Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Hít thở sao cho đúng?

Bình thường nếu không có bệnh về hô hấp thì ít ai để ý hằng ngày ta thở thế nào nông hay sâu, nhanh hay chậm, có đúng cách không.

Trong khi đó thở đúng cách sâu và đều có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Nhịp thở hoạt động vừa tự phát vừa tự ý
Ta không thể trực tiếp điều chỉnh cho tim đập nhanh hay chậm; dạ dày co bóp hay không, mạch máu thắt hay nở; tất cả những biến động đấy do thần kinh chỉ đạo, nhưng đều thoát khỏi ý muốn chúng ta. Trong tất cả các hoạt động nội tạng, chỉ có thở là vừa tự phát vừa có thể tự ý. Không để ý thì vận động tự phát, tùy theo các kích động thần kinh mà diễn ra nhanh hay chậm, với nhịp thở đều đặn hay rối loạn. Nhưng nếu ta chú ý điều khiển ta cũng có thể thở nhanh hay chậm, nông hay sâu đều hay không.
Thở đúng cách, lợi ích bất ngờTập thở bò
Lợi ích khi thở đúng cách
Khi chúng ta thở đúng cách, hơi thở sẽ làm trong sạch cơ thể bạn. Khi thở ra, nín thở đồng nghĩa với việc đưa các độc tố ra ngoài cơ thể và trong cơ thể bạn có một khoảng trống. Độc tố N2, CO2 tích tụ ở tim, do đó khi bạn hít vào và nín thở, khí độc trong người hòa trộn vào hơi thở sau đó máu thải khí độc và đẩy chúng ra ngoài qua hơi thở. Tư tưởng và hơi thở liên quan chặt chẽ với nhau (chẳng hạn khi bạn giận, nhịp thở sâu và dài; khi gặp người yêu thì nhịp thở ngắn, dồn dập; cảm xúc của bạn bình tĩnh thì hơi thở trở nên điều hòa, sâu và chậm hơn), nên hãy tập thở đồng thời với việc kiểm soát tư tưởng. Khi đó, bạn cũng có thể đưa luôn cả những suy nghĩ không tốt, tư tưởng đau khổ... ra ngoài theo hơi thở. Như vậy, nếu bạn thay đổi được nhịp điệu hơi thở, bạn sẽ thay đổi được trạng thái tư tưởng, suy nghĩ và cả lối sống của mình.
Tập thở phương pháp đơn giản thuận tiện
Có thể tập mọi lúc mọi nơi, tập thở ngay cả khi đi bộ, vừa đỡ mệt, vừa có tâm trạng sảng khoái. Phương pháp rất đơn giản, bạn chỉ việc kết hợp giữa bước chân và nhịp thở, tức là khi bước một bước lên thì thở ra; bước tiếp sau đó thì hít vào. Cùng với nhịp bước chân, lặp đi lặp lại "thở ra, hít vào-thở ra-hít vào". Nếu mỗi ngày bạn tập luyện từ 20 -30 phút thì sau 2 - 3 tháng, lượng serotonin - một chất được não sản xuất ra quyết định tâm trạng và khả năng tập trung của con người, sẽ tăng lên rất nhiều khiến bạn không cảm thấy mệt, khả năng tập trung cao, tính cách vững vàng.
Phương pháp thở bụng
Muốn tập thở trước hết phải tập động tác cơ bản là: thóp bụng thở vào - phình bụng thở ra. Lúc cơ hoành hạ xuống, các nội tạng trong bụng bị dồn xuống, bụng phình lên, lúc ấy không khí bị hút vào vì vậy có động tác "phình bụng thở vào". Lúc cơ hoành nâng lên, không khí bị đẩy ra, các nội tạng trong bụng bị kéo theo, bụng thóp lại vì vậy có động tác "thóp bụng thở ra"
Bình thường cho không khí qua mũi, nhưng nếu cần lấy hơi lại rất nhanh như trong lúc bơi lội, lúc trèo cầu thang thật nhanh hoặc sau một vận động mạnh thì cho không khí qua miệng. Lúc mới tập cho không khí qua miệng lúc thở ra, qua mũi lúc thở vào. Tập quen rồi cho không khí qua mũi lúc thở vào cũng như lúc thở ra.
Cách tập thở đúng
Ngồi trên ghế tay thả lỏng, không nhúc nhích hai vai nghĩ rằng mình đang cầm một bát cháo nóng, thổi nhè nhẹ qua miệng làm cho cháo nguội dần, thổi rất chậm, thóp bụng để thổi ra. Khi bụng thóp hết, ngừng thổi cho bụng phình trở lại nhẹ nhàng để thở vào. Bụng phình lên hết, ngưng một tý rồi thở ra, làm 4-5 như vậy rồi nghỉ.
1- Động tác thóp bụng, phình bụng làm quen rồi, không cần cho không khí qua miệng nữa. Sau đó chỉ cho qua mũi ra vào đều qua mũi.
2- Tập thở như vậy trong các tư thế: nằm ngửa (2 chân gấp), nằm sấp, nằm nghiêng một bên, bò bốn chân, qùy gấp lưng đứng thõng tay phía trước...
3- Cho thóp bụng vào, phình ra thật nhanh.
4- Thóp bụng đến cùng, xong dùng các cơ sườn kéo lồng ngực lên nhưng không cho không khí vào phổi, bụng sẽ thóp đến mức tối đa.
5- Nhờ một người lấy nắm tay, ấn mạnh vào bụng đồng thời giữ hơi mạnh, không cho người kia ấn sâu vào bụng, như vậy là tập thở nén.
6- Co rút cơ bụng bên phải rồi bên trái, thành một động tác xoắn bụng.
Tóm lại, thở, suy nghĩ và tư tưởng có mối liên hệ sâu xa. Tư tưởng bình yên nhờ sự luân phiên vào ra của việc thở sâu, điều hòa. Bởi vậy, duy trì nhịp nín thở khi hít vào và thở ra bằng nhau như cách "thở bụng bốn thì" của các nhà dưỡng sinh, khí công và yoga được xem là phương pháp tốt nhất.

