1.Đại cương:
Can nham tính nguyên phát là chỉ 1 loại u (thũng lưu) ác tính nguyên
phát tại tạng can. Bệnh có thể phát ở mọi lứa tuổi từ trẻ 2 tháng tuổi
đến người già 80 tuổi; tuổi trung bình là 43,7; tỷ lệ cao nhất vào tuổi
40 - 49; nam nhiều hơn nữ. Ở Trung Quốc và Việt Nam, can nham chiếm
tỷ lệ tương đối cao. Tỷ lệ tử vong do bệnh này đứng vào hàng thứ 3 so
với tử vong các bệnh tiêu hóa. Nguyên nhân phát bệnh chưa rõ, đặc điểm
lâm sàng thời kỳ đầu không điển hình, thường lẫn trong triệu chứng của
bệnh đường tiêu hoá. Thời kỳ 3 đột nhiên tiến triển nhanh, diễn biến
nặng không quá 6 tháng. Thời kỳ 4 có tỷ lệ tử vong rất cao. Về điều
trị, hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, điều trị hóa chất hiệu qủa chưa
tiên lượng được, thời kỳ giữa có thể kết hợp điều trị phóng xạ điều trị
can nham bằng miễn dịch liệu pháp đến nay được coi là biện pháp hỗ
trợ.
+ Theo YHCT: Thường mô tả can nham trong tổng hợp các chứng: huyết
thống, vị quản thống, tiết tả, hoàng đản, cổ chướng, thổ huyết, tiện
huyết, hư lao, tích tụ, nội thương phát nhiệt.
YHCT cho rằng, bản chất can nham là đặc điểm bản hư và tiêu thực. Điều
trị chủ yếu lấy “Công bổ kiêm thi” hoặc công tà là chủ hoặc phù chính
là chủ. Hiện nay trên lâm sàng thường kết hợp cả hai phương pháp trên
với mục đích kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Chẩn đoán bệng dựa vào:
+ Chẩn đoán giải phẫu bệnh lý, tổ chức học xác định là can nham nguyên phát.
+ Chẩn đoán lâm sàng:
- Triệu chứng của can nham; aFP (+) hoặc phóng xạ miễn dịch ³ 500 mg/ml kéo dài .
- Biểu hiện lâm sàng của can nham: phúc thuỷ (cổ chướng) hoặc là tìm thấy tế bào ung thư trong dịch cổ trướng .
+ Phân nhóm lâm sàng:
- Thể đơn thuần: kiểm tra lâm sàng và hóa nghiệm gan xơ không rõ ràng.
- Nhóm xơ hóa: lâm sàng và hóa nghiệm về xơ gan khá rõ.
- Thể viêm thì bệnh tiến triển nhanh, đa số có sốt cao hoặc là SGPT tăng cao.
+ Chẩn đoán phân biệt dựa vào:
- aFP dương tính còn cần phải loại trừ u ác của hoài thai và ung thư
tuyến sinh dục, ung thư tiền liệt tuyến, viêm gan mãn tính và cấp tính,
xơ gan, ung thư dạ dày, ung thư tụy.
- aFP dương tính cũng phải loại trừ ung thư gan thứ phát, xơ gan, áp xe gan, ung thư kết tràng
3. Biện chứng luận trị:
3.1. Chứng trị ưu điểm :Trong bệnh can nham, những đặc điểm cơ
bản là bản hư, tiêu thực hoặc từ hư đến thực hoặc từ thực đến hư mà dẫn
đến hư thực thác tạp. Trên lâm sàng hoặc lấy thực là chủ hoặc lấy hư
là chủ. Nếu lấy thực là chủ thì đa phần phải dùng thuốc hoạt huyết hóa
ứ, thuốc thanh nhiệt - giải độc, thuốc nhuyễn kiên tán kết kèm theo
pháp ích khí dưỡng huyết. Nếu lấy hư là chủ thì trên lâm sàng phải
dùng thuốc bổ khí dưỡng huyết, thuốc tư bổ can thận. Ngoài ra còn căn
cứ vào bệnh hoãn hay cấp: nếu cấp thì trị tiêu là chính; nếu là hoãn
thì phải trị bản là chính.
3.2. Chứng trị phương pháp:
3.2.1. Can khí uất kết tỳ thất kiện vận (thể đơn thuần):
Vùng gan chướng, đau liên tục, đau tăng lên khi ấn gõ, ăn kém,
không muốn ăn, vị quản chướng đầy hoặc chướng đau, toàn thân vô lực,
sắc mặt vàng bủng, đại tiện lỏng nát, chất lưỡi nhợt hoặc bệu to, rìa
lưỡi có hằn răng, mạch hư nhược hoặc tế nhược hoặc huyền tế vô lực.
- Phương pháp điều trị: Sơ can lý khí - kiện tỳ hóa vị.
- Phương thuốc: “Sài hồ sơ can tán” gia giảm.
3.2.2. Thể huyết ứ nội trở, can lạc bất thông (nhóm xơ gan):Đau
nhói vùng gan, cự án, bệnh ngày nhẹ đêm nặng, miệng khô, không muốn ăn,
sắc mặt sạm đen, hình thể gầy gò, đa số có kỳ nhiệt, da cơ khô, móng
chân móng tay khô sác, có thể có bàn tay son, có sao mạch rõ, nôn ra
máu, ỉa ra máu, rêu lưỡi xám tía có ban điểm ứ huyết, mạch huyền hoặc là
tế nhược.
- Phương pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ - thông kinh hoạt lạc.
- Phương thuốc thường dùng: “Huyết phụ trục ứ thang” gia giảm.
3.2.3.Thể ứ độc nội trở, ngoan tụ bất tán (thể viêm):Vùng gan
đau kịch liệt, đau mỗi ngày 1 tăng hoặc đau chướng là chính, có lúc sốt
cao, có lúc không sốt, bệnh tình tiến triển tăng; thường khoảng 50%
các trường hợp có vàng da, vàng mắt; có phúc thủy (cổ chướng), tiểu
tiện vàng đỏ; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng hoặc vàng nhờn; mạch hoạt
sác.
- Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt - giải độc, tiêu ứ kháng nham.
- Phương thuốc điều trị: “Bạch xà lục vị phương” gia giảm.
3.2.4. Khí âm song hao, chính bất thắng tà (giai đoạn cuối):Sắc
mặt xám đen hoặc xám bệch, thiểu khí phạp lực, loạn ngôn, tư hãn,vùng
gan ẩn thống, khí nghịch ẩu thổ, đại tiên lỏng nát, lông tóc khô cứng,
móng tay và móng chân khô ráp, mất rêu lưỡi, lưỡi không có hằn răng,
mạch tế nhược.
- Phương pháp điều trị: Ích khí dưỡng âm - phù chính kháng nham.
- Phương thuốc thường dùng: “Lục vị địa hoàng hoàn” gia giảm.
Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014
Phế nham (ung thư phế quản)
1. Phế nham.
Bệnh nguyên phát, bệnh biến tại phế; biểu hiện triệu chứng chủ yếu là: Nội phế kết độc, độc thành khối u lưu, hữu hình, hữu chứng, khái thấu, suyễn tức, khí đoản, khái đàm trệ huyết, hung thống phát sốt; kèm theo đau xương khớp, ngón tay biến dạng, bì phu cơ nhục cải biến hoặc phiền khát đa niệu, nam giới vú to lên, thời kỳ sau gầy gò, cổ nách nhiều hạch (thành đám hoặc kết hòn hoặc xâm lấn dần vào cơ quan hoặc lưu chuyển đến tạng phủ khác để xuất hiện các triệu chứng tương ứng.
Nguyên nhân phế nham bệnh: có ngoại cảm tà độc, có nội thương thất tình, có phiêu phong dị thường.
Chủ bệnh là : khí cơ không thông, đàm độc nội kết, ứ huyết thương lạc.
Về biện chứng phương trị loại trừ nguyên nhân sinh bệnh là thứ yếu, chủ yếu là biện chứng về tà chính hư thực, tiêu bản hoãn cấp, cứu nguy kéo dài đời sống là cơ bản.
- Phế nham đột xuất phải phối hợp tây y - y học cổ truyền để điều trị trong thời kỳ đầu; thời kỳ giữa phải phẫu thuật phối hợp với xạ trị, hóa liệu, Trung y dược biện chứng, biện bệnh, phù chính - trừ tà, điều lý diệt độc sẽ nâng cao hiệu qủa điều trị. Sau khi điều trị bằng phóng xạ, hóa chất, phẫu thuật phối hợp với Trung y dược trị sẽ hạn chế phần nào được di căn, tái phát và kéo dài thêm đời sống cho bệnh nhân.
- Phế nham thời kỳ sau: dùng các thuốc tây y không hiệu qủa; điều trị thuốc Trung y lại thấy không ít bệnh nhân tiến triển đột biến tốt, thời gian sống thêm tương đối dài.
2. Biện chứng luận trị:
2.1. Chứng trị ưu điểm:
Phế nham là loại thũng lưu cao độ ác tính, phát triển nhanh, biến hóa nhanh, tỷ lệ tử vong cao. Hiện nay, tỷ lệ điều trị khỏi rất thấp, chỉ có kết hợp trung - tây y, kết hợp phẫu thuật sớm với tia xạ, hoá chất và kế theo là thuốc thảo mộc thì tỷ lệ tử vong sớm sẽ được cải thiện, hiệu qủa điều trị sẽ được nâng cao. Phải xuất phát từ tình hình thực tế trên mỗi người bệnh, biện chứng luận trị chặt chẽ, kết hợp với chọn các thuốc thảo mộc có tác dụng kháng nham phối hợp với thuốc phù chính - trừ tà, điều hòa miễn dịch thì mới hy vọng kéo dài đời sống cho bệnh nhân. Trước mắt, ứng dụng thuốc thảo mộc trong một số phương diện sau:
+ Thời kỳ đầu (nguyên lập nham) chưa hình thành kết hạch có thể dùng đơn thuần thuốc thảo mộc.
+ Đối với 1 số bệnh nhân trong thời kỳ đầu không có ý nguyện, họ không tiếp thu phương pháp điều trị tây y hoặc là ở thời kỳ sau tây y đã điều trị mà không hiệu qủa, nên dùng điều trị đơn thuần thuốc Trung y (thuốc Đông y).
+ Phối hợp phẫu thuật sớm, xạ trị, hóa chất trị, phù chính điều lý, giảm độc để tăng hiệu qủa sau phẫu thuật; điều trị củng cố bằng hóa dược hoặc xạ trị. Nguyên tắc điều trị tổng hợp của trung - tây y là kết hợp giữa biện chứng với biện bệnh vận dụng tổng hợp châm cứu khí công liệu pháp, nắm chắc quan hệ giữa tà khí và chính khí để trừ tà phù chính. Kết hợp nghiên cứu hiện đại các phương thuốc truyền thống với các thuốc thảo mộc có tác dụng kháng nham có hiệu qủa, phải trị phế là chủ yếu. Ngoài ra còn phải phối hợp mối liên quan phế với các tạng phủ khác theo quan điểm biện chứng trị luận trị chỉnh thể.
2.2. Chứng trạng phương trị:
2.2.1. Sau phẫu thuật:
Phế nham thời kỳ đầu, phần phế nham đã được cắt bỏ, bệnh lý chứng thực đã được loại trừ bằng phẫu thuật, không nhất thiết phải điều trị phóng xạ hoặc hóa dược (hoá chất) mà có thể chọn dùng các thuốc trung y có tác dụng phù chính - trừ tà điều hòa miễn dịch phối hợp với các thuốc kháng nham thảo mộc.
Biện chứng đặc trưng: thời kỳ đầu sau phẫu thuật, đa số khí hư, âm hư là chủ, số ít có ứ nhiệt, sau hồi phục đa phần là hư chứng ở mức độ khác nhau.
- Phương pháp trị liệu:
. Sau phẫu thuật: ích khí dưỡng âm, thanh nhiệt hoạt huyết.
. Khi hồi phục: ích khí dưỡng âm, hóa ứ tán kết.
- Phương thuốc thường dùng:
. Sau phẫu thuật: Sinh mạch ẩm, sa sâm, mạch đông thang, “bổ phế a giao thang” gia giảm.
. Khi hồi phục: “Sinh mạch ẩm” gia vị.
2.2.2. Phế nham thời kỳ tiến triển:Là chỉ bệnh có triệu chứng thũng lưu cấp nham rõ rệt, nhưng hình thể còn mập, sinh hoạt thể lực hoạt động, ăn uống chưa có trở ngại, tức là “Tà khí thịnh mà chính khí dương xung” , là thời kỳ chính tà giao tranh.
- Phương trị: Giải độc tán kết, hóa ứ hành khí, hoạt huyết, chỉ huyết, công trục đàm ẩm liễm ngoan khí âm.
- Phương thuốc:
. Hoàng liên giải độc thang, đạo đàm thang, huyết phụ trục ứ thang.
. Đình lịch đại táo tả phế thang, đại hãm hung thang, ngưu hoàng thang
2.2.3. Phế nham thời kỳ muộn:Chỉ khối u phát triển lan rộng xâm lấn nhiều, toàn thân suy sụp, gầy gò, mệt mỏi, vô lực, ăn kém, hoạt động sinh hoạt khó khăn, diễn biến phức tạp đa dạng, tà độc nội thịnh gây "chứng hư tà thực" rõ rệt. Vì vậy, thời lỳ này chỉ cần giảm nhẹ triệu chứng, cải thiện chất lượng sự sống, kéo dài sự sống là rất quí.
- Phương pháp trị liệu: ích khí dưỡng âm - kiện tỳ - bổ thận - chỉ khái - hoá đàm - bình suyễn - chỉ thống - chỉ huyết - khai vị...
- Phương thuốc: “ Bát chân thang”, “nhân sâm dưỡng vinh thang”, “bổ phế thang”, “ sinh mạch ẩm”, “đô khí hoàn”, “đương qui bổ huyết thang”, “sa sâm mạch đông thang”, “qui tỳ thang”, “tả qui hoàn”, “hữu qui hoàn”, “đại bổ âm hoàn”, “tam giác phục mạch thang”.
2.2.4. Y học cổ truyền kết hợp với xạ trịNgười ta cho rằng, tác dụng phụ của xạ trị thuộc “Nhiệt độc chi tà” khi dùng kéo dài dễ thương âm hao khí, nên thường phối hợp các phương thuốc: “sinh mạch ẩm”, “thanh táo cứu phế thang”, “dưỡng âm thanh phế thang” và “bách hợp cố kim thang”.
2.2.5. Thuốc y học cổ truyền kết hợp với điều trị hóa chấtTrung y cho rằng, điều trị thuốc hóa chất đa số thuộc hàn lương, số ít có tính ôn nhiệt (thiên về ôn nhiệt) nên sau điều trị thường bị khí - huyết lưỡng thương kèm theo chứng trạng hư hàn, thiểu số có chứng hư nhiệt. Thường sau đợt điều trị hóa chất có phản ứng tiêu hóa, tủy xương bị ức chế, chức năng tâm can thận bị tổn hại, công năng miễn dịch giảm thấp, một số thuốc hóa chất còn gây sốt, xơ hóa phổi, tổn thương các mạt đoạn thần kinh cảm giác. Khi phối hợp với thuốc trung thảo dược thường khắc phục được tồn tại trên, hạn chế tác dụng phụ và hiệu qủa điều trị được nâng cao.
- Phương pháp trị liệu: ích khí dưỡng huyết - kiện tỳ bổ thận là chủ, chống phản ứng đường tiêu hóa phải lấy hòa vị giáng nghịch - lý khí tiêu trướng , kết hợp kiện tỳ chỉ tả. Chống tủy xương bị ức chế phải thêm thuốc bổ khí huyết; chống chức năng gan bị tổn thương phải xơ can - lợi đởm; chống chức năng tạng tâm bị tổn hại phải dưỡng tâm - an thần; mạt đoạn thần kinh tổn thương phải dưỡng huyết - tức phong; miễn dịch bị ức chế phải lấy thuốc phù chính là chủ.
- Phương thuốc thường dùng: “Sinh huyết thang”, “kiện tỳ bổ thận phương”, “nhân sâm dưỡng vinh thang”, “quất bì trúc nhự thang”, “qui tỳ thang”, “kiện tỳ hoàn”, “khai vị tiêu thực thang”, “hương sa lục quân tử thang” và “sâm linh bạch truật hoàn”.
