Thứ Tư, 19 tháng 8, 2020

Viêm khớp dạng thấp cấp tính

 Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp.

Bệnh thường kéo dài, có những đợt tiến triển cấp tính gây đỏ, sưng dẫn đến đau và xơ cứng khớp lưng, khớp gối, khớp bàn tay, bàn chân. Viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.

Viêm khớp dạng thấp y học cổ truyền gọi là phong thấp nhiệt tý. Người bệnh có triệu chứng co duỗi cử động khó khăn, sốt, ra mồ hôi; các khớp sưng, nóng, đỏ đau (hay xuất hiện đối xứng); cự án, ngày nhẹ đêm nặng; sợ gió, rêu lưỡi vàng mỏng, chất lưỡi đỏ, nước tiểu vàng, mạch hoạt sác. Phép chữa là khu phong thanh nhiệt hóa thấp. 

Sau đây là một số phép trị bệnh.

Trị phong thấp nhiệt tý biểu hiện sốt cao, khớp xương đau mỏi, đau sưng các khớp

Chữa phong hàn thấp tý, biểu hiện khớp các chi đau nhức, nóng rát

Chữa phong hàn thấp tý, biểu hiện đau nhức các khớp

Nếu các khớp sưng đau kéo dài, sốt nhẹ, nhiều mồ hôi, miệng khô, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác: YHCT gọi là thấp nhiệt thương âm. Phép trị là bổ âm, thanh nhiệt, khu phong trừ thấp.

Viêm phế quản theo Đông y

 Bệnh viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm cấp hoặc mạn tính niêm mạc đường thở từ thanh quản trở xuống tới nhu mô phổi. Căn nguyên gây viêm phế quản thường là do virus, vi khuẩn. Đây là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp khi thời tiết chuyển mùa.

Y học cổ truyền (YHCT) gọi viêm phế quản thuộc phạm vi chứng Khái thấu và Đàm ẩm. Theo YHCT, nguyên nhân gây bệnh bên ngoài chủ yếu do cảm thụ phải tà khí của lục dâm như ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt. Những yếu tố này làm cho phế khí bị ngưng trệ, mất tuyên thông chức năng thăng giáng khí của phế bị rối loạn  dẫn đến người bệnh ho, có đờm nhiều. Ngoài ra, vào mùa thu, táo tà thường từ bên ngoài xâm phạm vào phế, làm tổn thương tân dịch của phế, dẫn đến ngứa họng, ho khan. Theo YHCT, các yếu tố gây bệnh bên trong thường do chức năng của 3 tạng phế, tỳ, thận bị suy giảm, hàn thấp làm tổn thương tỳ, thành đàm dẫn đến ho và khạc đờm nhiều hoặc do vị trường tích nhiệt, nhiệt sẽ làm tổn thương phế dẫn đến phế, thận âm hư làm cho khí và tân dịch đều bị tổn thương đưa đến ho và khạc đờm.

Tùy từng thể bệnh mà dùng bài thuốc phù hợp như sau:

Viêm phế quản cấp tính: Thường do phong hàn, phong nhiệt và khí táo gây ra

Viêm phế quản thể phong hàn

Triệu chứng: Thường gặp ở giai đoạn đầu của viêm phế quản cấp. Người bệnh ho, đờm trong lỏng, sắc trắng dễ khạc, kèm theo tắc mũi, chảy nước mũi trong. Toàn thân sốt, sợ lạnh, đau đầu, cảm giác đau mỏi người, không ra mồ hôi, khản tiếng, rêu lưỡi trắng mỏng.

Phương pháp điều trị: Sơ tán  phong hàn, tuyên phế, hóa đàm.

Viêm phế quản thể phong nhiệt

Triệu chứng: Thường gặp trong viêm phế quản cấp hay đợt cấp của viêm phế quản mạn tính. Người bệnh ho, tiếng ho nặng, khạc đờm đặc hay vàng, đặc, miệng khát, họng đau, nước mũi vàng đục. Kèm sốt cao, ra mồ hôi, sợ gió, nhức đầu, toàn thân đau mỏi. Rêu lưỡi vàng mỏng, hoặc trắng mỏng, mạch phù sác.

Phương pháp điều trị: Sơ phong thanh nhiệt, tuyên thông phế khí

Viêm phế quản thể khí táo

Triệu chứng: Người bệnh ho khan, ít đờm, họng khô, mũi khô, lưỡi khô. Toàn thân phát sốt, sợ gió, đau họng, đôi khi ho có lần ít đờm, trong có tia máu. Rêu lưỡi vàng, đầu lưỡi đỏ, mạch phù sác.

Phương pháp điều trị:  Nhuận táo dưỡng phế. Nếu ôn táo: sơ phong thanh nhiệt. Nếu lương táo: sơ tán phong hàn

Viêm phế quản thể đàm thấp 

Triệu chứng: Người bệnh  ho và khạc đờm nhiều, đờm trắng dính, lỏng hoặc thành cục. Ngực bụng có cảm giác đầy tức, ăn kém, tinh thần mỏi mệt. Rêu lưỡi trắng nhờn, mạch nhu hoạt.

Phương pháp điều trị: Kiện vận tỳ vị, táo thấp hóa đàm.

Viêm phế quản thể thủy ẩ m (hàn ẩm)

 Thường gặp ở người bệnh viêm phế quản mạn tính kèm theo giãn phế nang ở người cao tuổi, suy giảm chức năng hô hấp, bệnh tâm phế mạn.

Triệu chứng: Người bệnh ho kéo dài hoặc hay tái phát, khó thở khi trời lạnh thì ho tăng lên khạc ra nhiều đờm lỏng trắng. Khi vận động các triệu chứng trên tăng nặng. Khó thở nhiều thì nằm phải gối đầu cao. Toàn thân sợ lạnh, rêu lưỡi trắng trơn, mạch tế nhược.