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

Diện châm - phương pháp chữa bệnh hiệu quả hàng ngàn năm

Diện châm là phương pháp châm cứu vào các huyệt trên mặt để phòng hay chữa bệnh. Cách đây hàng ngàn năm người Trung Hoa phát hiện ra hệ thống kinh lạc trên cơ thể.
Kinh lạc và huyệt là gì?
Kinh lạc là hệ thống đường chằng chịt trên cơ thể nối từ trong các tạng ra ngoài đầu các chi (kinh âm) và từ đầu các chi vào trong cơ thể (các phủ kinh dương). Các kinh đều qua vùng đầu mặt hoặc có liên hệ với vùng đầu mặt. Lạc là các đường ngang nối các kinh có liên quan giữa tạng và phủ đó. Tác dụng của hệ kinh lạc là để lưu thông khí huyết, kinh lạc cũng là đường dẫn thuốc, tà khí vào trong hay khi ta đuổi tà khí ra ngoài. Kinh lạc có tác dụng điều khiển và điều hòa hoạt động của các tạng phủ. Trên đường kinh có các điểm ra vào của kinh khí gọi là huyệt. Khi công năng các tạng phủ rối loạn cũng có thể biểu hiện ra các huyệt tương ứng, ngược lại châm cứu vào các huyệt đó có tác dụng điều chỉnh lập lại hoạt động bình thường của các tạng phủ.
Ngoài huyệt trên đường kinh, người Trung Hoa cũng phát hiện trên cơ thể có nhiều huyệt khác nữa, số huyệt trên 14 đường kinh chính là 722 huyệt. Tổng số huyệt trên cơ thể con người khám phá ra cho tới nay là trên 1.400 huyệt.
Ngoài các huyệt trên thân thể, khi ta châm cứu vào đó gọi là thể châm thì người Trung Hoa cũng phát hiện ra những vùng đặc biệt, có các huyệt đặc biệt đại diện cho các tạng phủ và cơ quan trên cơ thể. Thí dụ: Trên loa vành tai các điểm đại diện được bác sĩ người Pháp nối lại thành một hình bào thai lộn ngược mang tên ông - gọi là sơ đồ Paul Nogier. Các thầy thuốc cũng thường dùng các huyệt trên loa vành tai để tìm vị trí bệnh và châm vào đó để điều trị bệnh - gọi chung là nhĩ châm. Ở bàn tay, bàn chân cũng có các huyệt đại diện cho các tạng phủ khi tác động vào đó gọi là phương pháp bàn tay châm, bàn chân châm.
Trên đầu, trên mặt, trên mũi, mắt cũng có các huyệt đại diện cho các cơ quan khi ta tác động vào đó gọi là đầu châm, diện châm, tỵ châm...
Mỗi phương pháp có sở trường sở đoản, các thầy thuốc có thể dùng thể châm, hay nhĩ châm, đầu châm, diện châm mà có kinh nghiệm riêng trong việc linh hoạt sử dụng các huyệt để điều chỉnh sự rối loạn công năng của các tạng. Cũng xin nói ngay hệ kinh lạc và hệ thống huyệt hoàn toàn khác với hệ thần kinh, mạch máu trên cơ thể người mà y học hiện đại phát hiện.
Tại sao châm cứu có tác dụng trong phòng và chữa bệnh?
Nhiều nhà khoa học cố gắng chứng minh: nào là châm cứu làm biến đổi thể dịch, tăng hồng cầu, tăng bạch cầu, tăng đường, tăng corticoid, tăng endorphine trong máu. Châm cứu điều chỉnh hoạt động của thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Châm cứu tác động vào các cơ quan tiết đoạn thần kinh... Tất cả các giải thích trên đúng trong trường hợp này nhưng lại không đúng trong trường hợp khác. Theo cách giải thích của Đông y châm cứu có tác dụng là do nó có khả năng điều khí. Giải thích như vậy còn khó hiểu nhưng nó lại đúng cho mọi trường hợp. Cũng vì vậy ta hiểu giá trị của châm cứu là hữu hạn chứ không vô hạn. Nghĩa là có trường hợp dùng châm cứu được, cũng nhiều trường hợp dùng không có kết quả.
