Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

DANH TỪ HUYỆT VỊ CHÂM CỨU - PHẦN 2: THỦ THÁI ÂM PHẾ KINH

I.THỦ THÁI ÂM PHẾ KINH ( Khí huyệt của Phế di dọc qua phần âm nhiều ở tay)

1.Thủ Thái âm phế kinh chủ trị:

“Nội Kinh” nói rằng: Phế là chức vụ phó tướng, chữa về tiết xuất. Phế là gốc của khí, là chỗ chứa phách, hóa ở lông, xung ở da, là Thái âm trong Dương, thông với khí mùa thu.

Phương Tây màu trắng, thông vào với phế, khai khiếu ở mũi, tàng tinh với phế, làm bệnh ở lưng trên. Vị là cay, loại là kim, súc là ngựa, ứng với bốn mùa. Trên trời thấy sao Thái bạch , đã biết là bệnh ở da lông, âm là Thương, số là 9, mùi là tanh, dịch là nước mũi.

Phương Tây sinh táo, táo sinh kim, kinh sinh cay, cay sinh phế, phế sinh da lông, da lông sinh thận. Phế chủ mũi, ở trời là táo, ở đất là kim, ở người là da lông, ở tạng là phế, ở tiếng là khóc, ở biến động là ho, ở chí là buồn. Lo buồn hại phế, vui thắng buồn, nóng hại da lông, lạnh thắng nóng, cay hại da lông, đắng thắng cay.

2.Thủ Thái âm phế kinh huyệt (Y học nhập môn):

-    Thủ Thái âm phế có 11 huyệt: Trung phủ, Vân môn, Thiên phủ, Hiệp bạch, Xích trạch, Khổng tối, Liệt khuyết, Kinh cừ, Thái uyên, Ngư tế, Thiếu thương (cả hai bên là 22 huyệt).

-    Kinh này bắt đầu ở Trung phủ, kết thúc ở Thiếu Thương. Lấy Thiếu thương, Ngu tế, Thái uyên, Kinh cừ, Xích trạch làm Tỉnh, Vinh, Du, Kinh, Hợp.

-    Mạch khởi ở Trung tiêu, có nhánh nối xuống đại trường, lại theo miệng dạ dày lên cách, thuộc vào phế. Từ hệ phế đi ra dưới nách, theo cạnh trong bắp vai, đi ở trước thiếu âm tâm, xuống giữa khuỷu tay theo cánh tay trên xuống cạnh xương quay, vào thốn khẩu, lên mô cái theo bờ mô cái ra đến đầu ngón tay cái. Nhánh của nó từ huyệt Liệt khuyết sau cổ tay, ra thẳng đến cạnh trong ngón tay trỏ, ra đầu ngón giao với Thủ  dương minh. Nhiều khí ít huyệt, giờ Dần trú ở đó.

-    Tạng của Tân kim, mạch chiếm chỗ thốn bộ bên phải.

3.Đạo dẫn bản kinh:

Phế là cái hoa che đậy ngũ tạng, tiếng nói từ đó mà ra, da dẻ dựa vào đó mà ẩm ướt. Người ta chỉ có nội thương thất tình, ngoại cảm lục dâm mà hô hấp ra vào không định, phế kim do đó mà không sạch, cho nên muốn thanh kim tất trước hết phải đều nhịp thở, đều nhịp thở thì nạn động chẳng sinh, mà vân hỏa tự yên. Một là an tâm ở dưới mức thấp (cơ thấp an tâm), hai là khoan trong thân mình, ba là nghĩ về khí thông lỗ chân lông ra vào, thông dụng không trở ngại, mà chú ý làm cho hơi thở nhè nhẹ, đó là cách thở đúng. Cái thở bắt đầu từ tâm, tâm tĩnh thì khí đều, từng hơi thở đều quay về gốc, đó là mẹ của kim đan.

“Tâm ấn kinh” nói rằng: “Hồi phong hỗn hợp, bách nhật thông linh”.

“Nội kinh” nói rằng: “Thu tam nguyệt, tỉ vị dung bình, thiên khí dĩ cấp, địa khí dĩ minh, tảo ngọa tảo khởi, vu kê cụ nóng, sử chí an ninh, dĩ hoãn thu hình, thâu liễm thần khí, sử thu khí bình...” nghĩa là ba tháng mùa thu ,đó là nói chung một cách đều đặn, khí trời thì cấp, khí đất thì nóng, đi ngủ sớm, thức dậy sớm, như con gà vui đều, để cho khí an ninh, hình thái mùa thu giãn ra, thần khí thu liếm vào, làm cho khí mùa thu yên ổn”. Không ngoài chí đã làm cho phế khí sạch, ngược lại thì hại phế.  Nếu như đã quá ăn quả dưa, nên lợi nhẹ một đợt, thở yên hai ngày, lấy rau muốn trắng nấu cháo bỏ thêm thận con dê, ăn vào lúc đói để bổ, nếu như không có thận dê lấy thận con lợn thay thế uống thêm thuốc bổ. Vào mùa thu nếu ấm chân mát đầu, đó là lúc mà khí được thanh thùa và cơ thể thu liếm. Từ ngày Hạ chí trở đi, âm khí vượng dần, những chiếu, vạt áo mỏng thì bồi dày thêm. Hoặc mùa hạ đã thương thử, đến mùa thu phát thành sốt rét mà ho, dương lên âm xuống tranh nhau làm hàn, dương xuống âm lên tranh nhau làm nhiệt, hàn nhiệt tranh nhau đều làm cho phế bị bệnh. Nếu như hai mạch thiếu dương hơi huyền, tức là mùa hạ ăn thức ăn sống, lạnh, tích trệ lưu ở trong, đến mùa thu làm biến thành chứng lỵ. Nếu như mùa thu mà mạch ở Túc dương minh, thái âm hơi huyền, nhu mà tụ, là mạch ngược với mùa, sợ bệnh sẽ nguy ngập, nếu như gặp mạch mùa thu như sợi lông, phép chữa xem ở sau và trước.

Sách “Tố Vấn” nói: “Thu thương vu thấp, đông sinh khái tấu, thuần dương quy không”, nghĩa là mùa thu thương thấp, mùa đông sinh ho hắng, thuần dương quay về khoảng trống.

“Một pháp” nói: “Đi, ở, nằm, ngồi thường ngậm miệng, thở ra hít vào điều hòa nhịp thở, yên tiếng nói, cam tân, ngọc dịch xuống họng đều đều, không lúc nào phổi không nhuận, làm cho tà hỏa giáng xuống mà thanh phế kim vậy”.

1 nhận xét: