Thứ Tư, 19 tháng 8, 2020

Chứng đại tràng thấp nhiệt

 Chứng đại tràng thấp nhiệt thường gặp trong các bệnh như: phúc thống, lỵ tật, thấp ôn, tiết tả, tràng ung, trĩ nội... Nguyên nhân thường do ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, uống nhiều rượu... làm tổn thương tỳ vị.

Biểu hiện ợ hăng, nuốt chua, bụng đầy, trướng, đại tiện tiết tả, tay chân nặng nề, ăn kém, hay buồn nôn, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác. Tùy từng chứng trạng mà dùng bài thuốc phù hợp như sau:

Do thấp nhiệt nung nấu uất kết  ở đại tràng

Triệu chứng: đau bụng, đau nhiều ở bụng dưới, mót rặn, đại tiện dính trệ, khó chịu, nóng rát ở giang môn.

Điều trị: Điều khí, thanh hóa thấp nhiệt.

Do thấp nhiệt dồn xuống sinh ra bệnh tiết tả

Triệu chứng: Khi đại tiện giang môn có cảm giác nóng rát, phân có màu đục như nước gạo hoặc có màu vàng, hôi khắm.

Điều trị: Thăng phát thanh khí của đại tràng, thanh hóa thấp nhiệt.

Do thấp nhiệt hun đốt làm tổn hại  khí huyết sinh ra chứng lỵ tật

Triệu chứng: Đại tiện ra máu mủ, giang môn nóng rát.

Điều trị: Thanh nhiệt, lương huyết, lợi thấp.

Do thấp nhiệt làm úng tắc đại tràng sinh ra chứng đại tràng ung (ung nhọt)

Triệu chứng: Phía bên phải bụng dưới của bệnh nhân đau dữ dội, kèm theo sốt.

Điều trị: Thanh lợi thấp nhiệt, hóa ứ, tiêu ung.

Do thấp nhiệt ủng kết ở bên dưới đại tràng sinh ra bệnh trĩ

Triệu chứng: Khi đại tiện thường ra máu tươi, nếu là trĩ ngoại thì lòi ra ngoài, đại tiện thì phải mót rặn, đau tức hậu môn.

Điều trị: Thanh nhiệt hóa thấp, hành khí hoạt huyết.

Do thấp ôn sinh ra chứng đại tràng thấp nhiệt

Triệu chứng: bệnh nhân sốt dai dẳng, ra nhiều mồ hôi, không những nhiệt không lui mà xuất hiện triều nhiệt, đại tiện lỏng mà khó đi, bụng chướng đầy, ăn kém, có khi không muốn ăn.

Điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp.

Bệnh gút trong đông y

 Bệnh gút hầu hết là cấp tính, xảy ra đột ngột, thường vào ban đêm, không có triệu chứng báo trước như đau khớp dữ dội. Bệnh gút thường ảnh hưởng những khớp lớn trên ngón chân cái, nhưng cũng có thể ở khớp bàn chân, mắt cá chân, gối, bàn tay, cổ tay,... Cơn đau điển hình có thể kéo dài 5-10 ngày rồi ngưng. Khó chịu sẽ giảm dần dần sau 1-2 tuần.

Nguyên nhân do chính khí suy yếu, tấu lý sơ hở, tà khí thừa cơ xâm nhập cơ thể, lưu lại ở kinh lạc, gân cơ, xương khớp làm cho khí huyết không vận hành được mà sinh ra bệnh. Đối với bệnh gút thể cấp tính chủ yếu dùng phép thông kinh lạc, thanh nhiệt, khu phong, trừ thấp, hành khí, hoạt huyết.

Biểu hiện: Sưng đau các khớp, cơ, xương. Đau cố định dữ dội, ít hoặc không di chuyển, chân tay lạnh, rêu lưỡi trắng. Mạch phù, trì hoặc nhu hoãn.

Chứng đầy bụng, chậm tiêu

 Chứng vị quản thống trong y học cổ truyền là do lo lắng thái quá, suy nghĩ, nóng giận kéo dài ảnh hưởng đến chức năng của tạng tỳ, vị làm tỳ không kiện vận vị mất chức năng thu nạp dẫn đến khí trệ, huyết ứ, đau bụng, đầy bụng, chậm tiêu.

Nếu can khí uất lâu ngày sẽ hóa hỏa, hỏa sẽ thiêu đốt tân dịch làm tổn thương đến vị âm làm chính khí suy tổn. Ngoài ra, còn do ăn uống không điều độ như ăn quá no hoặc để quá đói, ăn quá nhiều chất béo, ngọt, cay nóng, chua, mặn, lạnh đều làm ảnh hưởng đến chức năng của tỳ vị mà gây nên bệnh.


Đông y chữa sạm da

 Sạm da là một bệnh da mắc phải do hắc tố lắng đọng quá mức. Tổn thương sạm da tại các vùng 2 bên má, mũi, quanh miệng.