Về diện châm, trong Linh khu - ngũ sắc: Mặt có thể chia thành các khu vực: vùng lục phủ ngũ tạng, vùng cơ bắp... Ngũ sắc thể hiện ra từng vùng ở má, quan sát nó nổi hay chìm để biết độ nông sâu, quan sát độ thấm mềm thì biết thành hay bại, quan sát độ tản ra hay bó gọn vào thì biết được gần xa. Đây cũng là phương pháp "quan sát ngoại ứng để biết nội tạng".
Trong học thuyết kinh lạc đã chỉ rõ: đầu mặt là nơi quan trọng nhất của toàn thân.
Trong sách Linh khu tà khí tạng phủ bệnh hình viết: 12 kinh mạch, 365 lạc, khí huyết của nó đều từ mặt đi xuống khoang mũi. Tông khí của nó đi từ trên mũi xuống khíu... Bởi vậy sự biến hóa bệnh lý của các chi khớp, tạng phủ đều phản ảnh ra ở một khu vực nhất định trên mặt. Mũi ở giữa mặt, xưa gọi là Minh Đường, trong Linh khu - ngũ sắc có ghi: "Ngũ sắc độc quyết ở Minh Đường", "Mũi ở giữa mặt là đường vận hành khí huyết của toàn thân".
Có 7 huyệt chính giữa trán, mũi, môi trên. 17 huyệt đôi ở mũi, mắt, cạnh miệng, vùng gò má, mang tai.
Huyệt được gọi tên theo vùng:
- Huyệt đầu mặt: Nằm ở giữa trán, trên 1/3 từ lông mày đến chân tóc.
- Họng: Nằm ở 1/3 phía dưới từ giữa lông mày đến chân tóc.
- Phế: Nằm ở điểm giữa đường nối đầu trong 2 cung lông mày.
- Tâm: Nằm ở chỗ dưới cùng xương sống mũi.
- Can: Nằm ở phía dưới điểm cao nhất xương sống mũi.
- Tỳ: Nằm trên chỗ cao nhất của sống mũi.
- Tử cung - bàng quang: Nằm trên 1/3 trên rãnh nhân trung.
- Đởm: Nằm ở vùng phía dưới cạnh ngoài sống mũi.
- Vị: Nằm ở vùng liền cánh mũi.
- Tiểu trường, đại trường, vai, cánh tay: Nằm ở vùng gò má.
- Tay: Nằm phía dưới đằng sau xương quyền (gò má).
- Thận: Nằm ở điểm gặp nhau khi nối 2 đường - một đường từ thái dương xuống - một đường kẻ từ chân cánh mũi ra.
- Tiếng nói: Trùng với huyệt thính cung - nằm phía trước nhĩ bình.
- Đùi: Nằm 1/3 trên đường giữa dái tai và góc cổ dưới.
Nguyên tắc chọn huyệt để phòng chữa bệnh
- Dựa vào chẩn đoán bệnh ở cơ quan, tạng phủ nào.
- Căn cứ vào điểm phản ứng trên mặt (đỏ, tái, đau, nhức...).
- Cũng có thể biện chứng luận trị theo mối quan hệ tạng phủ trong ngũ hành tương sinh và tương khắc.
Tóm lại: Từ thời xa xưa con người đã khám phá ra các huyệt nằm trên mặt, các huyệt này đại diện cho một vùng hay một chức năng nhất định của cơ thể. Khi cơ quan bị bệnh có thể phản ảnh ra ngoài bằng sự thay đổi màu sắc hay tính nhạy cảm tại vùng đại diện của cơ quan đó. Cũng căn cứ vào đó, thầy thuốc có thể tác động châm cứu để điều chỉnh chức năng các cơ quan giống như trong châm cứu thể châm.


