Thứ Tư, 19 tháng 8, 2020

Bệnh sởi bằng thuốc Đông y

  Sởi hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, rất dễ lây lan trong cộng đồng và nguy hiểm nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Đông y gọi bệnh sở là Ma chẩn hay sa tử và có những bài thuốc điều trị theo từng thời kỳ.

Theo đông y, bệnh sởi do khí độc đi vào Phế, phế chủ bì mao nên có các nốt ban đỏ, khoảng 10 ngày các nốt ban bay mất. Nhưng nếu cơ thể suy yếu, nhiệt thịnh bế ở trong, nhiệt tà quá mạnh không ra ngoài (các nốt ban không mọc) dễ gây biến chứng: viêm phổi, tiêu chảy …  

Thời kỳ phát sốt (3 – 4 ngày): Người bệnh bắt đầu sốt, ho, chảy nước mũi, chảy nước mắt, người mệt mỏi, sốt cao dần, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, niêm mạc miệng có ban chẩn, xem kỹ vùng tai, gáy, cổ, lưng có một vài điểm ban đỏ (rất giống thời kỳ khởi phát của các bệnh truyền nhiễm khác, cần chú ý dịch tễ học).

Thời kỳ sởi mọc (3 – 4 ngày): Xuất hiện các nốt ban sởi, tuần tự từ đầu, mặt, thân mình, lòng bàn tay, bàn chân, mọc càng ngày càng dày, sốt cao, ho nhiều, đại tiện nát, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch sác. Phép chữa là thanh nhiệt giải độc.

Thời kỳ sởi bay (3 – 4 ngày): Sốt có giảm, nhưng còn triều nhiệt do tân dịchgiảm, ho, miệng khô, lưỡi đỏ, rêu ít.


Rối loạn bài tiết mồ hôi

 Tình trạng rối loạn bài tiết mồ hôi thuộc phạm vi “hãn chứng” bao gồm: tự nhiên hay vã mồ hôi gọi là tự hãn chứng, ra mồ hôi trộm gọi là đạo hãn chứng, ra mồ hôi quá nhiều gọi là đa hãn chứng, không có mồ hôi gọi là vô hãn chứng, mồi hôi nặng mùi gọi là xú hãn chứng, mồ hôi có màu vàng gọi là hoàng hãn chứng, ra mồ hôi nhiều ở các vùng khác nhau như đầu, tay chân, một nửa người... được gọi là đầu hãn chứng, thủ túc đa hãn chứng, bán thân đa hãn chứng...

Theo quan niệm của cổ nhân, tự hãn phần lớn là do cơ thể suy nhược, sau khi bị bệnh nặng hoặc lâu ngày, phụ nữ sau khi sinh đẻ... dẫn đến tình trạng dương khí suy kém, phế khí bất cố khiến cho mồ hôi dễ ra hoặc ra rất nhiều; đạo hãn là do lao lực quá độ, dịch thể hao tổn nhiều dẫn đến phần âm suy kém, hư nhiệt phát sinh làm xuất hiện tình trạng vã mồ hôi khi ngủ hay còn gọi là mồ hôi trộm... chứng bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nhiều khi tạo cảm giác rất khó chịu.

Chứng thấp ôn

 Thấp ôn là một loại bệnh thấp nhiệt hay gặp vào mùa mưa nhiều, ẩm thấp. Đặc điểm của bệnh phát ra chậm, thể bệnh dây dưa, kéo dài.Người bệnh sốt nhẹ, sợ lạnh, đau người, nặng đầu, bĩ tức vùng ngực và thượng vị...

Nguyên nhân do cảm nhiễm thấp tà xâm nhập cơ thể. Mặt khác do tỳ hư hiệp với ngoại tà mà gây nên bệnh. Cơ chế sinh bệnh khá phức tạp, mới đầu ở phần vệ, rồi chuyển vào phần khí. Nếu đuổi được tà khí ra khỏi phần khí thì bệnh sẽ sớm bình phục. Nếu không, thấp theo nhiệt chuyển thành nhiệt thì sẽ vào dinh huyết. Do vậy tùy từng cơ chế bệnh sinh mà dùng bài thuốc điều trị khác nhau.

Thấp át phần vệ, phần khí

Biểu hiện: nhức đầu, sợ lạnh, người nặng nề, đau nhức, sốt nhẹ, hơi tăng về buổi chiều, vùng ngực và thượng vị đầy tức, không đói, không khát, da mặt hơi vàng nhợt, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch nhu hoãn.

