâm mạch trị uốn ván, với Nhân trung, Hậu khê, Phong long trị điên nhàn, với Đại chùy, Ế minh, Nội quan, Túc tam lý, Tích tam huyệt trị đại não phát triển không đều khắp, với Quan xung trị lưỡi chùng ra không nói, với Phong phủ trị cột sống gãy ngược lại.

16. PHONG PHỦ : 風府

Nơi chứa gió
Có tên là Thiệt bản

- Vị trí : Ở giữa mép tóc sau gáy lên 1 thốn, chỗ lõm dưới ụ lồi xương chẩm. Túc Thái dương mạch, Đốc mạch, Dương duy mạch hội ở đó. CẤM CỨU, cứu ở đó làm người ta mất tiếng.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 5 – 8 phân, ở trong vào sâu là tủy sống, không nên châm sâu. CẤM CỨU.

- Chủ trị : Cổ đầu, gáy, cứng đau, đầu váng, điên nhàn, tứ chi tê dại, cảm mạo, trúng gió, bệnh tinh thần, lưỡi hoãn không nói được, rét run ra mồ hôi, mình nặng sợ gió, phong một bên người, bán thân bất toại, mũi chảy máu cam, hầu họng sưng đau, thương hàn chạy cuồng muốn tự sát, mắt nhìn mơ hồ, trong đầu trăm thứ bệnh, mã hoàng, hoàng đản.

Ngược luận nói rằng : « Tà khách ở Phong phủ theo xương sống mà xuống, về khí một ngày đem đại hội ở Phong phủ, các ngày sau xuống 1 khớp, như thế là làm yên ». Mỗi lần đến Phong phủ thì lỗ chân lông mở ra, lỗ chân lông mở ra thì tà khí vào, tà khí vào thì làm bệnh. Lấy ngày đó làm khéo thâm « yên ». Ra ở Phong phủ, ngày xuống thêm 1 khớp, 21 ngày thì xuống đến xương dưới gầm, 26 ngày thì vào ở trong cột sống cho nên ngày làm thêm « yên » là thế (là làm chết, là đêm) ».

Ngày xưa Ngụy Vũ Đế nạn thương phong, gáy cấp Hoa Đà chữa ở đó được hiệu quả.

17. NÃO HỘ : 腦戶

Cái cửa của não
Có tên là Hợp lư

- Vị trí : Huyệt Phong phủ lên 1,5 thốn, bên trên ụ lồi xương chẩm, sau huyệt Cường gian 1,5 thốn, Túc thái dương và Đốc mạch hội ở đó. « Đồng Nhân » nói : CẤM CỨU, cứu làm cho người ta câm. « Tố Vấn » nói : Châm Não hội vào não là chết ngay.

- Cách châm cứu : Châm chếch 5 – 8 phân. CẤM CHÂM ĐỨNG, CẤM CỨU.

- Chủ trị : Đầu cổ cứng đau, đầu váng, điên giản, mất ngủ, mặt đỏ, mắt vàng, đầu nặng sưng đau, bướu cổ.

18. CƯỜNG GIAN : 强間

Chỗ khoảng cách cứng
Có tên là Đai vũ

- Vị trí : Huyệt Não hộ thẳng lên 1,5 thốn

- Cách châm cứu : Châm chếch 5 – 8 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’

- Chủ trị : Đau đầu, cứng gáy, hoa mắt, nôn mửa, mất ngủ, điên nhàn, não xoay, chạy cuồng không nằm.

19. HẬU ĐỈNH : 后頂

Phía sau đỉnh đầu
Có tên là Giao xung

- Vị trí : Trước huyệt Cường gian 1,5 thốn, sau Bách hội 1,5 thốn

- Cách châm cứu : Châm chếch 5 – 8 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’

- Chủ trị : Đau đầu, cứng gáy, đau phía sau đầu, choáng váng, đau một bên đầu, cảm mạo, mất ngủ, điên nhàn, mắt mờ mờ, trên trán sọ đau, ra mồ hôi ở khắp các khớp, chạy cuồng, giản phát co giật.