Đông y điều trị bệnh thu táo

Bệnh thu táo là bệnh cảm phải khí táo của mùa thu. Táo khí có 2 tính chất: một là thiên về nhiệt, hai là thiên về hàn. Thiên về hàn là lương táo, còn thiên về nhiệt là ôn táo. Bệnh này thuộc tân cảm ôn bệnh; mới đầu bệnh ở phổi, thuộc vệ phận. Nếu không chữa khỏi thì truyền vào khí phận, rồi vào dinh phận, huyết phận.
Đông y điều trị bệnh thu táo
Cát cánh.
Chứng lương táo mới đầu thì đau đầu, nóng lạnh, không mồ hôi, ngạt mũi tương tự như cảm phong hàn, chỉ khác là môi khô, họng ráo, đau ngực, khí nghịch đau nhói 2 bên sườn, da dẻ khô đau, rêu lưỡi mỏng trắng khô, tân khí khô ráo. Khí lương táo hóa nhiệt thì xu hướng phát triển của nó giống như ôn táo.
Chứng ôn táo ban đầu thấy đau mình, đau đầu, nóng, ho khan, không có đờm hoặc đờm lỏng mà dính, khí nghịch sinh suyễn, cổ khô, họng đau, mũi khô môi ráo, ngực đầy, sườn đau, tâm phiền, miệng khát, rêu lưỡi mỏng trắng mà ráo, rìa lưỡi và chót lưỡi đỏ. Đó là hỏa nhiệt đốt hại phế kim.
Bệnh thu táo hay làm khô khan tân dịch, khi nó truyền tới dương minh thì khô ruột, táo bón; truyền tới hạ tiêu làm hại phần âm của thận. Chữa táo phải dùng thuốc nhu nhuận.
Chứng trạng và cách chữa bệnh ở vệ phận
Nếu mới đầu, nhức đầu, sợ lạnh không mồ hôi, ngạt mũi, khô cổ, ho có đờm loãng, tân khí khô ráo do táo khí gây bệnh. Dùng bài Hạnh tô tán: hạnh nhân 12g, tía tô 10g, bán hạ 10g, trần bì 8g, tiền hồ 8g, cam thảo 4g, cát cánh 8g, chỉ xác 6g, phục linh 10g, gừng sống 3 lát, táo tàu 3 quả. Sắc uống ấm ngày một thang.
Trong phương dùng lá tía tô, tiền hồ để tán phong đạt biểu; cam thảo, cát cánh, chỉ xác, hạnh nhân trừ đàm, chỉ khái; trần bì, bán hạ, phục linh hóa đờm, trục ẩm; gừng, táo điều hòa dinh vệ.
Nếu cảm phải táo khí, đau đầu, phát sốt, ho, ít đờm, miệng mũi khô, khát, rêu trắng, chất lưỡi đỏ. Đây là biểu hiện các chứng của ôn táo. Mạch bên phải sác, đại, là phế kinh táo nhiệt nhiều lắm. Dùng bài Tang hạnh thang: tang diệp (lá dâu) 4g, hạnh nhân 6g, sa sâm 8g, bối mẫu 4g, đậu xị 4g, chi bì 4g, lê bì 4g. Phương này có tính tân lương thanh nhuận. Dùng tang diệp, bối mẫu, đậu xị để tuyên phế thấu tà; sa sâm, chi bì, lê bì để dưỡng tân thanh nhiệt, đề phòng trường hợp hóa hỏa quấy bên trong mà sinh biến chứng khác.
Chứng trạng và cách chữa bệnh ở khí phận
Nếu táo khí hóa hỏa, thanh khiếu không lợi, tai lùng bùng, mắt đỏ, chân răng sưng, họng đau, phép trị thanh tiết hỏa nhiệt. Dùng bài Kiều hà thang: bạc hà 6g, liên kiều 6g, sinh cam thảo 4g, hắc chi tử 6g, cát cánh 8g, vỏ đậu xanh 8g, nước 2 bát sắc còn 1 bát, uống hết 1 lần. Ngày uống 2 thang. Trong bài có bạc hà cay, mát, thanh đầu mắt. Liên kiều, hắc chi, vỏ đậu xanh để thanh táo hỏa. Cam thảo, cát cánh lợi hầu họng.
Nếu táo làm tổn thương âm phận của phế và vị, sinh ho khan không dứt, miệng lưỡi khô, nên dùng Sa sâm mạch đông thang hợp với Ngũ trấp ẩm để tu dưỡng âm dịch, thanh tiết táo nhiệt.
Bài thuốc: Sa sâm 12g, ngọc trúc 8g, sinh cam thảo 4g, tang diệp 6g, mạch môn đông 12g, sinh biển đậu 6g, hoa phấn 6g. Sắc uống ngày hai lần. Ngũ trấp ẩm: nước cốt quả lê, nước cốt củ năn, nước cốt rễ lau tươi, nước cốt mạch môn, nước mía ép. 5 vị nước cốt này vị ngọt tính mát có thể nhuận táo sinh tân, hợp với Sa sâm mạch đông thang rất thích hợp đối với bệnh táo.
Nếu táo nhiệt kết tụ tại dương minh, bón uất, trướng bụng, mê mẩn nói xàm, rêu lưỡi đen khô dùng bài Điều trị thừa khí thang gia vị: Đại hoàng (tẩm rượu) 12g, mang tiêu 8g, chích thảo 4g. Gia: hà thủ ô 10g, trạch hộc 8g, sinh địa 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Điều vị thừa khí thang có tác dụng công hạ táo nhiệt, 3 vị gia thêm để cứu âm dịch.
Chứng trạng, cách chữa bệnh ở dinh phận, huyết phận
- Táo chứng đốt cháy hao khô khí huyết, dùng bài Ngọc nữ tiễn gia giảm: Sinh thạch cao 120g, tri mẫu 16g, huyền sâm 16g, sinh địa 24g, mạch môn 24g. Nước 8 bát sắc còn 3 bát chia uống 2 lần trong ngày. Lại sắc nước thứ 2 cho uống như lần trước.
Thạch cao, tri mẫu thanh nhiệt khí phận; huyền sâm, sinh địa lương huyết thanh nhiệt; mạch môn sinh tân chỉ khát, cùng đạt hiệu quả thanh cả khí, huyết.
Nếu bệnh mới đầu họng ngứa, ho khan, sau ho nhiều mà đờm có lẫn máu, ngực sườn đau nhói, đại tiện phân lỏng, bụng nóng dữ dùng A giao hoàng cầm thang: A giao 12g, hoàng cầm 12g, tang bì tươi 8g, hạnh nhân ngọt 8g, sinh bạch thược 4g, sinh cam thảo 3g, mã đề tươi 20g, ngọn mía 20g. Dùng 40g gạo nếp, nước 4 bát, đun sôi một lúc, lọc lấy nước để sắc thuốc. Sắc còn 1 bát rưỡi chia 2 lần uống nguội trong ngày.
Bệnh này phổi khô, ruột héo cho nên dùng hạnh nhân ngọt, tang bì mía ngọt, để nhuận phế sinh tân; hoàng cầm thanh nhiệt ở phế và đại tràng, a giao dưỡng huyết và chỉ huyết; bạch thược, cam thảo chua ngọt hóa âm; mã đề dẫn nhiệt đi xuống.
Nếu táo bệnh dây dưa lâu ngày làm tổn hại can âm, thận âm, ho khan hoặc không ho, nặng thì co cứng, giá lạnh dùng Nhị giáp phục mạch thang gia quy bản: Chích cam thảo 24g, can địa hoàng 24g, sinh bạch thược 24g, mạch môn (bỏ lõi) 20g, a giao 12g, ma nhân 12g, sinh mẫu lệ 20g, sinh miết giáp 32g, quy bản sống 40g. Nước 8 bát sắc còn 3 bát chia 2 lần uống trong ngày. Bệnh nặng thì cam thảo gia lên 40g, địa hoàng, bạch thược lên 32g, mạch môn lên 28g. Ngày uống 3 lần, tối 1 lần.
Trong phương có địa hoàng, a giao, mạch môn, bạch thược là vị thuốc sinh tân dưỡng huyết; chích cam thảo, ma nhân phù chính, nhuận táo để khôi phục âm dịch.

Tóm lại, mùa thu bị cảm ôn bệnh gọi là thu táo, có 2 tính chất ôn và lương khác nhau. Lương táo thì gần giống như phong hàn. Ôn táo thì gần giống như phong ôn, nhưng chỗ khác nhau của bệnh này có đặc điểm tân khí can táo. Chứng lương táo mới đầu nên tân khai khổ nhuận; chứng ôn táo mới đầu phải tân lương cam nhuận. Nhưng lương táo đã hóa nhiệt rồi thì xu hướng phát triển bệnh như ôn táo. Táo nhiệt làm hại âm, đại tiện thường táo bón; cần phân biệt nặng nhẹ mà chữa.


Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

CÁC DẤU HIỆU BỆNH LÝ VỀ GAN VÀ CÁCH PHÁT HIỆN SỚM CÁC BỆNH VỀ GAN MẬT

Gan là một trong những tạng quan trọng nhất của cơ thể. Nếu chức năng gan hoạt động không tốt. Cơ thể sẽ mắc rất nhiều bệnh. Một số triệu chứng của tổn thương gan mà bạn cần lưu ý nhận ra trước khi quá muộn.

1. Hơi thở "có mùi"Có thể chưa bao giờ bạn nghĩ rằng hơi thở "có mùi" lại có thể là một dấu hiệu của tổn thương gan. Nếu gan của bạn không hoạt động tốt thì miệng thường có mùi. Tình trạng này là do cơ thể sản sinh quá nhiều ammonia.

2. Quầng thâm quanh mắt và mỏi mắt: Chức năng gan bị tổn thương có thể liên quan với tổn thương da và mệt mỏi ở mắt. Da dưới mắt cũng phản ánh tình trạng sức khỏe của con người. Nếu bạn thấy rất khó để khỏi quầng thâm mắt và mỏi mắt thì hãy đi khám bác sĩ ngay. Đó có thể là một dấu hiệu của tổn thương gan.

3. Các vấn đề nghiêm trọng về tiêu hóa: Nếu gan chứa nhiều chất béo, bạn sẽ không thể tiêu hóa cả nước. Tuy nhiên, các vấn đề về tiêu hóa ở mức nhẹ song xảy ra trong khoảng thời gan đều đặt thì cũng có thể là chỉ báo cho thấy gan bị tổn thương.
4. Thay đổi về màu da: Những thay đổi ở màu da có thể xảy ra là do tổn thương gan. Những đốm trắng trên da có thể xuất hiện khi chức năng gan hoạt động không tốt.
5. Phân và nước tiểu màu ngăm đen: Những người có các vấn đề về mất nước thường có phân và nước tiểu màu nâu sậm. Ngoài triệu chứng của mất nước thì hiện tượng này cũng là chỉ báo về chức năng gan hoạt động không tốt.
6. Mắt và móng tay bị vàngKhi màu trắng của mắt và của móng tay ngả sang màu vàng thì bạn nên đi khám bác sỹ ngay để được chữa trị kịp thời.
7. Trướng bụngGan sẽ to lên do nhiễm trùng hoặc tổn thương gan. Nếu bệnh tình không được điều trị, dạ dày của bạn cũng sẽ phình lên.