2.3. Phương thuốc kinh nghiệm chữa phế nham- Phương thuốc thường dùng
Ngư tinh thảo 20g Trư phục linh 15g
Sa sâm 5g Mạch đông 10g
Qua lâu 20g Ngân hoa 10g
Xuyên bối mẫu 10g Tử uyển 10g
Tiên cước thảo 30g Đông hoa 10g
Thảo tử sâm 20g Nhân sâm 6g
Bạch mao đằng 30g Bạch hoa sà thiệt thảo 20g.
- Tham khảo phương thuốc trên phải chú ý một số vị thuốc ở Việt Nam sẵn có để trộn thay thế:
Hạ khô thảo 15g Bạch hoa xà thiệt thảo 40g
Thổ bối mẫu 20g Thổ phục linh 30g
Long quí 30g Tiên cước thảo 20g.
Bệnh nguyên phát, bệnh biến tại phế; biểu hiện triệu chứng chủ yếu là: Nội phế kết độc, độc thành khối u lưu, hữu hình, hữu chứng, khái thấu, suyễn tức, khí đoản, khái đàm trệ huyết, hung thống phát sốt; kèm theo đau xương khớp, ngón tay biến dạng, bì phu cơ nhục cải biến hoặc phiền khát đa niệu, nam giới vú to lên, thời kỳ sau gầy gò, cổ nách nhiều hạch (thành đám hoặc kết hòn hoặc xâm lấn dần vào cơ quan hoặc lưu chuyển đến tạng phủ khác để xuất hiện các triệu chứng tương ứng.
Nguyên nhân phế nham bệnh: có ngoại cảm tà độc, có nội thương thất tình, có phiêu phong dị thường.
Chủ bệnh là : khí cơ không thông, đàm độc nội kết, ứ huyết thương lạc.
Về biện chứng phương trị loại trừ nguyên nhân sinh bệnh là thứ yếu, chủ yếu là biện chứng về tà chính hư thực, tiêu bản hoãn cấp, cứu nguy kéo dài đời sống là cơ bản.
- Phế nham đột xuất phải phối hợp tây y - y học cổ truyền để điều trị trong thời kỳ đầu; thời kỳ giữa phải phẫu thuật phối hợp với xạ trị, hóa liệu, Trung y dược biện chứng, biện bệnh, phù chính - trừ tà, điều lý diệt độc sẽ nâng cao hiệu qủa điều trị. Sau khi điều trị bằng phóng xạ, hóa chất, phẫu thuật phối hợp với Trung y dược trị sẽ hạn chế phần nào được di căn, tái phát và kéo dài thêm đời sống cho bệnh nhân.
- Phế nham thời kỳ sau: dùng các thuốc tây y không hiệu qủa; điều trị thuốc Trung y lại thấy không ít bệnh nhân tiến triển đột biến tốt, thời gian sống thêm tương đối dài.
2. Biện chứng luận trị:
2.1. Chứng trị ưu điểm:
Phế nham là loại thũng lưu cao độ ác tính, phát triển nhanh, biến hóa nhanh, tỷ lệ tử vong cao. Hiện nay, tỷ lệ điều trị khỏi rất thấp, chỉ có kết hợp trung - tây y, kết hợp phẫu thuật sớm với tia xạ, hoá chất và kế theo là thuốc thảo mộc thì tỷ lệ tử vong sớm sẽ được cải thiện, hiệu qủa điều trị sẽ được nâng cao. Phải xuất phát từ tình hình thực tế trên mỗi người bệnh, biện chứng luận trị chặt chẽ, kết hợp với chọn các thuốc thảo mộc có tác dụng kháng nham phối hợp với thuốc phù chính - trừ tà, điều hòa miễn dịch thì mới hy vọng kéo dài đời sống cho bệnh nhân. Trước mắt, ứng dụng thuốc thảo mộc trong một số phương diện sau:
+ Thời kỳ đầu (nguyên lập nham) chưa hình thành kết hạch có thể dùng đơn thuần thuốc thảo mộc.
+ Đối với 1 số bệnh nhân trong thời kỳ đầu không có ý nguyện, họ không tiếp thu phương pháp điều trị tây y hoặc là ở thời kỳ sau tây y đã điều trị mà không hiệu qủa, nên dùng điều trị đơn thuần thuốc Trung y (thuốc Đông y).
+ Phối hợp phẫu thuật sớm, xạ trị, hóa chất trị, phù chính điều lý, giảm độc để tăng hiệu qủa sau phẫu thuật; điều trị củng cố bằng hóa dược hoặc xạ trị. Nguyên tắc điều trị tổng hợp của trung - tây y là kết hợp giữa biện chứng với biện bệnh vận dụng tổng hợp châm cứu khí công liệu pháp, nắm chắc quan hệ giữa tà khí và chính khí để trừ tà phù chính. Kết hợp nghiên cứu hiện đại các phương thuốc truyền thống với các thuốc thảo mộc có tác dụng kháng nham có hiệu qủa, phải trị phế là chủ yếu. Ngoài ra còn phải phối hợp mối liên quan phế với các tạng phủ khác theo quan điểm biện chứng trị luận trị chỉnh thể.
2.2. Chứng trạng phương trị:
2.2.1. Sau phẫu thuật:
Phế nham thời kỳ đầu, phần phế nham đã được cắt bỏ, bệnh lý chứng thực đã được loại trừ bằng phẫu thuật, không nhất thiết phải điều trị phóng xạ hoặc hóa dược (hoá chất) mà có thể chọn dùng các thuốc trung y có tác dụng phù chính - trừ tà điều hòa miễn dịch phối hợp với các thuốc kháng nham thảo mộc.
Biện chứng đặc trưng: thời kỳ đầu sau phẫu thuật, đa số khí hư, âm hư là chủ, số ít có ứ nhiệt, sau hồi phục đa phần là hư chứng ở mức độ khác nhau.
- Phương pháp trị liệu:
. Sau phẫu thuật: ích khí dưỡng âm, thanh nhiệt hoạt huyết.
. Khi hồi phục: ích khí dưỡng âm, hóa ứ tán kết.
- Phương thuốc thường dùng:
. Sau phẫu thuật: Sinh mạch ẩm, sa sâm, mạch đông thang, “bổ phế a giao thang” gia giảm.
. Khi hồi phục: “Sinh mạch ẩm” gia vị.
2.2.2. Phế nham thời kỳ tiến triển:Là chỉ bệnh có triệu chứng thũng lưu cấp nham rõ rệt, nhưng hình thể còn mập, sinh hoạt thể lực hoạt động, ăn uống chưa có trở ngại, tức là “Tà khí thịnh mà chính khí dương xung” , là thời kỳ chính tà giao tranh.
- Phương trị: Giải độc tán kết, hóa ứ hành khí, hoạt huyết, chỉ huyết, công trục đàm ẩm liễm ngoan khí âm.
- Phương thuốc:
. Hoàng liên giải độc thang, đạo đàm thang, huyết phụ trục ứ thang.
. Đình lịch đại táo tả phế thang, đại hãm hung thang, ngưu hoàng thang
2.2.3. Phế nham thời kỳ muộn:Chỉ khối u phát triển lan rộng xâm lấn nhiều, toàn thân suy sụp, gầy gò, mệt mỏi, vô lực, ăn kém, hoạt động sinh hoạt khó khăn, diễn biến phức tạp đa dạng, tà độc nội thịnh gây "chứng hư tà thực" rõ rệt. Vì vậy, thời lỳ này chỉ cần giảm nhẹ triệu chứng, cải thiện chất lượng sự sống, kéo dài sự sống là rất quí.
- Phương pháp trị liệu: ích khí dưỡng âm - kiện tỳ - bổ thận - chỉ khái - hoá đàm - bình suyễn - chỉ thống - chỉ huyết - khai vị...
- Phương thuốc: “ Bát chân thang”, “nhân sâm dưỡng vinh thang”, “bổ phế thang”, “ sinh mạch ẩm”, “đô khí hoàn”, “đương qui bổ huyết thang”, “sa sâm mạch đông thang”, “qui tỳ thang”, “tả qui hoàn”, “hữu qui hoàn”, “đại bổ âm hoàn”, “tam giác phục mạch thang”.
2.2.4. Y học cổ truyền kết hợp với xạ trịNgười ta cho rằng, tác dụng phụ của xạ trị thuộc “Nhiệt độc chi tà” khi dùng kéo dài dễ thương âm hao khí, nên thường phối hợp các phương thuốc: “sinh mạch ẩm”, “thanh táo cứu phế thang”, “dưỡng âm thanh phế thang” và “bách hợp cố kim thang”.
2.2.5. Thuốc y học cổ truyền kết hợp với điều trị hóa chấtTrung y cho rằng, điều trị thuốc hóa chất đa số thuộc hàn lương, số ít có tính ôn nhiệt (thiên về ôn nhiệt) nên sau điều trị thường bị khí - huyết lưỡng thương kèm theo chứng trạng hư hàn, thiểu số có chứng hư nhiệt. Thường sau đợt điều trị hóa chất có phản ứng tiêu hóa, tủy xương bị ức chế, chức năng tâm can thận bị tổn hại, công năng miễn dịch giảm thấp, một số thuốc hóa chất còn gây sốt, xơ hóa phổi, tổn thương các mạt đoạn thần kinh cảm giác. Khi phối hợp với thuốc trung thảo dược thường khắc phục được tồn tại trên, hạn chế tác dụng phụ và hiệu qủa điều trị được nâng cao.
- Phương pháp trị liệu: ích khí dưỡng huyết - kiện tỳ bổ thận là chủ, chống phản ứng đường tiêu hóa phải lấy hòa vị giáng nghịch - lý khí tiêu trướng , kết hợp kiện tỳ chỉ tả. Chống tủy xương bị ức chế phải thêm thuốc bổ khí huyết; chống chức năng gan bị tổn thương phải xơ can - lợi đởm; chống chức năng tạng tâm bị tổn hại phải dưỡng tâm - an thần; mạt đoạn thần kinh tổn thương phải dưỡng huyết - tức phong; miễn dịch bị ức chế phải lấy thuốc phù chính là chủ.
- Phương thuốc thường dùng: “Sinh huyết thang”, “kiện tỳ bổ thận phương”, “nhân sâm dưỡng vinh thang”, “quất bì trúc nhự thang”, “qui tỳ thang”, “kiện tỳ hoàn”, “khai vị tiêu thực thang”, “hương sa lục quân tử thang” và “sâm linh bạch truật hoàn”.
2.3. Phương thuốc kinh nghiệm chữa phế nham- Phương thuốc thường dùng
Ngư tinh thảo 20g Trư phục linh 15g
Sa sâm 5g Mạch đông 10g
Qua lâu 20g Ngân hoa 10g
Xuyên bối mẫu 10g Tử uyển 10g
Tiên cước thảo 30g Đông hoa 10g
Thảo tử sâm 20g Nhân sâm 6g
Bạch mao đằng 30g Bạch hoa sà thiệt thảo 20g.
- Tham khảo phương thuốc trên phải chú ý một số vị thuốc ở Việt Nam sẵn có để trộn thay thế:
Hạ khô thảo 15g Bạch hoa xà thiệt thảo 40g
Thổ bối mẫu 20g Thổ phục linh 30g
Long quí 30g Tiên cước thảo 20g.
Ung thư và điều trị theo YHHĐ
1. Đại cương theo YHHĐ.
1.1. Ung thư :
Là một nhóm tế bào phản loạn phát triển vô tổ chức trở thành vật ngoại lai, ức chế và phá hủy tế bào bình thường của cơ thể. Ngày nay, nhờ những thành tựu nghiên cứu của miễn dịch học , của sinh học phân tử và kỹ nghệ sinh học, người ta hy vọng sẽ điều trị ung thư bằng miễn dịch trị liệu.
- Sự phát sinh, phát triển ung thư thường đi đôi với suy giảm và thiếu hụt miễn dịch. Khả năng miễn dịch của cơ thể suy sụp còn có thể do dùng các thuốc ức chế quá lâu, hoặc do phản ứng qúa mẫn muộn. Số lượng tế bào tăng sinh nhưng chức năng của tế bào B và T đều bị rối loạn ( chủ yếu là tế bào T).1.2. Kháng nguyên gây ung thư:+ Kháng nguyên ghép: (Ludwig - Gross, 1943).
+ Kháng nguyên bào thai: do các tế bào ác tính trưởng thành sản xuất ra (bản chất là protein do tế bào bào thai tiết ra).
- AFP (a - feto - protein) do gan bào thai sản xuất. Trong K gan nguyên phát, lượng AFP rất cao (50mg/l ). Hiện nay, AFP được nhiều nước (Trung Quốc - Mỹ - Việt Nam) dùng để chẩn đoán đánh giá giai đoạn và tiên lượng của ung thư gan.+ Kháng nguyên vi rút.
Ngoài ra, gần đây người ta phát hiện 1 số kháng nguyên do gen qui định, kháng nguyên tự phát, kháng nguyên là glycolipid gặp ở u melanoma, carcinoma bàng quang và một số kháng nguyên là nhóm máu bị biến chất.
1.3. Kháng thể:- Tương ứng với kháng nguyên có các kháng thể đặc hiệu do limphoT gây độc và limphoB tiết ra.
- Các chất không đặc hiệu do limphoK (Killer: diệt) tiết ra như tế bào NK (Natural Killer).- Đại thực bào, limphoT gây độc (TC) xuất hiện trong miễn dịch tế bào. Đồng thời có sự hiện diện của một chất hòa tan Interleukin2 do limpho cảm ứng tiết ra. LimphoT có hai loại dưới nhóm, liên quan với nhau:. Nhóm1: Lim phoT giúp đỡ, cảm ứng (giúp tế bào B sản xuất kháng thể và cảm ứng tế bào ức chế).
. Nhóm 2: Lym pho T ức chế, gây độc (ức chế tế bào B sản xuất kháng thể và trung gian cho gây độc tế bào). Nhóm 1/nhóm 2 là CD4 /CD8 tạo thành thế cân bằng và điều hoà miễn dịch.+ Lim pho B được gọi là miễn dịch dịch thể. Trên thực nghiệm của Ge’rald (973 ) tìm thấy 3 típ với cơ chế hủy hoại K:
- Phá vỡ tế bào đích bằng bổ thể làm tan CDL (complement dependent lysis).
- Kháng thể gây độc tế bào.- Bất động tế bào.+ Lympho K còn gọi là tế bào Null, kháng thể đóng vai trò trung gian giữa tế bào K và tế bào đích.
+ Tế bào NK tự nhiên là tế bào diệt tự nhiên có trong miễn dịch tự nhiên; nó phản ứng với nhiều loại tế bào K, tiêu diệt tế bào đích, chịu ảnh hưởng của Interferon gamma và Prostaglandin E2. NK được coi như cơ chế đề kháng rất quan trọng.
+ Đại thực bào là loại tế bào đơn nhân từ tủy xương trưởng thành tung vào máu, có ở nhiều tổ chức cơ quan khác nhau. Đại thực bào diệt tế bào đích bằng cách tiết các men tiêu đạm (phosphataza a xit, tetaglycoronidaza).
1.4. Điều trị K bằng miễn dịch trị liệuNgười ta dùng kháng thể đơn (clôn), Interferon, Interleukin2 và một số limphokin khác.
- Interferon là protein do đáp ứng miễn dịch vi rút tiết ra, có Interferon tự nhiên và tái tổ hợp 3 loại a, b và g nhưng Interferon a được áp dụng nhiều hơn.
- Interleukin 2 là loại limphokin do limpho bào T tiết ra, là yếu tố tăng trưởng tế bào T (T - cell growth factor), loại kháng thể này có vai trò quan trọng là:
. Công kích tế bào đích.
. Kích thích limpho B.
. Kích thích tế bào NK, tế bào diệt tự nhiên. Cả hai loại Interleukin2 tự nhiên và tái tổ hợp đều đã được dùng trong điều trị AIDS nhưng chưa thấy hiệu qủa.