20. BÁCH HỘI :百會

Hội trăm mạch
Có tên là Nham thượng – Tam dương

- Vị trí : Ở chính giữa đầu. Khi ngồi ngay thẳng, lấy hai đầu chót tai thẳng lên gặp đường chính giữa đầu là huyệt. Hoặc lấy đoạn từ trên Ấn đường 1 thốn, vòng qua giữa đỉnh đầu sang mép tóc sau gáy chia làm đôi, điểm chính giữa đoạn ấy là huyệt. Thủ, Túc tam dương và Đốc mạch hội ở đấy.

- Cách châm cứu : Châm dưới da, ngang kim từ phía trước ra phía sau hoặc sang trái, sang phải, sâu 0,5 – 1 thốn. Cứu 5 mồi, hơ 5 – 15’.

- Chủ trị : Đau đầu, choáng váng, động kinh, lòi dom, phát sốt, cổ cứng, mũi chảy máu, câm điếc, trẻ em ỉa chảy, đẻ xong mất ngủ, sa dạ con, ngất xỉu, cao huyết áp, điên nhàn, cuồng đau đỉnh đầu, tai ù, tai điếc, mũi tắc, trúng gió, miệng cắn không mở, bán thân bất toại, trĩ, tiếng nói vỡ rít, tâm phiền muộn, hồi hộp hay quên, quên trước mất sau, tâm thần hoảng hốt, tâm vô lực, sốt rét lâu ngày, tâm phong, uốn ván, hay khó như dê kêu, mửa ra bọt, mồ hôi ra mà nôn, uống rượu đỏ mặt, nặng đầu, tắc mũi, trăm bệnh đều chữa.

- Tác dụng phối hợp : Với Hợp cốc, Thái xung trị đau đỉnh đầu, với Cưu vĩ trị lị, với Trường cường, Thừa sơn trị lòi dom, với Thái xung, Tam âm giao trị đau hầu họng, với Phong phủ, Đại chùy, Khúc trì trị dịch viêm màng não Nhật bản B (Ất hình), với Nội quan, Nhân trung trị choáng ngất, với Ấn đường, Thái dương, Hợp cốc trị đau đầu, với Khí hải, Duy bào, Túc tam lý trị sa dạ con, với Vĩ ế (Cưu vĩ), Trường cường trị thoát giang.

Quắc Thái Tử thi quyết, Biển Thước lấy tam dương, ngũ hội (chỉ) có một lúc (sau) Thái Tử tỉnh lại.
Đường Cao Tông đau đầu, Tần Minh Hạc nói rằng : « Nên chích Bách hội ra máu ». Võ Hậu nó : « Làm sao có được cái lý trên cao ở đầu mà ra máu ». Rồi đã chích ở đó, hơi ra máu, khỏi ngay.

21. TIỀN ĐÌNH : 前頂

Phía trước đỉnh đầu

- Vị trí : Ở phía trước huyệt Bách hội 1,5 thốn

- Cách châm cứu : Châm chếch 5 – 8 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’

- Chủ trị : Đau đỉnh đầu, choáng váng, mặt mày sưng đỏ, thủy thũng, trẻ em kinh phong phát không giờ giấc, mũi nhiều nhử mũi xanh, đỉnh đầu sưng đau.

22. TÍN HỘI : 囟會

Chỗ gặp nhau của thóp

- Vị trí : Phía trước Bách hội 3 thốn, sau Thượng tinh lên 1 thốn, « Đồng Nhân » nói : Mới cứu, thì không đau, bệnh đi thì đau, đau thì đừng cứu, nếu là mũi tắc cứu đến 4 ngày thì tạm lui, 7 ngày thì khỏi ngay... Dưới 8 tuổi không thể châm, do cửa thóp chưa kín, châm ở đó thương ở xương làm cho người ta chết oan.

- Cách châm cứu : Châm chếch 5 – 8 phân, cứu 5 mồi, hơ 3 – 5’

- Chủ trị : Đâu đầu, choáng váng, mũi tắc, mũi chảy máu cam, trẻ em kinh phong, viêm mũi, mũi có thịt thừa (tức nhục), não hư lãnh hoặc uống rượu quá nhiều não đau như phá, chảy máu mũi, mặt đỏ bạo sưng, da đầu sưng, sinh bạch điến phong (hắc lào), hồi hộp, mắt ngước lên, không biết người.