Để giúp gan khỏe mạnh, bạn nên tránh các thói quen ăn uống không lành mạnh, đặc biệt là những thức ăn chứa nhiều chất béo. Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước và ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe như rau và trái cây hoặc nếu có điều kiện, nên dùng các sản phẩm có chức năng thải độc cho gan và thanh lọc cơ thể.

Việc điều trị bệnh gan, mật được quyết định rất lớn bởi thời gian chuẩn đoán. Chính vì vậy, chuẩn đoán sớm một cách chính xác là một nhân tố mấu chốt để chữa trị các bệnh về gan, mật. Do vậy cần phải tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh về gan, mật từ đó có thể tiến hành điều trị sớm

1) Tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ

Để phát hiện một cách sớm nhất các bệnh về gan, mật, nên thường xuyên tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nội dung kiểm tra bao gồm:

a) Xét nghiệm tiêu chí viêm gan:

Khi xét nghiệm viêm gan cần xét nghiệm một số chỉ số sau:
HbsAg: Kháng nguyên bề mặt viêm gan B
HbsAb: Kháng thể bề mặt viêm gan B
HBeAg: Kháng nguyên e viêm gan B
HbeAb: Kháng thể e viêm gan B
HbcAb: Kháng thể nhân viêm gan B

b) Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan

Xét nghiệm chức năng gan để giúp bác sĩ đưa ra một vài nhận định rằng: Đang có vấn đề gì đó về gan.

Xét nghiệm chức năng gan bao gồm nhiều xét nghiệm máu khác nhau để kiểm tra nồng độ men gan; bilirubin; và protein gan.

Thông thường những người có kết quả xét nghiệm viêm gan thể hiện dương tính hoặc có tiền sử uống rượu, sử dụng thuốc, nếu xuất hiện chỉ số men gan tăng cao có thể cho thấy đã bị mắc bệnh viêm gan.

c) Xét nghiệm chuẩn đoán ung thư gan

Các xét nghiệm thường được làm để chuẩn đoán ung thư gan là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-FP, khi AFP cao trêm 500 microgam/ml thì được gợi ý tới ung thư gan.

Ngoài ra, các xét nghiệm chuẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp CT scaner ổ bụng có tác dụng xác định vị trí và sự xâm lấn của khối u gan. Xét nghiệm sinh thiết gan bằng chọc kim nhỏ đơn thuần hoặc sự hướng dẫn của siêu âm để chuẩn đoán mô bệnh học.

2) Dấu hiện của các bệnh gan, mật thời kỳ đầu

Nếu thấy xuất hiện một số hiện tượng dưới đây, có thể bạn đã bị mắc bệnh gan, mật:

a) Đau bụng: Đau bụng vùng trên kéo dài (đặc biệt là vùng bụng bên phải), đau âm ỉ, đau một chỗ, đau nhiều chỗ có thể đau lan cả vùng lưng bên phải. Sau khi ăn những đồ ăn béo có hàm lượng dầu mỡ cao thì càng đaudữ dội hơn.

b) Vàng da: Là triệu chứng chủ yếu của bệnh sỏi mật, có thể kèm theo các hiện tượng ớn lạnh, phát sốt, có sự tổn thương về gan như viêm gan, xơ gan cũng có thể xuất hiện vàng da.

c) Tiêu hóa không tốt: Trướng bụng, ợ chua, sợ ăn dầu mỡ, cơ thể mệt mỏi. Có thể buồn nôn, nôn mửa, khó chịu vùng bụng, đi ngoài (tiêu chảy).

d) Triệu chứng ngoài gan: Có thể nổi mẩn ngứa, viêm khớp, đau khớp. Kèm theo các triệu chứng giống như bị cảm cúm: Ớn lạnh, phát sốt. Còn có thể sút cân, suy kiệt cơ thể.


e) Thể trọng: Thể trọng giảm sút, bụng trướng nước, chảy máu chân răng, chảy máu cam; da nổi mẩm hoặc xuất huyết, bầm tìm…. Đối với nữ giới thì thường có kinh nguyệt quá nhiều, ở nam giới có hiện tượng vú nở to, có thể bị trở ngại về tình dục, đồng thời có một số biểu hiện về bệnh thần kinh.