2. THEO QUAN NIỆM YHCT:
Y học cổ truyền thường mô tả ung thư trong các phạm trù “ nham chứng, nhú thạch , thạch thư”. Người xưa cho rằng nguyên nhân gây ra bệnh lý “nham chứng” là do sự uất kết - tích tụ của 4 yếu tố : khí , huyết, đàm và thực. Trong đó , khí huyết uất kết là nguyên nhân chủ yếu . Bốn yếu tố trên có thể phối hợp có thể xen kẽ hoặc riêng lẻ. Ví dụ : tử cung nham chủ yếu là liên quan đến nguyên nhân huyết ứ; phế nham chủ yếu là liên quan đến khí trệ; hạch nham chủ yếu liên quan đến “đàm” ; phúc nham chủ yếu liên quan đến thực tích - huyết ứ . Vì vậy trên lâm sàng điều trị nham chứng thường tập trung điều trị bản chất của bệnh : huyết ứ thì hoạt huyết tiêu ứ, khí trệ thì hành khí kiện tỳ , đàm uất thì trừ đàm giải uất , thực tích thì tiêu thực đạo trệ. Nếu có bội nhiễm là nhiệt độc thì phải thêm thuốc thanh nhiệt giải độc . Tuy nhiên , vấn đề căn bản là nâng cao chính khí tức là tăng cường sức đề kháng của cơ thể . Ngoài ra tuỳ thuộc vào trạng thái cơ thể của người bệnh mà kết hợp các thuốc nhuyễn kiên - tán kết. Gần đây các nhà YHCT Trung Quốc đều cho rằng điều trị nham chứng cần phải kết hợp giữa Đông y vơí Tây y theo nguyên tắc chung như sau:
- Phải điều trị sớm và tích cực .
- Phải kết hợp hoá học trị liệu hoặc phóng xạ trị liệu hoặc phẫu thuật trị liệu.
- Tuỳ theo tạng phủ bị bệnh và thời gian mắc bệnh dài hay ngắn mà quyết định điều trị phẫu thuật sớm và triệt để , sau phẫu thuật thì kết hợp dùng thuốc thảo mộc hiệu quả điều trị sẽ tốt hơn.
1.1. Ung thư :
Là một nhóm tế bào phản loạn phát triển vô tổ chức trở thành vật ngoại lai, ức chế và phá hủy tế bào bình thường của cơ thể. Ngày nay, nhờ những thành tựu nghiên cứu của miễn dịch học , của sinh học phân tử và kỹ nghệ sinh học, người ta hy vọng sẽ điều trị ung thư bằng miễn dịch trị liệu.
- Sự phát sinh, phát triển ung thư thường đi đôi với suy giảm và thiếu hụt miễn dịch. Khả năng miễn dịch của cơ thể suy sụp còn có thể do dùng các thuốc ức chế quá lâu, hoặc do phản ứng qúa mẫn muộn. Số lượng tế bào tăng sinh nhưng chức năng của tế bào B và T đều bị rối loạn ( chủ yếu là tế bào T).1.2. Kháng nguyên gây ung thư:+ Kháng nguyên ghép: (Ludwig - Gross, 1943).
+ Kháng nguyên bào thai: do các tế bào ác tính trưởng thành sản xuất ra (bản chất là protein do tế bào bào thai tiết ra).
- AFP (a - feto - protein) do gan bào thai sản xuất. Trong K gan nguyên phát, lượng AFP rất cao (50mg/l ). Hiện nay, AFP được nhiều nước (Trung Quốc - Mỹ - Việt Nam) dùng để chẩn đoán đánh giá giai đoạn và tiên lượng của ung thư gan.+ Kháng nguyên vi rút.
Ngoài ra, gần đây người ta phát hiện 1 số kháng nguyên do gen qui định, kháng nguyên tự phát, kháng nguyên là glycolipid gặp ở u melanoma, carcinoma bàng quang và một số kháng nguyên là nhóm máu bị biến chất.
1.3. Kháng thể:- Tương ứng với kháng nguyên có các kháng thể đặc hiệu do limphoT gây độc và limphoB tiết ra.
- Các chất không đặc hiệu do limphoK (Killer: diệt) tiết ra như tế bào NK (Natural Killer).- Đại thực bào, limphoT gây độc (TC) xuất hiện trong miễn dịch tế bào. Đồng thời có sự hiện diện của một chất hòa tan Interleukin2 do limpho cảm ứng tiết ra. LimphoT có hai loại dưới nhóm, liên quan với nhau:. Nhóm1: Lim phoT giúp đỡ, cảm ứng (giúp tế bào B sản xuất kháng thể và cảm ứng tế bào ức chế).
. Nhóm 2: Lym pho T ức chế, gây độc (ức chế tế bào B sản xuất kháng thể và trung gian cho gây độc tế bào). Nhóm 1/nhóm 2 là CD4 /CD8 tạo thành thế cân bằng và điều hoà miễn dịch.+ Lim pho B được gọi là miễn dịch dịch thể. Trên thực nghiệm của Ge’rald (973 ) tìm thấy 3 típ với cơ chế hủy hoại K:
- Phá vỡ tế bào đích bằng bổ thể làm tan CDL (complement dependent lysis).
- Kháng thể gây độc tế bào.- Bất động tế bào.+ Lympho K còn gọi là tế bào Null, kháng thể đóng vai trò trung gian giữa tế bào K và tế bào đích.
+ Tế bào NK tự nhiên là tế bào diệt tự nhiên có trong miễn dịch tự nhiên; nó phản ứng với nhiều loại tế bào K, tiêu diệt tế bào đích, chịu ảnh hưởng của Interferon gamma và Prostaglandin E2. NK được coi như cơ chế đề kháng rất quan trọng.
+ Đại thực bào là loại tế bào đơn nhân từ tủy xương trưởng thành tung vào máu, có ở nhiều tổ chức cơ quan khác nhau. Đại thực bào diệt tế bào đích bằng cách tiết các men tiêu đạm (phosphataza a xit, tetaglycoronidaza).
1.4. Điều trị K bằng miễn dịch trị liệuNgười ta dùng kháng thể đơn (clôn), Interferon, Interleukin2 và một số limphokin khác.
- Interferon là protein do đáp ứng miễn dịch vi rút tiết ra, có Interferon tự nhiên và tái tổ hợp 3 loại a, b và g nhưng Interferon a được áp dụng nhiều hơn.
- Interleukin 2 là loại limphokin do limpho bào T tiết ra, là yếu tố tăng trưởng tế bào T (T - cell growth factor), loại kháng thể này có vai trò quan trọng là:
. Công kích tế bào đích.
. Kích thích limpho B.
. Kích thích tế bào NK, tế bào diệt tự nhiên. Cả hai loại Interleukin2 tự nhiên và tái tổ hợp đều đã được dùng trong điều trị AIDS nhưng chưa thấy hiệu qủa.
2. THEO QUAN NIỆM YHCT:
Y học cổ truyền thường mô tả ung thư trong các phạm trù “ nham chứng, nhú thạch , thạch thư”. Người xưa cho rằng nguyên nhân gây ra bệnh lý “nham chứng” là do sự uất kết - tích tụ của 4 yếu tố : khí , huyết, đàm và thực. Trong đó , khí huyết uất kết là nguyên nhân chủ yếu . Bốn yếu tố trên có thể phối hợp có thể xen kẽ hoặc riêng lẻ. Ví dụ : tử cung nham chủ yếu là liên quan đến nguyên nhân huyết ứ; phế nham chủ yếu là liên quan đến khí trệ; hạch nham chủ yếu liên quan đến “đàm” ; phúc nham chủ yếu liên quan đến thực tích - huyết ứ . Vì vậy trên lâm sàng điều trị nham chứng thường tập trung điều trị bản chất của bệnh : huyết ứ thì hoạt huyết tiêu ứ, khí trệ thì hành khí kiện tỳ , đàm uất thì trừ đàm giải uất , thực tích thì tiêu thực đạo trệ. Nếu có bội nhiễm là nhiệt độc thì phải thêm thuốc thanh nhiệt giải độc . Tuy nhiên , vấn đề căn bản là nâng cao chính khí tức là tăng cường sức đề kháng của cơ thể . Ngoài ra tuỳ thuộc vào trạng thái cơ thể của người bệnh mà kết hợp các thuốc nhuyễn kiên - tán kết. Gần đây các nhà YHCT Trung Quốc đều cho rằng điều trị nham chứng cần phải kết hợp giữa Đông y vơí Tây y theo nguyên tắc chung như sau:
- Phải điều trị sớm và tích cực .
- Phải kết hợp hoá học trị liệu hoặc phóng xạ trị liệu hoặc phẫu thuật trị liệu.
- Tuỳ theo tạng phủ bị bệnh và thời gian mắc bệnh dài hay ngắn mà quyết định điều trị phẫu thuật sớm và triệt để , sau phẫu thuật thì kết hợp dùng thuốc thảo mộc hiệu quả điều trị sẽ tốt hơn.
Phân loại thuốc Y học Cổ truyền theo biện chứng luận trị và tác dụng kháng khuẩn của thuốc thảo mộc
1. Phân loại thuốc yhCt theo biện chứng luận trị.
1.1. Khái niệm.
Y học Cổ truyền thường kê đơn thuốc hoặc chọn dùng các chế phẩm thuốc tễ, thuốc hoàn dựa trên tính vị hàn - nhiệt - ôn - lương và qui kinh, được tổ chức theo biện chứng luận trị. Dựa trên tác dụng thực tế lâm sàng, thuốc thảo mộc được chia ra nhiều loại, mỗi loại có thể điều trị 1 hay nhiều triệu chứng hoặc là 1 hội chứng, trái lại nhiều hội chứng bệnh cũng có thể qui về 1 loại thuốc
1.2. Phân loại thuốc thảo mộc theo biện chứng luận trị+ Thuốc giải biểu là nhóm thuốc có tác dụng giải tán biểu tà, sơ phong thấu chẩn, tiêu thũng, còn gọi là thuốc phát hãn vì nó làm cho ra mồ hôi, đưa tác nhân gây bệnh ra ngoài bằng đường mồ hôi. Nhóm này gồm 2 loại: cay mát (tân lương) và cay ấm (tân ôn).
Các vị thuốc giải biểu thường được trọng dụng:
- Loại cay ấm: ma hoàng, quế chi, tía tô, sinh khương, hương nhu, kinh giới, phòng phong, khương hoạt, bạch chỉ, thông bạch, tế tân...
- Loại cay mát: sài hồ, cát căn, thăng ma, ngưu bàng tử, tang diệp, bạc hà, cúc hoa, phù bình, đậu xị, thuyền y...
+ Thuốc thanh nhiệt là nhóm thuốc có tác dụng thanh nhiệt giáng hoả (tả hỏa) : thanh nhiệt lương huyết và thanh nhiệt - giải độc. Cũng có tài liệu chia thuốc thanh nhiệt giáng hoả ra 2 loại: thanh nhiệt tả hoả và thanh nhiệt táo thấp. Ngoài ra khi điều trị còn phối hợp với một số thuốc bổ âm, dưỡng âm, dưỡng huyết. Người xưa coi đó là thuốc thanh hư nhiệt (âm hư sinh nội nhiệt).
- Thuốc thanh nhiệt giáng hoả (tả hoả) thường được chọn dùng: hoàng cầm, hoàng liên, hoàng bá, chi tử, long đờm thảo, hạ khô thảo, quyết minh tử, thạch cao, tri mẫu, lô căn, trúc diệp...
Thuốc thanh nhiệt lương huyết thường dùng sinh địa, huyền sâm, đan bì, xích thược, bạch đầu ông, thanh hao, bạch vi, địa cốt bì...
Thuốc thanh nhiệt - giải độc thường dùng: kim ngân, liên kiều, thanh đại diệp, tử thảo, bồ công anh, tử hoa địa đinh, bán biên liên, bạch hoa xà thiệt thảo, hạ khô thảo, phượng vĩ thảo, lệ chi thảo, khổ sâm, xuyên thạch linh, bán chi liên, nhất kiến hỷ, sơn đậu căn, xạ can, ngư tinh thảo, bối tương thảo...
- Thuốc tả hạ là nhóm thuốc gây nhuận tràng, tiện lỏng, trục thuỷ tả hạ. Các vị thuốc thường được chọn dùng: đại hoàng, mang tiêu, hoả ma nhân, uất quí nhân, đại kích nguyên hoa, cam toại, hắc sửu.
+ Thuốc trừ phong thấp là nhóm thuốc có tác dụng sơ thông kinh lạc trừ phong thấp, giải trừ thống tý ở biểu, vận động trở ngại. Các vị thuốc thường được chọn dùng: tần cửu, độc hoạt, uy linh tiên, ngũ gia bì, mộc qua, hổ trượng, xú ngô đồng, hy thiêm thảo, hải phong đằng, thương nhĩ tử, ô tiêu xà, mao lương.
+ Thuốc phương hương hóa thấp là nhóm thuốc có tác dụng phương hương hóa trọc, hoà vị. Các vị thuốc được chọn dùng : hoắc hương, phong lan, hậu phác, sa nhân, bạch khấu nhân, thương truật, thạch xương bồ.
+ Thuốc lợi thuỷ thấm thấp là nhóm thuốc có tác dụng bài trừ thuỷ thấp, thông lợi tiểu tiện. Các vị thuốc được chọn dùng: phục linh, trư linh, trạch tả, đông qua tử (bì), ý dĩ nhân, hoạt thạch, sa tiền thảo (tử), mộc thông, thông thảo, hải kim sa, kim tiền thảo, ngọc mễ tu, nhân trần, biển xúc, cù mạch, phòng kỷ, tỳ giải.
+ Thuốc ôn lý là nhóm thuốc có tác dụng ôn lý trừ hàn, ôn trung hồi dương, tán hàn chỉ thống. Một số vị thuốc được chọn dùng: phụ tử, nhục quế, can khương, cao lương khương, ngô thù du, hoa tiêu, tiểu hồi hương, ngải diệp...
+ Thuốc lý khí là nhóm thuốc có tác dụng điều lý khí cơ, lưu thông khí - huyết. Một số vị thuốc được chọn dùng: quất bì, chỉ thực (sác), mộc hương, giới bạch, hương phụ, ô dược, thanh bì, xuyên luyện tử, uất kim.
+ Thuốc lý huyết là nhóm thuốc có tác dụng điều lý huyết phận chỉ huyết tiêu tán huyết ứ. Một số vị thuốc được chọn dùng: bạch cập, đại kế, tiểu kế, mao căn, tiên cước thảo, trắc bá diệp, tây thảo, địa du, quỉ hoa, huyết dư thán, tam thất. Một số vị thuốc thường dùng hoạt huyết - khư ứ: xuyên khung, đan sâm, diên hồ sách, kê huyết đằng, đào nhân, hồng hoa, bồ hoàng, ngũ linh chi, ích mẫu thảo, ngưu tất, trạch lan, nhũ hương, một dược, xuyên sơn giáp, mã tiên thảo.
+ Thuốc tiêu đạo là nhóm thuốc có tác dụng tiêu thực đạo trệ , tăng cường vận hóa và chuyển hóa của tỳ - vị. Một số vị thuốc được chọn dùng: lục khúc, mạch nha, sơn tra, kê nội kim, lai phục tử...
+ Thuốc hóa đàm chỉ khái bình suyễn là nhóm thuốc có tác dụng tiêu trừ đàm, cầm ho; được gọi là hoá đàm chỉ khaí bình suyễn. Thuốc được chọn dùng để hóa đàm: bán hạ, bạch giới tử, thiên nam tinh, tỳ bà diệp, tiền hồ, cát cánh, trúc nhự, tang bạch bì, thiên trúc hoàng, hải cáp sác, hải cảo; một số thuốc chỉ khái bình suyễn: bách bộ, tử uyển, khoản đông hoa, tô tử, toàn phức hoa, bạch tiền, khổ hạnh nhân.
+ Thuốc bình can tức phong là nhóm thuốc có tác dụng bình tức nội phong thanh can tiềm dương, trấn tĩnh. Một số vị thuốc thường dùng: thạch quyết minh, đại xích thạch, linh dương giác, thiên ma, câu đằng, bạch tật lê, toàn yết, ngô công, bạch cương tàm.
+ Thuốc an thần là nhóm thuốc có tác dụng an thần định chí . Một số vị thuốc được chọn dùng là: toan táo nhân, bá tử nhân, viễn trí, trân châu mẫu, long cốt, mẫu lệ, từ thạch, chu sa, hổ phách.
