Thứ Tư, 19 tháng 8, 2020

Đục thủy tinh thể

 Đục thủy tinh thể rất hay gặp ở người cao tuổi và là nguyên nhân gây mù lòa phổ biến nhất trên thế giới.

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân do thận thủy không nuôi dưỡng được can mộc, can khai khiếu ở mắt. Can thận hư suy nên bị đục thủy tinh thể.

Phép chữa là tư thận dưỡng can, ích khí minh mục

Đau thắt lưng mạn tính

 Đau cột sống thắt lưng là chứng bệnh rất hay gặp. Khoảng 65-80% những người lớn đều có đau cột sống thắt lưng cấp tính một vài lần trong cuộc đời. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể chuyển thành mạn tính.

Đau thắt lưng y học cổ truyền gọi “yêu thống”, thuộc phạm vi chứng tý. Người bệnh có triệu chứng đau một bên hoặc cả hai bên thắt lưng, đau âm ỉ, có khi đau nhói, hoặc cảm giác đau nhức, lạnh tê, có thể lan sang vùng mông, đau tăng lên khi lao động hoặc thời tiết thay đổi. Trường hợp nặng, cột sống vẹo về một bên, co rút cơ thắt lưng, đau lan tới chi dưới. Bệnh hay tái phát, gây hạn chế hoạt động thắt lưng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Người bị đau thắt lưng có thể đau một hoặc cả hai bên thắt lưng, đau âm ỉ, có khi đau nhói, lạnh tê, đau lan sang vùng mông.

Người bị đau thắt lưng có thể đau một hoặc cả hai bên thắt lưng, đau âm ỉ, có khi đau nhói, lạnh tê, đau lan sang vùng mông.

Có nhiều nguyên nhân gây đau lưng: Do phong hàn thấp; Do lao động quá sức, sai tư thế; Do thoái hóa đốt sống, dị dạng đốt sống; Do công năng can thận suy giảm... Ngoài ra, một số bệnh về tiết niệu, sinh dục... cũng gây đau lưng.

Để phòng đau thắt lưng, không nên nằm ngủ ở nơi  gió lạnh, ẩm thấp, không nằm đệm mềm, giường lò xo. Lao động vừa sức, bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác hay nhấc vật nặng. Nếu phải ngồi lâu, thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ. Điều trị kịp thời các bệnh lý ở cột sống. Tập các bài tập tăng cường sự dẻo dai của các khối cơ lưng cạnh cột sống, tăng sự mềm mại của cột sống. Người bị đau thắt lưng không nên tập các môn thể thao phải vận động quá mức như: tennis, bóng chuyền, golf. Đảm bảo chế độ ăn đủ canxi và vitamin D để giúp cho xương khỏe mạnh. Kiểm soát trọng lượng cơ thể, tránh thừa cân béo phì làm tăng áp lực khiến cột sống bị thoái hóa sớm và dễ tổn thương.



Tê bì chân tay

  Tê chân tê tay thường hay gặp ở người sức khỏe suy nhược, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm nên cơ thể dễ bị xâm nhập bởi gió (phong), lạnh (hàn), ẩm thấp (thấp) khiến kinh mạch bị ứ trệ, khí huyết lưu thông kém, gây nên các triệu chứng tê mỏi chân tay, có thể đau lan dọc cánh tay, đau vai gáy, đôi khi kèm theo cả chứng đau đầu.

Tê bì chân tay là gì, có triệu chứng như thế nào?

Tê chân tê tay trong đông y thuộc phạm vi của chứng ma mộc. Tê (ma) là hiện tượng da bị tê rần, vẫn cảm nhận được kích thích và vẫn có thể sinh hoạt cuộc sống như bình thường tuy có khó chịu, bì (mộc) là giai đoạn sau của tê, là khi đó tay chân mất hết cảm giác, tê bại hoàn toàn. Theo Đông y thì ma mộc đa phần là hư chứng, đau đa phần là thực chứng.

Tê bì chân tay cũng khiến người bệnh có cảm giác đau mỏi cổ vai gáy lan xuống nửa người kèm theo triệu chứng tê bì một bên. Khi nằm lâu hoặc để tay chân ở vị trí cố định trong một khoảng thời gian có cảm giác râm ran như kiến bò. Tê buốt lan đến hết cánh tay, cổ chân, cẳng chân và gây hạn chế vận động. Tình trạng tê kéo dài sẽ khiến tay, chân bị mất cảm giác, thường gặp nhất về đêm. Đôi khi xuất hiện chuột rút ở tay chân, co thắt đột ngột gây đau nhức âm ỉ ở bắp tay, bắp chân.

Ảnh minh hoạ

Nguyên nhân và triệu chứng

Theo Đông y, tê bì tay chân thường gặp khi sức khỏe giảm sút, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm nên dễ bị tác động bởi gió (phong), lạnh (hàn), ẩm thấp (thấp) khiến kinh mạch bị ứ trệ, lưu thông máu kém, gây nên các triệu chứng tê mỏi, chân tay lạnh, tê buốt, co mỏi, các khớp đau nhức, vai gáy và lưng gối đau mỏi.

Người cao tuổi, người phải làm công việc khuân vác nhiều, người chạy xe ôtô, xe máy nhiều giờ, công nhân làm việc thường xuyên phải tiếp xúc nước lạnh, môi trường ẩm ướt hay nhân viên văn phòng ít vận động, ngồi máy lạnh nhiều là những đối tượng dễ bị tác động bởi gió, lạnh, ẩm và dễ bị tê mỏi chân tay. Đặc biệt, thời tiết thay đổi, nắng mưa, gió lạnh thất thường cũng khiến mức độ tê mỏi, thậm chí nhức tăng lên nhiều.

Quan điểm của y học cổ truyền về bệnh tê bì tay chân

Cơ thể con người là một chỉnh thể hưu cơ, một khối thông nhất, với  ngũ tạng ( Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận) làm trung tâm, được bao phủ thông suốt, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, bằng mạng lưới hệ thông kinh lạc.

Khí huyết là cơ sở vật chất và động lực cho mọi hoạt động để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Khí huyết con người như nguồn suối chảy:  “Nhờ có kinh mạch, khí huyết có thể dưỡng âm dương, nhuận gân cốt, các khớp có thể vận động”, “Trong tưới tạng phủ, ngoài nhuận tẩu lý” (Sách Hải Thượng Y Tông), (sách: Linh khu- Bàng tàng)

Chức năng sinh lý của kinh lạc chủ yếu là: Vận hành khí huyết, nuôi dưỡng, bảo vệ duy trì hoạt đông cơ thể; nhận, dẫn truyền thông tin, nhằm nối thông trên dưới, trong ngoài, điều tiết các chức năng giữa các bộ phận cơ thể.

- Vận hành khí huyết, nuôi dưỡng, bảo vệ duy trì hoạt động cơ thể:

Mười hai đường kinh là hạt nhân chính của hệ thống kinh mạch là đường vận hành chủ yếu của khí huyết, trong nối với tạng phủ, ngoài nối tiếp ngũ quan, cửu khiếu… Hệ thống kinh mạch phân bố khắp: Trong ngoài, trên dưới toàn thân, chạy mãi không nghỉ, tưới thắm các tổ chức cơ quan, ngũ tạng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng duy trì hoạt động sinh lý bình thường cơ thể. Đồng thời khí huyết cũng dựa vào sự dẫn truyền của kinh lạc phát huy vai trò dinh dưỡng cho cơ thể, chống lại ngoại tà xâm phạm cơ thể.

Mỗi đường kinh, trong mười hai đường kinh chính, đều liên hệ mật thiết với tạng phủ bên trong. Tạng phủ cường thịnh, kinh mạch thông suốt, cơ thể khỏe mạnh. Ngược lại kinh lạc bế tắc, tạng phủ hư yếu, phong tà sẽ thừa hư xâm phạm mà gây bệnh.

Hoạt động chức năng kinh lạc bình thường, khí huyết vận hành thông suốt, chức năng tạng phủ cường thịnh, chống xâm nhập của ngoại tà.  Ngược lại kinh lạc mất đi chức năng bình thường, kinh lạc bế tắc không thông,  không nuôi dưỡng được kinh mạch,  ngoại tà thừa hư mà xâm nhập gây bệnh tê chân tay, đau vai gáy, ...

- Xác định phương pháp xử lý theo YHCT: Sách Hải Thượng Y Tông viết : “Huyết mạch trong nhân thể cũng như sông ngòi của trời đất, huyết được lưu thông thời muôn vật tốt tươi, huyết được vận hành toàn thân tưới nhuận, bế tắc một tý thời vạn bệnh phát sinh”.

+ Theo y học cổ truyền, chứng tê bì chân tay cũng thuộc chứng phong do cơ thể suy nhược, gặp phải phong hàn, thấp gây cảm giác tê bì chân tay như kim châm ở các chi: Cố vấn- Cốt luận viết: “Phong là khởi đầu trăm bênh”, phong có tính: “Thiện hành” là chỉ phong có tính di chuyển, không cố định. Vì vậy trên lâm sàng người bệnh tê bì tay chân thường có thêm biểu hiện đau vai gáy, đau mỏi tê  bì  tay chân, nặng chân, chuột rút, chân đi không thật, bệnh nặng dẫn đến viêm nhiễm hoại tử.

+ Vì chức năng sinh lý của kinh lạc là: Dẫn truyền thông tin, nối thông trên dưới, trong ngoài cơ thể, mà  “Trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tất diệt” (Sách Hải thượng Y tông), lại nói  “Thông bất thống, thống bất thông” nghĩa là khí huyết lưu  thông thì không đau, đau chẳng qua khí huyết không lưu thông, cho nên nguyên tắc điều trị tê bì chân tay là : Bổ khí huyết và thông kinh hoạt lạc (thông mạch), tán hàn và nâng cao sức đề kháng của cơ thể…

“Ngọc Bình Phong Tán” là bài thuốc cổ phương có từ lâu đời có khả năng tăng miễn dịch cơ thể, (Theo thực nghiệm chứng minh tăng lượng globuiin trong máu). “Phong” là gió, “phòng phong” là phòng gió. Bài thuốc: “Ngọc Bình Phong Tán”  được ví như tấm bình phong vững chắc, là vệ khí chắc chắn, bảo vệ ngoại tà xâm nhập bì mao (ngoài cơ thể).

Viêm khớp dạng thấp cấp tính

 Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp.

Bệnh thường kéo dài, có những đợt tiến triển cấp tính gây đỏ, sưng dẫn đến đau và xơ cứng khớp lưng, khớp gối, khớp bàn tay, bàn chân. Viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.

Viêm khớp dạng thấp y học cổ truyền gọi là phong thấp nhiệt tý. Người bệnh có triệu chứng co duỗi cử động khó khăn, sốt, ra mồ hôi; các khớp sưng, nóng, đỏ đau (hay xuất hiện đối xứng); cự án, ngày nhẹ đêm nặng; sợ gió, rêu lưỡi vàng mỏng, chất lưỡi đỏ, nước tiểu vàng, mạch hoạt sác. Phép chữa là khu phong thanh nhiệt hóa thấp. 

Sau đây là một số phép trị bệnh.

Trị phong thấp nhiệt tý biểu hiện sốt cao, khớp xương đau mỏi, đau sưng các khớp

Chữa phong hàn thấp tý, biểu hiện khớp các chi đau nhức, nóng rát

Chữa phong hàn thấp tý, biểu hiện đau nhức các khớp

Nếu các khớp sưng đau kéo dài, sốt nhẹ, nhiều mồ hôi, miệng khô, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác: YHCT gọi là thấp nhiệt thương âm. Phép trị là bổ âm, thanh nhiệt, khu phong trừ thấp.