23. THƯỢNG TINH :上星

Ngôi sao ở trên
Có tên là Thần đường

- Vị trí : Chính giữa trán lên đầu vào qua mép tóc 1 thốn, giữa chỗ lõm ấn vào thấy có thể chứa được 1 hạt đậu.

- Cách châm cứu : Châm dưới da, mũi kim chếch về phía đỉnh đầu, sâu khoảng 2 – 3 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị : Đau đầu, đau mắt, tắc mũi, chảy máu mũi, viêm mxui, mũi có thịt thừa, viêm giác mạc, đầu phong, đầu mặt hư thũng, không thể nhìn xa, bệnh nhiệt mồ hôi không ra, điên tật, mặt sưng đỏ, mặt hư, sốt rét lâu ngày, rét run.

- Không nên cứu nhiều sợ lôi khí lên làm mắt nhìn không rõ.

- Tác dụng phối hợp : Với Hợp cốc trị đau đầu, với Nghinh hương trị bệnh mũi, với Tố liêu, Nghinh hương trị mũi ra máu, với Hợp cốc, Thái xung trị mũi có thịt thừa, viêm mũi, với Bách hội, Hợp cốc trị đầu phong, với Khâu khư, Hãm cốc trị sốt rét.

24. THẦN ĐÌNH : 神庭

Cung đỉnh của thần khí

- Vị trí : Chính giữa trán lên, vào qua mép tóc 5 phân, Túc Thái dương và Đốc mạch hội ở đó. « Đồng Nhân » : CẤM CHÂM, châm thì phát cuồng, mắt mất tròng.

- Cách châm cứu : Châm dưới da mũi kim chếch lên phía đỉnh đầu, sâu khoảng 2 – 3 phân, cứu 3 mồi, hơ 5’

- Chủ trị : Đau đầu, đau xương ụ máy, động kinh, choáng váng, viêm mũi, điên nhàn, bệnh thần kinh, trèo cao mà ca, vất áo mà chạy, uốn ván, thè lè lưỡi, mắt nhìn lên không biết người, mũi ra nhử xanh không dứt, mắt chảy nước mắt ra, hồi hộp không thể yên giấc, nôn mửa tức bứt rứt, nóng rét đau đầu, xuyễn khát.

- Tác dụng phối hợp : Với Thượng tin, Ấn đường, trị đau phía trước đầu.

Kỳ Bá nói rằng : « Phàm muốn chữa phong, không làm cứu nhiều. Bởi phong tính nhẹ, nhiều thì thương chỉ nên cứu 7 mồi, 7 x 3 thì dừng ». Trương Tử Hòa nói rằng : « Mắt sưng, mắt có màng châm Thần đỉnh, Thượng tinh, Tín hội, Tiền đỉnh, có thể làm cho màng lui ngay, có thể làm cho sưng tiêu ngay ».

25. TỐ LIÊU : 素髎

Cái lô chất bổ
Có tên là Diện chính

- Vị trí : Ở trên quả mũi, ở giữa đầu nhọn mũi « Ngoại đài ».

- Cách châm cứu : Mũi kim từ đầu mũi hơi chếch lên sâu 1 -2 phân, KHÔNG CỨU.

- Chủ trị : Mũi tắc, mũi chảy máu, mũi sần đỏ (tửu cổ tỵ, mũi giục rượu), choáng ngất, thấp huyết áp, tim đập quá chậm, mũi có trứng cá (tửu tre tỵ : mũi có bã rượu), viêm mũi, mũi nhiều nước, mọc mụn trong lỗ mũi, thở xuyễn không dễ, mũi méo trề ra.

- Tác dụng phối hợp : Với Nội quan, Bách hội, Nhân trung trị chứng ngất xỉu (ngất lịm như trúng gió, nhưng tim còn đập), với Nội quan, Túc tam lý trị chứng ngất lịn do trúng độc, với Hưng phấn, Nội quan trị tim đập quá chậm, huyết áp thấp, với Nghinh hương, Hợp cốc trị trứng cá ở mũi, với Thượng tinh, Nghinh hương trị mũi ra máu, với Nội quan, Dũng tuyền cứu sau khi bị điện giật.