+ Thuốc bổ ích là nhóm thuốc có tác dụng bồi bổ âm - dương, khí - huyết.
- Thuốc có tác dụng bổ khí (tỳ khí, phế khí là chính): nhân sâm, đẳng sâm, thái tử sâm, hoàng kỳ, bạch truật, hoài sơn, cam thảo, biển đậu.
- Thuốc có tác dụng bổ dương là nhóm thuốc có tác dụng bổ thận, tráng dương, cường cân cốt: tử hà sa, bổ cốt chi, thiên ba kích, tiên mao, dâm dương hoắc (tiên linh tỳ), lộc giác, lộc nhĩ, thỏ ty tử, đông tật lê, ích trí nhân, hồ đào nhục, cẩu tích, tục đoạn.
- Thuốc có tác dụng bổ huyết là nhóm thuốc thường được chỉ định trong hội chứng thiếu máu, kinh nguyệt không đều. Một số vị thuốc được chọn dùng: đương qui, bạch thược, thục địa, tang thầm tử, hà thủ ô, câu kỷ tử...
- Thuốc bổ âm là thuốc có tác dụng dưỡng âm - sinh tân - nhuận táo. Các vị thuốc được chọn dùng: thiên môn đông, mạch môn đông, thạch hộc, sa sâm, ngọc trúc, bách hợp, hạn liên thảo, nữ trinh tử, qui bản, miết giáp.
+ Thuốc thu liễm là nhóm thuốc có tác dụng thu liễm cố sáp. Các vị thuốc được chọn dùng: ngũ vị tử, sơn thù nhục, khiếm thực, kim anh tử, tang phiêu tiêu, phúc bồn tử, ô tặc cốt, ô mai, thạch lựu bì, nhục đậu khấu...
+ Thuốc khu trùng là nhóm thuốc có tác dụng khu trùng hoặc diệt trùng - ký sinh trùng đường ruột. Một số vị thuốc được chọn dùng: sử quân tử, khổ luyện căn bì, binh lang, quán chúng, nha đàm tử...
+ Thuốc dùng ngoài là nhóm thuốc dùng để bôi đắp ngoài; có tác dụng thu liễm, chỉ huyết, tiêu thũng, giải độc, hoá ứ, sinh cơ, bài nùng, chỉ thống. Một số vị thuốc được chọn dùng: hùng hoàng, sa sàng tử, minh phàn, phê sa, lưu hoàng, khinh phấn, lô cam thạch, thủy phiến...
2. Tác dụng kháng vi khuẩn và ức chế vi khuẩn của thuốc thảo mộcTrong những năm gần đây, trên cơ sở kết hợp YHHĐ với biện chứng luận trị theo y lý Y học Cổ truyền, một số nước tiên tiến đã đưa nền Y học Cổ truyền phương Đông ngang tầm với YHHĐ, đã lần lượt nghiên cứu cơ bản các thuốc thảo mộc dạng cao lỏng, dạng sắc thang, dạng tễ, dạng hoàn, dạng viên nén, viên bao, dạng tiêm, dạng truyền... Bằng kết quả khả quan trên thực nghiệm và lâm sàng, người ta đã khẳng định tác dụng kháng khuẩn và ức chế vi khuẩn của nhiều loại thuốc thảo mộc. Theo tài liệu của Viện Y học Giang Tô (1973); tân biên Trung Y học khái luận (Bắc Kinh, 1974); Trung Dược học khoa học kỹ thuật (Thượng Hải, 1998), khả năng kháng khuẩn của các nhóm thuốc như sau:
2.1 Thuốc giải biểu:
Có một số vị thuốc có tác dụng kháng khuẩn mạnh như: tử tô, bạch chỉ, thông bạch, cúc hoa. Đặc biệt là tử tô có tác dụng kháng tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn thương hàn; cúc hoa có tác dụng kháng tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lỵ và ức chế nhiều loại khuẩn ngoài da; ngoài ra thông bạch còn có tác dụng diệt trùng roi; sài hồ có tác dụng diệt “ngược nguyên trùng” (ký sinh trùng sốt rét).
2.2. Khả năng kháng khuẩn của thuốc thanh nhiệt - giáng hoả:Nhóm thuốc này bao gồm : nhóm thanh nhiệt tả hoả và thanh nhiệt - táo thấp. Kết quả điều trị rất khả quan cho các chứng thấp nhiệt, bao gồm 1 số bệnh lý theo YHHĐ: viêm đường dẫn mật, viêm gan siêu vi trùng, viêm đại tràng mạn, rối loạn chức năng đại tràng, viêm đường tiết niệu và viêm đường sinh dục. Bằng thực nghiệm lâm sàng người ta đã chứng minh đại bộ phận trong nhóm thuốc này có khả năng kháng khuẩn mạnh, phạm vi rộng: hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, chi tử, hạ khô thảo, chi mẫu. Các thuốc này đều có khả năng kháng và ức chế trực khuẩn: bạch hầu, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, phế cầu khuẩn, trực khuẩn ho gà không rõ nguyên nhân. Riêng hoàng liên, tri mẫu có tác dụng kháng liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A; hạ khô thảo còn có tác dụng ức chế trực khuẩn mủ xanh, các thuốc trong nhóm này có tác dụng ức chế nhiều loại khuẩn gây bệnh ngoài da.
- Thuốc thanh nhiệt - lương huyết là nhóm thuốc điều trị khi tác nhân gây bệnh vào huyết phận và doanh phận gây sốt cao dao động, miệng khát, tâm phiền bất an, đêm sốt sáng rét, chất lưỡi dáng, mạch tế sác. Thường được chỉ định điều trị chứng ôn nhiệt, phát ban hoặc nhiệt thịnh bức huyết vong hành sinh ra thổ huyết nục huyết. Đa số các vị thuốc trong nhóm này đều có tính kháng khuẩn rất cao: sinh địa, huyền sâm, đan bì, bạch đầu ông, địa cốt bì... Riêng bạch đầu ông (cây bướm bạc), địa cốt bì, đan bì đều có tác dụng kháng trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn mủ xanh, phế cầu khuẩn và liên cầu khuẩn; bạch đầu ông còn có tác dụng diệt amip, lỵ và trùng roi âm đạo.
- Thuốc thanh nhiệt - giải độc là nhóm thuốc có tác dụng điều trị nhiệt độc, hoả độc sinh nhọt bọc đầu đinh, ban chẩn và dịch độc (bệnh do các loại siêu vi trùng gây nên). Hầu hết các vị thuốc trong nhóm này đều có khả năng kháng các loại khuẩn: kim ngân hoa có phạm vi kháng khuẩn rộng và mạnh với trực khuẩn thương hàn, tụ cầu vàng, phó thương hàn, liên cầu khuẩn tan huyết, trực khuẩn lỵ và trực khuẩn đại tràng; liên kiều có tác dụng với bệnh truyền nhiễm cầu khuẩn cấp tính, khả năng kháng khuẩn rộng và mạnh với trực khuẩn thương hàn, tụ cầu vàng, phó thương hàn, liên cầu khuẩn tan huyết, trực khuẩn lỵ và trực khuẩn đại tràng; địa du thảo có tác dụng diệt khuẩn mủ xanh. Như vậy thuốc thanh nhiệt - giáng hoả theo Y lý Cổ truyền, đa phần chữa bệnh do nhiệt độc, hoả độc đinh sang ung thư (nhọt bọc), dị ứng, lở ngứa, các bệnh thường hay có sốt...
2.3. Khả năng kháng khuẩn của các thuốc tả hạ:Thuốc có tác dụng chủ yếu: thông hạ đường tiêu hóa, lợi mật, lợi đởm khí, tả thực nhiệt, phá tích trệ, hành ứ huyết. Tuy nhiên , đại hoàng, hắc sửu có khả năng kháng khuẩn mạnh trên phạm vi rộng: cầu khuẩn, tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn mủ xanh, phế cầu khuẩn.
2.4. Khả năng kháng khuẩn của các nhóm thuốc khác:+ Nhóm thuốc trừ phong thấp : hổ trượng (cốt khí củ) và mao lương có khả năng diệt tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lỵ và trực khuẩn thương hàn.
+ Nhóm thuốc phương hương hóa thấp : lạt liễu và hậu phác có hiệu lực diệt tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lỵ và trực khuẩn đại tràng.
+ Nhóm thuốc lợi niệu thẩm thấp : kim tiền thảo, hải kim sa, sa tiền tử, nhân trần, biển súc và cù mạch diệt trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ và nhiều trực khuẩn ngoài da.
+ Nhóm thuốc ôn lý : ngô thù du có hiệu lực với ký sinh trùng đường ruột.
+ Nhóm thuốc chỉ huyết : tiên cước thảo, trắc bá diệp, địa du có khả năng kháng khuẩn mạnh nhất là tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lỵ, địa du có khả năng diệt trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn.
2.5. Khả năng kháng khuẩn của nhóm thuốc bổ:Nhìn chung, thuốc bổ phần nhiều không có khả năng diệt khuẩn thực nghiệm. Riêng bạch thược (thuốc bổ huyết), thiên môn, mạch môn (thuốc bổ âm) có tác dụng kháng trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn và trực khuẩn bạch hầu; thiên môn đông có tác dụng cả với liên cầu khuẩn tan huyết, trực khuẩn hoại thư và phế cầu khuẩn. Tuy nhiên, thuốc bổ có vai trò quan trọng trong nâng cao chính khí, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường kháng thể, tăng quá trình chuyển hóa: nhân sâm, đẳng sâm làm tăng hồng cầu, huyết sắc tố và bạch cầu; hoàng kỳ gây cường tim, lợi niệu, tăng hưng phấn thần kinh trung ương cải thiện tuần hoàn máu ngoại vi; bạch truật làm tăng thải Na+ tại ống lượn xa gây lợi niệu; hoài sơn làm tăng cường quá trình tiêu hoá, kích thích tăng men amylaza; cam thảo được sử dụng như andosteron trên động vật thực nghiệm , có tác dụng gần giống như nội tiết tố tuyến thượng thận làm tăng hấp thu Na+ tại ống lượn xa của tiểu cầu thận gây phù và tăng huyết áp.
Một số vị thuốc bổ dương có tác dụng kích thích các tuyến nội tiết: tuyến yên, thượng thận, giáp trạng và các tuyến sinh dục theo cơ chế tự điều chỉnh. Ví dụ: tử hà sa, lộc giác và đại bộ phận thuốc bổ khí - huyết, bổ âm, bổ dương có tác dụng tăng cường miễn dịch dịch thể, miễn dịch tế bào và điều tiết miễn dịch (như đã nói ở bài 1).
2.6. Nhóm thuốc thu liễm khu trùng và thuốc dùng ngoài:Khả năng kháng khuẩn trong thực nghiệm của ô mai, thạch lựu bì tương đối mạnh với trực khuẩn lỵ, thương hàn, trực khuẩn mủ xanh và tụ cầu vàng. Đa số các thuốc trong nhóm thuốc này đều có tác dụng khu trùng, nhất là ký sinh trùng, thuốc làm cho giun sán tê liệt và bị tống ra ngoài.
Các thuốc dùng ngoài, tác dụng theo y lý cổ truyền: thu liễm chỉ huyết, tiêu các thũng giải độc, hóa ứ, sinh cơ, bài nùng chỉ thống (giảm đau và làm sạch mủ ở vết thương).
1.1. Khái niệm.
Y học Cổ truyền thường kê đơn thuốc hoặc chọn dùng các chế phẩm thuốc tễ, thuốc hoàn dựa trên tính vị hàn - nhiệt - ôn - lương và qui kinh, được tổ chức theo biện chứng luận trị. Dựa trên tác dụng thực tế lâm sàng, thuốc thảo mộc được chia ra nhiều loại, mỗi loại có thể điều trị 1 hay nhiều triệu chứng hoặc là 1 hội chứng, trái lại nhiều hội chứng bệnh cũng có thể qui về 1 loại thuốc
1.2. Phân loại thuốc thảo mộc theo biện chứng luận trị+ Thuốc giải biểu là nhóm thuốc có tác dụng giải tán biểu tà, sơ phong thấu chẩn, tiêu thũng, còn gọi là thuốc phát hãn vì nó làm cho ra mồ hôi, đưa tác nhân gây bệnh ra ngoài bằng đường mồ hôi. Nhóm này gồm 2 loại: cay mát (tân lương) và cay ấm (tân ôn).
Các vị thuốc giải biểu thường được trọng dụng:
- Loại cay ấm: ma hoàng, quế chi, tía tô, sinh khương, hương nhu, kinh giới, phòng phong, khương hoạt, bạch chỉ, thông bạch, tế tân...
- Loại cay mát: sài hồ, cát căn, thăng ma, ngưu bàng tử, tang diệp, bạc hà, cúc hoa, phù bình, đậu xị, thuyền y...
+ Thuốc thanh nhiệt là nhóm thuốc có tác dụng thanh nhiệt giáng hoả (tả hỏa) : thanh nhiệt lương huyết và thanh nhiệt - giải độc. Cũng có tài liệu chia thuốc thanh nhiệt giáng hoả ra 2 loại: thanh nhiệt tả hoả và thanh nhiệt táo thấp. Ngoài ra khi điều trị còn phối hợp với một số thuốc bổ âm, dưỡng âm, dưỡng huyết. Người xưa coi đó là thuốc thanh hư nhiệt (âm hư sinh nội nhiệt).
- Thuốc thanh nhiệt giáng hoả (tả hoả) thường được chọn dùng: hoàng cầm, hoàng liên, hoàng bá, chi tử, long đờm thảo, hạ khô thảo, quyết minh tử, thạch cao, tri mẫu, lô căn, trúc diệp...
Thuốc thanh nhiệt lương huyết thường dùng sinh địa, huyền sâm, đan bì, xích thược, bạch đầu ông, thanh hao, bạch vi, địa cốt bì...
Thuốc thanh nhiệt - giải độc thường dùng: kim ngân, liên kiều, thanh đại diệp, tử thảo, bồ công anh, tử hoa địa đinh, bán biên liên, bạch hoa xà thiệt thảo, hạ khô thảo, phượng vĩ thảo, lệ chi thảo, khổ sâm, xuyên thạch linh, bán chi liên, nhất kiến hỷ, sơn đậu căn, xạ can, ngư tinh thảo, bối tương thảo...
- Thuốc tả hạ là nhóm thuốc gây nhuận tràng, tiện lỏng, trục thuỷ tả hạ. Các vị thuốc thường được chọn dùng: đại hoàng, mang tiêu, hoả ma nhân, uất quí nhân, đại kích nguyên hoa, cam toại, hắc sửu.
+ Thuốc trừ phong thấp là nhóm thuốc có tác dụng sơ thông kinh lạc trừ phong thấp, giải trừ thống tý ở biểu, vận động trở ngại. Các vị thuốc thường được chọn dùng: tần cửu, độc hoạt, uy linh tiên, ngũ gia bì, mộc qua, hổ trượng, xú ngô đồng, hy thiêm thảo, hải phong đằng, thương nhĩ tử, ô tiêu xà, mao lương.
+ Thuốc phương hương hóa thấp là nhóm thuốc có tác dụng phương hương hóa trọc, hoà vị. Các vị thuốc được chọn dùng : hoắc hương, phong lan, hậu phác, sa nhân, bạch khấu nhân, thương truật, thạch xương bồ.
+ Thuốc lợi thuỷ thấm thấp là nhóm thuốc có tác dụng bài trừ thuỷ thấp, thông lợi tiểu tiện. Các vị thuốc được chọn dùng: phục linh, trư linh, trạch tả, đông qua tử (bì), ý dĩ nhân, hoạt thạch, sa tiền thảo (tử), mộc thông, thông thảo, hải kim sa, kim tiền thảo, ngọc mễ tu, nhân trần, biển xúc, cù mạch, phòng kỷ, tỳ giải.
+ Thuốc ôn lý là nhóm thuốc có tác dụng ôn lý trừ hàn, ôn trung hồi dương, tán hàn chỉ thống. Một số vị thuốc được chọn dùng: phụ tử, nhục quế, can khương, cao lương khương, ngô thù du, hoa tiêu, tiểu hồi hương, ngải diệp...
+ Thuốc lý khí là nhóm thuốc có tác dụng điều lý khí cơ, lưu thông khí - huyết. Một số vị thuốc được chọn dùng: quất bì, chỉ thực (sác), mộc hương, giới bạch, hương phụ, ô dược, thanh bì, xuyên luyện tử, uất kim.
