Theo y học cổ truyền, bệnh động mạch vành thuộc các chứng “tâm thống” (đau tim), “hung tê” (đau ngực). Sự phát sinh của bệnh có liên quan tới sự thịnh suy của các tạng tâm (tim), can (gan), thận và tỳ cùng sự mất điều hòa khí huyết gây nên huyết ứ, khí trệ, đàm trọc mà dẫn đến “tâm thống” hoặc “hung tê”.
Thứ Tư, 19 tháng 8, 2020
Trị cảm mạo
Đông y cho rằng: “Cảm mạo lưu hành là do thời tiết chuyển động trái mùa như: mùa xuân ấm lại rét, mùa hạ đáng lẽ nóng mà lại lạnh, mùa thu đáng lẽ mát mà lại nóng, mùa đông đáng lẽ lạnh lại ấm”.
Vì vậy, trong một năm thời tiết bất thường như vậy dễ sinh ra khí độc (vi khuẩn). Trẻ em, người lớn nếu chính khí kém tà khí (vi khuẩn) dễ xâm nhập cơ thể và đều mắc một chứng giống nhau. Đông y gọi là bệnh thời khí.
Nếu cảm mạo thời khí nhẹ, bệnh chỉ ở da lông không vào kinh lạc, gọi là cảm phong hàn, sau một thời gian sẽ tự khỏi. Nặng gọi là cảm mạo lưu hành (bệnh cúm) thuộc loại truyền nhiễm do virus dễ biến chứng, lây truyền nhiều người thành dịch. Khi đã thành dịch, nếu sức khỏe kém có nguy cơ dẫn đến tử vong.
Theo y học cổ truyền: Bệnh chia thành 4 loại khác nhau. Cách điều trị cũng khác nhau.
Ngoại cảm phong hàn:
Bệnh thường phát về mùa đông xuân, tà khí thường xâm phạm vào biểu bì, nhưng biểu bì lại có quan hệ biểu lý với phế (phổi) làm cho phế mất công năng giáng khí, bệnh nhân có triệu chứng sốt, sợ lạnh, nhức đầu, không có mồ hôi, ngạt mũi, sổ mũi, khó thở, đau nhức mỏi tay chân, ngứa họng ho, lưỡi có rêu trắng, mạch phù. Điều trị: Tân ôn giải biểu.
Ngoại cảm phong nhiệt:
Bệnh thường phát về mùa đông xuân, nhiệt tà xâm phạm phế và vệ khí, làm phế khí mất chức năng thăng giáng, biểu bì bị vít lấp lại, nhiệt uất lại bên trong. Triệu chứng: sốt cao, sợ gió, mồ hôi ra dâm dấp, đầu đau, miệng khô, ho khan, họng sưng tấy mà đau, bệnh nhân khó thở, có trường hợp chảy máu mũi, đại tiện bí kết, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác. Điều trị: Dùng phương pháp tân lương giải biểu.
Chứng phong nhiệt kiêm thử:
Đã dùng thuốc điều trị chứng phong nhiệt nhưng không đỡ. Người vẫn sốt, ít mồ hôi, tâm phiền miệng khát, đau tức vùng ngực, khó thở, nước tiểu đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, mạch nhu sác. Điều trị: Thanh thử, lợi thấp.
Chứng phong hàn kiêm thấp:
Triệu chứng: sốt nhẹ, sợ rét, đầu nặng, tay chân mệt mỏi, tức ngực, miệng nhạt, buồn nôn, có khi nôn, bụng trướng đầy, đại tiện phân sền sệt, rêu lưỡi dày nhớt, mạch nhu. Điều trị: Giải biểu hóa thấp.
Trị chắp, lẹo
Theo YHCT, chắp, lẹo có tên gọi là “thâu châm”, “châm nhãn”, “thổ âm”, “thổ dương”, “nhãn đơn”, “mạch lạp thủng”...
Nguyên nhân thường do phong và nhiệt tác động lẫn nhau làm tổn hại vùng mi mắt hoặc do ăn uống đồ cay nóng thái quá làm kinh Vị hóa nhiệt gây tổn hại mi mắt. Vì chắp, lẹo là chứng bệnh hay gặp nhất là trước đây khi điều kiện môi trường không được tốt nên trong dân gian có rất nhiều cách chữa. Mỗi vùng miền có một cách khác nhau nhưng xét dưới góc độ khoa học thì đều có ý nghĩa. Ví dụ khi bị chắp, lẹo thì khi ngồi nấu cơm dùng cây đũa cả hơ nóng áp vào mi mắt nơi sưng đau và phải bí mật không cho ai biết.
Một cách điều trị độc đáo khác mà quý cụ lang bà mế thường hay dùng, đó là cách chích lể huyệt phế du hoặc huyệt thâu châm để điều trị chắp, lẹo.
Theo y học cổ truyền, kinh lạc đi qua đâu thì trị bệnh ở đó, kinh Bàng quang có đường đi liên hệ với mắt, huyệt Phế du lại thuộc kinh Bàng quang nên có thể điều trị được bệnh ở mắt. Ngoài ra, theo thuyết Lục kinh, Bàng quang kinh còn gọi là Thái dương kinh là kinh đầu tiên chống đỡ với ngoại tà; và theo thuyết Tạng phủ, Phế chủ bì phu ứng với bệnh da ở mi mắt, cũng là tạng có phản ứng với ngoại tà trước tiên.