Viêm phế quản theo Đông y

 Bệnh viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm cấp hoặc mạn tính niêm mạc đường thở từ thanh quản trở xuống tới nhu mô phổi. Căn nguyên gây viêm phế quản thường là do virus, vi khuẩn. Đây là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp khi thời tiết chuyển mùa.

Y học cổ truyền (YHCT) gọi viêm phế quản thuộc phạm vi chứng Khái thấu và Đàm ẩm. Theo YHCT, nguyên nhân gây bệnh bên ngoài chủ yếu do cảm thụ phải tà khí của lục dâm như ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt. Những yếu tố này làm cho phế khí bị ngưng trệ, mất tuyên thông chức năng thăng giáng khí của phế bị rối loạn  dẫn đến người bệnh ho, có đờm nhiều. Ngoài ra, vào mùa thu, táo tà thường từ bên ngoài xâm phạm vào phế, làm tổn thương tân dịch của phế, dẫn đến ngứa họng, ho khan. Theo YHCT, các yếu tố gây bệnh bên trong thường do chức năng của 3 tạng phế, tỳ, thận bị suy giảm, hàn thấp làm tổn thương tỳ, thành đàm dẫn đến ho và khạc đờm nhiều hoặc do vị trường tích nhiệt, nhiệt sẽ làm tổn thương phế dẫn đến phế, thận âm hư làm cho khí và tân dịch đều bị tổn thương đưa đến ho và khạc đờm.

Tùy từng thể bệnh mà dùng bài thuốc phù hợp như sau:

Viêm phế quản cấp tính: Thường do phong hàn, phong nhiệt và khí táo gây ra

Viêm phế quản thể phong hàn

Triệu chứng: Thường gặp ở giai đoạn đầu của viêm phế quản cấp. Người bệnh ho, đờm trong lỏng, sắc trắng dễ khạc, kèm theo tắc mũi, chảy nước mũi trong. Toàn thân sốt, sợ lạnh, đau đầu, cảm giác đau mỏi người, không ra mồ hôi, khản tiếng, rêu lưỡi trắng mỏng.

Phương pháp điều trị: Sơ tán  phong hàn, tuyên phế, hóa đàm.

Viêm phế quản thể phong nhiệt

Triệu chứng: Thường gặp trong viêm phế quản cấp hay đợt cấp của viêm phế quản mạn tính. Người bệnh ho, tiếng ho nặng, khạc đờm đặc hay vàng, đặc, miệng khát, họng đau, nước mũi vàng đục. Kèm sốt cao, ra mồ hôi, sợ gió, nhức đầu, toàn thân đau mỏi. Rêu lưỡi vàng mỏng, hoặc trắng mỏng, mạch phù sác.

Phương pháp điều trị: Sơ phong thanh nhiệt, tuyên thông phế khí

Viêm phế quản thể khí táo

Triệu chứng: Người bệnh ho khan, ít đờm, họng khô, mũi khô, lưỡi khô. Toàn thân phát sốt, sợ gió, đau họng, đôi khi ho có lần ít đờm, trong có tia máu. Rêu lưỡi vàng, đầu lưỡi đỏ, mạch phù sác.

Phương pháp điều trị:  Nhuận táo dưỡng phế. Nếu ôn táo: sơ phong thanh nhiệt. Nếu lương táo: sơ tán phong hàn

Viêm phế quản thể đàm thấp 

Triệu chứng: Người bệnh  ho và khạc đờm nhiều, đờm trắng dính, lỏng hoặc thành cục. Ngực bụng có cảm giác đầy tức, ăn kém, tinh thần mỏi mệt. Rêu lưỡi trắng nhờn, mạch nhu hoạt.

Phương pháp điều trị: Kiện vận tỳ vị, táo thấp hóa đàm.

Viêm phế quản thể thủy ẩ m (hàn ẩm)

 Thường gặp ở người bệnh viêm phế quản mạn tính kèm theo giãn phế nang ở người cao tuổi, suy giảm chức năng hô hấp, bệnh tâm phế mạn.