Điều trị: tuyên hóa thấp tà

Tà ở phần khí

Cơ năng thăng giáng của tam tiêu bị trở trệ

Biểu hiện: thượng vị đầy trướng, đại tiện lỏng hoặc thất thường, người nặng nề đau mỏi, rêu lưỡi trắng trơn hoặc rêu vàng. Mạch nhu hoãn.

Phép trị: tuyên hóa thấp trọc trung tiêu

Uế trọc làm chướng ngại mô nguyên

Biểu hiện: sợ lạnh, sốt ít, đau mình, có mồ hôi, tay chân nặng nề, nôn mửa đầy trướng, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch hoãn.

Phép trị: sơ lợi thấu đạt thấp trọc.

Thấp nhiệt uất phát

Biểu hiện: sốt, đau mình, ra mồ hôi, bĩ tức vùng thượng vị, ậm ọe muốn nôn, ngực bụng mọc bạch bồi, rêu lưỡi vàng tươi nhớt.

Phép trị: Thanh tiết thấp nhiệt thấu tà đạt ngoại.


Đục thủy tinh thể

 Đục thủy tinh thể rất hay gặp ở người cao tuổi và là nguyên nhân gây mù lòa phổ biến nhất trên thế giới.

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân do thận thủy không nuôi dưỡng được can mộc, can khai khiếu ở mắt. Can thận hư suy nên bị đục thủy tinh thể.

Phép chữa là tư thận dưỡng can, ích khí minh mục

Đau thắt lưng mạn tính

 Đau cột sống thắt lưng là chứng bệnh rất hay gặp. Khoảng 65-80% những người lớn đều có đau cột sống thắt lưng cấp tính một vài lần trong cuộc đời. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể chuyển thành mạn tính.

Đau thắt lưng y học cổ truyền gọi “yêu thống”, thuộc phạm vi chứng tý. Người bệnh có triệu chứng đau một bên hoặc cả hai bên thắt lưng, đau âm ỉ, có khi đau nhói, hoặc cảm giác đau nhức, lạnh tê, có thể lan sang vùng mông, đau tăng lên khi lao động hoặc thời tiết thay đổi. Trường hợp nặng, cột sống vẹo về một bên, co rút cơ thắt lưng, đau lan tới chi dưới. Bệnh hay tái phát, gây hạn chế hoạt động thắt lưng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Người bị đau thắt lưng có thể đau một hoặc cả hai bên thắt lưng, đau âm ỉ, có khi đau nhói, lạnh tê, đau lan sang vùng mông.

Người bị đau thắt lưng có thể đau một hoặc cả hai bên thắt lưng, đau âm ỉ, có khi đau nhói, lạnh tê, đau lan sang vùng mông.

Có nhiều nguyên nhân gây đau lưng: Do phong hàn thấp; Do lao động quá sức, sai tư thế; Do thoái hóa đốt sống, dị dạng đốt sống; Do công năng can thận suy giảm... Ngoài ra, một số bệnh về tiết niệu, sinh dục... cũng gây đau lưng.

Để phòng đau thắt lưng, không nên nằm ngủ ở nơi  gió lạnh, ẩm thấp, không nằm đệm mềm, giường lò xo. Lao động vừa sức, bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác hay nhấc vật nặng. Nếu phải ngồi lâu, thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ. Điều trị kịp thời các bệnh lý ở cột sống. Tập các bài tập tăng cường sự dẻo dai của các khối cơ lưng cạnh cột sống, tăng sự mềm mại của cột sống. Người bị đau thắt lưng không nên tập các môn thể thao phải vận động quá mức như: tennis, bóng chuyền, golf. Đảm bảo chế độ ăn đủ canxi và vitamin D để giúp cho xương khỏe mạnh. Kiểm soát trọng lượng cơ thể, tránh thừa cân béo phì làm tăng áp lực khiến cột sống bị thoái hóa sớm và dễ tổn thương.



Tê bì chân tay

  Tê chân tê tay thường hay gặp ở người sức khỏe suy nhược, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm nên cơ thể dễ bị xâm nhập bởi gió (phong), lạnh (hàn), ẩm thấp (thấp) khiến kinh mạch bị ứ trệ, khí huyết lưu thông kém, gây nên các triệu chứng tê mỏi chân tay, có thể đau lan dọc cánh tay, đau vai gáy, đôi khi kèm theo cả chứng đau đầu.

Tê bì chân tay là gì, có triệu chứng như thế nào?

Tê chân tê tay trong đông y thuộc phạm vi của chứng ma mộc. Tê (ma) là hiện tượng da bị tê rần, vẫn cảm nhận được kích thích và vẫn có thể sinh hoạt cuộc sống như bình thường tuy có khó chịu, bì (mộc) là giai đoạn sau của tê, là khi đó tay chân mất hết cảm giác, tê bại hoàn toàn. Theo Đông y thì ma mộc đa phần là hư chứng, đau đa phần là thực chứng.

Tê bì chân tay cũng khiến người bệnh có cảm giác đau mỏi cổ vai gáy lan xuống nửa người kèm theo triệu chứng tê bì một bên. Khi nằm lâu hoặc để tay chân ở vị trí cố định trong một khoảng thời gian có cảm giác râm ran như kiến bò. Tê buốt lan đến hết cánh tay, cổ chân, cẳng chân và gây hạn chế vận động. Tình trạng tê kéo dài sẽ khiến tay, chân bị mất cảm giác, thường gặp nhất về đêm. Đôi khi xuất hiện chuột rút ở tay chân, co thắt đột ngột gây đau nhức âm ỉ ở bắp tay, bắp chân.

Ảnh minh hoạ

Nguyên nhân và triệu chứng

Theo Đông y, tê bì tay chân thường gặp khi sức khỏe giảm sút, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm nên dễ bị tác động bởi gió (phong), lạnh (hàn), ẩm thấp (thấp) khiến kinh mạch bị ứ trệ, lưu thông máu kém, gây nên các triệu chứng tê mỏi, chân tay lạnh, tê buốt, co mỏi, các khớp đau nhức, vai gáy và lưng gối đau mỏi.

Người cao tuổi, người phải làm công việc khuân vác nhiều, người chạy xe ôtô, xe máy nhiều giờ, công nhân làm việc thường xuyên phải tiếp xúc nước lạnh, môi trường ẩm ướt hay nhân viên văn phòng ít vận động, ngồi máy lạnh nhiều là những đối tượng dễ bị tác động bởi gió, lạnh, ẩm và dễ bị tê mỏi chân tay. Đặc biệt, thời tiết thay đổi, nắng mưa, gió lạnh thất thường cũng khiến mức độ tê mỏi, thậm chí nhức tăng lên nhiều.

Quan điểm của y học cổ truyền về bệnh tê bì tay chân

Cơ thể con người là một chỉnh thể hưu cơ, một khối thông nhất, với  ngũ tạng ( Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận) làm trung tâm, được bao phủ thông suốt, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, bằng mạng lưới hệ thông kinh lạc.

Khí huyết là cơ sở vật chất và động lực cho mọi hoạt động để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Khí huyết con người như nguồn suối chảy:  “Nhờ có kinh mạch, khí huyết có thể dưỡng âm dương, nhuận gân cốt, các khớp có thể vận động”, “Trong tưới tạng phủ, ngoài nhuận tẩu lý” (Sách Hải Thượng Y Tông), (sách: Linh khu- Bàng tàng)

Chức năng sinh lý của kinh lạc chủ yếu là: Vận hành khí huyết, nuôi dưỡng, bảo vệ duy trì hoạt đông cơ thể; nhận, dẫn truyền thông tin, nhằm nối thông trên dưới, trong ngoài, điều tiết các chức năng giữa các bộ phận cơ thể.

- Vận hành khí huyết, nuôi dưỡng, bảo vệ duy trì hoạt động cơ thể:

Mười hai đường kinh là hạt nhân chính của hệ thống kinh mạch là đường vận hành chủ yếu của khí huyết, trong nối với tạng phủ, ngoài nối tiếp ngũ quan, cửu khiếu… Hệ thống kinh mạch phân bố khắp: Trong ngoài, trên dưới toàn thân, chạy mãi không nghỉ, tưới thắm các tổ chức cơ quan, ngũ tạng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng duy trì hoạt động sinh lý bình thường cơ thể. Đồng thời khí huyết cũng dựa vào sự dẫn truyền của kinh lạc phát huy vai trò dinh dưỡng cho cơ thể, chống lại ngoại tà xâm phạm cơ thể.

