Thứ Tư, 19 tháng 8, 2020

Chứng bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp

 Chứng bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp biểu hiện sốt ho, ho khan, ho cơn thở mệt... cũng là những triệu chứng điển hình bệnh chứng Phong ôn Xuân ôn trong ôn dịch của Đông y.

Nguyên nhân phần nhiều vì ngoại tà ôn dịch lây nhiễm, vì nội thương phế âm hư người gầy yếu vốn đang mắc các bệnh mạn tính, dinh dưỡng kém.

Theo Đông y, ôn dịch lây nhiễm qua đường hô hấp biểu hiện triệu chứng chính là sốt ho, ho khan ho cơn mệt mỏi... Thực tế cho thấy, chứng ôn dịch tương đồng với bệnh Covid-19, đều có triệu chứng như: sốt ho, khó thở, ớn lạnh, mệt nhức mỏi... Đông y còn cho rằng bệnh tật phát sinh từ sự thiếu cân bằng âm dương nếu trong cơ thể nội nhiệt “nóng” dễ gây tích nhiệt gây viêm sưng nặng hơn. Bên cạnh dùng thuốc, nên phối hợp nước uống bổ mát để ức chế vi khuẩn, virus phát triển trong đó có virus Corona. Xin giới thiệu một số món nước uống, dược thiện bổ mát giàu vitamin dưỡng chất dễ sử dụng tăng cường kháng thể giúp ngừa viêm nhiễm đường hô hấp.

Viêm loét dạ dày - tá tràng

 Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống. Y học cổ truyền chia chứng vị quản thống làm các thể: Can khí phạm vị, vị âm hư suy và tỳ vị hư¬ hàn. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả một số bài thuốc và phương pháp không dùng thuốc của y học cổ truyền có hiệu quả tốt trong điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng thể can khí phạm vị.

Thể can khí phạm vị còn gọi là can vị bất hòa, can khắc tỳ, can mộc khắc tỳ thổ… thường chia ra 3 thể nhỏ:

Thể khí trệ (khí uất)

Triệu chứng: Đau vùng thượng vị từng cơn; đau lan ra hai mạng sườn, xuyên ra sau lưng; bụng đầy chướng, ấn thấy đau (cự án), ợ hơi, ợ chua, chất lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng mỏng, mạch huyền.

Phương pháp chữa: Hòa can lý khí (sơ can giải uất, sơ can hòa vị).

Thể hỏa uất

Triệu chứng: Vùng thượng vị đau nhiều, đau rát, cự án, miệng khô đắng, hay ợ chua, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.

Phương pháp chữa: Sơ can tiết nhiệt (thanh can hòa vị).

Thể huyết ứ

Triệu chứng: Đau dữ dội ở một vị trí nhất định vùng thượng vị, cự án (ấn tay vào đau tăng thêm) chia làm hai loại thực chứng và hư chứng:

+ Thực chứng: Nôn ra máu, đi ngoài phân đen, môi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác hữu lực (bệnh thể cấp).

+ Hư chứng: Sắc mặt xanh nhợt, người mệt mỏi, chân tay lạnh, môi nhợt. Chất lưỡi bệu có điểm ứ huyết, rêu lưỡi nhuận, mạch hư đại hoặc tế sáp (bệnh thể hoãn).

Phương pháp chữa:

+ Thực chứng: Thông lạc hoạt huyết hay lương huyết chỉ huyết.

+ Hư chứng: Bổ huyết chỉ huyết.




Trị bệnh ở tạng phế

 Đông y cho rằng “Tà bên ngoài, ẩm tà bên trong giằng co ở phế gây ra sốt, sợ lạnh, ho suyễn, nôn ọe, tiểu tiện không lợi. Bệnh chủ yếu ở phế. Cần dùng phương pháp tán tà, trục ẩm để điều trị”.

Lại nói “Phế chủ khí, tâm chủ huyết nhưng các kinh mạch đều triều về phế, khi phế bị bệnh thì các tạng phủ khác cũng bị liên lụy tổn thương mà sinh ra đa tạng, phủ bệnh.”.

Chứng đái dầm ở trẻ

 Để trị chứng đái dầm ở trẻ em, Đông y có một phương pháp đơn giản, rẻ tiền, dễ làm mà hiệu quả - đó là cách đắp thuốc vào rốn, người xưa gọi là “Phu tề liệu pháp”.

Theo quan niệm của Đông y, rốn là nguồn gốc của tiên thiên (thứ vật chất cơ bản của sự sống được bẩm thụ từ cha mẹ), có quan hệ mật thiết với ngũ tạng, lục phủ và tất cả các kinh mạch trong nhân thể. Sách thuốc cổ viết: “Tề thông bách mạch, vi thập nhị kinh chi hải, chủ huyết”. Bởi vậy, khi dùng thuốc đắp vào rốn có thể đạt được mục đích điều hòa cân bằng âm dương, khứ tà phù chính, khôi phục sức khỏe cho cơ thể

Khàn tiếng

 Y học hiện đại cho rằng khàn tiếng là do thanh quản bị viêm, do bị kích ứng hoặc tổn thương của dây thanh âm. Nguyên nhân có thể do những rối loạn thực thể hoặc rối loạn cơ năng của bộ phận phát âm gây ra.

Theo Đông y, khàn tiếng phần lớn do ngoại tà cảm nhiễm, liên quan đến kinh phế và thường phát sinh đột ngột, đó là do ngoại tà lấn phế làm cho khí phế âm bị tổn thương mà sinh bệnh. Điều trị khàn tiếng phải tùy theo từng thể bệnh

Chứng tâm phiền, mất ngủ

 Mất ngủ theo y học cổ truyền thuộc phạm trù chứng “thất miên”, “bất mị”, hay “bất đắc miên”. Nguyên nhân mất ngủ do suy giảm chức năng của ngũ tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận); Do tinh huyết không đủ; Do tà khí bên ngoài nhiễu động dẫn đến thần không được yên ổn.

Tùy thuộc vào từng thể bệnh mà y học cổ truyền áp dụng phương pháp chữa mất ngủ bằng những bài thuốc sau:

Thể tâm tỳ lưỡng hư

Triệu chứng: mất ngủ, ngủ mơ nhiều, dễ tỉnh giấc, hay quên, có thể kèm hoa mắt chóng mặt, người mệt mỏi, chân tay rã rời, ăn uống không ngon miệng hoặc đầy bụng chán ăn; sắc mặt nhợt nhạt; chất lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng hoặc rêu nhờn dày; mạch tế nhược hoặc nhu hoạt.

Biện chứng: Tâm tỳ lưỡng hư, dinh huyết bất túc nên không thể nuôi dưỡng tâm thần gây ra chứng mất ngủ, ngủ hay mơ, hay quên hoặc ngủ dễ bị tỉnh giấc, sau khi tỉnh thì không ngủ lại được. Huyết không nuôi dưỡng được tạng tâm nên tâm quý, đánh trống ngực. Khí huyết hư không lên nuôi não được, thanh dương không thăng nên người hoa mắt chóng mặt. Tâm chủ huyết, vinh nhuận ra mặt, huyết hư nên sắc mặt nhợt nhạt. Tỳ khí hư nên ăn uống không ngon miệng, chán ăn. Khí huyết hư thiếu nên người bệnh thấy mệt mỏi, chân tay rã rời, chất lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng, mạch tế nhược. Nếu tỳ hư mất kiện vận, sinh đàm thấp thì bệnh nhân đầy bụng, chán ăn, rêu lưỡi dày nhờn, mạch nhu hoạt.

Điều trị: Dưỡng tâm, kiện tỳ, an thần

Do âm suy hỏa vượng

Triệu chứng: mất ngủ, tâm phiền, chóng mặt ù tai, hay quên, nhức mỏi lưng, con trai bị mộng tinh, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô, chất lưỡi đỏ, ít rêu hoặc không rêu, mạch tế sác.

Biện chứng: Thận âm hư, tâm thận bất giao, âm hư sinh nội nhiệt làm nhiễu động thần minh nên tâm phiền, mất ngủ, tâm quý, bồn chồn, đánh trống ngực, hay quên. Thận âm hư không nuôi dưỡng được não tủy nên bệnh nhân thường chóng mặt, ù tai, mộng tinh. Lưng là phủ của thận, thận âm hư nên bệnh nhân thường nhức mỏi lưng. Âm hư hỏa vượng nên có biểu hiện miệng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít hoặc không rêu, mạch tế sác.

Điều trị: Tư âm giáng hỏa, dưỡng tâm an thần

Do khí của tâm và đởm (túi mật) hư

Triệu chứng: Mất ngủ, khi ngủ dễ tỉnh giấc, hay sợ hãi, dễ bị giật mình, tâm quý, khí đoản, nước tiểu trong dài; hoặc người mệt mỏi nhưng khó ngủ, người gầy, sắc mặt nhợt; hoặc mất ngủ, tâm quý, hoa mắt chóng mặt, miệng và họng khô, chất lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng, hoặc chất lưỡi đỏ, mạch huyền tế hoặc huyền nhược.

Biện chứng: Tâm đởm khí hư, đàm trọc nhiễu loạn tâm khiếu khiến bệnh nhân mất ngủ, ngủ hay mơ, dễ bị giật mình kinh sợ, tâm quý. Khí hư nên bệnh nhân khí đoản, người mệt mỏi, nước tiểu trong dài. Chất lưỡi nhợt, mạch huyền tế là biểu hiện của khí huyết bất túc. Nếu can huyết hư, tâm không được nuôi dưỡng thì người mệt mỏi, khó ngủ, tâm quý không yên, chóng mặt, mạch huyền tế. Khí âm hư sinh nội nhiệt, hư nhiệt phiền nhiễu tâm thần làm cho miệng họng đều khô, chất lưỡi đỏ.

Điều trị: Ích khí trấn kinh, an thần định chí

Do tỳ vị không điều hòa

Triệu chứng: Mất ngủ, nặng đầu, tức ngực, tâm phiền, có thể kèm buồn nôn, nôn, ợ hơi, miệng đắng, hoa mắt chóng mặt hoặc đại tiện táo, cả đêm mất ngủ, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhờn, mạch hoạt sác.

Biện chứng: Do thực tích ứ trệ hoặc can đởm uất kết, lâu ngày hóa nhiệt sinh đàm; đàm nhiệt nhiễu loạn tâm thần làm bệnh nhân mất ngủ, tâm phiền, miệng đắng, chóng mặt. Đàm nhiệt uất kết làm ảnh hưởng đến chức năng sơ tiết của khí cơ, vị khí không giáng gây tức ngực, chóng mặt, buồn nôn, nôn, ợ hơi. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác là biểu hiện của đàm nhiệt. Nếu đàm nhiệt nặng nhiễu loạn tâm thần còn có thể làm bệnh nhân cả đêm không ngủ được; nhiệt tà làm hao tổn tân dịch gây đại tiện táo.

Điều trị: Thanh nhiệt hóa đàm.

Do suy nhược cơ thể

Triệu chứng: Cơ thể gầy còm, sắc mặt trắng bợt, ăn uống kém, hay có cơn mệt bất thường, giấc ngủ không sâu, nửa đêm tỉnh dậy rồi không ngủ lại được, lưỡi  nhạt, mạch tế sác.

Biện chứng: sau khi ốm đã điều trị bệnh khỏi, hoặc phụ nữ sau khi sinh, hoặc người cao tuổi khí huyết hư yếu, tạng tâm và tỳ hư suy, tâm thần không yên sinh chứng mất ngủ.

Điều trị: bổ khí dưỡng huyết, bổ tâm an thần.


Chứng tiểu buốt

 Tiểu tiện khó khăn, đau buốt thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, tình dục không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt. Thấp nhiệt tích tụ lâu ngày kết lại ở hạ tiêu làm nước tiểu sẫm, đỏ, tiểu tiện khó khăn, đau buốt.