+ Thuốc lý huyết là nhóm thuốc có tác dụng điều lý huyết phận chỉ huyết tiêu tán huyết ứ. Một số vị thuốc được chọn dùng: bạch cập, đại kế, tiểu kế, mao căn, tiên cước thảo, trắc bá diệp, tây thảo, địa du, quỉ hoa, huyết dư thán, tam thất. Một số vị thuốc thường dùng hoạt huyết - khư ứ: xuyên khung, đan sâm, diên hồ sách, kê huyết đằng, đào nhân, hồng hoa, bồ hoàng, ngũ linh chi, ích mẫu thảo, ngưu tất, trạch lan, nhũ hương, một dược, xuyên sơn giáp, mã tiên thảo.
+ Thuốc tiêu đạo là nhóm thuốc có tác dụng tiêu thực đạo trệ , tăng cường vận hóa và chuyển hóa của tỳ - vị. Một số vị thuốc được chọn dùng: lục khúc, mạch nha, sơn tra, kê nội kim, lai phục tử...
+ Thuốc hóa đàm chỉ khái bình suyễn là nhóm thuốc có tác dụng tiêu trừ đàm, cầm ho; được gọi là hoá đàm chỉ khaí bình suyễn. Thuốc được chọn dùng để hóa đàm: bán hạ, bạch giới tử, thiên nam tinh, tỳ bà diệp, tiền hồ, cát cánh, trúc nhự, tang bạch bì, thiên trúc hoàng, hải cáp sác, hải cảo; một số thuốc chỉ khái bình suyễn: bách bộ, tử uyển, khoản đông hoa, tô tử, toàn phức hoa, bạch tiền, khổ hạnh nhân.
+ Thuốc bình can tức phong là nhóm thuốc có tác dụng bình tức nội phong thanh can tiềm dương, trấn tĩnh. Một số vị thuốc thường dùng: thạch quyết minh, đại xích thạch, linh dương giác, thiên ma, câu đằng, bạch tật lê, toàn yết, ngô công, bạch cương tàm.
+ Thuốc an thần là nhóm thuốc có tác dụng an thần định chí . Một số vị thuốc được chọn dùng là: toan táo nhân, bá tử nhân, viễn trí, trân châu mẫu, long cốt, mẫu lệ, từ thạch, chu sa, hổ phách.
+ Thuốc bổ ích là nhóm thuốc có tác dụng bồi bổ âm - dương, khí - huyết.
- Thuốc có tác dụng bổ khí (tỳ khí, phế khí là chính): nhân sâm, đẳng sâm, thái tử sâm, hoàng kỳ, bạch truật, hoài sơn, cam thảo, biển đậu.
- Thuốc có tác dụng bổ dương là nhóm thuốc có tác dụng bổ thận, tráng dương, cường cân cốt: tử hà sa, bổ cốt chi, thiên ba kích, tiên mao, dâm dương hoắc (tiên linh tỳ), lộc giác, lộc nhĩ, thỏ ty tử, đông tật lê, ích trí nhân, hồ đào nhục, cẩu tích, tục đoạn.
- Thuốc có tác dụng bổ huyết là nhóm thuốc thường được chỉ định trong hội chứng thiếu máu, kinh nguyệt không đều. Một số vị thuốc được chọn dùng: đương qui, bạch thược, thục địa, tang thầm tử, hà thủ ô, câu kỷ tử...
- Thuốc bổ âm là thuốc có tác dụng dưỡng âm - sinh tân - nhuận táo. Các vị thuốc được chọn dùng: thiên môn đông, mạch môn đông, thạch hộc, sa sâm, ngọc trúc, bách hợp, hạn liên thảo, nữ trinh tử, qui bản, miết giáp.
+ Thuốc thu liễm là nhóm thuốc có tác dụng thu liễm cố sáp. Các vị thuốc được chọn dùng: ngũ vị tử, sơn thù nhục, khiếm thực, kim anh tử, tang phiêu tiêu, phúc bồn tử, ô tặc cốt, ô mai, thạch lựu bì, nhục đậu khấu...
+ Thuốc khu trùng là nhóm thuốc có tác dụng khu trùng hoặc diệt trùng - ký sinh trùng đường ruột. Một số vị thuốc được chọn dùng: sử quân tử, khổ luyện căn bì, binh lang, quán chúng, nha đàm tử...
+ Thuốc dùng ngoài là nhóm thuốc dùng để bôi đắp ngoài; có tác dụng thu liễm, chỉ huyết, tiêu thũng, giải độc, hoá ứ, sinh cơ, bài nùng, chỉ thống. Một số vị thuốc được chọn dùng: hùng hoàng, sa sàng tử, minh phàn, phê sa, lưu hoàng, khinh phấn, lô cam thạch, thủy phiến...
2. Tác dụng kháng vi khuẩn và ức chế vi khuẩn của thuốc thảo mộcTrong những năm gần đây, trên cơ sở kết hợp YHHĐ với biện chứng luận trị theo y lý Y học Cổ truyền, một số nước tiên tiến đã đưa nền Y học Cổ truyền phương Đông ngang tầm với YHHĐ, đã lần lượt nghiên cứu cơ bản các thuốc thảo mộc dạng cao lỏng, dạng sắc thang, dạng tễ, dạng hoàn, dạng viên nén, viên bao, dạng tiêm, dạng truyền... Bằng kết quả khả quan trên thực nghiệm và lâm sàng, người ta đã khẳng định tác dụng kháng khuẩn và ức chế vi khuẩn của nhiều loại thuốc thảo mộc. Theo tài liệu của Viện Y học Giang Tô (1973); tân biên Trung Y học khái luận (Bắc Kinh, 1974); Trung Dược học khoa học kỹ thuật (Thượng Hải, 1998), khả năng kháng khuẩn của các nhóm thuốc như sau:
2.1 Thuốc giải biểu:
Có một số vị thuốc có tác dụng kháng khuẩn mạnh như: tử tô, bạch chỉ, thông bạch, cúc hoa. Đặc biệt là tử tô có tác dụng kháng tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn thương hàn; cúc hoa có tác dụng kháng tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lỵ và ức chế nhiều loại khuẩn ngoài da; ngoài ra thông bạch còn có tác dụng diệt trùng roi; sài hồ có tác dụng diệt “ngược nguyên trùng” (ký sinh trùng sốt rét).
2.2. Khả năng kháng khuẩn của thuốc thanh nhiệt - giáng hoả:Nhóm thuốc này bao gồm : nhóm thanh nhiệt tả hoả và thanh nhiệt - táo thấp. Kết quả điều trị rất khả quan cho các chứng thấp nhiệt, bao gồm 1 số bệnh lý theo YHHĐ: viêm đường dẫn mật, viêm gan siêu vi trùng, viêm đại tràng mạn, rối loạn chức năng đại tràng, viêm đường tiết niệu và viêm đường sinh dục. Bằng thực nghiệm lâm sàng người ta đã chứng minh đại bộ phận trong nhóm thuốc này có khả năng kháng khuẩn mạnh, phạm vi rộng: hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, chi tử, hạ khô thảo, chi mẫu. Các thuốc này đều có khả năng kháng và ức chế trực khuẩn: bạch hầu, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, phế cầu khuẩn, trực khuẩn ho gà không rõ nguyên nhân. Riêng hoàng liên, tri mẫu có tác dụng kháng liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A; hạ khô thảo còn có tác dụng ức chế trực khuẩn mủ xanh, các thuốc trong nhóm này có tác dụng ức chế nhiều loại khuẩn gây bệnh ngoài da.
- Thuốc thanh nhiệt - lương huyết là nhóm thuốc điều trị khi tác nhân gây bệnh vào huyết phận và doanh phận gây sốt cao dao động, miệng khát, tâm phiền bất an, đêm sốt sáng rét, chất lưỡi dáng, mạch tế sác. Thường được chỉ định điều trị chứng ôn nhiệt, phát ban hoặc nhiệt thịnh bức huyết vong hành sinh ra thổ huyết nục huyết. Đa số các vị thuốc trong nhóm này đều có tính kháng khuẩn rất cao: sinh địa, huyền sâm, đan bì, bạch đầu ông, địa cốt bì... Riêng bạch đầu ông (cây bướm bạc), địa cốt bì, đan bì đều có tác dụng kháng trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn mủ xanh, phế cầu khuẩn và liên cầu khuẩn; bạch đầu ông còn có tác dụng diệt amip, lỵ và trùng roi âm đạo.
- Thuốc thanh nhiệt - giải độc là nhóm thuốc có tác dụng điều trị nhiệt độc, hoả độc sinh nhọt bọc đầu đinh, ban chẩn và dịch độc (bệnh do các loại siêu vi trùng gây nên). Hầu hết các vị thuốc trong nhóm này đều có khả năng kháng các loại khuẩn: kim ngân hoa có phạm vi kháng khuẩn rộng và mạnh với trực khuẩn thương hàn, tụ cầu vàng, phó thương hàn, liên cầu khuẩn tan huyết, trực khuẩn lỵ và trực khuẩn đại tràng; liên kiều có tác dụng với bệnh truyền nhiễm cầu khuẩn cấp tính, khả năng kháng khuẩn rộng và mạnh với trực khuẩn thương hàn, tụ cầu vàng, phó thương hàn, liên cầu khuẩn tan huyết, trực khuẩn lỵ và trực khuẩn đại tràng; địa du thảo có tác dụng diệt khuẩn mủ xanh. Như vậy thuốc thanh nhiệt - giáng hoả theo Y lý Cổ truyền, đa phần chữa bệnh do nhiệt độc, hoả độc đinh sang ung thư (nhọt bọc), dị ứng, lở ngứa, các bệnh thường hay có sốt...
2.3. Khả năng kháng khuẩn của các thuốc tả hạ:Thuốc có tác dụng chủ yếu: thông hạ đường tiêu hóa, lợi mật, lợi đởm khí, tả thực nhiệt, phá tích trệ, hành ứ huyết. Tuy nhiên , đại hoàng, hắc sửu có khả năng kháng khuẩn mạnh trên phạm vi rộng: cầu khuẩn, tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn mủ xanh, phế cầu khuẩn.
2.4. Khả năng kháng khuẩn của các nhóm thuốc khác:+ Nhóm thuốc trừ phong thấp : hổ trượng (cốt khí củ) và mao lương có khả năng diệt tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lỵ và trực khuẩn thương hàn.
+ Nhóm thuốc phương hương hóa thấp : lạt liễu và hậu phác có hiệu lực diệt tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lỵ và trực khuẩn đại tràng.
+ Nhóm thuốc lợi niệu thẩm thấp : kim tiền thảo, hải kim sa, sa tiền tử, nhân trần, biển súc và cù mạch diệt trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ và nhiều trực khuẩn ngoài da.
+ Nhóm thuốc ôn lý : ngô thù du có hiệu lực với ký sinh trùng đường ruột.
+ Nhóm thuốc chỉ huyết : tiên cước thảo, trắc bá diệp, địa du có khả năng kháng khuẩn mạnh nhất là tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lỵ, địa du có khả năng diệt trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn.
2.5. Khả năng kháng khuẩn của nhóm thuốc bổ:Nhìn chung, thuốc bổ phần nhiều không có khả năng diệt khuẩn thực nghiệm. Riêng bạch thược (thuốc bổ huyết), thiên môn, mạch môn (thuốc bổ âm) có tác dụng kháng trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn và trực khuẩn bạch hầu; thiên môn đông có tác dụng cả với liên cầu khuẩn tan huyết, trực khuẩn hoại thư và phế cầu khuẩn. Tuy nhiên, thuốc bổ có vai trò quan trọng trong nâng cao chính khí, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường kháng thể, tăng quá trình chuyển hóa: nhân sâm, đẳng sâm làm tăng hồng cầu, huyết sắc tố và bạch cầu; hoàng kỳ gây cường tim, lợi niệu, tăng hưng phấn thần kinh trung ương cải thiện tuần hoàn máu ngoại vi; bạch truật làm tăng thải Na+ tại ống lượn xa gây lợi niệu; hoài sơn làm tăng cường quá trình tiêu hoá, kích thích tăng men amylaza; cam thảo được sử dụng như andosteron trên động vật thực nghiệm , có tác dụng gần giống như nội tiết tố tuyến thượng thận làm tăng hấp thu Na+ tại ống lượn xa của tiểu cầu thận gây phù và tăng huyết áp.
Một số vị thuốc bổ dương có tác dụng kích thích các tuyến nội tiết: tuyến yên, thượng thận, giáp trạng và các tuyến sinh dục theo cơ chế tự điều chỉnh. Ví dụ: tử hà sa, lộc giác và đại bộ phận thuốc bổ khí - huyết, bổ âm, bổ dương có tác dụng tăng cường miễn dịch dịch thể, miễn dịch tế bào và điều tiết miễn dịch (như đã nói ở bài 1).
2.6. Nhóm thuốc thu liễm khu trùng và thuốc dùng ngoài:Khả năng kháng khuẩn trong thực nghiệm của ô mai, thạch lựu bì tương đối mạnh với trực khuẩn lỵ, thương hàn, trực khuẩn mủ xanh và tụ cầu vàng. Đa số các thuốc trong nhóm thuốc này đều có tác dụng khu trùng, nhất là ký sinh trùng, thuốc làm cho giun sán tê liệt và bị tống ra ngoài.
Các thuốc dùng ngoài, tác dụng theo y lý cổ truyền: thu liễm chỉ huyết, tiêu các thũng giải độc, hóa ứ, sinh cơ, bài nùng chỉ thống (giảm đau và làm sạch mủ ở vết thương).
Y học Cổ truyền với miễn dịch và khả năng kháng khuẩn
Thuốc yhct có tác dụng trên miễn dịch tế bào, miễn dịch dịch thể và điều tiết miễn dịch
1.Khái niệm:
Quan điểm của YHCT: “Tự ngã thức biệt“, “Bài trừ dị kỉ“. Bình thường, chức năng miễn dịch của cơ thể có 3 loại tác dụng lớn:
* Tự thân ổn định (trung hòa các dị nguyên).
* Cố định các dị nguyên (vô hiệu hóa).
* Dự phòng các bệnh truyền nhiễm, cảm nhiễm.
Theo Von Pirquet (1929 - 1974), phản ứng miễn dịch bao gồm ; choáng phản vệ loại bỏ protein lạ, mày đay nổi mẩn... cố định các dị nguyên ở vùng viêm không cho lan rộng ra toàn thân. Nhưng do quá mức (thái quá) mà cơ thể không những không tự bảo vệ được mình mà còn gây ra rối loạn chức năng các tổ chức cơ quan trong cơ thể.
Quan điểm YHCT, theo Tần Vạn Chương và Nại Duy Lập (Thượng Hải, 1988):
“Tà chi sở tấu, kỳ khí tất hư
Chính khí tồn nội, tà bất khả can”.
Nghĩa là tác nhân gây bệnh ở da, cơ sẽ làm tổn thương sức đề kháng của cơ thể, và ngợc lại sức đề kháng tốt thì tác nhân gây bệnh không thể xâm phạm vào da, cơ của cơ thể được.
2. Nội dung:
2.1. Mối liên hệ giữa dược lý , miễn dịch với lý luận YHCT: Lý luận hư , thực, vệ khí, can tỳ của Trung y với quan điểm miễn dịch học hiện đại có nhiều điểm gần nhau. Hai nguyên tắc điều trị lớn của Trung y là phù chính và trừ tà có sự tương quan mật thiết với miễn dịch trị liệu. Chính hư lấy phù chính là chủ; tà thực lấy trừ tà làm chủ; hư thực kiêm hiệp tức là kết hợp cả phù chính và trừ tà. Phù chính là nâng cao sức đề kháng ; trừ tà là đuổi tác nhân gây bệnh ra ngoài cơ thể hoặc tiêu trừ tác nhân gây bệnh.Thông qua tác dụng phù chính với trừ tà để điều hòa sự ổn định và tăng cường chức năng miễn dịch bảo vệ cơ thể đạt được mục đích bài trừ và khống chế bệnh tà.