Mỗi đường kinh, trong mười hai đường kinh chính, đều liên hệ mật thiết với tạng phủ bên trong. Tạng phủ cường thịnh, kinh mạch thông suốt, cơ thể khỏe mạnh. Ngược lại kinh lạc bế tắc, tạng phủ hư yếu, phong tà sẽ thừa hư xâm phạm mà gây bệnh.

Hoạt động chức năng kinh lạc bình thường, khí huyết vận hành thông suốt, chức năng tạng phủ cường thịnh, chống xâm nhập của ngoại tà.  Ngược lại kinh lạc mất đi chức năng bình thường, kinh lạc bế tắc không thông,  không nuôi dưỡng được kinh mạch,  ngoại tà thừa hư mà xâm nhập gây bệnh tê chân tay, đau vai gáy, ...

- Xác định phương pháp xử lý theo YHCT: Sách Hải Thượng Y Tông viết : “Huyết mạch trong nhân thể cũng như sông ngòi của trời đất, huyết được lưu thông thời muôn vật tốt tươi, huyết được vận hành toàn thân tưới nhuận, bế tắc một tý thời vạn bệnh phát sinh”.

+ Theo y học cổ truyền, chứng tê bì chân tay cũng thuộc chứng phong do cơ thể suy nhược, gặp phải phong hàn, thấp gây cảm giác tê bì chân tay như kim châm ở các chi: Cố vấn- Cốt luận viết: “Phong là khởi đầu trăm bênh”, phong có tính: “Thiện hành” là chỉ phong có tính di chuyển, không cố định. Vì vậy trên lâm sàng người bệnh tê bì tay chân thường có thêm biểu hiện đau vai gáy, đau mỏi tê  bì  tay chân, nặng chân, chuột rút, chân đi không thật, bệnh nặng dẫn đến viêm nhiễm hoại tử.

+ Vì chức năng sinh lý của kinh lạc là: Dẫn truyền thông tin, nối thông trên dưới, trong ngoài cơ thể, mà  “Trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tất diệt” (Sách Hải thượng Y tông), lại nói  “Thông bất thống, thống bất thông” nghĩa là khí huyết lưu  thông thì không đau, đau chẳng qua khí huyết không lưu thông, cho nên nguyên tắc điều trị tê bì chân tay là : Bổ khí huyết và thông kinh hoạt lạc (thông mạch), tán hàn và nâng cao sức đề kháng của cơ thể…

“Ngọc Bình Phong Tán” là bài thuốc cổ phương có từ lâu đời có khả năng tăng miễn dịch cơ thể, (Theo thực nghiệm chứng minh tăng lượng globuiin trong máu). “Phong” là gió, “phòng phong” là phòng gió. Bài thuốc: “Ngọc Bình Phong Tán”  được ví như tấm bình phong vững chắc, là vệ khí chắc chắn, bảo vệ ngoại tà xâm nhập bì mao (ngoài cơ thể).

Viêm khớp dạng thấp cấp tính

 Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp.

Bệnh thường kéo dài, có những đợt tiến triển cấp tính gây đỏ, sưng dẫn đến đau và xơ cứng khớp lưng, khớp gối, khớp bàn tay, bàn chân. Viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.

Viêm khớp dạng thấp y học cổ truyền gọi là phong thấp nhiệt tý. Người bệnh có triệu chứng co duỗi cử động khó khăn, sốt, ra mồ hôi; các khớp sưng, nóng, đỏ đau (hay xuất hiện đối xứng); cự án, ngày nhẹ đêm nặng; sợ gió, rêu lưỡi vàng mỏng, chất lưỡi đỏ, nước tiểu vàng, mạch hoạt sác. Phép chữa là khu phong thanh nhiệt hóa thấp. 

Sau đây là một số phép trị bệnh.

Trị phong thấp nhiệt tý biểu hiện sốt cao, khớp xương đau mỏi, đau sưng các khớp

Chữa phong hàn thấp tý, biểu hiện khớp các chi đau nhức, nóng rát

Chữa phong hàn thấp tý, biểu hiện đau nhức các khớp

Nếu các khớp sưng đau kéo dài, sốt nhẹ, nhiều mồ hôi, miệng khô, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác: YHCT gọi là thấp nhiệt thương âm. Phép trị là bổ âm, thanh nhiệt, khu phong trừ thấp.