Phương pháp điều trị:  Ôn phế, hóa đàm.



Chứng bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp

 Chứng bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp biểu hiện sốt ho, ho khan, ho cơn thở mệt... cũng là những triệu chứng điển hình bệnh chứng Phong ôn Xuân ôn trong ôn dịch của Đông y.

Nguyên nhân phần nhiều vì ngoại tà ôn dịch lây nhiễm, vì nội thương phế âm hư người gầy yếu vốn đang mắc các bệnh mạn tính, dinh dưỡng kém.

Theo Đông y, ôn dịch lây nhiễm qua đường hô hấp biểu hiện triệu chứng chính là sốt ho, ho khan ho cơn mệt mỏi... Thực tế cho thấy, chứng ôn dịch tương đồng với bệnh Covid-19, đều có triệu chứng như: sốt ho, khó thở, ớn lạnh, mệt nhức mỏi... Đông y còn cho rằng bệnh tật phát sinh từ sự thiếu cân bằng âm dương nếu trong cơ thể nội nhiệt “nóng” dễ gây tích nhiệt gây viêm sưng nặng hơn. Bên cạnh dùng thuốc, nên phối hợp nước uống bổ mát để ức chế vi khuẩn, virus phát triển trong đó có virus Corona. Xin giới thiệu một số món nước uống, dược thiện bổ mát giàu vitamin dưỡng chất dễ sử dụng tăng cường kháng thể giúp ngừa viêm nhiễm đường hô hấp.

Viêm loét dạ dày - tá tràng

 Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống. Y học cổ truyền chia chứng vị quản thống làm các thể: Can khí phạm vị, vị âm hư suy và tỳ vị hư¬ hàn. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả một số bài thuốc và phương pháp không dùng thuốc của y học cổ truyền có hiệu quả tốt trong điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng thể can khí phạm vị.

Thể can khí phạm vị còn gọi là can vị bất hòa, can khắc tỳ, can mộc khắc tỳ thổ… thường chia ra 3 thể nhỏ:

Thể khí trệ (khí uất)

Triệu chứng: Đau vùng thượng vị từng cơn; đau lan ra hai mạng sườn, xuyên ra sau lưng; bụng đầy chướng, ấn thấy đau (cự án), ợ hơi, ợ chua, chất lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng mỏng, mạch huyền.

Phương pháp chữa: Hòa can lý khí (sơ can giải uất, sơ can hòa vị).

Thể hỏa uất

Triệu chứng: Vùng thượng vị đau nhiều, đau rát, cự án, miệng khô đắng, hay ợ chua, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.

Phương pháp chữa: Sơ can tiết nhiệt (thanh can hòa vị).

Thể huyết ứ

Triệu chứng: Đau dữ dội ở một vị trí nhất định vùng thượng vị, cự án (ấn tay vào đau tăng thêm) chia làm hai loại thực chứng và hư chứng:

+ Thực chứng: Nôn ra máu, đi ngoài phân đen, môi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác hữu lực (bệnh thể cấp).

+ Hư chứng: Sắc mặt xanh nhợt, người mệt mỏi, chân tay lạnh, môi nhợt. Chất lưỡi bệu có điểm ứ huyết, rêu lưỡi nhuận, mạch hư đại hoặc tế sáp (bệnh thể hoãn).

Phương pháp chữa:

+ Thực chứng: Thông lạc hoạt huyết hay lương huyết chỉ huyết.

+ Hư chứng: Bổ huyết chỉ huyết.




Trị bệnh ở tạng phế

 Đông y cho rằng “Tà bên ngoài, ẩm tà bên trong giằng co ở phế gây ra sốt, sợ lạnh, ho suyễn, nôn ọe, tiểu tiện không lợi. Bệnh chủ yếu ở phế. Cần dùng phương pháp tán tà, trục ẩm để điều trị”.

Lại nói “Phế chủ khí, tâm chủ huyết nhưng các kinh mạch đều triều về phế, khi phế bị bệnh thì các tạng phủ khác cũng bị liên lụy tổn thương mà sinh ra đa tạng, phủ bệnh.”.

Chứng đái dầm ở trẻ

 Để trị chứng đái dầm ở trẻ em, Đông y có một phương pháp đơn giản, rẻ tiền, dễ làm mà hiệu quả - đó là cách đắp thuốc vào rốn, người xưa gọi là “Phu tề liệu pháp”.

Theo quan niệm của Đông y, rốn là nguồn gốc của tiên thiên (thứ vật chất cơ bản của sự sống được bẩm thụ từ cha mẹ), có quan hệ mật thiết với ngũ tạng, lục phủ và tất cả các kinh mạch trong nhân thể. Sách thuốc cổ viết: “Tề thông bách mạch, vi thập nhị kinh chi hải, chủ huyết”. Bởi vậy, khi dùng thuốc đắp vào rốn có thể đạt được mục đích điều hòa cân bằng âm dương, khứ tà phù chính, khôi phục sức khỏe cho cơ thể

Khàn tiếng

 Y học hiện đại cho rằng khàn tiếng là do thanh quản bị viêm, do bị kích ứng hoặc tổn thương của dây thanh âm. Nguyên nhân có thể do những rối loạn thực thể hoặc rối loạn cơ năng của bộ phận phát âm gây ra.

Theo Đông y, khàn tiếng phần lớn do ngoại tà cảm nhiễm, liên quan đến kinh phế và thường phát sinh đột ngột, đó là do ngoại tà lấn phế làm cho khí phế âm bị tổn thương mà sinh bệnh. Điều trị khàn tiếng phải tùy theo từng thể bệnh