+ Hư chứng: Là chỉ chính khí bất túc, cơ thể phát sinh phản ứng miễn dịch quá mạnh, như bệnh miễn dịch tự thân (luput ban đỏ), cũng có thể là chức năng miễn dịch của cơ thể quá suy giảm mà mất đi phản ứng miễn dịch đối với kháng nguyên hoặc giảm khả năng chống viêm nhiễm.
Đối với các chứng bệnh, đa phần phải dùng thuốc phù chính để điều trị. Thuốc phù chính đa phần có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.
+ Thực chứng: Là chỉ tà khí hữu dư nên phải dùng phương pháp trừ tà để điều trị, tức là phải trọng dụng các thuốc: thanh nhiệt - giải độc, thuốc hoạt huyết - hóa ứ và thuốc trừ phong thấp . Các loại thuốc này đa phần có tác dụng ức chế chức năng miễn dịch của cơ thể hoặc là vừa ức chế vừa hỗ trợ, tức là ngoài ức chế miễn dịch còn có tác dụng tăng cường miễn dịch.
Phù chính - trừ tà là nguyên tắc điều trị quan trọng của Y học Cổ truyền, cũng là phương pháp cơ bản để giải quyết mâu thuẫn giữa chính và tà. Sự liên quan chặt chẽ giữa phù chính - trừ tà với miễn dịch liệu pháp góp phần nâng cao hiệu quả điều trị một số bệnh tự thân miễn dịch, như: luput ban đỏ, xơ cứng bì, ngân tiết bệnh... và nham chứng.
Có nhiều báo cáo tổng kết nghiên cứu: Thuốc bổ ích khí - huyết đa phần có tác dụng tăng cường miễn dịch; thuốc điều hòa âm - dương đa phần có tác dụng điều tiết miễn dịch.Thuốc sơ phong - thanh nhiệt - lợi thấp đa phần có tác dụng tiêu viêm, thoái mẫn.Thuốc tiêu viêm - hóa ứ đa phần có tác dụng ức chế miễn dịch.
2.2. Tác dụng điều tiết miễn dịch của thuốc phù chính.- Trung y cho rằng “Hư tắc bổ”. Nhưng hư chứng có hay không có suy giảm chức năng miễn dịch? Có một số người cho rằng, phù chính có thể là tiền đề cho tăng cường công năng miễn dịch. Bệnh luput ban đỏ chủ yếu liên quan với thận hư tiên thiên bản tạng bất túc ?.
Tần Vạn Lập nghiên cứu về bản chất của bệnh đã phát hiện đa số bệnh nhân bị luput ban đỏ có biểu hiện triệu chứng thận hư . Sau khi ông cho những bệnh nhân này dùng thuốc bổ thận liều nhẹ thì các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng đều được cải thiện rõ rệt.
Trong nghiên cứu cơ chế thận hư , các tác giả đã chứng minh được thuốc bổ thận có thể điều chỉnh và nâng cao tính phản ứng hệ thống của chất vỏ thượng thận và tuyến yên. Điều này có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn trong việc dùng kích tố nội tiết.
Trong những thập kỷ gần đây, kết hợp Trung - Tây y để điều trị các bệnh tự thân miễn dịch ngày càng được phát triển và đã thu được hiệu quả cao. Tại các trung tâm nghiên cứu Y học Cổ truyền của Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, có nhiều tác giả nhận thấy luput ban đỏ, viêm da - cơ, xơ cứng bì... đều là chứng hư ở mức độ khác nhau. Sau khi điều trị bằng thuốc phù chính thì hầu hết các bệnh nhân, qua kiểm tra xét nghiệm và lâm sàng, đều thấy các chỉ tiêu miễn dịch được cải thiện, bệnh ổn định.
Theo nghiên cứu của Y viện Hiệp Hoà - Bắc Kinh, điều trị bệnh viêm da - cơ cấp tính bằng “thanh doanh giải độc thang gia giảm” và điều trị viêm da - cơ mãn tính bằng “bổ trung ích khí gia giảm” kết hợp với kích tố và điều trị hỗ trợ khác. Trong tổng số 27 bệnh nhân, thấy kết quả tốt 24, không kết quả và tử vong 3 (vì có kết hợp với nham chứng).
Những nghiên cứu của các địa phương trên đã chứng minh các vị thuốc bổ ích khí - huyết có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch (nhân sâm, bạch truật, tử hà sa, ngũ gia bì, hà thủ ô...).
Theo Lưu Minh Nhuệ(Tạp chí Trung y, 1995), nghiên cứu điều chế thuốc từ hoàng kỳ để điều trị bệnh vẩy nến thể thông thường, dùng hoàng kỳ chế (gồm: hoàng kỳ sắc, cao hoàng kỳ và hoàng kỳ dạng tiêm ) để điều trị 204 bệnh nhân bị bệnh vẩy nến thể thông thường, thấy kết quả : khỏi hoàn toàn 47 (20,6%), khỏi cơ bản 62 (30,4%), tiến triển tốt 94 (44,6%), không kết quả 9 (4,4%). Tổng số bệnh nhân có tỷ lệ tốt là 95,6%. Theo dõi chỉ tiêu miễn dịch trước và sau điều trị “hoàng kỳ chế tễ” thấy ở những bệnh nhân vẩy nến thể thông thường đều có tác dụng tăng cường miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Trong những năm gần đây, hoàng kỳ được dùng làm thuốc bổ khí và còn được dùng trong điều trị bệnh tạo keo ngày càng nhiều ; vì người ta cho rằng, hoàng kỳ có tác dụng kích thích các trung tâm miễn dịch của cơ thể.
Tất cả những nghiên cứu trên , một mặt là ứng dụng sự điều tiết miễn dịch của thuốc phù chính - trừ tà; mặt khác là nghiên cứu dược lý học và miễn dịch để phát hiện chuyển hoá limpho bào trên thực nghiệm, thông qua phương pháp kiểm tra trắc nghiệm. Y học Cổ truyền đã nghiên cứu 4 phương thuốc bổ:
Bổ khí: “tứ quân tử thang”.
Bổ huyết: “tứ vật thang”.
Bổ âm: “lục vị địa hoàng hoàn”.
Bổ dương: “sâm phụ thang”.
Người ta đã chứng minh và kết luận một số bài thuốc trên có khả năng xúc tiến chuyển hóa limpho bào, kích thích phản ứng miễn dịch tế bào và hình thành kháng thể.
Thực tiễn lâm sàng đã chứng minh các loại bệnh thuộc hư chứng , dù ở các mức độ khác nhau , đều có suy giảm chức năng miễn dịch rõ rệt. Vì vậy, khi dùng các phương thuốc phù chính để bổ dưỡng đã thu được hiệu qủa nhất định.
2.3.Tác dụng điều tiết miễn dịch của thuốc trừ tà:
Theo Y học cổ truyền: Tà thực lấy trừ tà là chủ để điều trị, tức là khu trừ bệnh tà, khôi phục lại sự cân bằng của cơ thể mà đạt hiệu qủa điều trị. Trong những năm gần đây, những công trình nghiên cứu đã phát hiện nhiều loại thuốc trừ tà có khả năng điều chỉnh chức năng miễn dịch của cơ thể.
Thuốc trừ tà thường dùng là các nhóm thuốc: Hoạt huyết - hóa ứ; thanh nhiệt - giải độc ; thuốc trừ thấp.
Các nghiên cứu cho thấy, đại bộ phận các thuốc hoạt huyết - hóa ứ có tác dụng ức chế phản ứng miễn dịch bệnh lý của cơ thể. Đối với một số bệnh tự thân miễn dịch và phản ứng biến thái thì có hiệu qủa rất tốt. Một số tư liệu đã chứng minh một số thuốc hoạt huyết- hóa ứ có tác dụng tăng cường công năng miễn dịch cơ thể. Những năm trước đây người ta chỉ chú ý đến tính kháng khuẩn, kháng siêu vi khuẩn của thuốc thanh nhiệt - giải độc, thì ngày nay người ta đã phát hiện ra nhiều loại thuốc thanh nhiệt - giải độc có tác dụng tăng cường công năng miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, cũng có một số thuốc thanh nhiệt - giải độc lại có tác dụng ức chế miễn dịch. Ngoài ra nhiều loại thuốc sơ phong - trừ thấp có tác dụng tiêu viêm thoái mẫn.
2.3.1. Tác dụng ức chế miễn dịch của thuốc trừ tà:
Trong những năm gần đây, bằng kết hợp Trung - Tây y, các nghiên cứu ứng dụng một số thuốc trừ tà để điều trị bệnh tự thân miễn dịch và bệnh biến thái phản ứng tính trạng thái quá mẫn cảm gây phản ứng quá mẫn đã thu được kết qủa tốt. Y học hiện đại cho rằng: sở dĩ bệnh tự thân miễn dịch và phản ứng biến thái tính bệnh tật là do kích thích của kháng nguyên đã phát sinh phản ứng miễn dịch quá mẫn, gây nên một loạt các biến đổi chức năng trong cơ thể.
Quan sát lâm sàng và thực nghiệm, người ta thấy một số thuốc trừ tà có tác dụng ức chế các phản ứng quá mẫn, tuy ở mức độ khác nhau nhưng đều đạt kết quả điều trị tốt.
Học viện Y 1 - Thượng Hải chọn mặt bệnh luput ban đỏ để nghiên cứu tác dụng của thuốc “hoạt huyết - hóa ứ là chủ”.
- Cẩm Hồng Phương dùng bài thuốc hoạt huyết - hóa ứ ( gồm: Đại hoàng, hồng hoa, xích thược, bạch thược, tần cửu, hoàng tinh, cam thảo) để điều trị luput ban đỏ. Dựa vào chỉ tiêu miễn dịch trước và sau điều trị, tác giả kết luận thuốc hoạt huyết hóa ứ có tác dụng ức chế phản ứng quá mẫn.
- Tần Vạn Chương lấy dịch triết của xích thược, hoàng đằng dưới dạng thuốc tiêm và dùng thuốc hoạt huyết - hóa ứ điều trị luput ban đỏ, quan sát điều trị đến khi bệnh ổn định thấy các chỉ tiêu miễn dịch của nó đều được cải thiện. Đồng thời trải qua hàng chục năm nghiên cứu kết hợp dùng vị thuốc “ lôi công đằng chế tễ” (chế phẩm từ cây rau má) để điều trị luput ban đỏ, tác giả nhận thấy tỷ lệ khỏi cao (79,4 » 91%), các triệu chứng phát sốt, đau khớp , tổn thương da đều được cải thiện ; các tổn thương nội tạng đều có chuyển biến tốt. Các xét nghiệm hệ thống máu, anbumin niệu, chức năng gan và thận đều được cải thiện tốt, tốc độ máu lắng hạ thấp; Các chỉ tiêu miễn dịch tế bào, globulin miễn dịch, chức năng tế bào limpho đều có chuyển biến tốt.Tác giả rút ra kết luận: lôi công đằng có tác dụng chống viêm, điều tiết công năng miễn dịch. Những nghiên cứu của Viện Y 1 - Thiên Tân đã ứng dụng thuốc thanh nhiệt - giải độc: Kim ngân hoa, liên kiều, bản lam căn (rễ của thanh đại diệp - lá chàm mèo - cây bọ mắm), nhưng thanh đại diệp là chính để ức chế phản ứng quá mẫn trong điều trị bệnh luput ban đỏ, có hiệu quả rõ rệt.
Học viện Trung y - Quảng Châu dùng bài “thanh ôn bại độc ẩm” để điều trị bệnh viêm da - thần kinh cũng thu được kết quả tốt. Thuốc thanh nhiệt - giải độc không những có tác dụng kháng khuẩn, kháng bệnh độc cảm nhiễm mà còn có thể ức chế phản ứng quá mẫn, tiêu trừ phức hợp miễn dịch, từ đó ức chế có hiệu quả các phản ứng miễn dịch.
2.3.2. Tác dụng tăng cường miễn dịch của thuốc trừ tà:
+ Căn cứ vào nghiên cứu thực nghiệm các hội chứng "thực chứng" người ta nhân thấy một số thuốc hoạt huyết - hóa ứ và thanh nhiệt - giải độc có tác dụng tăng cường miễn dịch bao gồm: số lượng bạch cầu tăng cao, xúc tiến bạch cầu khổng lồ tăng thực bào, xúc tiến tăng chuyển hóa tế bào limpho, hình thành các IL2 (Interlerkill2), và hình thành kháng thể. Thông qua sử dụng một số thuốc điều trị trên lâm sàng nhiều tác giả đã thu được kết quả nhất định. Tổng hợp các báo cáo phát hiện phương thuốc “bạch hổ thang” có tác dụng xúc tiến chức năng thực bào của đại thực bào tương đối tốt. Bài “quế chi gia truật thang” có tác dụng ức chế quá mẫn, trung hòa kháng nguyên và sản sinh kháng thể.
Thực nghiệm còn chứng minh, bài thuốc “bài nùng thang” và “bài nùng tán” đều có tác dụng ức chế rõ đối với bạch cầu đa nhân. Kết qủa thực nghiệm trên chuột cống cho thấy 2 phương thuốc trên đều có tác dụng ức chế và xúc tiến dòng bạch cầu đa nhân, tác dụng này phụ thuộc vào loại thuốc và nồng độ thuốc; bài thuốc “tiểu thanh long thang” có tác dụng ức chế globulin E miễn dịch (IgE), ức chế quá mẫn.
Ngoài ra, các loại thuốc trừ tà, thuốc lợi thấp - sơ phong phần nhiều có tác dụng tiêu viêm thoái mẫn.
+ Các phương thuốc thường dùng là: “ma hoàng thang”, “sơ phong thanh nhiệt ẩm”, “trừ thấp vị linh thang”, “tần cửu ngưu bàng thang”, “đan bì ẩm”, “toàn trùng phương”, “lương huyết giải độc thang”, “long đờm thảo tả can thang”.
+ Những báo cáo lâm sàng về tác dụng tăng cường miễn dịch của thuốc trừ tà ngày càng nhiều, nhưng thực nghiệm chưa được đầy đủ. Tuy nhiên, người ta cũng thống nhất kết luận thuốc phù chính và trừ tà đều có tác dụng điều tiết miễn dịch. Trên lâm sàng thường dùng kết hợp cả hai phương pháp này để điều trị bệnh ngoài da.
- Theo báo cáo của Vương Đức Tuệ, phối hợp thuốc phù chính - trừ tà với lôi công đằng (tích tuyết thảo) để điều trị 36 bệnh nhân vẩy nến (ngân tiết bệnh) thấy có hiệu quả khá mỹ mãn. Trong điều trị , tác giả đã chọn dùng lôi công đằng kết hợp với biện chứng luận trị , lựa chọn một số thuốc phù chính - trừ tà để tổ chức phương thuốc:
- Một số vị thuốc thường dùng để trừ tà: Thổ phục linh, bạch hoa xà thiệt thảo, tử thảo, hoàng liên, hoàng cầm, sơn đậu căn, long quí, ô tiêu xà, chích ngô công, cương tàm, kim ngân hoa, khổ sâm, xuyên khung, đan sâm, nga truật, đại hoàng và thuyền y. Một số vị thuốc thường dùng để phù chính: Đẳng sâm, hoàng kỳ, thủ ô, sinh địa, xích bạch thược, bạch truật, phục linh, hồng táo, hoàng tinh, sơn dược, biển đậu, thích ngũ gia bì, hoàng kỳ thích (hoàng kỳ gai).
- Theo báo cáo của Tôn Khánh Quí: Dùng các thuốc thanh nhiệt - giải độc , hoạt huyết - hóa ứ và bổ dưỡng khí - huyết kết hợp với quế chi tạo thành “quế thanh thang” đã điều trị khỏi cho 9 bệnh nhân vẩy nến thể mụn mủ.
Phương thuốc:
Phục linh 15g Quế chi 15g
Đan bì 15g Đào nhân 15g
Bạch thược 15g Hoàng liên 10g
Hoàng cầm 15g Hoàng bá 15g
Sinh thục địa 15g Đương qui 15g
Xuyên khung 15g Hoàng kỳ 30g.
* Tất cả những báo cáo dẫn liệu trên chứng tỏ thuốc phù chính - trừ tà dùng để điều trị đều liên quan mật thiết đến vấn đề miễn dịch, hoặc là ức chế hoặc là tăng cường hay là điều hòa miễn dịch. Chính vì vậy sử dụng các thuốc này đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ trong điều trị lâm sàng.