Bệnh hay gặp ở phụ nữ trung niên, do khí huyết và hoạt động của các tạng phủ bắt đầu suy yếu. Đông y cho rằng bệnh phần nhiều do thận âm bất túc hoặc do can khí uất kết lâu ngày gây tổn thương âm huyết. Trên lâm sàng bệnh hay kèm với các triệu chứng của thận âm không đầy đủ, rối loạn kinh nguyệt, đau lưng mỏi gối, hoặc các triệu chứng của can khí uất, tinh thần dễ cáu gắt bực bội… 

Sạm da do tỳ vị suy yếu

Biểu hiện: Da nhợt nhạt, ngực bụng đầy tức, người mệt mỏi, ăn không tiêu, đau bụng khi hành kinh, tiểu tiện đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng.

Sạm da do can khí uất kết

Biểu hiện: thường hay tức ngực, miệng khô, hỏa nhiệt bốc lên mặt, đau bụng dưới, kinh nguyệt không đều, đau đầu khi hành kinh, tâm trí bất an.

Sạm da do khí hư

Biểu hiện: Người mệt mỏi, kinh nguyệt không đều, sợ lạnh, nước tiểu trong, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng.

Sạm da do huyết hư

Biểu hiện: Người gầy yếu, da khô, sắc mặt vàng, hoa mắt, chóng mặt, đại tiện táo, tiểu vàng, nóng, người bứt rứt, mất ngủ, ra mồ hôi trộm, lưỡi nhạt, rêu vàng.

Chứng nhũ ung hay còn gọi áp-xe vú

 Chứng nhũ ung thường gặp ở các sản phụ thời kỳ đang cho con bú nhất là khi nhũ nhi mới chừng 1-2 tháng tuổi. Nguyên nhân do can khí uất kết, vị khí ủng trệ, nhiệt độc tích đọng lại hoặc do cảm nhiễm ngoại tà...

Y học hiện đại gọi là bệnh áp-xe tuyến vú. Tuyến vú bị tắc nghẽn, sữa ứ đọng cộng thêm điều kiện vệ sinh thiếu sạch sẽ hoặc do trẻ bú làm tổn thương đầu vú dẫn đến viêm tuyến vú. Bệnh tiến triển nhanh kèm theo phát nóng, phát sốt, bầu vú sưng to, sờ nắn thấy có cục kết rắn, sưng, nóng, đỏ, đau và sau có thể mưng mủ. Dân gian thường gọi lên “cái vú” chỉ chứng nhọt độc ở đầu vú.

Điều trị viêm gan bằng y học cổ truyền

 Viêm gan là bệnh bao gồm một loạt những rối loạn gan, có nguyên nhân và mức độ trầm trọng khác nhau. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm gan mạn như: do rối loạn chuyển hóa; do nhiễm siêu vi; do rượu; do thuốc hay hóa chất; do bệnh tự miễn; do rối loạn miễn dịch...

Theo y học cổ truyền, viêm gan mạn có nhiều nguyên nhân như: can uất tỳ hư; can âm hư; can nhiệt tỳ thấp. Nhưng bệnh thường hay gặp nhất là Can uất tỳ hư. Bệnh biểu hiện với những triệu chứng đau tức nặng vùng hông sườn phải, miệng đắng, ăn uống kém, người mệt mỏi, đại tiện phân nhão, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền.

Viêm gan có vàng da kéo dài. Người bệnh thường thấy đắng miệng không muốn ăn, bụng đầy trướng, ngực sườn đầy tức, miệng khô nhợt, đau nóng ở vùng gan, da sạm tối. Tiểu tiện ít, vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền. Phép chữa là thanh nhiệt lợi thấp, thoái hoàng, kiện tỳ trừ thấp.

Đông y trị viêm răng

Viêm chân răng ít khi gây đau và có biểu hiện như sưng nhẹ, đỏ ở lợi hoặc chảy máu khi đánh răng. Nguyên nhân thường gặp do nhiễm khuẩn tại chỗ, những vi khuẩn trong mảng bám răng lâu ngày dày lên thành cao răng gây chảy máu chân răng và hôi miệng.

Theo y học cổ truyền, bệnh do ngoại cảm phong tà kết hợp với phong nhiệt gây nên bệnh cấp tính. Bệnh kéo dài lâu ngày vị âm hư, thận âm hư, dạ dày tích nhiệt, thận hư hỏa vượng tân dịch giảm, vi khuẩn đục chân răng gây nên thành bệnh mạn tính.

Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm chân răng là chải răng sau khi ăn sẽ giúp làm sạch mảng bám răng. Định kỳ kiểm tra răng tại các phòng khám răng hàm mặt 6 tháng/ lần để làm sạch răng và phát hiện sớm các bệnh vùng họng miệng. Khi bị viêm chân răng bạn có thể dùng một trong số những bài thuốc Đông y sau tùy theo từng thể bệnh để điều trị:

Viêm chân răng thể cấp tính

Biểu hiện: Lợi bị sưng, phù nề, đau, ấn mạnh có thể ra mủ, nếu đau nặng có thể gây sốt, ăn uống kém, đại tiện táo, có hạch ở dưới hàm.

Phương pháp điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt, tiêu thũng.

Viêm chân răng thể mạn tính


Biểu hiện: Lợi có cảm giác mềm hơn bình thường, đỏ, có mủ chân răng, răng lung lay, hơi thở hôi, họng khô, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác.

Phương pháp điều trị: Dưỡng âm thanh nhiệt.