Mụt lẹo
Mụt lẹo còn được gọi là “Du chàm nhãn” hay “ Nhãn đơn”. Do Tỳ kinh có phong, Vị kinh có nhiệt, 2 thứ kết hợp với nhau độc khí đưa lên mí mắt - Ở mí mắt sinh ra những mụn sưng đỏ, lúc đầu thì ngứa, rồi sau đó sưng đau nhức. Phần nhiều mụt lẹo phát ra ở trẻ con và thanh niên, Lúc đầu còn dễ tiêu mất, nhiệt quá thì sưng cứng khó tan, rồi làm mủ.
Y gia các thời đại chia ra rất nhiều chứng về nhãn khoa, như sách “Đắc hiệu phương” chia ra 23 chứng về nội chướng, 45 chứng về ngoại chướng. Đến sách “Chứng trị chuẩn thằng” lại tăng thêm đến 160 chứng; nhưng trong đó phần nhiều là 1 bệnh mà chia ra nhiều chứng.Các bệnh về mắt thông thường được chia ra làm 2 nhóm là các chứng ngoại chướng và chứng nội chướng.
Mụt lẹo thuộc ngoại chướng. Ngoại chướng là bệnh thuộc về mắt, phát sinh ở mi mắt, đầu và đuôi mắt (tuyến lệ), lòng trắng mắt (củng mạc), lòng đen mắt (giác mạc), nói chung mô tả các loại bệnh phần ngoài và phần trước của nhãn cầu, triệu chứng cục bộ là mắt sưng đỏ và chướng, nhiều ghèn hoặc kéo màng...
Mụt lẹo còn được gọi là “Du chàm nhãn” hay “Nhãn đơn”. Do tỳ kinh có phong, vị kinh có nhiệt, 2 thứ kết hợp với nhau độc khí đưa lên mí mắt; ở mí mắt sinh ra những mụn sưng đỏ, lúc đầu thì ngứa, rồi sau đổ sưng đau nhức, phần nhiều phát ra ở trẻ con và thanh niên. Lúc đầu mụt lẹo còn dễ tiêu mất, nhiệt quá thì sưng cứng khó tan, làm mủ.
Lúc mụn mới phát còn nhỏ, chưa đỏ, chỉ có ngứa theo kinh nghiệm trong dân gian thường dùng lông gáy con lợn rửa nước muối sạch, ngày nay có thể dùng bông se nhỏ khử trùng sạch, thông tuyến nước ở khóe trong mắt, làm cho nhiệt độc theo nước mắt mà ra, là có thể tiêu được. Dùng thuốc uống trong: Theo pháp thanh nhiệt trừ thấp.
Suy giảm thị lực và lão hóa mắt
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm thị lực và sớm lão hóa mắt là do can thận âm hư, can khí uất kết, huyết hư không nuôi dưỡng được đầy đủ. Y học cổ truyền thường sử dụng phương pháp xoa bóp bấm huyệt kết hợp luyện tập dưỡng sinh để cải thiện thị lực và làm chậm tiến trình lão hóa mắt.
Trị bí tiểu
Bí tiểu thuộc phạm vi chứng lung bế của Đông y. Người bệnh có triệu chứng tiểu rắt, nước tiểu nhỏ giọt ngắn ít, buồn tiểu mà không ra. Theo Đông y, nguyên nhân do hư chứng và thực chứng.
Thực chứng là do thấp nhiệt (viêm đường tiết niệu), ứ huyết (sỏi đường tiết niệu, sang chấn). Hư chứng là do công năng của thận bị giảm sút, không khí hóa được bàng quang hoặc do thân dịch giảm, thận âm hư, nước không xuống bàng quang để bài tiết ra ngoài.
Bí tiểu do nhiễm khuẩn đường tiết niệu (thấp nhiệt ở hạ tiêu):
Người bệnh tiểu ít tiểu buốt rắt, khát nước, sốt, miệng đắng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch sác. Phép chữa là thanh nhiệt lợi thấp.
Bí tiểu do sỏi đường tiết niệu, sang chấn:
Người bệnh đau vùng hạ vị dữ dội, tiểu ra máu, có khi bí tiểu. Phép chữa là hoạt huyết lợi niệu.
Bí tiểu do thận hư không khí hóa được bàng quang:
Người bệnh đi tiểu từng giọt không hết, rặn kém, nặng hơn thì bí tiểu, sắc mặt trắng nhợt, toàn thân yếu, lưng lạnh, lưng gối mỏi, sợ lạnh, mạch trầm tế. Phép chữa là ôn bổ thận dương (bổ thận ôn dương lợi khiếu).
Dưỡng can, sáng mắt
Theo y học cổ truyền, can khai khiếu lên mắt, đường kinh can liên hệ mật thiết với mắt, thị lực của mắt tốt hay kém là dựa vào công năng sơ tiết của can khí và sự thịnh suy của can huyết.
Dân gian có câu : “Giàu hai con mắt”, do vậy vào việc giữ gìn sức khỏe và thị lực bằng cách xoa bóp dưỡng can sáng mắt là hết sức cần thiết, nhất là vào thời hiện đại khi con người phải làm việc bằng trí óc và đôi mắt trong trạng thái hết sức khẩn trương và căng thẳng.