1.Khái niệm:
Quan điểm của YHCT: “Tự ngã thức biệt“, “Bài trừ dị kỉ“. Bình thường, chức năng miễn dịch của cơ thể có 3 loại tác dụng lớn:
* Tự thân ổn định (trung hòa các dị nguyên).
* Cố định các dị nguyên (vô hiệu hóa).
* Dự phòng các bệnh truyền nhiễm, cảm nhiễm.
Theo Von Pirquet (1929 - 1974), phản ứng miễn dịch bao gồm ; choáng phản vệ loại bỏ protein lạ, mày đay nổi mẩn... cố định các dị nguyên ở vùng viêm không cho lan rộng ra toàn thân. Nhưng do quá mức (thái quá) mà cơ thể không những không tự bảo vệ được mình mà còn gây ra rối loạn chức năng các tổ chức cơ quan trong cơ thể.
Quan điểm YHCT, theo Tần Vạn Chương và Nại Duy Lập (Thượng Hải, 1988):
“Tà chi sở tấu, kỳ khí tất hư
Chính khí tồn nội, tà bất khả can”.
Nghĩa là tác nhân gây bệnh ở da, cơ sẽ làm tổn thương sức đề kháng của cơ thể, và ngợc lại sức đề kháng tốt thì tác nhân gây bệnh không thể xâm phạm vào da, cơ của cơ thể được.
2. Nội dung:
2.1. Mối liên hệ giữa dược lý , miễn dịch với lý luận YHCT: Lý luận hư , thực, vệ khí, can tỳ của Trung y với quan điểm miễn dịch học hiện đại có nhiều điểm gần nhau. Hai nguyên tắc điều trị lớn của Trung y là phù chính và trừ tà có sự tương quan mật thiết với miễn dịch trị liệu. Chính hư lấy phù chính là chủ; tà thực lấy trừ tà làm chủ; hư thực kiêm hiệp tức là kết hợp cả phù chính và trừ tà. Phù chính là nâng cao sức đề kháng ; trừ tà là đuổi tác nhân gây bệnh ra ngoài cơ thể hoặc tiêu trừ tác nhân gây bệnh.Thông qua tác dụng phù chính với trừ tà để điều hòa sự ổn định và tăng cường chức năng miễn dịch bảo vệ cơ thể đạt được mục đích bài trừ và khống chế bệnh tà.
+ Hư chứng: Là chỉ chính khí bất túc, cơ thể phát sinh phản ứng miễn dịch quá mạnh, như bệnh miễn dịch tự thân (luput ban đỏ), cũng có thể là chức năng miễn dịch của cơ thể quá suy giảm mà mất đi phản ứng miễn dịch đối với kháng nguyên hoặc giảm khả năng chống viêm nhiễm.
Đối với các chứng bệnh, đa phần phải dùng thuốc phù chính để điều trị. Thuốc phù chính đa phần có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.
+ Thực chứng: Là chỉ tà khí hữu dư nên phải dùng phương pháp trừ tà để điều trị, tức là phải trọng dụng các thuốc: thanh nhiệt - giải độc, thuốc hoạt huyết - hóa ứ và thuốc trừ phong thấp . Các loại thuốc này đa phần có tác dụng ức chế chức năng miễn dịch của cơ thể hoặc là vừa ức chế vừa hỗ trợ, tức là ngoài ức chế miễn dịch còn có tác dụng tăng cường miễn dịch.
Phù chính - trừ tà là nguyên tắc điều trị quan trọng của Y học Cổ truyền, cũng là phương pháp cơ bản để giải quyết mâu thuẫn giữa chính và tà. Sự liên quan chặt chẽ giữa phù chính - trừ tà với miễn dịch liệu pháp góp phần nâng cao hiệu quả điều trị một số bệnh tự thân miễn dịch, như: luput ban đỏ, xơ cứng bì, ngân tiết bệnh... và nham chứng.
Có nhiều báo cáo tổng kết nghiên cứu: Thuốc bổ ích khí - huyết đa phần có tác dụng tăng cường miễn dịch; thuốc điều hòa âm - dương đa phần có tác dụng điều tiết miễn dịch.Thuốc sơ phong - thanh nhiệt - lợi thấp đa phần có tác dụng tiêu viêm, thoái mẫn.Thuốc tiêu viêm - hóa ứ đa phần có tác dụng ức chế miễn dịch.
2.2. Tác dụng điều tiết miễn dịch của thuốc phù chính.- Trung y cho rằng “Hư tắc bổ”. Nhưng hư chứng có hay không có suy giảm chức năng miễn dịch? Có một số người cho rằng, phù chính có thể là tiền đề cho tăng cường công năng miễn dịch. Bệnh luput ban đỏ chủ yếu liên quan với thận hư tiên thiên bản tạng bất túc ?.
Tần Vạn Lập nghiên cứu về bản chất của bệnh đã phát hiện đa số bệnh nhân bị luput ban đỏ có biểu hiện triệu chứng thận hư . Sau khi ông cho những bệnh nhân này dùng thuốc bổ thận liều nhẹ thì các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng đều được cải thiện rõ rệt.
Trong nghiên cứu cơ chế thận hư , các tác giả đã chứng minh được thuốc bổ thận có thể điều chỉnh và nâng cao tính phản ứng hệ thống của chất vỏ thượng thận và tuyến yên. Điều này có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn trong việc dùng kích tố nội tiết.
Trong những thập kỷ gần đây, kết hợp Trung - Tây y để điều trị các bệnh tự thân miễn dịch ngày càng được phát triển và đã thu được hiệu quả cao. Tại các trung tâm nghiên cứu Y học Cổ truyền của Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, có nhiều tác giả nhận thấy luput ban đỏ, viêm da - cơ, xơ cứng bì... đều là chứng hư ở mức độ khác nhau. Sau khi điều trị bằng thuốc phù chính thì hầu hết các bệnh nhân, qua kiểm tra xét nghiệm và lâm sàng, đều thấy các chỉ tiêu miễn dịch được cải thiện, bệnh ổn định.
Theo nghiên cứu của Y viện Hiệp Hoà - Bắc Kinh, điều trị bệnh viêm da - cơ cấp tính bằng “thanh doanh giải độc thang gia giảm” và điều trị viêm da - cơ mãn tính bằng “bổ trung ích khí gia giảm” kết hợp với kích tố và điều trị hỗ trợ khác. Trong tổng số 27 bệnh nhân, thấy kết quả tốt 24, không kết quả và tử vong 3 (vì có kết hợp với nham chứng).
Những nghiên cứu của các địa phương trên đã chứng minh các vị thuốc bổ ích khí - huyết có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch (nhân sâm, bạch truật, tử hà sa, ngũ gia bì, hà thủ ô...).
Theo Lưu Minh Nhuệ(Tạp chí Trung y, 1995), nghiên cứu điều chế thuốc từ hoàng kỳ để điều trị bệnh vẩy nến thể thông thường, dùng hoàng kỳ chế (gồm: hoàng kỳ sắc, cao hoàng kỳ và hoàng kỳ dạng tiêm ) để điều trị 204 bệnh nhân bị bệnh vẩy nến thể thông thường, thấy kết quả : khỏi hoàn toàn 47 (20,6%), khỏi cơ bản 62 (30,4%), tiến triển tốt 94 (44,6%), không kết quả 9 (4,4%). Tổng số bệnh nhân có tỷ lệ tốt là 95,6%. Theo dõi chỉ tiêu miễn dịch trước và sau điều trị “hoàng kỳ chế tễ” thấy ở những bệnh nhân vẩy nến thể thông thường đều có tác dụng tăng cường miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Trong những năm gần đây, hoàng kỳ được dùng làm thuốc bổ khí và còn được dùng trong điều trị bệnh tạo keo ngày càng nhiều ; vì người ta cho rằng, hoàng kỳ có tác dụng kích thích các trung tâm miễn dịch của cơ thể.
Tất cả những nghiên cứu trên , một mặt là ứng dụng sự điều tiết miễn dịch của thuốc phù chính - trừ tà; mặt khác là nghiên cứu dược lý học và miễn dịch để phát hiện chuyển hoá limpho bào trên thực nghiệm, thông qua phương pháp kiểm tra trắc nghiệm. Y học Cổ truyền đã nghiên cứu 4 phương thuốc bổ:
Bổ khí: “tứ quân tử thang”.
Bổ huyết: “tứ vật thang”.
Bổ âm: “lục vị địa hoàng hoàn”.
Bổ dương: “sâm phụ thang”.
Người ta đã chứng minh và kết luận một số bài thuốc trên có khả năng xúc tiến chuyển hóa limpho bào, kích thích phản ứng miễn dịch tế bào và hình thành kháng thể.
Thực tiễn lâm sàng đã chứng minh các loại bệnh thuộc hư chứng , dù ở các mức độ khác nhau , đều có suy giảm chức năng miễn dịch rõ rệt. Vì vậy, khi dùng các phương thuốc phù chính để bổ dưỡng đã thu được hiệu qủa nhất định.
2.3.Tác dụng điều tiết miễn dịch của thuốc trừ tà:
Theo Y học cổ truyền: Tà thực lấy trừ tà là chủ để điều trị, tức là khu trừ bệnh tà, khôi phục lại sự cân bằng của cơ thể mà đạt hiệu qủa điều trị. Trong những năm gần đây, những công trình nghiên cứu đã phát hiện nhiều loại thuốc trừ tà có khả năng điều chỉnh chức năng miễn dịch của cơ thể.
Thuốc trừ tà thường dùng là các nhóm thuốc: Hoạt huyết - hóa ứ; thanh nhiệt - giải độc ; thuốc trừ thấp.
Các nghiên cứu cho thấy, đại bộ phận các thuốc hoạt huyết - hóa ứ có tác dụng ức chế phản ứng miễn dịch bệnh lý của cơ thể. Đối với một số bệnh tự thân miễn dịch và phản ứng biến thái thì có hiệu qủa rất tốt. Một số tư liệu đã chứng minh một số thuốc hoạt huyết- hóa ứ có tác dụng tăng cường công năng miễn dịch cơ thể. Những năm trước đây người ta chỉ chú ý đến tính kháng khuẩn, kháng siêu vi khuẩn của thuốc thanh nhiệt - giải độc, thì ngày nay người ta đã phát hiện ra nhiều loại thuốc thanh nhiệt - giải độc có tác dụng tăng cường công năng miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, cũng có một số thuốc thanh nhiệt - giải độc lại có tác dụng ức chế miễn dịch. Ngoài ra nhiều loại thuốc sơ phong - trừ thấp có tác dụng tiêu viêm thoái mẫn.
2.3.1. Tác dụng ức chế miễn dịch của thuốc trừ tà:
Trong những năm gần đây, bằng kết hợp Trung - Tây y, các nghiên cứu ứng dụng một số thuốc trừ tà để điều trị bệnh tự thân miễn dịch và bệnh biến thái phản ứng tính trạng thái quá mẫn cảm gây phản ứng quá mẫn đã thu được kết qủa tốt. Y học hiện đại cho rằng: sở dĩ bệnh tự thân miễn dịch và phản ứng biến thái tính bệnh tật là do kích thích của kháng nguyên đã phát sinh phản ứng miễn dịch quá mẫn, gây nên một loạt các biến đổi chức năng trong cơ thể.
Quan sát lâm sàng và thực nghiệm, người ta thấy một số thuốc trừ tà có tác dụng ức chế các phản ứng quá mẫn, tuy ở mức độ khác nhau nhưng đều đạt kết quả điều trị tốt.
Học viện Y 1 - Thượng Hải chọn mặt bệnh luput ban đỏ để nghiên cứu tác dụng của thuốc “hoạt huyết - hóa ứ là chủ”.
- Cẩm Hồng Phương dùng bài thuốc hoạt huyết - hóa ứ ( gồm: Đại hoàng, hồng hoa, xích thược, bạch thược, tần cửu, hoàng tinh, cam thảo) để điều trị luput ban đỏ. Dựa vào chỉ tiêu miễn dịch trước và sau điều trị, tác giả kết luận thuốc hoạt huyết hóa ứ có tác dụng ức chế phản ứng quá mẫn.
- Tần Vạn Chương lấy dịch triết của xích thược, hoàng đằng dưới dạng thuốc tiêm và dùng thuốc hoạt huyết - hóa ứ điều trị luput ban đỏ, quan sát điều trị đến khi bệnh ổn định thấy các chỉ tiêu miễn dịch của nó đều được cải thiện. Đồng thời trải qua hàng chục năm nghiên cứu kết hợp dùng vị thuốc “ lôi công đằng chế tễ” (chế phẩm từ cây rau má) để điều trị luput ban đỏ, tác giả nhận thấy tỷ lệ khỏi cao (79,4 » 91%), các triệu chứng phát sốt, đau khớp , tổn thương da đều được cải thiện ; các tổn thương nội tạng đều có chuyển biến tốt. Các xét nghiệm hệ thống máu, anbumin niệu, chức năng gan và thận đều được cải thiện tốt, tốc độ máu lắng hạ thấp; Các chỉ tiêu miễn dịch tế bào, globulin miễn dịch, chức năng tế bào limpho đều có chuyển biến tốt.Tác giả rút ra kết luận: lôi công đằng có tác dụng chống viêm, điều tiết công năng miễn dịch. Những nghiên cứu của Viện Y 1 - Thiên Tân đã ứng dụng thuốc thanh nhiệt - giải độc: Kim ngân hoa, liên kiều, bản lam căn (rễ của thanh đại diệp - lá chàm mèo - cây bọ mắm), nhưng thanh đại diệp là chính để ức chế phản ứng quá mẫn trong điều trị bệnh luput ban đỏ, có hiệu quả rõ rệt.
Học viện Trung y - Quảng Châu dùng bài “thanh ôn bại độc ẩm” để điều trị bệnh viêm da - thần kinh cũng thu được kết quả tốt. Thuốc thanh nhiệt - giải độc không những có tác dụng kháng khuẩn, kháng bệnh độc cảm nhiễm mà còn có thể ức chế phản ứng quá mẫn, tiêu trừ phức hợp miễn dịch, từ đó ức chế có hiệu quả các phản ứng miễn dịch.
2.3.2. Tác dụng tăng cường miễn dịch của thuốc trừ tà:
+ Căn cứ vào nghiên cứu thực nghiệm các hội chứng "thực chứng" người ta nhân thấy một số thuốc hoạt huyết - hóa ứ và thanh nhiệt - giải độc có tác dụng tăng cường miễn dịch bao gồm: số lượng bạch cầu tăng cao, xúc tiến bạch cầu khổng lồ tăng thực bào, xúc tiến tăng chuyển hóa tế bào limpho, hình thành các IL2 (Interlerkill2), và hình thành kháng thể. Thông qua sử dụng một số thuốc điều trị trên lâm sàng nhiều tác giả đã thu được kết quả nhất định. Tổng hợp các báo cáo phát hiện phương thuốc “bạch hổ thang” có tác dụng xúc tiến chức năng thực bào của đại thực bào tương đối tốt. Bài “quế chi gia truật thang” có tác dụng ức chế quá mẫn, trung hòa kháng nguyên và sản sinh kháng thể.
Thực nghiệm còn chứng minh, bài thuốc “bài nùng thang” và “bài nùng tán” đều có tác dụng ức chế rõ đối với bạch cầu đa nhân. Kết qủa thực nghiệm trên chuột cống cho thấy 2 phương thuốc trên đều có tác dụng ức chế và xúc tiến dòng bạch cầu đa nhân, tác dụng này phụ thuộc vào loại thuốc và nồng độ thuốc; bài thuốc “tiểu thanh long thang” có tác dụng ức chế globulin E miễn dịch (IgE), ức chế quá mẫn.
Ngoài ra, các loại thuốc trừ tà, thuốc lợi thấp - sơ phong phần nhiều có tác dụng tiêu viêm thoái mẫn.
+ Các phương thuốc thường dùng là: “ma hoàng thang”, “sơ phong thanh nhiệt ẩm”, “trừ thấp vị linh thang”, “tần cửu ngưu bàng thang”, “đan bì ẩm”, “toàn trùng phương”, “lương huyết giải độc thang”, “long đờm thảo tả can thang”.