26. NHÂN TRUNG- THỦY CÂU : 人中- 水溝

Rãnh nước

- Vị trí : Ở giữa rãnh môi mũi, điểm cách 1/3 trên và 2/3 dưới của rãnh Nhân trung. Đốc mạch và Thủ túc Dương minh hội ở đó.

- Cách châm cứu : Mũi kim chếch lên hoặc chếch xuống, sâu 2 – 3 phân, khi cấp cứu cứ cách một đếm vê 1 một hoặc châm thấu Nhân trung đến Ngận giao. KHÔNG CỨU.

- Chủ trị : Động kinh, hàm răng cắn chặt, trúng gió hư thoát, hôn mê, say nắng, chân tay co quắp, trẻ em co giật, bụng ngực cắn đau, choáng ngất, bệnh thần kinh chức năng, thần kinh phân liệt, say tàu xe, lưng đau do bong gân cấp tính, cùng mặt sưng phù, bệnh mũi, hôi mồm, cơ vùng miệng mắt co rút, miệng mắt méo lệch, mặt sưng môi động giống như giun bò, khát nước, phù thũng, điên cuồng, lời nói không biết sang hèn, chốc khóc, chốc mừng, hoàng đản mã hoàng, ôn dich, vàng khắp người, miệng méo trễ ra.

- Tác dụng phối hợp : với Ủy trung trị lưng và cột sống lưng đau đớn, với Hợp cốc, Trung xung trị say nắng và bất tỉnh nhân sự do trúng gió, với Ngận giao trị đau rút vùng thắt lưng (thiểm yêu cá khí), với Hội âm, trung xung trị chết đuối nước, với Nội quan, Dũng tuyền, Túc tam lý trị ngất xỉu do trúng độc, với Hợp cốc thấu Lao cung trị bệnh thần kinh chức năng, với Trường cường, Thủ Tam lý thấu Ôn lưu, huyệt Tọa cốt trị viêm khớp do phong thấp, với Thập tuyen, Dũng tuyền, Ủy trung trị say nắng, với Tiền đỉnh trị mặt thũng hư phủ.

27. ĐOÀI  ĐOAN : 兌端

Đúng đầu chót phương Tây, đúng chỗ đổi chác

- Vị trí : Chính giữa đầu chót môi trên

- Cách châm cứu : Châm chếch kim, sâu 2 – 3 phân, cứu 3 mồi

- Chủ trị : Điên tật, mửa nước bọt, đái vàng, lưỡi khô, tiêu khát, máu cam không dứt, môi sưng, răng đau, mũi tắc, đờm dãi, miệng ngậm hàm khua, mũi có thịt thừa, viêm vòm mồm, môi mép cứng.

28. NGẬN GIAO : 齦交

Chỗ răng lợi giáp nhau

- Vị trí : Ở phía trong môi trên, giữa chỗ lợi giao nhau trên răng chỗ dây chằng giữa phía trong môi trên. Nhâm mạch, Đốc mạch và Túc Dương minh hội ở đó.

- Cách châm cứu : Châm chếch kim, hướng lên dâu 1 – 2 phân, hoặc dùng kim 3 cạnh chích ra máu.

- Chủ trị : Lợi răng sưng đau, chảy máu, trĩ, cấp tính đau lưng do bong gân, mũi có thịt thừa, bệnh tinh thần, có mụn trong mũi, giữa trán và sống mũi đau, cổ gáy cứng, mắt ra nước mắt và nhử mắt, khóe mắt trong đỏ, ngứa đau và sinh màng trắng, mặt đỏ tâm phiền, mã hoàng hoàng đản, rét nóng ôn dịch, trẻ em mặt ghẻ mụn, lâu ngày không trừ, hơ nóng chấm điểm vào đó cũng khỏi.

- Tác dụng phối hợp : Với Trường cường trị trĩ.