Triệu chứng: Người bệnh ho kéo dài hoặc hay tái phát, khó thở khi trời lạnh thì ho tăng lên khạc ra nhiều đờm lỏng trắng. Khi vận động các triệu chứng trên tăng nặng. Khó thở nhiều thì nằm phải gối đầu cao. Toàn thân sợ lạnh, rêu lưỡi trắng trơn, mạch tế nhược.

Phương pháp điều trị:  Ôn phế, hóa đàm.



Chứng bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp

 Chứng bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp biểu hiện sốt ho, ho khan, ho cơn thở mệt... cũng là những triệu chứng điển hình bệnh chứng Phong ôn Xuân ôn trong ôn dịch của Đông y.

Nguyên nhân phần nhiều vì ngoại tà ôn dịch lây nhiễm, vì nội thương phế âm hư người gầy yếu vốn đang mắc các bệnh mạn tính, dinh dưỡng kém.

Theo Đông y, ôn dịch lây nhiễm qua đường hô hấp biểu hiện triệu chứng chính là sốt ho, ho khan ho cơn mệt mỏi... Thực tế cho thấy, chứng ôn dịch tương đồng với bệnh Covid-19, đều có triệu chứng như: sốt ho, khó thở, ớn lạnh, mệt nhức mỏi... Đông y còn cho rằng bệnh tật phát sinh từ sự thiếu cân bằng âm dương nếu trong cơ thể nội nhiệt “nóng” dễ gây tích nhiệt gây viêm sưng nặng hơn. Bên cạnh dùng thuốc, nên phối hợp nước uống bổ mát để ức chế vi khuẩn, virus phát triển trong đó có virus Corona. Xin giới thiệu một số món nước uống, dược thiện bổ mát giàu vitamin dưỡng chất dễ sử dụng tăng cường kháng thể giúp ngừa viêm nhiễm đường hô hấp.

Viêm loét dạ dày - tá tràng

 Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống. Y học cổ truyền chia chứng vị quản thống làm các thể: Can khí phạm vị, vị âm hư suy và tỳ vị hư¬ hàn. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả một số bài thuốc và phương pháp không dùng thuốc của y học cổ truyền có hiệu quả tốt trong điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng thể can khí phạm vị.

Thể can khí phạm vị còn gọi là can vị bất hòa, can khắc tỳ, can mộc khắc tỳ thổ… thường chia ra 3 thể nhỏ:

Thể khí trệ (khí uất)

Triệu chứng: Đau vùng thượng vị từng cơn; đau lan ra hai mạng sườn, xuyên ra sau lưng; bụng đầy chướng, ấn thấy đau (cự án), ợ hơi, ợ chua, chất lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng mỏng, mạch huyền.

Phương pháp chữa: Hòa can lý khí (sơ can giải uất, sơ can hòa vị).

Thể hỏa uất

Triệu chứng: Vùng thượng vị đau nhiều, đau rát, cự án, miệng khô đắng, hay ợ chua, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.

Phương pháp chữa: Sơ can tiết nhiệt (thanh can hòa vị).

Thể huyết ứ

Triệu chứng: Đau dữ dội ở một vị trí nhất định vùng thượng vị, cự án (ấn tay vào đau tăng thêm) chia làm hai loại thực chứng và hư chứng:

+ Thực chứng: Nôn ra máu, đi ngoài phân đen, môi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác hữu lực (bệnh thể cấp).

+ Hư chứng: Sắc mặt xanh nhợt, người mệt mỏi, chân tay lạnh, môi nhợt. Chất lưỡi bệu có điểm ứ huyết, rêu lưỡi nhuận, mạch hư đại hoặc tế sáp (bệnh thể hoãn).

Phương pháp chữa:

+ Thực chứng: Thông lạc hoạt huyết hay lương huyết chỉ huyết.

+ Hư chứng: Bổ huyết chỉ huyết.