+ Những báo cáo lâm sàng về tác dụng tăng cường miễn dịch của thuốc trừ tà ngày càng nhiều, nhưng thực nghiệm chưa được đầy đủ. Tuy nhiên, người ta cũng thống nhất kết luận thuốc phù chính và trừ tà đều có tác dụng điều tiết miễn dịch. Trên lâm sàng thường dùng kết hợp cả hai phương pháp này để điều trị bệnh ngoài da.
- Theo báo cáo của Vương Đức Tuệ, phối hợp thuốc phù chính - trừ tà với lôi công đằng (tích tuyết thảo) để điều trị 36 bệnh nhân vẩy nến (ngân tiết bệnh) thấy có hiệu quả khá mỹ mãn. Trong điều trị , tác giả đã chọn dùng lôi công đằng kết hợp với biện chứng luận trị , lựa chọn một số thuốc phù chính - trừ tà để tổ chức phương thuốc:
- Một số vị thuốc thường dùng để trừ tà: Thổ phục linh, bạch hoa xà thiệt thảo, tử thảo, hoàng liên, hoàng cầm, sơn đậu căn, long quí, ô tiêu xà, chích ngô công, cương tàm, kim ngân hoa, khổ sâm, xuyên khung, đan sâm, nga truật, đại hoàng và thuyền y. Một số vị thuốc thường dùng để phù chính: Đẳng sâm, hoàng kỳ, thủ ô, sinh địa, xích bạch thược, bạch truật, phục linh, hồng táo, hoàng tinh, sơn dược, biển đậu, thích ngũ gia bì, hoàng kỳ thích (hoàng kỳ gai).
- Theo báo cáo của Tôn Khánh Quí: Dùng các thuốc thanh nhiệt - giải độc , hoạt huyết - hóa ứ và bổ dưỡng khí - huyết kết hợp với quế chi tạo thành “quế thanh thang” đã điều trị khỏi cho 9 bệnh nhân vẩy nến thể mụn mủ.
Phương thuốc:
Phục linh 15g Quế chi 15g
Đan bì 15g Đào nhân 15g
Bạch thược 15g Hoàng liên 10g
Hoàng cầm 15g Hoàng bá 15g
Sinh thục địa 15g Đương qui 15g
Xuyên khung 15g Hoàng kỳ 30g.
* Tất cả những báo cáo dẫn liệu trên chứng tỏ thuốc phù chính - trừ tà dùng để điều trị đều liên quan mật thiết đến vấn đề miễn dịch, hoặc là ức chế hoặc là tăng cường hay là điều hòa miễn dịch. Chính vì vậy sử dụng các thuốc này đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ trong điều trị lâm sàng.
Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014
ĐẦU GỐI ĐAU (Tất Bộ Nhuyễn Tố Lạc Tổn Thương
Đại cương
Đầu gối đau là tên gọi chung các chứng đau ơ các tổ chức mềm ơ đầu gối, gân cơ, dây chằng, đệm mỡ, sụn ơ quanh đầu gối.Trên lâm sàng thường thấy tổn thương ơ 2 bên dây chằng phụ, dây chằng hình chữ thập và đệm mỡ (bao hoạt dịch) dưới xương đầu gối.
Nguyên nhân
Thường do khớp gối vận động quá mức hoặc bị ngoại thương, lao nhọc gây ra.Triệu chứng
Vùng gối sưng to, đau nhức, khó vận động, ấn vào thấy đau.- Nếu tổn thương dây chằng 2 bên thì ấn đau ơ? mấu trong và ngoài xương đùi.
- Nếu tổn thương dây chằng hình chữ thập thì tuy có sưng to nhưng vì điểm tổn thương ơ? hơi sâu nên ấn không thấy đau.
- Nếu đệm mỡ (màng bao hoạt dịch) dưới xương đầu gối bị tổn thương thì thường lâu kho?i, ấn vào 2 bên gân dưới đầu gối thường chỉ đau ê ẩm, chứ không sưng to.
Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Thư cân, hoạt lạc.Thường dùng Nội Tất Nhãn + Ngoại Tất Nhãn (Độc T) + U?y Trung (Bq.40) và A Thị Huyệt.
* Tổn thương dây chằng phụ: lấy A Thị Huyệt làm chính.
* Tổn thương đệm mỡ dưới đầu gối và dây chằng chữ thập thì dùng Nội Tất Nhãn + Ngoại Tất Nhãn và U?y Trung (Bq.40).
Kích thích vừa. Mỗi ngày hoặc cách ngày châm 1 lần. 10 lần là 1 liệu trình.
2- Hiệp Khê (Đ.43) + Dương Quan (Đ.33).
Hoặc Gia?i Khê (Vi.41) + Khâu Khư (Đ.40) + Thái Bạch (Ty.3) (Thiên Kim Phương).
3- Độc T (Vi.35) + Tất Quan (C.7) + (Túc) Tam Lý (Vi.36) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) .
Hoặc Độc T (Vi.35) + Tỳ Quan + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) (mặt tê, mất ca?m giác).
Hoặc Khúc Tuyền (C.8) + Tất Quan (C.7) (mặt trong đau) (Tư Sinh Kinh).
4- Tam Lý (Vi.36) + Huyền Chung (Đ.39) + Nhị Lăng (Dương + Âm Lăng Tuyền) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Xung (C.3) (Châm Cứu Đại Toàn).
5- Tất Quan (C.7) + U?y Trung (Bq.40) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Âm Thị (Vi.33) (Châm Cứu Đại Thành).
6- Dưỡng Lão (Ttr.6) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Côn Lôn (Bq.60) (Châm Cứu Đại Thành).
7- Lương Khâu (Vi.34) + Độc T (Vi.35) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Dương Quan (Đ.33) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
8- Lương Khâu (Vi.34) + Quan Cốt + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Tam Âm Giao (Ty.6) (Trung Hoa Châm Cứu Học).
9- Nhóm 1: Âm Giao (Nh.7) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Huyết Ha?i (Ty.10) + Lương Khâu (Vi.34).
Nhóm 2: Huyết Ha?i (Ty.10) + Lương Khâu (Vi.34) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9).
Nhóm 3: Tất Dương Quan (Đ.33) + Lương Khâu (Vi.34) + Độc T (Vi.35) + Huyết Ha?i (Ty.10) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Châm Cứu Trị Liệu Học).
10- Âm Cốc (Th.10) + Khúc Tuyền (C.8) + Quan Thố. Hoặc Lương Khâu (Vi.34) + Tất Dương Quan (Đ.33) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Tất Quan (C.7) + Lý Ngoại + Hạc Đỉnh + Hậu Dương Quan (Châm Cứu Học HongKong).
BẠI LIỆT Nuy Chứng, Nuy Tý (Atrophy Disorder)
Đại Cương
Nuy là loại bệnh gân cơ mềm yếu, lâu ngày không vận động được làm cho các cơ bị teo.. YHCT gọi là Nuy Chứng, Nuy Tý (Atrophy Disorder), Nhuyễn Cước Ôn.
+ Nuy chỉ trạng thái chân tay mềm yếu không sức.
+ Tý chỉ trạng thái chi dưới mềm yếu không có sức.
. Các chứng trạng lâm sàng của Nuy giống với các bệnh: Tủy Sống Viêm Cấp, Cơ teo, Liệt cơ Năng, Tê Dại Có Chu Kỳ, Bại Liệt Do Hysteria, Liệt Mềm Do Di Chứng Của Trung Khu Thần Kinh...trong YHHĐ.
Triệu Chứng
Trên lâm sàng thường gặp 4 loại sau:Can Thận Hư Nhược
-Chứng: Phát bệnh một cách từ từ, cơ thể và tay chân mềm yếu, không có sức, lưng gối mỏi, chóng mặt, tai ù, di tinh, tiểu nhiều, chất lưỡi đỏ, rêu ít, mạch Tế Sác.
-Điều Trị: Bổ ích Can Thận, tư âm, thanh nhiệt.
Sách ‘Nội Khoa Học Thượng Hải ‘ dùng bài: HỔ TIỀM HOÀN (Cảnh Nhạc Toàn Thư, Q. 57): Bạch thược 80g, Can khương 20g, Hoàng bá 320g, Hổ cốt 40g, Quy bản 160g, Thục địa 80g, Tỏa dương 60g, Trần bì 80g, Tri mẫu 80g. Tán bột, trộn với rượu và hồ làm hoàn. Ngày uống 12g, với nước pha muối loãng, trước lúc ăn cơm.
(Hoàng bá, Tri mẫu, Đương quy, Sinh địa để tiệt âm, giáng hoả, trong đó Hoàng bá dùng liều cao để giáng hoả, làm chủ; Bệnh có liên hệ đến gân cốt cho nên phối dùng với Thược dược để nhu can, dưỡng cân; Hổ cốt để mạnh gân cốt. Thuốc âm nhu có thể gây nên đình trệ, cho nên thêm Toả dương để tráng dương, ích tinh; Can khương để ôn trung, Trần bì để lý khí, tỉnh tỳ).
Phế Nhiệt Tổn Thương Tân Dịch
-Chứng: Phát sốt, tự nhiên thấy chân tay mềm yếu, không lực, da khô, tâm phiền, khát, ho khan, họng khô, táo bón, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Tế Sác.
-Điều Trị: Thanh nhiệt, nhuận táo, dưỡng Phế, ích Vị.
Sách ‘ Nội Khoa Học Thượng Hải ‘ dùng bài: Thanh Táo Cứu Phế Thang (Y Môn Pháp Luật, Q. 4): A giao 3,2g, Cam thảo 4g, Hạnh nhân 2,8g, Hồ ma nhân 4g, Mạch môn 4,8g, Nhân sâm 2,8g, Tang diệp 12g, Thạch cao 10g, Tỳ bà diệp 1 lá, Sắc uống nóng.
(Tang diệp vị nhẹ, để tuyên táo khí ở phế; Thạch cao thanh táo nhiệt ở Phế Vị, làm quân; A giao, Mạch môn, Hồ ma nhân nhuận phế, tư dịch, làm thần; Nhân sâm ích khí, sinh tân; Hạnh nhân, Tỳ bà diệp tả phế, giáng nghịch, làm tá; Cam thảo điều hòa các vị thuốc, làm sứ).
Thấp Nhiệt Xâm Nhập
- Chứng: Chân tay mềm yếu không có sức, phù nhẹ, chi dưới thường bị tê dại, có khi phát sốt, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Nhu hoặc Sác.
- Điều Trị: Thanh nhiệt, lợi thấp.
Sách ‘ Nội Khoa Học Thượng Hải’ dùng bài Nhị Diệu Tán (Đan Khê Tâm Pháp, Q. 4) : Hoàng bá 40g, Thương truật 80g. Tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8 – 12g.
-GT: Hoàng bá thanh nhiệt; Thương truật ôn táo thấp. Hai vị hợp lại có tác dụng thanh nhiệt, táo thấp nhất là chứng thấp nhiệt ở hạ tiêu.
Thêm Phòng kỷ, Trạch tả, Tỳ giải, Ý dĩ.
Tỳ Vị Hư Nhược
- Chứng: Chi dưới từ từ bị mềm yếu, không lực, kém ăn, đại tiện lỏng, mặt phù, sắc mặt kém tươi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Tế.
- Điều Trị: Ích khí, kiện Tỳ.
Sách ‘ Nội Khoa Trung Y Thượng Hải’ dùng bài: Sâm Linh Bạch Truật Tán (Thái Bình Huệ Dân Hoà Tễ Cục Phương, Q. 3): Bạch truật 8g, Biển đậu 8g,Cát cánh 8g, Chích thảo 4g, Hạt sen 8g, Nhân sâm 8g, Phục linh 12g, Sa nhân 8g, Sơn dược 8g, Ý dĩ 12g. Sắc, chia 2 lần uống.
(Bài này dùng Tứ Quân Tử Thang hợp với Biển đậu, Sơn dược để kiện tỳ, ích khí; Hợp với Ý dĩ nhân, Sa nhân để thấm thấp, lợi thấp, hóa thấp; Dược tính bình hòa, không béo, không táo, không thiên về hàn hoặc nhiệt.
CHÂM CỨU
Theo Châm Cứu Học Thượng Hải:Kết hợp lấy huyệt theo kinh và huyệt tại chỗ.
* Chi Trên Liệt: Kiên ngung (Đtr.15), Kiên liêu (Ttu.14), Khúc trì (Đtr.11), Tý nhu (Đtr.14), Kiên tam châm (Kiên tiền, Kiên ngung, Kiên hậu).
+ Khủy tay không co duỗi được: thêm Khúc trạch (Tb.3), Nội quan (Tb.5), Ngoại quan (Ttu.5), Tam trì (Trì tiền, Khúc trì, Trì hậu).
+ Cổ tay rũ xuống: thêm Ngoại quan (Ttu.5), Tứ độc (Ttu.9).
* Chi Dưới Liệt: Thận du (Bq.23), Hoàn khiêu (Đ.30), Ân môn (Bq.37), Bể quan (Vi.31), Túc tam lý (Vi.36), Dương lăng tuyền (Đ.34).
+ Chân nhấc khó khăn: thêm Phục thố (Vi.32).
+ Đầu gối co lại: thêm Âm thị (Vi.33).
+ Chân gấp ngược lên: thêm Thừa sơn (Bq.57), Thữa phò (Bq.57), Ủy trung (Bq.40).
+ Bàn chân bị thõng xuống: thêm Giải khê (Vi.41).
+ Bàn chân lệch vào trong: thêm Phong thị (Đ.31), Tuyệt cốt (Đ.38), Côn lôn (Bq.60).
+ Chân lệch ra ngoài: thêm Tam âm giao (Ty.6), Thái khê (Th.3).
Theo ‘Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học’:
+ Chi trên: Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Dương khê.
+ Chi dưới: Bể quan, Lương khâu, Túc tam lý, Giải khê.
. Phế nhiệt thêm Xích trạch, Phế du.
. Vị nhiệt: thêm Nội đình, Trung quản.
. Thấp nhiệt: thêm Âm lăng tuyền, Tỳ du.
. Can Thận bất túc thêm Can du, Thận du, Huyền chung, Dương lăng tuyền, Thái khê.
. Nếu do chấn thương: thêm Cách du, Huyết hải.
(Theo Nội Kinh, trị nuy trọc, dùng Dương minh, vì vậy, lấy huyệt của kinh thủ túc Dương minh làm chính. Kinh Dương minh nhiều khí, nhiều huyết, ‘chủ nhuận tông cân’để thanh nhiệt, nhuận tông cân. Dương minh và Thái âm có quan hệ biểu lý. Phế chủ trị về khớp, Tỳ chủ sự vận hóa, vì vậy dùng Phế du, Xích trạch để thanh nhiệt ở Phế, sinh tân dịch; Tỳ du, Âm lăng tuyền để hóa thấp nhiệt, kiện trung tiêu. Can Thận bất túc, dùng du huyệt của Can và Thận để điều bổ tinh khí của Can, Thận; Dương lăng tuyền là huyệt hội của cân, Huyền chung là huyệt hội của tủy, Thái khê là nguyên huyệt của kinh Thận, các huyệt này phối hợp có tác dụng làm mạnh gân, ích tủy, tư thủy. Trung quản là huyệt hội của phủ, Nội đình là huyệt vinh của kinh Vị dùng để thanh tả nhiệt ở Vị. Cách du là huyệt hội của huyết, hợp với Huyết hải để hoạt huyết, hóa ứ).
Dùng phép châm tả, lưu kim 20-30 phút, ngày châm một lân, 10 lần là một liệu trình.
Can Thận bất túc, châm bổ, có thể thêm cứu, mỗi ngày hoặc cách ngày cứu một lần, mỗi lần 15-20 phút. 15 ngày là một liệu trình (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
Nhĩ Châm:
Chọn huyệt Phế, Vị, Đại trường, Can, Thận, Tỳ, Thần môn, Vùng tương ứng chỗ bệnh. mỗi lần chọn 3-5 huyệt, kích thích mạnh, lưu kim 10 phút. Cách ngày châm một lần, 10 lần là một liệu trình (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).Đầu Châm:
Châm phía đối bên bệnh: Khu Vận Dụng, Khu Cảm Ứng. Châm cả hai bên: Khu Túc Vận Cảm. Mỗi ngày hoặc cách ngày châm một lần, vê kim 200 cái, mỗi lần cách nhau 5-10 phút. Lưu kim 30-60 phút. Có thể dùng xung điện 20 phút (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)